–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

28. Thời Kỳ Trừu Tượng Hoá Độ Tiểu Thừa

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 29374)
28. Thời Kỳ Trừu Tượng Hoá Độ Tiểu Thừa
Bậc tu tin Phật phải là bậc biết Pháp. Bậc tin Phật phải là bậc hiểu Pháp. Bậc tin Phật phải là bậc tỏ Pháp mới gọi là tin Phật. Bằng chưa biết, chưa hiểu, chưa tỏ thì dù có tin Phật đến mấy chăng nữa cũng chưa phải là tin Phật.
–Vô Sư Kinh


Sự hoá độ của Đức Tịnh Vương Nhất Tôn hoá thân Đức Di Lạc thị hiện tại thế giới ta bà Ngài hành đạo 37 năm, chia làm bốn thời kỳ.

 • Thời kỳ Trừu tượng: Hóa độ tiểu thừa 1957 – 1965.

 • Thời kỳ Chân Như: Hóa độ Đại thừa 1966 – 1983.

 • Thời kỳ Nhất Tôn: Hóa độ Nhứt thừa 1984 – 1989.

 • Thời kỳ Biệt tôn Vô Thượng: Hóa độ Tối Thượng thừa 1990 – 1993.

THỜI KỲ TRỪU TƯỢNG HOÁ ĐỘ TIỂU THỪA.

Năm 2500 Phật Lịch tức năm 1956 DL khi Chánh Giác, Ngài nhận thấy chân lý quá khó, làm sao chúng sanh lại có thể tu hành nhận lãnh được? Ngài không muốn kham lãnh khai đạo, cứ đi lang thang qua ngày. Sau Trời Phạm Thiên, đến Chư Thiên, Chư Long Thần Hộ Pháp xuống thưa thỉnh, Ngài cũng chưa chịu hành đạo. Lúc sau này khi tôi tìm đạo gặp được Ngài, Ngài khai thị tôi nghe như vầy:

Chúng sinh thời Mạt Pháp dùng lý trí suy luận Phật Pháp, không trọng ý trí nên kinh Tạng Đức Thế Tôn để lại họ thuộc lòng, Tôi có đối diện với Tăng Ni mà khai thị cho, họ cũng không nhận được. Định nghiệp đầy, khiến Tôi thấy vô cùng khó. Thời Đức Thế Tôn: tất cả còn trong trắng nên dễ dạy. Chẳng khác nào bây giờ tờ giấy trắng đã vẽ hình muôn kiểu lộn xộn. Khai mở, trước tiên Tôi phải cho họ tẩy sạch tờ giấy cho trắng không còn vết bẩn, sau đó chỉ cho họ vẽ ra cảnh thứ lớp trông nhìn được là cả một công trình! Do đó Tôi muốn chờ hết kiếp đến lúc thân tứ đại rã, âm thầm ra đi.

Sau Đức Tịnh Vương Phật tức Như Lai đến ban hành chứng minh vào ngày 12 tháng giêng âm lịch năm 1957 dương lịch, Ngài mới nhận lãnh khai đạo.

Người chân tử đầu tiên của Ngài già nhất, tóc đã bạc trắng, râu dài cũng bạc trắng ở thôn Phú Hữu xã Vĩnh Ích, hướng Nha Trang đi Ninh Hòa cách thành phố Nha Trang 20 km. Ngài ban cho pháp danh Pháp Đạo. Sau đó Chư Thiên, Chư Địa Thần, Chư Long Thần lần lượt đi tìm 1250 Chân Phật Tử thời Đức Thế Tôn, nhắc nhở dẫn dắt họ về với Đức Di Lạc Tôn Phật.

Trước tiên Ngài hóa độ hàng Tiểu Thừa để chờ hàng Thánh Chúng thời Đức Thế Tôn trong đó có 33 vị tổ cùng có một số chân tử trong những kiếp sau này lai trần hành đạo Ngài đã gieo trồng.

Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam nơi 42 Hồng Bàng Nha Trang Ngài chính thức khai đạo năm 1957. Ở đường Sinh Trung năm 1956 DL năm 2500 PL là năm Ngài đánh dấu Pháp Tạng Phật Lịch (PTPL) năm thứ nhất – 1957 DL tức năm 2501 PL được gọi là PTPL năm thứ 2.

Thời kỳ này Ngài cho Tứ Chúng dùng chuông mõ tụng kinh “A Di Đà” và “Quán Thế Âm Bồ Tát, Phổ Môn Phẩm trong Diệu pháp Liên Hoa kinh”. Nghi thức y theo cổ truyền của chùa.

Kinh A Di Đà để cầu siêu. Phổ Môn Phẩm để cầu an. Ngài thường diễn hóa thần thông.

◊ Tỷ như khi đi phố với chân tử, trời đổ mưa Ngài nhìn lên trời nói: Ông trời ngừng mưa giúp Tôi đi phố cho xong việc đã. Tức thì trời ngưng mưa, mây tan, nắng ấm đến.

◊ Có lần ở phi trường Nha Trang, lúc máy bay sắp cất cánh trời đã âm u bỗng gió to mưa nặng hạt. Phi trường thông báo thời tiết xấu phải ngưng chuyến bay yêu cầu hành khách ra về chờ thông báo sau. Ngài liền nói với chân tử Ngài đừng trở về, rồi Ngài đưa tay chỉ lên trời, bỗng trên không trung có những tia sáng xẹt tung ra, chỉ không đầy một phút gió ngừng, mây tan, mưa tạnh. Hành khách nhận hành lý ra về chưa kịp thì phi trường thông báo lại máy bay sẽ cất cánh. Ngày hôm đó trời nắng ấm.

◊ Một hôm tôi tháp tùng theo Ngài đi từ Nha Trang đến Thiền Viện Rừng A Đề ở thôn Phú Hữu xã Vĩnh Ích huyện Ninh Hòa đến lượt về Ngài và tôi đứng đợi xe bên lề đường. Trời đổ mưa chung quanh đồng trống trên đầu không có cái gì để che, không có chỗ nào núp mưa nhưng chung quanh chỗ Ngài và tôi đứng đường kính 1m50 không có một giọt mưa nào, mưa thành hình một vòng tròn trên mặt đường nhựa nước chảy bên ngoài vòng tròn, còn bên trong vòng tròn khô ráo không có một giọt nước. Khi xe đến Ngài và tôi lên xe, mưa bắt đầu nhỏ giọt trong vòng tròn.

◊ Ngài ở Nha Trang đã giúp tỉnh Khánh Hòa nhiều lần làm tan bão tránh khổ ải cho dân, trong khi đó công an thành phố Nha Trang dẹp bảng, cấm Ngài dạy đạo! và luôn chờ cơ hội để bắt giam.

Ngài cũng dùng Thiền để trị nhiều bệnh cho chân tử, cho thân nhân của bậc tín tâm rất hiệu nghiệm. Trong rất nhiều trường hợp nhưng tôi chỉ ghi một vài việc đặc biệt sau đây: Ông Diệp Ngọc Châu, người miền Nam ra Nha Trang làm việc. Ông có một đứa con trai 4 tuổi mà chưa ngồi và đứng được, thân hình nó mềm, bộ xương thân thể rất yếu. Ông không tin trời, đất, không tin đạo giáo nào và đặt tên cho thằng con là Diệp Ngọc Hoàng. Nhà cũng có tiền mà các Bác sĩ đành chịu không chữa trị cho thằng bé được. Một hôm được người quen mách, ông đến xin Ngài chữa trị giùm đứa con ông.

Ngài dùng Thiền Định giúp đứa bé đi lại như thường và bảo ông Châu lập tức đổi tên Ngọc Hoàng lấy tên khác. Sau đứa bé đến tuổi đi học được thông minh. Ông Châu mới hồi hướng tin tu theo Phật Đạo.

