–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

26. Đạo Đức

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 31942)
26. Đạo Đức
• Muốn đoạt đến Thánh Trí sự Nghe, Thấy, Biết được viên thông, các chân Phật tử hãy Chánh Tín vào lời GIÁO NGÔN của Ta. Thời bậc ấy sẽ bước vào nơi Thánh Trí mới nhận đặng Ta.
• Bằng phàm phu tự Ngã, tự kiêu, tự cho mình là đúng đắn chỉ phê, nghi kỵ không lãnh được Giáo Ngôn thì dù tu đến vạn kiếp còn vòng trong Lục Đạo biến diễn không ngừng.
–Vô Sư Kinh

Một hôm tại Trung Ương Hội Thượng, trên căn gác gỗ số 42 đường Hồng Bàng Nha Trang, Đức Tịnh Vương hóa thân Đức Di Lạc nhập chánh định, quán xét chùm khắp tầng lớp chúng sinh tu hành lầm lạc, Ngài trịnh trọng tự gài lại nút ở cổ áo bà ba trắng, thắp bảy cây nhang trên chánh điện ở gác gỗ, Ngài ngồi nghiêm trang khai thị tôi nghe như vầy:

"Trước tiên bậc tín tâm làm phẩm công đức hữu lậu: Cúng dường như mua sắm lễ vật, hương đăng hoa quả, lễ bái dâng hương, cúng dường chiêm ngưỡng. Công đức này tạo Phước Báo Nhân Thiên. Khoảng 100 kiếp cúng dường, chiêm ngưỡng mới đủ chuyển đường tu sang giai đoạn hai, nhưng chưa nghe được giáo lý.

Đến giai đoạn hai bậc tín tâm mới phát tâm cúng dường như xây chùa, lập tháp cho Chư Tăng tu tập, mình cũng tu hành, lễ bái trai đàn, cung kính lập thiện căn, làm phước thiện, cầu Tam Thế chứng minh. Công đức cúng dường này vẫn phải trên 100 kiếp, cũng chưa thích nghe giáo lý.


Đến giai đoạn ba, bậc tín tâm vẫn dùng phẩm công đức cúng dường Tam Thế, vẫn phải trên 100 kiếp. Như vậy bậc tín tâm phải tu 300 kiếp mới sung mãn Công Đức Hữu Lậu mà bước sang công đức Vô Lậu. Giai đoạn công đức hữu lậu có thể kéo dài hơn nữa nếu bậc tu bê trễ, tánh tình bủn xỉn, keo kiệt, tâm không rộng mở, tu cho có tu." –
T.V.

tam-dinh_flower_ban-tho_006_web
Chân tử đang dâng hoa quả
lên bàn thờ Tam Thế tại Las
Vegas, Hoa Kỳ
Công đức Hữu lậu chưa sung mãn, công đức vô lậu không bao giờ có kết quả. Công đức hữu lậu sung mãn như nhiên chuyển đường tu đến công đức vô lậu được vững vàng. Được Chư Thiên, Long Thần Hộ Pháp, Địa Thần giúp đỡ, dẫn dắt cho gặp Chư Bồ Tát, Chư Tôn Giả, Chư Hộ Pháp để tu cầu Tri Kiến Giải Thoát.

Do vậy, nhiều bậc tu không thích nghe giáo lý trên con đường giải thoát là vì chưa đủ công đức cần có để tu lên lớp, họ chỉ thích tụng kinh, ăn chay, chiêm ngưỡng tướng Phật, nếu có nghe giáo lý thì buồn ngủ, uể oải, có việc cản trở không cho nghe. Nghe bậc giác lại khó hơn.

Tỷ như một người xây một căn nhà, trước tiên việc phải làm là cái móng nhà phải vững chắc. Càng lên cao tầng chừng nào sức nặng càng lớn, móng nền nhà phải vững chắc đến mức tương xứng mới giữ cho căn nhà bền lâu vững chắc. Nếu móng nhà không tương xứng, nhà sẽ bị đổ. Bậc tu cầu tri kiến, tri kiến giải thoát, giác ngộ rốt ráo cũng tạo công đức hữu lậu sung mãn hiện kiếp mới thọ lãnh công đức vô lậu và tùy từng lớp lớp bậc tu mà đạo đức mỏng, thấp, dày, cao, để thọ lãnh Bảo Pháp ở bậc Thiện Tri Thức rất là bình đẳng.

