–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

48. Mật – Hiển – Đốn – Tiệm

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 31468)
48. Mật – Hiển – Đốn – Tiệm
“
Bậc thực hiện mười danh hiệu thật khó gặp vì bậc này đồng ứng với bổn nguyện Tam Thế mà thị hiện. Từ ngôn ngữ, hành động không khác với nhân sinh nên Thánh Tăng Bồ Tát cũng chưa biết, chỉ trừ Bồ Tát hạnh nguyện Bát Nhã Trí, dùng Giác Tướng mới nhìn đặng phần nào nên khó gặp.”
 –Biệt Tôn Vô Thượng Đẳng Kinh


Bậc thực hiện mười danh hiệu để thành Phật phải thành tựu bốn duyên căn:

MẬT - HIỂN - ĐỐN - TIỆM

Bốn tướng của hàng Bồ Tát tu đạt đến THÔNG - ĐẠT - TẬN - THÀNH, cầu diệu quả Bồ Đề.

“"Làm thế nào mà đạt được Thông?

Thông nhờ Mật Giáo, có Mật mới có Thông, chưa Mật thì chưa Thông. Vì sao?

Vì Mật là Mật Ấn Như Lai Tạng, nếu chẳng Mật không Ấn, chẳng bao giờ Mật Ấn làm sao sở đắc để mà THÔNG.”" –
T.V.

Thông nhờ Mật Giáo. Thế nào gọi là Mật. Bậc tu ý thức sửa tánh là chính, sau được tự tánh thấy tánh đến Minh Tâm. Bậc Minh Tâm từ lời nói đến việc làm đều hàm chứa Mật gọi là có Mật mới có Thông. Chúng sanh được nương nhờ sẵn có Như Lai Tạng nên tánh Nghe - Thấy - Biết chính là Bổn Lai cũng gọi là Phật Tánh nhưng Phật Tánh - Nhất Tâm - Chơn Như - Như Lai Tạng - Pháp Tánh - Pháp Thân - Pháp Giới là bảy báu của Chư Phật.

Tuy là bảy báu nhưng thể tánh vốn chỉ là một. Chúng sanh và Phật vốn sẵn nhưng vì một khởi sai lầm nơi chúng sanh mà thọ chấp thành bờ ngăn điên loạn. Như mặt trời kia bị mây che. Do đó Mật là Mật Ấn Như Lai Tạng. Đức Đại Nhựt Như Lai Phật khi đồng Như Lai, lúc hòa cùng Chư Phật. Tất cả bí mật kín nhiệm di chuyển do Ngài nắm giữ từ Thần Thông đến Tam Muội qua các Hiện Thân đến Giải Thoát.

Đức Đại Nhựt Như Lai Phật lại gìn giữ Tâm Ấn, Mật Ấn nên đối với Ngài chúng sanh không thể nghĩ bàn. Chư Phật có nhiệm vụ thọ ký và diệu độ Chư Bồ Tát.
“
"Nếu có một vị Bồ Tát tu vạn hạnh bên ngoài trí huệ suốt thông khi nghe Đức Di Lạc Tôn Phật thời Hạ Lai thị hiện dù đã biết hoặc chưa biết dù cho bậc đó sở đắc hoặc thành Phật thật sự đi nữa mà chưa biết nơi chứng minh Nhất Tôn, chẳng tin sự chứng minh, có lòng tự mãn ngã mạn thì cũng chưa đến nơi rốt ráo để nhập Đại Niết Bàn. Vì sao?

Vì chưa đặng thọ ký Nhất Tôn thì làm sao đến Như Lai Nhất Tôn chứng minh, đã chẳng đặng chứng minh thời làm gì có Đại Nhựt Như Lai ban hành thị hiện cảnh Đại Niết Bàn, do lẽ ấy mà bậc kia phải dùng Định Tưởng, đã Định Tưởng thời còn sanh diệt, đó chính là trọng yếu thứ nhất."” –
T.V.

Thời hạ Lai Mạt Pháp này Ngài ấn chứng đoạn kinh trên cho thấy muốn thành Phật dù sở đắc Vô Thượng Đẳng, Vô Thượng Sư cũng phải có Đức Di Lạc Nhất Tôn chứng minh. Tự ý xưng Phật là không chứng từ, là bị tự mãn sai lạc.