◊ Mỗi lần Ngài giáng lâm viếng thăm tỉnh nào thì tối hôm trước mưa lớn, sáng hôm sau xe chạy đường xá sạch trơn, không khí mát mẻ lạ thường. Còn biết bao nhiêu là sự sự mà Ngài đã hành nguyện nếu kể ra không bút mực nào ghi chép hết.

◊ Bà Tạng Hiếu ở Qui Nhơn là chân tử tín thành của Ngài. Bà có mẹ chồng hay bệnh, người yếu muốn chờ gặp con. Bà mẹ chồng của bà Tạng Hiếu đi gặp Ngài xin. Ngài cho sống thêm một giáp nữa (12 năm). Sau đó bà hết bệnh, người bình thường, đúng 12 năm sau được toại ước bà vào chào Ngài rồi về quê để chết. Ngài khen, sao bà không xin thêm mà chỉ chào rồi đi. Chồng bà Tạng Hiếu là Phó Trưởng Ty Lương Thực của Cộng Sản ở tỉnh Bình Định.

◊ Một hôm bà Phương Thảo ở đường Ngô Thời Nhiệm Sài Gòn thỉnh Đức Tăng Chủ chiều đến nhà để bà cúng dường một buổi cơm. Sáng tôi ghé thăm trước để quan sát, khi vào cửa phòng khách tôi thấy mẹ bà chết đã trên 10 năm với vẻ bực tức ra chào tôi (bà thành ma). Tôi hỏi (bằng tư tưởng) bà trả lời chết vì bệnh tim ở nhà thương Grall Sài Gòn. Trong lúc đó bà Phương Thảo đi cạnh tôi mà bà không thấy mẹ bà.

Tôi kể cho bà Phương Thảo nghe. Bà nghi ngờ và nói. Tòa Thánh Tây Ninh đã nói siêu độ mẹ tôi về cõi Tiên rồi mà. Tôi bảo mẹ bà chết hiện còn trong nhà chưa đi đầu thai được.

Chiều Đức Tăng Chủ đến cũng thấy mẹ bà còn ở trong nhà. Ngài bảo bà thắp ba cây nhang để Ngài kêu gọi 2 Hộ Pháp (vô hình) ở quanh Ngài hướng dẫn đưa mẹ bà Phương Thảo về Tòa Thánh Tây Ninh để sớm hôm nghe kinh kệ. Sau đó bà Phương Thảo khóc và hỏi, Ngài dạy rằng: Khi nào sạch chúng sanh tánh có đủ đức độ từ Bồ Tát trở lên mới siêu độ được. Còn đang tu sửa tánh độc nhiễm chưa hết, chưa siêu độ được tánh của mình tức chưa đủ lực tha độ chỉ tự độ chưa xong thì không sao siêu độ cho ai được.

Có thể nhiều vị hợp lại thành tâm siêu độ nhưng lên cõi Tiên ở một thời gian ngắn cũng bị trở về cõi nhân gian hay âm cảnh chờ đi thọ thai. Hàng Tôn Giả phải nhiều vị cùng nhiều Hộ Pháp mới hy vọng siêu độ được. Nhưng thế gian làm sao gặp nhiều vị này được, chỉ đương thời có Phật Thích Ca và Phật Di Lạc mới có thể hiện đầy đủ. Dù có đủ đức độ nhưng chưa được chư Phật hay chư Bồ Tát chứng minh nhập thể cũng phải chờ một hay nhiều kiếp được chứng minh mới thừa hành Đại Lực của chư Phật được.

Cũng như nhiều bác sĩ ra trường chưa được bổ nhiệm làm trưởng ty y tế, giám đốc, bộ trưởng thì chữ ký không có quyền rộng lớn để mọi người phải thi hành. Tu tập nhiều năm với Đức Tịnh Vương hóa thân Đức Di Lạc giữa thời Hạ Lai Mạt Pháp mới nhận được sự kiện này một cách thực tiễn.