Tỷ như trời mưa, nếu có người đem cái ly hứng nước đầy ly, nếu cứ hứng nước tiếp, nước sẽ tràn ra đất. Có hứng mãi cũng vô ích. Nếu có người đem cái chén, cái tô, cái lu... nó cũng đầy từng cái. Nếu hứng nước nữa, nó sẽ tràn ra ngoài. Bậc Thiện Tri Thức rất biết, rất tường tận Bình Đẳng Tánh Trí nên tùy chân tử mà ban cho lớp lớp. Nó phải vậy. Đạo đức Chư Phật đã tạo được trong vô lượng vô biên.

Tạo công đức nếu có ai chê, trách móc cần hỷ xả mới có đạo đức. Nếu tạo công đức mà không hỷ xả chỉ lãnh phước thiện được thọ báo sung sướng là cùng...

• Hỷ Xả Là Đạo Đức

Qua ba giai đoạn trên, bậc tu đã tín tâm thù thắng lập Bồ Tát Hạnh như: Bố Thí – Trì Giới – Tinh Tấn – Nhẫn Nhục – Trí Tuệ – Thiền Định gọi là Lục Ba La. Lại dùng Bi – Chí – Dũng, Giới – Định – Tuệ để tu Tín Hạnh Nguyện. Sự tu hành Lý Sự đều nằm trong phẩm công đức, Đạo Hạnh cúng dường Ba La Mật Đa. Bậc tu phải nguyện vượt mọi trở lực cản ngăn gọi là Bồ Tát Nguyện. Đến lúc sở đắc Chân Không mới có Áo Giáp Bền để tu vào con đường Hành Thâm Pháp Giới, cố thâm nhập mà đoạt đến Bát Nhã Trí.

Đến Bát Nhã Trí như nhiên công đức hữu lậu trở thành công đức cúng dường vô lậu. Tức cúng dường Như Lai, thành tựu sung mãn Quốc Độ Bồ Tát. Đến đây Ngài dừng lại, uống một hớp trà rồi khai thị tiếp:

Nếu bậc tu hành tạo được đạo đức, ít nghe hoặc không chịu nghe giáo lý, về sau chỉ được hưởng Phước Báo Nhân Thiên chứ không đạt được Tri Kiến Giải Thoát.

Nếu bậc tu tin Phật, thường khảo cứu kinh sách, thường nghe giáo lý, phá bờ ngăn chấp, tâm rỗng rang, được tự tại, vô ngại mà không cố tạo đạo đức, đương nhiên trí tuệ phát sinh tự ngã, sẽ sa vào đại cường hay bất tịnh rồi trở nên ngông nghênh.

Nếu bậc tu tinh tấn làm tròn được đạo đức – giáo lý nhưng công phu thiền kém thì lúc thành tựu chưa tròn. Vì sao? Vì thiền kém nên không biết sự di chuyển Như Lai Tạng, không biết vũ trụ và con người vốn là một, nó nhịp nhàng giao cảm. Lại nghi ngờ các cảnh giới trong tam thiên như địa ngục, tiên, thần...lại cho là không có. Thiếu điều kiện như vậy cũng không bao giờ Tri Kiến Giải Thoát.

Nếu bậc tu chưa hiểu biết gì về giáo lý chẳng tạo đạo đức, chỉ biết tọa thiền, quan niệm thiền là pháp môn giải thoát, thật nguy hại to lớn. Vì thiền nó vốn thấy thường diễn cảnh, thường biến hóa, nó tùy theo trí tuệ, theo nơi tham muốn mà diễn biến. Nếu bậc tu thiền chấp nhận liền trụ chấp dễ vấp phải cuồng tín. Khi chánh giác mới xác thật.

• Bậc tu thiền có thể mắt thấy, tai nghe cõi trời, nhạc trời cùng các tiếng nói của tiên, thần, qủy quái giống như xem vô tuyến truyền hình. Đó là Tâm Sanh Cảnh không phải thật lại lầm xưng mình tu thành Phật–Thánh–Tiên hóa ra điên khùng, bậy bạ thật có hại vô kể vậy. Thời pháp thật quý cho tất cả."
–T.V.

Tỷ như thời Đức Tịnh Vương đang còn tại thế, Ngài dạy và truyền thiền cho tất cả chân tử Ngài. Tỉnh nào có chân tử Pháp Tạng tu hành đều có tổ chức thành lập đạo tràng gọi là Pháp Bảo Tỉnh Hội, Pháp Bảo Quận Hội do Ngài chứng minh. Hàng Hộ Pháp hay Tôn Giả được Ngài tuyển chọn làm đại diện được hướng dẫn tín chúng tu hành.

