–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

68. Như Lai Thiền

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 33554)
68. Như Lai Thiền
“Về Như Lai Thiền duy chỉ có Đức Đại Nhựt Như Lai Phật mới chủ trì trọn mà thôi, còn kỳ dư những vị hiện thể như Phật chẳng hạn vẫn Thừa Hành Tôn để mà chỉ đạo môn Như Lai Thiền, vị ấy dùng phương thức tùy thời đưa Bồ Tát tu hạnh, lập môn đến chừng Bồ Tát sở đắc Nhất Tôn Như Lai Thiền. Vì vậy nên đời này hoặc đời sau, nếu Bậc tín tâm gặp đặng Phật, vị Phật thừa hành chỉ đạo theo môn Như Lai Thiền thì Thiền ấy mới đúng Như Lai Thiền, bằng chẳng như thế khó mà tu đặng Như Lai Thiền.” –T.V.

Cách đây 2538 năm, Đức Bổn Sư đã thừa hành Đức Đại Nhựt Như Lai Phật chỉ dạy môn Như Lai Thiền. Đến thời Hạ lai Đức Di Lạc Tôn Phật cũng Thừa Hành Tôn chỉ đạo môn Như Lai Thiền. Chư Phật tùy căn cơ Bồ Tát chỉ dạy đủ phương thức cốt cho Bồ Tát sở đắc Như Lai Thiền, nếu chưa sở đắc khó mà tu được Như Lai Thiền. Từ A La Hán đến chúng sanh tu Thiền có sở đắc cũng không phải Như Lai Thiền.

“Ngoài ra Bậc tín tâm gặp Bồ Tát, vị Bồ Tát ấy, một là sáng tác danh nghĩa Như Lai Thiền, hai là y theo Tôn Chỉ Như Lai Thiền này, dụng tất cả phương cách chỉ dạy cho tín chúng, sau tín chúng sở đắc Thiền Môn, thì môn Thiền ấy chẳng phải sở chứng Như Lai Thiền, chính là Bồ Tát Thiền. Đến A La Hán, Bích Chi, Duyên Giác, Thinh Văn, Phàm phu hoặc ngoại giáo gặp đặng tập Như Lai Thiền này đem ra chỉ dạy cho tín chúng, Đạo hữu y theo Tôn Chỉ đến nơi kết quả, thì sự kết quả tùy theo sở chứng mức độ A La Hán, Bích Chi, Thinh Văn, Duyên Giác Phàm phu hay ngoại giáo mà thôi.” –T.V.

Từ hàng Bồ Tát đến Ma Ha Tát còn gần Như Lai Thiền vì đã được Chư Phật khai ấn. Còn chư vị A La Hán, Bích Chi, Thinh Văn, Duyên Giác cũng đã từng gặp Phật dạy Như Lai Thiền nhưng trình độ tu chứng chưa đến mức thọ lãnh Như Lai Thiền nên có chỉ dạy cho Phật tử cũng tùy theo sở chứng Giác Ngộ đến Liễu Ngộ của Bậc này mà Phật tử được kết quả một phần nào.

Đối với Phàm Tăng hay ngoại giáo Thiền còn xa, quá xa Chân lý nên Thiền cho có Thiền nhưng dễ bị lạc hướng. Dù có theo cuốn Như Lai Thiền tu hành nhưng do Tâm Thức điều động vạn pháp diễn hành Thiền không phát triển đúng tinh thần của Chân Tôn được. Bởi thế nên Chư Phật mới cần truyền Tâm Ấn Thiền lưu lại cho hậu thế có cơ sở tin vững để Thiền khỏi lạc lối.

Như Lai Thiền là môn Tối Diệu Tâm Truyền Tâm. Ấn Chứng mật thiết đến Vô Thượng bất nhị viên dung trùm khắp. Chư Phật Chánh Giác thừa hành Đức Đại Nhựt Như Lai Phật mới Tâm Ấn Chư Bồ Tát, còn ở cấp Thánh chúng nương theo Bồ Tát điều hành. Thời Hạ Lai Đức Thế Tôn Di Lạc đã từng điều khiển mối đạo theo tôn ty trật tự như vậy. Chân Phật tử nào nhập đạo ở các tỉnh hay Trung Ương cũng được đích thân Ngài truyền Như Lai Thiền sau đó Bồ Tát nuôi dưỡng và theo dõi, chăm sóc bổ sung những diễn biến về Thiền cho họ. Hàng Bồ Tát cũng đã được lệnh Ngài cho truyền Thiền, viết Kinh và dạy đạo khi Ngài còn tại thế.