◊ Phần đông nhân sinh quan niệm tu là phải xuất gia ở chùa mới là bậc tu, Ngài phải tùy phương tiện cho chân tử Ngài tụng kinh, nghi thức y như chùa nhưng Ngài luôn chú tâm khuyên phải sửa tánh xấu hằng ngày cho tốt tụng kinh mới linh ứng. Cũng như chai nước để lâu ngày bị cặn cáu rong rêu bám bị dơ bẩn nếu đổ nước tinh khiết vào uống sẽ bị sanh bệnh. Phải súc cho thật sạch, đổ nước vào uống mới khỏi bệnh.

Tối trước khi đi ngủ ngồi niệm Phật ngay chỗ ngủ không cần ngồi trước bàn Phật, trừ khi tụng kinh phải chỉnh tề y áo trước bàn Phật. Chân tử nào từ trước đã ăn chay trường hay ăn chay kỳ mỗi tháng vài ngày, Ngài bảo phải giữ không nên phá giới. Nếu ai từ trước ăn uống theo tập quán tự do vẫn giữ nhưng cấm sát sanh. Ngài thường dạy rằng ăn chay quý nhưng tâm chay quý hơn. Có nghĩa miệng ăn chay mà tánh còn xấu, độc không bằng bậc ăn sao cũng được mà sửa tánh xấu, tánh độc trở lại tốt vẫn hơn.

◊ Người già không nghe được khai thị Phật Pháp. Ngài dạy cần bố thí, nhẫn nhục, ngồi niệm Phật, tụng kinh A Di Đà, Phổ Môn. Nhiều người quan niệm tu luyện cho mau đắc thần thông Ngài cho thực hiện Tứ nhiếp pháp: Ái ngữ nhiếp, Đồng sự nhiếp, Bố thí nhiếp, Lợi hành nhiếp. Tất cả chân tử khá dẫn dắt người đi sau. Ngoài giờ làm việc thường gặp gỡ nhau đồng hành, đồng sự để cùng tu cùng có lợi, nói năng phải hòa nhã, ai không thực hiện Ngài ôn tồn khuyên giải chí tình.

• Ngài thường bảo thi hành Lục Ba La. Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, trí tuệ, thiền định.
Tôi nghe như vầy:

 √ Bố Thí độ Địa Ngục. Bố thí người nghèo khó, cúng dường Tam Bảo sẽ được phước báo sung sướng. Nếu gặp Thánh Tăng cúng dường với lòng thành sẽ có kết quả tốt ngay hiện tại và mai sau. Nếu Bố Thí Pháp, biết nói lời ích lợi của thiện căn để kẻ đang gặp hoàn cảnh khổ thoát khỏi lo âu, khổ sở. Đó là cúng dường Như Lai, cúng dường Chư Phật. Nếu tinh tấn như vậy sẽ độ được chúng sanh tánh của mình và độ được chúng sanh tánh kẻ khác. Kết quả bậc này sẽ thoát nơi địa ngục, thoát trần lao khổ ải. Bố thí không bao giờ khoe khoang kể lể nên gọi là bố thí Ba La Mật sẽ được hoàn mỹ cứu độ xong Địa Ngục. Xây dựng chùa tháp cho chúng sanh có nơi tu hành cũng là hình thức bố thí để cúng dường Chư Phật.

