–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

37. Thuyết Minh Đồng Ứng

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 28735)
37. Thuyết Minh Đồng Ứng
“"Đối với tài liệu Phật Đạo là một linh dược tuyệt tác, biết rõ nguồn mê, do cá nhân tự mãn nên mới thành lập hai chữ tu hành và sửa lại bản thân, phải hành sự bên ngoài để tiếp thu bá thiên vạn lỗi lầm lẫn nơi Đồng Ứng.”" –T.V.

Tu hành cốt thực hành vạn pháp ở thế gian để tự tỏ, càng năng động càng thâm nhập sâu đậm, nhờ đó bước qua, nhìn lại mới thấy lầm sai của mình bị cuốn hòa đồng theo bá thiên vạn pháp đủ muôn chiều, làm cho bậc tu bị xuôi dòng không sao thoát ra khỏi nơi đồng ứng này được. Phải bền chí, kiên dũng mới tiếp thu bá thiên vạn lối mà tránh lầm lẫn, khỏi bị lôi cuốn nơi đồng ứng.
“
"Có nhiều bậc tu hành kiên(g) sợ đồng ứng tác quái, nên tư tưởng hiền lành cốt khỏi sa đọa.”" –T.V.

Bậc tu khi pháp động đến không hóa giải, kiên sợ bị chìm đắm, sẽ được hiền lành nhưng trí tuệ không phát sinh. Bậc không va chạm vạn pháp không thấy được lầm lỗi nên còn lầm lỗi. Bậc biết làm hết sai, bậc này được đúng. Bậc cho rằng có trí tuệ, không hạnh nguyện, trí này chưa thật trí cứu cánh, vẫn còn nghiệp thức vọng đảo.
“
"Có bậc thường xét lỗi lầm, tự nguyện sám hối, tầm phương hóa giải, nghiệp thức, nghiệp căn vọng đảo, chuyên trì tu tập bao nhiêu vẫn nhìn thấy chính mình đảo vọng, tìm nơi xa lánh, tận diệt trở thành Tiên Đạo hay hàng Nhị Thừa tu chứng.”" –T.V.

Có bậc tu rất chú tâm xem xét lỗi lầm, thành tâm sám hối cốt yếu chừa lỗi, xem xét từ tư tưởng đảo vọng cho đến căn tánh tạo nghiệp nhưng cũng không hết được loạn tưởng, không điều động được loạn tưởng, đã nhập cốc tu riêng một mình, không tiếp xúc với bất cứ người nào cốt xa lánh cái nghe, cái thấy, diệt loạn tưởng để được thanh tịnh. Thanh tịnh này là Tịnh Biệt nguy hại.
“
"Đối với Đồng Ứng thì như nhiên sẵn sàng tùy thuận theo sở nguyện của tứ loài trong vũ trụ. Từ nơi thượng cho đến hạ mỗi mỗi đều tùy thuận đồng ứng. Từ con người cho đến Tiên Thần Thánh Hóa phải lầm nơi đồng ứng.”" –T.V.

Theo quan niệm cùng tập nhiễm của mỗi giòng giống trong tứ loài thảy đều Như Nhiên Đồng Ứng đúng với giai cấp với tần số của nó. Từ hàng thượng sanh cho đến kẻ hạ tiện mỗi mỗi đều đồng đẳng ứng trực với từng lớp lớp của nó. Vì sao? Vì vũ trụ với tứ loài như con người, Tiên, Thần, Thánh vốn đồng thể. Tỷ như bọt nước đá, sương, tuyết, băng đều gốc từ nước. Tùy theo nhiệt độ và khí hậu mà nước đồng ứng thành bọt nước, nước đá, sương, tuyết băng. Nó sẵn sàng tùy thuận từng vùng mà thành hình khắp tất cả.

Còn con người thì nó cũng tùy trình độ và giai cấp làm cho từng giới đồng ưa thích vẹn vừa, không hơn kém được. Đối với bậc biết cải tiến bản thân Đạo Đức đồng ứng giúp cho trí hóa từ phàm phu trở thành bậc Thánh Tăng cao quý xuất ly thế gian.
“
"Phật và chúng sanh chỉ hơn nhau nơi tận biết và chưa được biết. Nên Phật thời không có giới. Chúng sanh có giới bị mê lầm. Phật không giới tròn giác.”"
–T.V.