Đối với Đức Tăng Chủ Tịnh Vương, hàng Hộ Pháp hay Tôn Giả do Ngài đào tạo, họ rất tín thành và Tin Vâng Kính. Họ chỉ bày cho các chân tử nào tu tập cũng đều đem về Trung Ương trình diện Ngài để được khai mở chân lý và truyền Như Lai Thiền. Ngài nghiêm nên không một Hộ Pháp hay Tôn Giả nào dám tự ý làm sai Tôn Chỉ và mục đích Tri Kiến Giải Thoát. Nếu có, người ấy liền bị loại vì thiếu Tín Hạnh Nguyện. Tu cầu giác ngộ nó phải vậy, nếu không trăm kiếp cũng không đạt kết quả. Tu tự ý muốn thì sao cũng được nhưng thiền dễ gặp nguy hiểm.

Bậc tu thiền chủ yếu rất cần Thiện Tri Thức nếu không, như kẻ không biết lại lấy sạn đá đem nấu để mong thành cơm. Thật tai hại vô kể. Những chân tử tín thành, tùy công đức, tùy trí tuệ, Ngài đều dắt đi Tri Kiến Giải Thoát, không hề cho ai tu luyện thần thông bao giờ.

* Một hôm sư Quân ở Nha Trang đến thăm Tịnh Thất của Đức Tịnh Vương, đang nằm chung với Ngài sư Quân nói: Thầy truyền Thiền cho tôi. Ngài trả lời: Tín Hạnh Nguyện Ta truyền Thiền cho. Sư Quân không đảnh lễ, không bái Ngài để thọ pháp. Dù Ngài có truyền thiền thì sau này cũng bị lạc nên Ngài làm thinh.

Thời nào cũng vậy, dù thượng cổ cho đến thời văn minh khoa học, Đức Di Lạc luôn y tôn, y chỉ theo chư Phật mười phương ba đời khi hành đạo, chỉ dạy cho các chân tử.

Thiền lại rất có lợi vô kể nếu bậc tu đã hiểu biết chân lý Phật pháp. Thiền giúp cho bậc tu trực giác vạn pháp, những hoàn cảnh dù rắc rối đến đâu trong cuộc sống phức tạp đối diện hàng ngày, nó giúp cho tâm trí hiểu biết tự giải quyết thích hợp thỏa đáng mà chúng sinh phải ngạc nhiên. Nó rất thích hợp trong gia đình, trong sở làm việc, trong trường học, trong các ngành, nghề...

Thiền giúp con người trầm tĩnh, dần dần hết vọng tưởng, hết ảo tưởng, không ảnh hưởng đến thực tế, không còn lầm mê, về Nhất Tướng mà Tri Kiến Giải Thoát. Nhất Tôn Pháp Tạng luôn tri ân TAM THẾ PHẬT, thành kính cung thỉnh ba đời Phật chứng minh đầy đủ phẩm công đức, công năng tu hành của chân tử giữa thời Đông Độ được kết quả Tri Kiến Giải Thoát. Đức Tăng Chủ Tịnh Vương Nhất Tôn đại diện Tam Thế Phật giữa thời Hạ Lai Đồng Độ chỉ dạy tu hành trọn hết tứ thừa: Tiểu, Đại, Nhất, Tối Thượng Thừa, nên chi:

– PHỤNG THỜ: Đức Phật Đông Độ Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai tiêu biểu Hiện Giác.

– GIÁO HIỆU: Pháp Tạng Tỳ Kheo A Di Đà Phật tiêu biểu Duy Nhất Tối Thượng.

– GIÁO LÝ: Vô Thượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Do lẽ đó mà bậc tu phải Tin Vâng Kính bậc đã Chánh Giác để chỉ đạo đầy đủ ba yếu tố: Đạo Đức, Giáo Lý, Thiền Tọa đặng tu hành đến Tri Kiến Giải Thoát. Buổi ban đầu phải công phu Thiền Tọa đều đặn, cỗi giải ngăn chấp, sửa đố tật, sửa tánh luôn hỷ xả gây tạo đạo đức. Đó chính là phá vô minh. Nghe bậc Thiện Tri Thức đã giác ngộ giảng giáo lý Phật pháp, xem kinh Phật cần đầy đủ ba yếu tố trên, không nặng môn nào cũng không nhẹ môn nào. Đều đặn điều hòa dung thông đầy đủ sẽ được Tri Kiến Giải Thoát, giải thoát rốt ráo.

Tôn giáo PHÁP TẠNG y chỉ y tôn ba đời Phật, về phần giáo lý giảng giải đầy đủ tất cả KINH LUẬT LUẬN cốt khai thông Đạo Pháp, giải chấp phá mê, thân, khẩu, ý hướng thượng tu đến Tri - Kiến - Giải - Thoát./-