 √ Trì Giới độ Ngạ Quỷ. Đối với Ngài, thường dạy Tứ Chúng phải nhớ giữ giới. “Tất cả việc ác nhỏ phải bỏ, tất cả việc thiện nhỏ đều làm.” Chủng tánh ngạ quỷ thường buông lung, nói năng bừa bãi, tiêu xài không đúng cách, hoặc keo kiệt, thường ưa thích kẻ nịnh bợ để có tiền của. Ai trái ý thường sanh tâm thù ghét. Đó là cảnh giới ngạ quỷ. Ngài dạy phải trì giới tự sửa tánh buông lung, dùng trang nghiêm để tự độ không còn bừa bãi, thoát khỏi ngạ qủy. Thành thật tâm để giải vọng ngữ, thường giúp đỡ cho những người chung quanh mình được sửa đổi, nhờ như thế mới thoát khỏi ngạ quỷ căn. Đó chính là Trì Giới.

 √ Tinh Tấn độ Súc Sanh. Tinh tấn là pháp môn giải độc nhiễm rất hữu hiệu. Tinh tấn độ được súc sanh pháp. Súc sanh tức là dục vọng thèm muốn, thèm khát, ước mơ, đòi hỏi nơi ái dục. Nguồn gốc từ nơi sắc như danh vọng, vật chất tiền bạc... tình yêu... Từ nơi sắc, thấy thích sanh ra ái rồi đến ái dục nên không bao giờ chịu rời xa gọi là ái nịch cột chặt. Từ ái nịch sinh ái tình mà bị nhiễm. Chẳng hạn như mong muốn danh giả bị lầm nơi địa vị danh vọng cho thỏa mãn gọi là căn của súc sanh. Từ nơi sắc thành tựu thì vui mừng, lúc bị thất bại địa vị, danh giả không còn sắc liền sanh tâm buồn khổ, oán hận đời sa vào súc sanh cận kề địa ngục. Đau khổ, oán trách đời liền sanh tâm gây tạo việc ác bị thọ báo cực hình ở Địa Ngục.

 √ Nhẫn Nhục độ A Tu La. Lúc tức giận, nóng nảy thường tạo vô minh đốt hết công đức. Do tánh nóng giận mà tạo nghiệp gây gỗ, giận hờn, oán thù gây nhân quả sanh tử, tử sanh. Nhẫn nhục chính độ được nóng giận gọi là độ A Tu La. A Tu La tàn phá phước điền. Bậc biết nhẫn nhục mới độ được A Tu La nóng nảy thôi. Hiện tại bậc tu dù tụng kinh vài chục năm, dù ăn chay trường mà không chú tâm sửa tánh nóng giận thời nghiệp quả càng lúc càng tăng. Nếu dứt được chủng tánh nóng giận, nghịêp quả khổ không còn phát sinh được, không còn sa ba đường ác ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục. A Tu La đạo làm che khuất Phật Tánh, làm lu mờ Phật Tánh không lộ diện được. Do đó bậc tu cần nhẫn nhục để nhiếp độ.

 √ Trí Tuệ độ Nhân. Trong lục đạo thì cõi Nhân chấp đứng thứ nhất. Cõi nhân trọng Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín, thấy khác ý liền chướng, nghe khó chịu liền ghét, chê bai trở thành chấp trụ. Do đó càng học cao càng cho mình đúng trở thành thọ ngã, trở thành càng chấp trụ bấy nhiêu. Cõi nhân dụng trí tuệ học hỏi trở thành trí thức liền có lý lẽ nơi mình làm lối sống, khác lý lẽ liền chấp nên đóng khuôn gọi là pháp giới. Đã chấp đương nhiên trụ, rất khó giải, nó là căn bệnh trầm trọng làm cho bậc này thường nghi, thường bày tỏ trong nhân sinh làm điên đảo không tu hành kết quả được.

Nói đến cái chấp, nghi của cõi nhân không kể ra hết được. Bậc tu phải dùng trí tuệ giải nghi, phá chấp để độ chúng sinh mới có trí tuệ căn bản để đi con đường tri kiến được. Biết nhận được cá tánh bị chấp trụ sẽ không còn vọng đảo. Tu hành không còn xa lìa Thể Tánh, được tu thực tiễn sát thực. Nếu dùng trí tuệ trí thức do học hỏi chỉ giúp cho tu theo Phước Thiện thôi.