“Không giới” đây không phải ngồi yên, tránh né vào vạn pháp để không, phải vào vạn pháp thuận nghịch, hữu tướng phi tướng chẳng còn thiếu sót một pháp nào mới tận biết mà không giữ một giới nào.

Nghe qua thấy đơn giản nhưng thực hiện tận biết tròn giác phải qua lớp lớp vô lượng kiếp, chỉ trừ gặp Chư Phật đưa qua đến mức Bồ Tát, từ Bồ Tát tiếp tục hạnh nguyện ở những kiếp sau này chừng nào sạch tất cả giới mới mong thành Phật.

"“Khi Đức Quán Thế Âm Như Lai Phật, cho đến sau này Quán Thế Âm Bồ Tát, sở đắc Viên Dung Bình Đẳng Đồng Ứng Như Lai, phát nguyện nơi Phổ Môn Kinh bất cứ mỗi một ai, tùy theo sở nguyện liền hiện thân thuyết pháp. Ngài nói: Bà La Môn, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di v.v... cầu lấy Ta, Ta liền hiện thân Bà La Môn, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di thuyết pháp đó phải chăng đồng ứng hiện thân đồng đẳng không giới hạn biệt phân, trở thành tu quán Như Lai, đặng Như Lai thọ ký chăng?"” –T.V.

fire_stopping_1Quán Thế Âm Như Lai Phật đã thành tựu viên dung bình đẳng, quán xét những âm thanh của tứ loài như nhiên đến. Còn bậc tu theo pháp môn quán xét âm thanh của tứ loài hóa giải độ khổ cứu chúng sinh, chính là Quán Thế Âm Bồ Tát những bậc này đều đã thành tựu viên dung bình đẳng đồng ứng với Như Lai tại vì sao?

– Vì: Thân, khẩu, ý bình đẳng là pháp thực tiễn vi diệu, không còn có gì so sánh được. Nghiệp của thân chuyển bình đẳng với lời nói. Nghiệp của lời nói đều do tâm sanh nên gọi nghiệp của thân bình đẳng với tâm. Thân khẩu ý bình đẳng thì đâu đâu cũng bình đẳng giống như biển cả đâu đâu cũng chung một vị mặn.

Chư vị đều phát nguyện, bất cứ ai tùy theo nguyện liền hiện thân thuyết pháp như có Bà La Môn cầu Ta, Ta liền hiện thân Bà La Môn thuyết pháp, có nghĩa Bà La Môn là hạng người ở giai cấp cao sang nếu cầu Quán Thế Âm Bồ Tát, Quán Thế Âm Như Lai Phật thì người cầu này sẽ tự nghe được, tự nhận được trình độ giai cấp cao sang ở nơi tánh mình, biết phải làm sao cho hợp với giai cấp hiện tại một cách tự nhiên. Đó gọi là Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân Bà La Môn đồng ứng thuyết pháp.

Như có Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di cầu Ta. Ta liền hiện thân Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di thuyết pháp có nghĩa là người nam, người nữ giữ ngũ giới tự nghe được ý nghĩa ích lợi của giữ ngũ giới nên gọi là Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đồng ứng thuyết pháp.

Tự tâm rốt ráo không có tánh thì ngã đồng ứng tự tánh không tánh. Pháp tánh này đồng đẳng không còn chỗ nào cao hơn, không còn giới hạn biệt phân, nghiệp phiền não đến không còn có sự trói buộc, cũng không có sự giải thoát. Chư Bồ tát nguyện trụ được Bình Đẳng, biết sử dụng vạn pháp nơi thân khẩu ý viên dung ắt được Thần Bí Gia Trì là chỗ nhập môn làm phương tiện. Bậc này ở khắp nơi đều viên dung bình đẳng đó là Mật Ấn, là Phổ Môn Bí Mật Trang Nghiêm từ thân bình đẳng viên dung này phổ chiếu hiện tất cả uy nghi, từ lời nói hiện uy nghi, âm thanh nào cũng là Chân Pháp. Còn tâm phổ chiếu hiện tất cả chủng tử, không có chủng tử nào chẳng phải là nhất thiết chủng trí, tất cả chủng trí đều là Tam Muội.

