–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

35. Nhất Tâm

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 34169)
35. Nhất Tâm
Nhất Tâm chính là điểm tinh hoa của sự tu tập để đi đến Tri Kiến Giải Thoát.

• Bậc Đại Thừa Nhất Tâm cổi giải vạn pháp cho được an nhiên. Nhờ thế, đến một ngày nào đầy đủ sẽ lộ diện mà sở đắc chân không làm điểm tựa chuẩn bị tỏ rõ con đường sanh tử mà Giác Ngộ. Chân không chẳng phải là giác ngộ. Chân không là con đường của Bồ Tát Hạnh. Tu sạch sẽ chân không đến lúc nào Giác Tướng từng pháp trong vạn pháp mới thành tựu Nhất Tâm của Bồ Tát.

• Bậc tu tinh tấn cổi giải thân tâm sung mãn để trưởng thành Nhất Tâm. Cổi giải để hóa giải vạn pháp được cái sống thực, không phải cái sống cầu vái ảo tưởng xa thực tại. Bậc này luôn sáng soi bờ ngăn chấp nơi thân mạng để lần tiến. Kiến tạo công năng đến nhất tâm. Hóa giải vạn pháp không phiền trách, than thân, oán đời. Đó gọi là tu đúng, hành đúng với con đường Đại Thừa, con đường tiến đến Chân Tôn, là y áo của Bồ Tát.

Nhờ qua nhiều gây cấn, tai nghe được nhĩ tịnh, mắt thấy được nhãn tịnh, không còn đối tượng, không còn trụ chấp, được quân minh.

Thật ra vì chúng sanh đa bệnh mà Phật phải đa hạnh chứ dưới mắt Ngài không thành lập giáo môn cố định, hành đạo không trụ xứ, chỉ tùy nghiệp chủng của từng mỗi tín chúng, cần hóa giải mỗi trường hợp ra sao Ngài đều Trực Giác tường tận.

“Ngài chuyên về hóa giải quan niệm, hóa giải tư tưởng vọng tưởng lầm lạc nghi chấp con người.” –T.V.

• Quan niệm là thói quen tạo thành nghiệp ăn sâu vào thân tâm làm cho không thoát sinh được. Muốn hóa giải quan niệm để tâm dễ trực giác mà tu hành, bậc tu phải hỷ xả, xoá bỏ tư tưởng định sẵn, khác quan niệm cần xem xét, không vội khen chê. Trước tiên do vọng tưởng bị lầm cho là thật nên bị chấp, phải tự thấy cốt tự hóa giải để tự giác con đường sanh tử.

“Ngày nay đến thời Hạ Lai Thị Hiện vẫn không giáo môn, tùy căn, tùy duyên hóa độ.” –T.V.

Thời Hạ Lai Đức Tịnh Vương hóa thân Đức Di Lạc cũng như thời Đức Thế Tôn. Ngài không lập một môn nào để không bị trụ xứ. Khai thị Phật pháp hợp thời Hạ Lai nên không trụ chứng, tùy chân tử quyết tâm liền được tận tình khai ngộ, bậc như vậy gọi là tùy căn cơ tánh chất cầu đạo. Còn bậc tùy duyên phải chiều chuộng, nếu tin sẽ được khai cho biết Phật Pháp, bậc này không ép như bậc có căn cơ cầu đạo quyết theo con đường Tri Kiến Giải Thoát.

“Từ nơi Tạng Thức lầm lẫn mờ mịt đảo điên, thọ giới Tiên Thần làm nơi tu trì hư vọng, nên ta mới lấy Như Lai Tạng lập giáo hóa giải nên được gọi là PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO.” –T.V.

• Tạng Thức hàm chứa tất cả chủng tử Thiện Ác, Thanh Thô, Tốt Xấu, Dơ Sạch. Bậc tu Tiên Thần lầm lẫn chọn lựa, ưa thích thiện ghét ác, lấy tốt bỏ xấu, lấy sạch tránh dơ, giữ một khía cạnh yên lặng, tránh nơi ồn đông người, chọn nơi vắng vẻ tu hành, gìn giữ gọi là tu trì. Tu như vậy không vào thực tế chỉ là hư vọng.

Do đó Đức Ngài mới lấy Như Lai Tạng còn gọi là Chân Như hàm chứa bao gồm tất cả mọi pháp thiện ác, tốt xấu, dơ sạch, tịnh bất tịnh, hữu tướng phi tướng, nghĩa là tất cả kho tạng của Như Lai đều được phơi bày ra chẳng thiếu sót để tận độ chúng sanh trong thời Mạt Pháp này. Do phiền não một chủng tánh của Ma Lực che khuất Chân Như, do Tham, Sân, Si… che khuất chân như gọi là pháp tánh lầm lẫn mê lầm giữ lấy tạo thành tạng thức từ đó Ngài mới thành lập PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO để giáo hóa chúng sinh. Pháp Tạng biện minh cho Như Lai Tạng là quyền năng tổng thể vũ trụ.