 √ Thiền Định độ Thiên. Là môn nhiếp độ Thiên Đạo. Tu cầu vái van xin là của Tiểu Thừa. Thường thì tùy căn cơ của mỗi chân tử mà Ngài cho ngồi bán già niệm Phật một năm mới dạy Thiền song song hàng tuần được dạy Giáo Lý làm cho bậc tu ý thức được Thiền là để ổn định tư tưởng, ổn định tánh tình, ý thức được Thiền lúc gặp hoàn cảnh tự soi sáng giải quyết việc nhà, việc sở trong cuộc sống trở nên hợp lý, chứ không phải Thiền để trông chờ phép lạ.

Nếu chưa ý thức rõ ràng chủ đích của Thiền là trực giác thì dễ bị Tẩu Hỏa Nhập Ma. Dễ bị điên vì Thiền rất nguy hại. Nếu đúng đường Thiền rất có lợi vô kể, nên Thiền cần theo bậc đã được Tâm Truyền. Thời Hạ Lai Mạt Pháp từ nay đã có Tâm Ấn không lo sợ bị lạc vì suốt 37 năm hành đạo Đức Tịnh Vương Nhất Tôn hóa thân Đức Di Lạc đại diện Tam Thế, Ngài đã lưu lại hậu thế rất cặn kẽ tỏ tường và rất tỉ mỉ. Đường đi đã vạch, mục đích đã rõ, chỉ chờ hành trang bậc tu thành thật tâm, thiết tha tâm ắt được gặp Bồ Tát độ hữu hiệu. Sau một năm Ngài quan sát được mới Truyền Thiền. Người chân tử nào ngồi niệm Phật và Thiền do Ngài truyền đều lay chuyển thân, đó là Mật Tôn chứ không phải cô, bà nhập.

Sau này có người không còn tín tâm cũng đem Thiền của Ngài dạy bừa bãi, ai ngồi cũng lay chuyển nhưng không phải Tâm Truyền Tâm Ấn, chưa rõ sự di chuyển của Mật Tôn, không rõ bản đồ tu Thiền phần kế tiếp cũng không tiến lên cao được. Phật đạo không hề có tu luyện. Tu Thiền mà luyện sẽ tạo pháp giới an hưởng thuộc ngoại giáo. Tỷ như dùng tư tưởng định (định tưởng) cho tan mây, cho có một vị Phật, Thánh trước mặt. Đó là tạo một pháp giới. Sau khi thành tựu sẽ làm trời mưa, gió, tiên đoán đúng việc đời, việc gia đình... làm cho chúng sinh tưởng là chân lý cao siêu. Tu Thiền như vậy gọi là chấp pháp là dừng trụ không biết pháp giải sinh tử luân hồi, không biết Tri Kiến Giải Thoát là gì? Không hề có Đắc Đạo bao giờ. Vì sao?

Vì không thấy, không biết được thế nào là vô minh nên không giải trừ được vô minh. Chỉ sống lầm lạc trong một pháp giới, mãn kiếp bị diệt gọi là sanh rồi diệt. Đương thời hạ kiếp này Đức Tịnh Vương hóa thân Đức Di Lạc Ngài dạy rất cặn kẽ cho chân tử Ngài không hề có một ai hàng Hộ Pháp đến Tôn Giả hay cao hơn tu luyện bao giờ.

Bậc tu niệm Phật buồn ngủ, xem kinh, ngồi thiền tọa uể oải nên, cúng dường chư Bồ Tát. Nhờ nương công đức này mà nghiệp thức được hóa giải sau phát tâm Đại Nguyện tu tập theo Pháp Môn Tri Kiến Giải Thoát.