Nếu Đức Di Lạc Tôn Phật đã ra đi cũng còn Bồ Tát thi hành Ma Ha Tát thừa kế, nếu không được vị này Tâm Ấn làm sao Đức Đại Nhựt Như Lai Phật thị hiện chứng minh. Cho thấy tu hành phải có quả vị. Phải có tôn ty trật tự, tự xưng chưa được chứng minh đều lạc lối. Đức Di Lạc cũng được Đức Bổn Sư thọ ký. Đức Bổn Sư cũng được vị Phật trước thọ ký. Còn tự ý đi sai lạc xưng Phật không bao giờ được Đức Đại Nhựt Như Lai Mật Ấn cả. Thời Hạ Lai quý vị Vô Thượng Đẳng, Vô Thượng Sư hãy suy xét lại lời ấn chứng của Đức Di Lạc.

Đã có thừa kế chứng minh là có Mật Ấn không nên tự ý xưng. Ngài nhắc đó là điểm đáng ghi nhớ cho các vị Vô Thượng Đẳng, Vô Thượng Sư cần hồi tâm nơi thời Hạ Lai này chớ có lầm lẫn nữa. Nếu sau này chỉ còn chư Tổ cấp Liễu Ngộ các vị Vô Thượng Đẳng, Vô Thượng Sư phải chờ Bồ Tát được thọ ký Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thị hiện. Nếu bậc thật tu, kiếp này hãy sớm thức tỉnh theo lời thọ ký minh chánh của Đức Long Hoa Tăng Chủ Di Lạc Tôn Phật sẽ được lợi vô kể.

Ngài đã làm xong nhiệm vụ chỉnh trang Phật Đạo nếu vị nào tự ý dù ở Phương Đông, Phương Tây, Phương Nam, Phương Bắc mà không hồi hướng sự tu hành còn kẹt ở Định Tưởng là tướng sanh-diệt, tướng sanh-tử cần quan tâm.

“"• Về Đạt: Đạt nương theo Hiển, nếu không Hiển Giáo không Đạt.

 • Đứng về Tận: Không Đốn Giáo không Tận Giác. Đốn cho Tận, không Đốn không Tận.

 • Còn về Thành: Không Tiệm Giáo không Thành. Vì sao? 

 • Khi dùng Đốn là Phá Giải. Về Tiệm thời đạo hạnh sáng soi. Nếu Đốn không Tiệm bị Không Chấp, vướng vào pháp không.

 • Cũng như: Phá chấp không biết Duyên Căn tỏ chấp thì không bao giờ thành.

Chẳng khác nào: Phá nhà phải biết xây nhà là tu Đốn Tiệm tương song, phá nhà không biết xây nhà, như kẻ phá chấp mà chấp, không chấp bị chấp Không, chẳng bao giờ Thành Đạt.”"
–T.V.

Bậc tu khi ý thức được tự tánh tỏ tánh thì từ lời nói đến sự sự đều có Mật. Đã có Mật liền đạt Hiển. Hiển Giáo đây là của Bồ Tát Tánh tu đạt còn không tự tánh mà tu Hiển là của phàm phu, lý thuyết, thuyết giảng, nghiên cứu gì cũng không thoát khỏi vòng đai của Ma Lực.

Khi Chư Phật nhận thấy Bồ Tát còn chưa suốt, có lúc còn vướng mắc mà Tự chưa đầy đủ Phật liền Đốn để phá Vô Minh, Bồ Tát được nghe thấy biết từ tỏ thông đến thấu đạt. Đốn cũng như phá rừng nhưng phải biết trồng trọt cây theo hàng lối theo tổ chức để có quả sinh ra của cải là Tiệm Giáo. Nếu đốn bỏ đi, đất trống cây dại sẽ mọc lại thì sự đốn kia cũng không tròn, cũng kẹt không tai hại, lại bị nhiễm không.

Nếu Bồ Tát cho đến chư Phật dùng Đốn Giáo là biết Chân Phật Tử đủ sức Tin Vâng, sau kết quả mới tự phát tâm kính ái. Cấp Nhị Thừa tu chứng Đốn không có cơ sở bị hỏng, hóa Tăng Thượng Mạn vì chưa chu đáo.