“Ta không xây cất chùa làm nơi trụ xứ. Ta chỉ đến những bậc tín tâm phụng hành theo lời chỉ giáo.” –T.V.

• Chuyến Hạ Lai này, Ngài không chủ trương xây một ngôi chùa nào. Ngài mua một căn nhà cho gia đình sinh sống làm ăn. Phía trước làm chánh điện. Còn phía sau làm một gác gỗ gọi là Tịnh Thất của Ngài. Nhà ở làm Pháp Bảo. Những chân tử tín thành mỗi tỉnh đều lấy nhà làm Pháp Bảo tỉnh, Pháp Bảo Quận, xã đến ngày 14 và 30 âm lịch làm lễ Phật đọc giáo ngôn, giáo lý. Hàng Hộ Pháp, Tôn Giả giảng Phật Pháp nuôi dưỡng Tứ Chúng tu hành.

Ngài lui tới các nơi khai thị Phật pháp tu ngay trong gia đình, sửa tánh, tối công phu thiền tọa. Nghe dạy tại pháp bảo về nhà thi hành tu tập nên có nhiều cơ hội phải thực hành luôn, không phải tu ảo tưởng cầu vái van xin nữa. Nhiều gia đình tu sửa tánh là niệm pháp thường xuyên nên chứng 2 đến 3 năm cả nhà đầm ấm, sống biết nhường nhịn nhau, nóng nảy liền thấy sai. Một bậc tu như vậy kéo theo những thành phần không tu trong nhà thấy người này tiến bộ hẳn, cả nhà dần dần không còn ồn ào, nói năng biết giữ gìn, vợ chồng sống hạnh phúc, cha mẹ, anh em hòa thuận một cách tự động kỳ diệu.

Ngồi thiền, niệm Phật ngay trong phòng ngủ nhờ đó trực giác được tánh xấu, đố tật xấu dần dần trừ giảm, vô minh tan. Nhiều gia đình khá giả, có tiền đầy đủ không tu tự sửa tánh nhà nào cũng cãi cọ, nóng giận, phiền muộn không sao giải hết được. Những gia đình Pháp Tạng Phật Giáo ý thức được nên có mê lầm ồn ào, phiền muộn sau đó họ thấy biết. Sửa dần, loại cái xấu sau chỉ còn cái tốt đem lại hạnh phúc cho cả nhà. Kết quả khoảng 80% đi được tự tánh. Chân tử Ngài ở rải rác trong nước từ Sài Gòn, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn. Ngoài nước như Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ đều có chân tử.

Cá nhân là nền tảng của gia đình. Gia đình là nền tảng của xã hội. Gia đình ổn định, xã hội phồn vinh. Đó là cơ bản cần tạo đạo đức thực sự, tự mỗi cá nhân ý thức được thì không gì quý bằng. Những cải cách bên ngoài chỉ là yếu tố phụ. Khi một con người tự ý thức đạo đức, họ không hề làm bậy ảnh hưởng không tốt đối với xã hội. Thật một pháp môn sống động thực tiễn.

“Ta chỉ cần những bậc tu hành tin nơi lời hóa giải, VÂNG để thực hành tu tập, KÍNH Bảo Pháp Chân Truyền, gọi là Nhất Tâm Đảnh Lễ thành Phật.” –TV

• Bậc tu thiết tha, thành thật tâm đều tin Ngài về nhà hóa giải những vướng mắc trong gia đình. Gặp khó khăn không tìm ra lối thoát khi gia đình gặp hoàn cảnh vật chất thiếu, chuyện gia đình bất ổn, Ngài đều cho một lối giải ổn định. Bậc biết vâng lời về thực thi điều Ngài dạy liền qua khúc eo rất tuyệt mỹ.

Từ đó họ ý thức, gia đình, cuộc sống hằng ngày chẳng khác nào bài toán phải giải cho ra đáp số. Nên không ngồi khóc than, không cầu vái. Người nào cũng được dạy pháp môn Đại Thừa mới vào cũng dắt dẫn theo đường tu Đại Thừa. Bậc tu thực hiện vâng theo có kết quả, tự động kính ái Ngài xem như cha hiền đang chăn dắt bầy con, có lúc xuống vực thẳm, có lúc qua ghềnh, lội thác trong vũ trụ bao la vô tận. Đi đâu, ở đâu lúc nào cũng nhận diện bảo pháp ở trước mặt, từ đó họ tin tưởng Pháp môn sống động ở khắp nơi. Không thấy Pháp ở đâu mà đâu đâu cũng có Phật Pháp, đâu đâu cũng có Như Lai Pháp cùng Chư Phật mười phương. Nay họ đã được nhận diện, kiến diện, gắn chặt đời mình với Tam Thế mười phương. Bậc đạt đến trình độ trên gọi là Nhất Tâm, liền niệm một tiếng được Tương Thông Phật Lực./-