Bậc tu đã đến kiến diện Như Lai rốt ráo viên dung bình đẳng, chẳng ngoài “Tánh Như ”được Như Lai thọ ký.
“
"Khi mở quyển kinh Hoa Nghiêm mới thấy lời Phật nói: Các ông nên biết Bồ Tát nương nơi Công Đức Như Lai. Tĩnh tọa an nhiên, đồng thuyết pháp cho vô số chúng sanh nơi mình đặng nghe pháp, lãnh hội lời thuyết ngôn, tất cả thảy đều đặng nhiều môn giải thoát, đó là những vị đã từng Cúng Dường Như Lai nên ngày nay mới nói như thế."” –T.V.

Phật đã từng dạy nơi Kinh Hoa Nghiêm rất tỉ mỉ rõ ràng cho bậc tu tránh ngộ nhận nơi giả thuyết mà phải nương vào vạn pháp nơi nghe thấy biết, hóa giải, hỷ xả cốt hồi hướng tất cả ngăn chấp trong tâm cho trở về hư không gọi là nương công đức Như Lai thuyết pháp cho vô số chúng sanh tánh của mình được nghe, nhận định rõ được thoát sinh không còn chúng sanh tánh nào chấp trụ trong tâm. Đó là bậc biết Cúng Dường Như Lai là pháp môn giải thoát.

Khi thuyết pháp chính mình nghe lời mình thuyết trước, lời thuyết có khi đồng ứng như minh thuyết, tưởng chừng như Phật nhưng lý và sự chưa đồng song. Lý học quá nhiều, sự không hành làm cho bậc thuyết bị lý chướng. Chớ có thọ ngã ngộ nhận thì mới lãnh hội được lời kinh vô giá của Đức Bổn Sư nơi kinh Hoa Nghiêm. Đa phần thuyết pháp hay nhưng chưa phải đã hiểu lời thuyết được chu đáo, chưa được quả vị như thế, cần phải học lại lời mình đã thuyết nên cần nương vào Công Đức Như Lai thuyết pháp để tránh thọ ngã.

“"Thuyết minh đồng ứng rất dễ lầm, dễ nhận, đối kẻ Thiểu Trí Đa Văn ưa thích kỳ vọng mà lầm nhận. Còn ngoài ra bậc tu cầu Chánh Giác biết tự trọng bản năng Công Đức Phẩm."” –T.V.

"Bậc học hỏi, nghiên cứu hay dùng trí suy nghĩ nên nó đồng ứng tưởng mình đã giác, nghĩ ảo vọng không hóa giải, không tu sửa tánh làm chính, trở thành lầm nhận. Bậc thực tu biết tự soi xét thân mạng cùng khả năng để tự tạo lối tu thực tế ngay trong đời để tạo Công Đức Cúng Dường Như Lai gọi là Công Đức Phẩm.
“Mỗi một khi buông thả nương vào đồng ứng thề nguyện học. Bậc này có trạng thái xét lại bản năng, đạo hạnh cùng đức hạnh cốt chứng tri căn bản, thật khó lầm nhận phút cuối của một thời đang tu.”"
–T.V.

Bậc có tâm trí quyết tu cầu giải thoát không hề câu chấp từ lời kinh, tinh tấn tu cho bản năng được suông sẻ, từ hành động đẹp cho đến tánh tình thiện căn làm cơ bản, không mơ tưởng kỳ vọng cao xa, chỉ trực nhận tánh, luôn giữ gìn tâm điều hòa, giải sạch tánh để thanh tịnh tâm. Bậc như vậy giờ phút bỏ thân xác ra đi cũng không có một tư tưởng khởi vọng ảo tưởng. Chỉ thực tế tu sửa nên không có một pháp lầm nhận./-