–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

27. Giác Tướng

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 33913)
27. Giác Tướng

• Đã đắc Chân Lý cũng chỉ là Lý Chân thôi, chớ chưa phải là Chân Lý. Các người hãy nương vào Chân Lý để thành tựu sung mãn. Bằng chấp lấy cái Chân Lý vừa đến cho là Chân Lý sung mãn thì thật là vô lý không bao giờ đến.
• Cũng như kẻ hiểu được bên kia có hồ sen, nhưng chưa đến hồ sen. Đối với Chân lý cũng vậy.
Vô Sư Kinh


Ngài không viết Kinh. Sau Đức Bảo Tạng Phật khuyên Ngài nên viết Kinh để đời này không hiểu những đời sau tu tự tánh sẽ hiểu.


* * * * * * *

Thế nào gọi là Giác Tướng?

B
ỐN NHIỆM VỤ TRỌNG YẾU XÂY ĐẮP THỜI MẠT PHÁP.

Đức Tịnh Vương hóa thân Đức Di Lạc, bậc Vô Thượng Chân Tôn có bốn nhiệm vụ trọng yếu xây đắp nhân sinh tứ loài thời Mạt Pháp.

• "Nhiệm vụ thứ nhất : Mang hạt giống Như Lai Giác Tướng để chứng minh tứ loài Thọ Ngã Giả Tướng về nơi Giác Tướng."


Hạt giống Như Lai vốn sẵn bao trùm tứ loài là noãn-sinh, thấp-sinh, hóa-sinh, thai-sinh. Noãn-sinh thuộc loài sinh ra từ trứng. Thấp-sinh thuộc loài sinh từ nơi ẩm ướt hay từ nước. Tiên, Thần thuộc hóa-sinh. Loài người thuộc thai-sinh. Hạt giống Như Lai khắp trong Tam Thiên Đại Thiên thế giới.

small-green-caterpillars_01 peacock-butter-y_01 tien_than_01
 Sâu bọ thuộc noãn-sinh  Bướm thuộc hoá-sinh  Tiên-Thần thuộc hoá-sinh

Hạt giống Như Lai chính là NGHE – THẤY – BIẾT. Tu nghe, thấy, biết là tu Vạn Pháp, là lấy Như Lai Tạng để tu. Giáo lý tu nơi Như Lai Tạng sẽ tỏ Tạng về với Như Tạng đến lúc mất Tạng liền đến Chân Tôn.

Lấy tai để tu, lấy mắt để tu vẫn chưa đầy đủ. Lấy Như Lai Tạng để tu chung gồm tất cả sẽ đạt đạo quả. Một hôm Đức Thế Tôn hỏi ông A Nan rằng: Nắm lá trong tay Ta đang cầm so với rừng lá, cái nào nhiều?

Ông A Nan thưa: Bạch Đức Thế Tôn, lá trong rừng nhiều vô số còn nắm lá trong tay của Thế Tôn rất ít.

Đức Thế Tôn: Đúng vậy, nắm lá trong tay Ta so với rừng lá nó không thấm vào đâu.

- Này A Nan, trong 49 năm Ta khai thị Tam Tạng Kinh điển, nếu đem so sánh với Rừng Pháp Như Lai, nó không thấm vào đâu. Tam Tạng Kinh điển mà Đức Thế Tôn lưu truyền lại cho đến ngày nay chính là bộ kinh ngoài đời, khi đi hành đạo Ngài trực ngộ và khai mở cho Tứ Chúng. Bộ kinh ngoài đời chính là Nghe Thấy Biết nên Ngài không đủ thời giờ khai hết được. Rừng lá của Như Lai chính là Nghe Thấy Biết. Vậy giáo lý của Đức Thế Tôn khai thị chính từ rừng Nghe Thấy Biết ở trong cuộc sống thế gian.

Do vậy, nếu chỉ học Tam Tạng kinh cũng chưa đủ mà phải học Bộ Kinh ngoài đời mới không BỊ GIÁC. Nghe, Thấy, Biết liền Tánh hiện, liền bị nhiễm nên tu theo kinh Phật phải sửa tánh, giải đố tật để không thọ nhiễm là như vậy. Sửa xong lúc đó thật nghe, thật thấy, thật biết sẽ Trực Giác.

Trên thực tế, chúng sinh không tự sửa hết được, muốn giác ngộ phải tìm bậc đã giác mới hành dụng cứu bậc tu ra khỏi tập khởi tập nhiễm được. “tự thắp đuốc mà đi” chỉ dành cho hàng Bồ Tát đã tự giác đã trực giác. Chúng sinh không tự thắp đuốc mà đi đến giác ngộ được.

Tất cả chúng sinh giai hữu Phật Tánh. Có nghĩa: Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Vì có Phật tánh nên chúng sinh có khả năng thành Phật nhưng nếu không gặp bậc đã thành Phật, chúng sinh không tìm ra nỗi đường đi đến đích được. Bao năm Đức Di Lạc ra đời khai đạo ở thế giới Ta Bà này đã cho thấy biết đường đi nó phải như vậy, không hề có sai chạy.

* Thế nào gọi là Giác Tướng?

Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm? Có nghĩa tâm không chỗ chỉ mà sanh tâm. Tâm này Phật dạy cho chúng sinh. Vì chúng sinh thường chấp, thường nhiễm lại thọ ngã giả tướng nên phải hỷ xả để đến không trụ. Khi hỷ xả đúng tầm mức, tâm được rỗng rang trong sáng, lúc bấy giờ Phật mới khai thị: TƯỚNG LÀ TÂM. Tướng như thế nào, tánh như thế ấy mới gọi tướng chính là tánh là tâm. Ở đây, tâm đã được chỉ có nơi chốn quyết định. Tỏ Bổn Lai Diện Mục, mỗi tánh có một dụng. Đó là Giác Tướng. Giác Tướng nó vượt tầm hiểu biết, vượt tầm lý luận của chúng sinh. Tâm này Phật khai thị cho hàng Bồ Tát tu đến rốt ráo Giác Tướng.

• “Nhiệm vụ thứ hai : Làm tận độ chúng sanh cúng dường Như Lai”

- Ngài ban Hịch chứng minh vũ trụ, đã thực hiện tròn nguyện tận độ chúng sinh. Người thiện kẻ ác đều được thoải mái yên lành.

- Ngài khai đạo tận độ chúng sanh tánh dùng ĐẠI PHƯƠNG TIỆN diệu dụng Vạn Pháp Thuận – Nghịch, Tịnh – Bất Tịnh, Hữu Tướng – Phi Tướng chẳng thiếu sót giữa thời Hạ Lai Mạt Pháp. Làm cho chúng sinh tỏ rõ vô minh có lớp tri đạo, có lớp giác ngộ, có lớp giác ngộ rốt ráo. Thật không thể nghĩ, bàn luận hết được.

Ngài tận độ chúng sinh cốt để cúng dường Như Lai, tức cúng dường Đức Tịnh Vương Phật đặng thành Như Lai Phật, đồng Chư Phật mười phương.

• “Nhiệm vụ thứ ba : Làm chúng sanh giới gặp Phật làm đệ Tử Phật.”

Mỗi chúng sanh thọ chấp một Tánh riêng gọi là Bổn Lai Diện Mục của chúng sinh. Ngài phải khai hoang cho trực ngộ thọ chấp nên phải tu hành theo y tôn, y chỉ của Chư Phật. Do đó phải làm đệ tử Phật để không bị lạc ngoại giáo.

• “Nhiệm vụ thứ tư : Khai hóa chơn tánh khỏi làm đoạn duyên Phật.”


Tất cả chúng sanh gặp Phật đều được khai mở để từ ma tánh hóa chơn tánh. Chúng sanh thường gặp nghịch hành rất khó nhận. Nương nhờ hỷ xả tâm rỗng không mà trực nhận được chơn tánh. Khi đã biết chơn tánh đương nhiên qúy đường tu theo Chư Phật, không còn đoạn duyên Phật nữa.

Bậc thực hiện 10 danh hiệu thành quả Vô Thượng Chân Tôn thật khó gặp. Vì bậc này đồng ứng với bổn nguyện Tam Thế mà thị hiện. Trong cuộc sống nhân thế, từ ngôn ngữ, hành động không khác với nhân sinh nên Thánh Tăng Bồ Tát cũng chưa biết, chỉ trừ Bồ Tát Ma Ha Tát hạnh nguyện Bát Nhã Trí, dùng Giác Tướng mới nhìn nhận được phần nào nên gọi khó gặp. Chư tổ cấp A La Hán, Duyên Giác, Thinh Văn cũng phải hồi hướng tôn sùng, kính ái vì Đức Vô Thượng Tôn khéo khai đạo, thuyết đạo đúng căn cơ tất cả tứ loài. Bậc này nương theo Giác Tướng mà tỏ Thực Tướng đầy đủ uy nghi.

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp.
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì.
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa
./-



Bút ghi trên đường hành đạo

TỰ THẮP ĐUỐC HAY LÀ TU TỰ TÁNH TỎ TÁNH?

Ông Nguyễn Phước suy ngẫm: "Thưa Thầy(*) những điều thầy vừa giảng sao em(*) nghe lạ quá. Nếu tất cả sơn hà đại địa đều là Ma thì tại sao Phật lại dạy Tự Thắp Đuốc Lên Mà Đi sao nổi?"

Thiền Sư dường như đã đoán trước câu hỏi nên tâm đắc trả lời:
"Chữ Tự ở đây là Tự Tánh. Khi ông còn Mê thì Tánh của Vũ Trụ Tự nó sai khiến, điều khiển ông qua cái Tánh của ông. Cái sức mạnh mà ông cho là thần thông là huyền vi của vũ trụ nó chính là Nghiệp của ông đã tạo ra chứ thật ra nó chẳng có."

– "Xin Thầy giải rõ hơn cho em."
Ông Phước như đang nhận ra điều gì.

"Tánh tạo ra Nghiệp nên muốn giải Nghiệp thì chỉ có chính ông soi sáng thân mạng của ông mà sửa Tánh." Thiền Sư nhìn lên bàn thờ rồi tiếp: "Đức Di Lạc Tôn Phật lần Hạ Lai này Ngài dạy cho nhân sinh tu theo con đường "Tự Tánh Tỏ Tánh" chính là lời giải đáp ẩn số "Tự Thắp Đuốc Lên Mà Đi." của Đức Bổn Sư cách đây hơn 2500 năm."

Trời vừa sập tối, ngọn đèn đường đang toả ra màu vàng tuy chưa rõ lắm tựa như đang hoà cùng những tia chớp rất lạ đang nhẹ nhàng loé lên trong suy nghĩ của ông Phước.



(*) Gọi Thầy xưng em như thầy dạy học.