Đương thời Đức Long Hoa Tăng Chủ Di Lạc, Ngài để yên, vỗ về cho các chân tử không chịu tu, thích tu sao cho giàu có nên lớp này không bao giờ Ngài Đốn, chỉ dùng Tiệm cho trụ đạo hạnh nên họ ưa thích. Họ chẳng bao giờ biết Diệu Dụng của Ngài cho những chân tử cầu Giải Thoát.
“
Thông – Đạt – Tận – Thành chung gồm bốn tướng MẬT – HIỂN – ĐỐN – TIỆM.

"Do đó mà Ta nói:

Không Mật thì không Thông.

Không Hiển thì không Đạt.

Không Đốn thì không Tận.

Không Tiệm thì không Thành.


THÔNG - ĐẠT - TẬN - THÀNH là như thế.

Phật dạy: 

Đức Trí tương song
Chân nguyên Tận Giác.
"
–T.V.

Hàng Bồ Tát hành nguyện, hạnh nguyện ý thức bốn tướng Thông - Đạt - Tận - Thành, nên không tu riêng rẽ từng môn mà liên kết tùy lúc tùy thời điểm, ứng hiện cho đồng hợp Mật - Hiển - Đốn - Tiệm mới Tận Giác.
“
"Chư Phật có nhiệm vụ thọ ký và Diệu Độ chư Bồ Tát. Chư Phật chỉ dạy cho Chư Bồ Tát thành tựu Phật Quả và đồng thọ ký cho Chư Bồ Tát trong đường hạnh nguyện đưa Chư Bồ Tát Ngũ Nhãn, Lục Thông, Tam Thân, Tứ Trí đồng thành Phật.”" –T.V.

Cách đây 2538 năm Phật Lịch, Đức Bổn Sư đã thọ ký Bồ Tát Di Lạc sẽ thành Phật nối truyền và giữ gìn Chánh Pháp tiếp nối thêm 5000 năm. Trong khoảng thời vị lai Đức Di Lạc Tôn Phật cũng đã thọ ký và Diệu Dụng cốt tận độ cho được Mục Kiền Liên thành Bồ Tát cùng Thánh Chúng. Bồ Tát sẽ lai trần hành nguyện cùng hạnh nguyện cứu độ chư Tổ để gìn giữ Chánh Pháp. Vết chân đi trước bậc bước theo sau vẫn y nhau không khác mà khác. Không khác là chân truyền vẫn giữ còn khác là phương tiện đến Chân Tôn tùy mỗi thời mà Bồ Tát hành thâm nên không giống mà vẫn y tôn y chỉ ba đời Phật. Thế mới biết chỉ Bồ Tát mới Trực Giác: Khác mà không khác, không khác mà khác cốt Tận Giác đặng Ngũ Nhãn, Lục Thông, Tam Thân, Tứ Trí.

Còn bậc Vô Thượng Đẳng, Vô Thượng Sư tự tin là Phật sao lại dạy cho chúng sanh! Phật dạy chúng sanh là Phật của chúng sanh - kết chung chúng sanh niệm chúng sanh nghe. Phật khai ngộ được Bồ Tát, Thánh Chúng sau Bồ Tát thành Phật là Phật đủ mười danh hiệu. Mỗi lần thị hiện là rung chuyển Tam Thiên, đem lại lợi ích vô lượng cho chúng sanh không tu, còn lợi ích cho Thánh Chúng nối tiếp khuyên dạy đời chuyển ác trược, phiền não trược thành Tịnh Độ.

Nếu dùng vật chất, tiền bạc cho người đời tu, đạo sớm diệt vong không trường tồn. Chỉ khi nào bậc tu tự ý thức làm thiện được phước báo, còn tu hành được giải thoát là Chánh Báo thời đạo mới trường tồn bất diệt.
“
"Còn chư Bồ Tát Tín Hạnh Nguyện để lãnh hội các pháp và Chân Lý huấn từ của Chư Phật mà sở đắc. Chư Bồ Tát độ sanh với con đường hạnh nguyện Lục Ba La Mật Đa, thâm nhập pháp giới thành tựu Bát Nhã Trí, được trí tuệ vô ngại. Đức hạnh ứng thân rốt ráo từ hữu lậu đến vô lậu không hai, hoàn toàn giải thoát."” –T.V.