Như Lai Thiền không dụng Lý Trí bằng văn tự luận giải hoặc nghiên cứu mà Trực giác Như Lai Nhãn Tạng được, cũng như Bậc chưa Giác Ngộ khó nhận lãnh được vì tâm còn vọng chạy theo Tâm Thức, Tâm Thức phát sinh Nghiệp thức nên lấy cái vọng loạn làm đường đi khiến Bậc tu không nhận được Như Lai Pháp. Do đó, càng dùng trí suy nghĩ để luận đoán, càng dùng luận gọi là Thiền luận để giải bao nhiêu càng xa với Như nhiên bấy nhiêu. Còn Bậc tu Định Tưởng bị thọ giới tận cùng Phật Giới không trở về Như Lai mà càng lạc lõng bấy nhiêu. Bậc tu Thiền cần chú ý, thể tánh vốn sẵn an nhiên tịch tịnh viên dung bình đẳng nên phải tu cho sở đắc Pháp Tánh, soi xét Thể Tánh mới đi đúng Như Lai Thiền. Tu như vậy có Thiền Trí, nhờ Thiền Trí mời thấy được Nghiệp chủng của mỗi vị tu Thiền thọ chấp Nghiệp Thức gì mà nương theo tháo gỡ. Nói đến Nghiệp nó vô cùng tận làm cho chúng sanh không thoát sinh A Tăng Kỳ kiếp. Cũng chính Nghiệp Thức mà tu chứng có thấp cao đủ trình độ.

Thời Đức Thế Tôn Di Lạc Ngài dụng Chân truyền nơi Đức Thế Tôn Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nên Ngài lập lại kim chỉ nam cho Chân Phật tử nương Như Lai Thiền tu khỏi lạc. Tôi nghe như vầy:

Hành dụng Như Lai lập TÔNG
Lấy Không Trụ lập CHỈ
Lấy Giác lập THỂ
Lấy Hạnh Nguyện lập DỤNG

–T.V.








Còn Chư Tổ thừa kế từ A La Hán, Bích Chi Phật, Duyên Giác, Thinh Văn gọi là Tổ truyền Thiền như sau:

Không Tà Niệm lập TÔNG
Lấy chẳng khởi vọng lập CHỈ
Lấy Thanh tịnh tâm lập THỂ
Lấy Trí Tuệ lập DỤNG

–T.V.








Chư vị Tổ đưa Bậc tu tọa Thiền kết quả Thanh Tịnh Tâm từ cấp ngang với Tôn Giả Thánh Hiền tức từ Giác Ngộ, Đại Ngộ đến Liễu Ngộ là cao nhất.

Hàng Bồ Tát được Phật thừa sở đắc Vô Thượng Đẳng Chánh Giác vào chánh Định Tam Muội khai mở Chư Tổ và Bậc tín tâm tiếp đến Chánh Giác được mới đi sát thể Như Lai Thiền của Chư Phật.

Như Lai Thiền của Đức Thế Tôn Bổn Sư truyền tâm ấn đến nay Đức Thế Tôn Di Lạc vừa ra đời cũng dạy rõ Thể Tánh, tu Thiền cốt tỏ Thiền Tánh, tức là Pháp Tánh. Thể Tánh Thiền nương chiều theo từng ý muốn tức TÀ NIỆM, từng khởi vọng của các Hành giả mà nó từ Như Lai Thiền chia ra sáu môn Thiền ngoại giáo, gọi là sáu cửa Thiền Môn.

Vì do vọng khởi mà có sáu môn Thiền. Nay Đức Thế Tôn Di Lạc dạy cho các hành giả tọa Thiền KHÔNG TRỤ XỨ, nhiếp độ trùm khắp Như Lai Tạng để đoạt đến Như Lai Thiền. Bằng trụ xứ hay chìm đắm nơi Thiền chưa tỏ lầm lẫn sáu Tông bị sai lạc nơi Tiên Đạo, Thần Đạo chưa có rốt ráo giải thoát./-