Bậc biết tu tâm là bậc biết sửa tánh xấu, tánh độc, biết hóa giải vạn pháp nơi Nghe - Thấy - Biết một ngày nào sung mãn trở nên thanh tịnh đến nhãn tịnh, nhĩ tịnh. Còn bậc chưa biết tu tâm hay chê pháp không hợp ý mình, hay khinh người đang độ khổ, hay căm ghét người đi vào đủ vạn pháp để độ sinh, thích tránh xa pháp gì mình không ưa, không muốn. Đó là pháp của Tiểu Thừa, êm êm tịnh tịnh, đè ép tâm tịnh.

Bậc biết tu tâm và bậc chưa biết tu tâm, hai bậc này khác xa nhau, cách biệt nhau, chẳng khác nào một người ở Nam bán cầu còn kẻ kia ở Bắc bán cầu, hai người không bao giờ gặp được nhau. Tu như vậy chẳng khi nào tiến lên Đại Thừa cho được. Vì sao? Vì một bên diệt pháp ép tâm để Tịnh Tâm tức nhiên tâm bị Tịnh. Tâm bị tịnh này phải xa lìa tiếng động trái tai bên ngoài, gạt bỏ cái nghe chướng ngại làm không chịu nổi, làm toàn thân khi nghe phải sống trong u buồn đau đớn y như bị tra khảo. Còn cái thấy né sợ động tâm, toàn thân tê liệt chỉ vì tâm không ưa chịu mà phải thọ thân khổ không sao tháo gỡ ra cho được. Tu như vậy khó đến thành tựu.

Bậc biết nhiếp tâm là bậc dung thông được cái nghe, cái thấy. Nghe gì cũng được, thấy gì cũng biết nhận chân, đã từng chịu đi trong chướng ngại, chịu đi trong ngăn cách để nhiếp độ chướng ngại, ngăn cách. Từ nơi cái thấy, cái nghe vạn pháp: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, không còn chướng đối cách ngăn giữa hai tướng Nghe - Thấy kết chung về một tướng trực giác Nhãn Tịnh - Nhĩ Tịnh.

• Tham – Sân – Si

Chư Phật rất quan tâm vấn đề THAM - SÂN - SI, dùng đủ phương tiện khai cho chúng sinh thị để hóa giải sạch Tham Sân Si. Thời Đức Tăng Chủ Tịnh Vương hóa thân Đức Di Lạc cũng vậy. Một hôm tại căn gác gỗ số 42 đường Hồng Bàng Nha Trang tức Trung Ương Hội Thượng, tôi nghe Ngài khai thị như vầy: làm thế nào để hết Tham Sân Si mới giác ngộ?

“Hàng Tiểu Thừa sợ tham khởi vọng nên tận diệt tham. Càng diệt nó càng sinh. Khi nào tánh còn nghi ngờ, còn vọng đảo thì chính vẫn còn tham vọng chưa tỏ hết tận gốc tham. Tham không phải diệt nó, nó mới hết tham, chỉ tận giác thì nó không còn một cái tham.” –T.V.

• Sao Gọi Là Càng Diệt Nó Càng Sinh?

Tỷ như cái lò xo nếu ta lấy tay ép nó xuống, nó nằm im nhưng nếu ta lơ là vô ý nhích bàn tay lên lò xo bung theo lên vì thể tánh của nó là nhún do lầm mê mới đè ép nó, không thể đè ép mãi, mà phải nương theo tự nhiên của nó. Cũng như thèm ăn, cứ nhịn sợ ăn bị tội lỗi, do lầm nên khi gặp món mình ưa thích cứ thèm không sao dẹp tư tưởng động loạn được. Nếu thèm cứ ăn, ăn đã hôm sau thấy hết thèm. Vì đã ăn rồi, đã biết rồi nên tự nó không còn thèm nữa. Đó là tâm đã tịnh được một pháp.

Thời hạ lai xã hội phát sinh đủ thứ, phức tạp hỗn loạn quá nhiều so với thời Đức Thế Tôn xã hội đơn giản. Nếu diệt, chúng sanh không tỏ pháp, phải tinh tấn phá mê chấp để sạch lý tham. Khi đã không có tham thì nào có sân hận. Lúc đã không có sân hận thì nào có si mê.