Thời Hạ Lai Mạt Pháp này Ngài khai thị bậc tu cần theo đường Ngài đã vạch ra, trước tiên phải Tin Vâng Kính bậc Thiện Trí Thức sau mới tỏ thông chân lý lại cần tín tâm, đạo hạnh tự phát thệ nguyện tu cầu Tri Kiến Giải Thoát gọi là Tín Hạnh Nguyện. Đức Ngài rất nghiêm túc, Chân Phật Tử không Tín Hạnh Nguyện chẳng bao giờ truyền pháp. Bậc Tín Hạnh Nguyện cạn, sâu cũng tùy căn cơ bậc tu mà được thọ lãnh chân nguyên.

Chư Bồ Tát Hạnh, nguyện không sống cao xa viễn vông, không trừu tượng như hàng Nhị Thừa tu chứng mà chỉ hạnh nguyện thực tế nơi Lục Ba La Mật Đa hơn nên trước mắt biết nhận định là việc gì hư sẽ là thầy của cái đúng. Nhờ đó Bồ Tát tu đến thấu đạt bình đẳng từng lớp lớp pháp giới chúng sanh. Bình đẳng mà bất bình đẳng.

Chúng sanh, sanh ra ai cũng như ai, thân cũng có đầy đủ các bộ phận, các cơ quan, cũng có hoàn cảnh như nhau, tại chưa biết soi thấu. Do tánh mà đổi cảnh, chớ cảnh vẫn là cảnh. Cảnh bất bình đẳng là Thọ Ngã. Đã thọ ngã là có cảnh. Không có Ngã là không có cảnh. Đường tu bước qua bất bình đẳng lớp lớp chúng sanh được trở về bình đẳng của tâm thanh tịnh. Suy ra tánh trí bình đẳng mới Tín Hạnh Nguyện được viên dung thấu đạt Bát Nhã Trí thực thể không còn pháp trừu tượng. Trí tuệ được tự tại vô ngại lúc đó hữu lậu vô lậu chỉ là một mà hai, hai mà một ứng thân thị hiện đúng không còn sai được hoàn toàn giải thoát sanh tử luân hồi.

Duy Vật đánh ngã Duy Tâm. Duy Tâm có làm thực thể thì Duy Tâm cũng là thực chất sẽ đi sát hơn Duy Vật. Thời Hạ Lai thực tế nhất còn cụ thể chứng minh nơi ban Hành Hịch Vũ Trụ, kết chung cho thấy Duy Tâm nương Duy Vật, điều động được Duy Vật sát thực tại. Có tu thành Tiên, Thánh, thành quân tử cũng phải theo con đường này. Khi thực hiện đúng là giác ngộ. Khi thực hiện sai bị khổ là mê. Thực ra mê, ngộ không chứng từ ghi chép được. Nó thuộc Tâm Ấn, phải Tin Vâng bậc Tâm Ấn thôi. Vì sao? Vì vạn pháp huyễn hóa cần có bậc thật biết theo đường đi vũ trụ tức Như Lai Pháp sẽ thực hiện được chân thật mà trở về thật.
“
"Thời kỳ nào Phật hóa độ tất cả chúng sanh và Bồ Tát? Thời Đức Phật ra đời, chưa có thể hiện Bồ Tát, thì Phật phải Hành Dụng đến Diệu Dụng chung một hai thứ gọi là Bồ Tát Phật. Khi chúng sanh Giác Ngộ hoặc đắc pháp thì Phật trở qua Đốn Pháp để cho chúng sanh hiện thể, thời này gọi là Phật hóa độ Bồ Tát.”" –T.V.

Thời nào có Phật ra đời, chúng sanh và Bồ Tát còn lẫn lộn trong Đạo Tràng. Phật phải hành dụng cùng diệu dụng để tuyển chọn bậc tu căn cơ sâu dày. Diệu dụng hữu tướng, phi tướng, bậc thật tu qua được, điều ngự tánh được đắc pháp hay Giác Ngộ. Sau Phật Đốn Pháp cho bậc tu sửa được hiện thân Bồ Tát. Bậc Bồ Tát đối với Ngài phải là bậc tu Tin Vâng Kính trọn, Tín Hạnh Nguyện tự giác cao độ mới Đốn cho sở đắc Vô Thượng Đẳng Chánh Giác.