Câu chuyện Đức Tăng Chủ Tịnh Vương kể dưới đây để chỉ tham sân si: “Một Trưởng Giả kia có một cây cam trái sum sê tươi đẹp ngay trước cổng lâu đài. Một Đạo Sư nhìn thấy cây cam tươi đẹp, thích thú đến thưa với trưởng giả để xin cây cam ấy về trồng trước sân chùa. Vị trưởng giả trầm ngâm nói với Đạo Sư. Tôi không thể cho Đạo Sư một cây cam mà Đạo Sư cũng không thể bứng lấy cây cam này đem về trồng trước sân chùa mà nó sống được.

Nếu Đạo Sư muốn có cam thì tôi tặng cho một quả để đạo sư gieo trồng sẽ đặng 20 cây cam. Đạo sư không hiểu sanh tâm sân hận rồi oán trách trưởng giả nhỏ nhen không cho mình một cây cam mà cho một trái cam. Đó cũng gọi là si. Từ chỗ si mê mà có tâm sân hận. Đó cũng gọi là sân, bởi chỗ lầm mà vướng chịu tham lam.


Sư cũng nên biết, được một quả cam có thể ươm trồng thành 20 cây cam thì đạo sư có sử dụng 20 lần tham nhưng biết đúng, hợp lý không có phải là tham. Tham không, sân cũng không có chỗ nương tựa mà phát sinh nên không còn si mê điên loạn.”
 –T.V.

Bậc tu hành nhận biết được thế nào là tham sân si thật khó khăn vô kể. Nó không đơn thuần như chúng sanh nghĩ. Khi không có vọng đảo thì liền chẳng tham. Cho nên khi dạy đạo cho Tứ Chúng tu hành Ngài thường chú tâm nhắc nhở: “Các ông tham vọng điên đảo, si mê chướng đối trở thành vạn pháp muôn trùng hóa thành vô minh pháp giới. Ta thật biết tỉ mỉ mà còn biết hơn thế nữa. Ta trơn liền chẳng có tập khí, khi không có tập khí thì nào có khởi sanh, khởi diệt. Đã không khởi sanh, khởi diệt thì Tâm bình đẳng dung thông. Gốc của Tham Sân Si do bởi vọng đảo mà thành gọi là tham vọng.” –T.V.

Vị Đạo Sư mừng rỡ tán thán Đức Di Lạc Tôn Phật, Phật pháp Ngài trao thật vi diệu, thật khó nghĩ bàn. Đạo sư cùng tứ chúng đồng đứng lên đảnh lễ Đức Tăng Chủ vì đã được Ngài khai thị về tham sân si nguồn gốc của mê lầm chưa giác ngộ được.

Về tham sân si Ngài dạy cho chân tử có nhiều lớp với nhiều phương tiện không thể nghĩ bàn. Những chân tử ở xa, cả đời mới về gặp Ngài vài lần, Ngài thường dùng Ái ngữ để nhiếp độ cốt cho chúng sinh đó biết tin, ái kính Ngài để có đi xa cũng nhớ tình mà lo tu theo kinh sách và lời Ngài. Còn chân tử ở gần thường gặp Ngài, nếu phát tâm tu cầu giác ngộ, Ngài thường phương tiện dùng Vi Diệu Pháp, không lường được.

Pháp Nghịch Ngài dụng cho chân tử tham tiền, của, danh, tình… vào cuộc làm ăn kinh doanh có chức phận đến khi bị kẹt thua lỗ, nợ nần, mất chức, mất danh bậc tu như chơi vơi giữa dòng tiến cũng không được, mà thối lui cũng không xong. Gào thét, tức tối, đâm ra chán bỏ tu, sau trực giác được cái tham về sám hối tu tiếp dần dần tỉnh cái tham./-