Khi đã chứng minh Bồ Tát. Phật mới nuôi dưỡng riêng, pháp mỗi lúc mỗi khó, chỉ một sai nhỏ cũng chỉ thẳng bằng Đốn: La rầy, làm dữ, đuổi, đánh cốt tận độ chúng sanh tánh cho trơn liền, tâm không còn chớp động trước vạn pháp. Thời này Phật hóa độ Bồ Tát thật khó.
Những vị Tôn Giả được Ngài chọn phải chịu kỳ thi khó khăn trong phần hóa độ Nhứt Thừa này.
“
"Qua thời Bồ Tát hiện thân đầy đủ hoặc chưa đầy đủ thì Phật mới thi hành Tịnh Bất Tịnh, Thuận Nghịch quyết đưa chư Bồ Tát qua các trở lực ngăn ngại mắc miếu, thân tâm tập khởi, tập nhiễm trong lý sự chưa đồng đến đồng, chưa đặng đến đặng, chưa sở đắc đến sở đắc hoàn toàn thành Phật.”" –T.V.

Trên thực tại thế gian, kỳ Hạ Lai này Ngài hóa độ chỉ có một vị đắc Vô Thượng Chánh Giác, Ngài liền diệu dụng Tịnh Bất Tịnh quyết đưa Bồ Tát qua các trở lực cho thân tâm sạch hết tập khởi, tập nhiễm, không còn nghi.

Trong thế gian tâm còn vướng động là còn theo nghiệp. Bậc giải nghiệp, tỏ nghiệp giác từng vi trần của pháp. Giải được một pháp là vượt qua khỏi pháp giới đó, là thoát một kiếp sanh tử luân hồi. Bậc tu từ một pháp giải được làm điểm tựa tiến bước, phải qua hàng tỷ pháp giới mới giác ngộ. Một chữ là một pháp giới, một lời là một pháp giới, một hành động là một pháp giới... Như thiện ác, tốt, xấu. Sáng tưởng được thượng sanh, tối tưởng chính Địa Ngục.

Một hôm Đức Di Lạc Tôn Phật hỏi Tứ Chúng: Thử kiểm lại lâu nay tu những gì? Những gì thuộc thiện căn, thiện chí thì cứ theo con đường đó mà đi. Khi không còn vọng tâm, không ham muốn, thực hiện được lý sự đồng sẽ sở đắc chân lý. Tâm không còn vọng chẳng khác vạn pháp đều chảy ra biển cả hết. Bổn Lai Diện Mục của một pháp nếu biết được pháp sẽ Trực Giác, sau tâm liền lạc suông sẽ được nhạy cảm, chỉ cần một khẻ nhẹ cũng biết đủ gọi là Không Tướng thấy. Tu như vậy đem lại Chân Thiện.
“
"Nên Phật hóa độ khó nghĩ bàn, khó phê phán. Vì sao?

Vì Phật diễn ra các pháp chẳng thiếu sót. Từ Bồ Tát chưa bao giờ nhìn đặng, thời làm sao chúng sanh biết nổi việc hóa độ của Chư Phật? Làm cho sức lực công năng của Chư Bồ Tát chịu đựng tiến triển thọ lãnh đầy đủ của Như Lai Tạng mà rốt tận Bát Đại Niết Bàn.”" –
T.V.

Bậc tu trong thời Mạt Pháp này thấy lối tu của Ngài khai có mới lạ, nhưng thật không khác với mười phương Phật Ba Đời. Phải cố sức tu chớ đừng phê pháp, chớ đừng phá pháp. Một vị còn mê lầm nói bậy, bậc tu kia nghe được tự kiềm chế lại, khuyên vị tu mê lầm chớ tự mãn, nếu được điều kỳ diệu cũng chớ nên khoe khoang. Đời sống chỉ biết có ăn, ngủ chẳng khác gì loài động vật, lại uổng phí một kiếp khó được tái sanh làm người lắm.

Bồ Tát làm việc gì cũng thật nhuyễn, nên một pháp đi qua dù nhỏ đến mấy chăng nữa cũng thấy biết tường tận, tỷ như trong một nghề nếu bậc tinh vi mà có ai vào làm lạng quạng là biết liền. Tu cũng vậy biết tỷ mỷ được thọ lãnh đầy đủ Như Lai Tạng.

Phật diễn pháp rất khó biết trước, càng cao pháp càng gai góc khó nhận nổi, chỉ biết kềm chế tánh mới qua nổi. Bồ Tát tu hành cần phá chấp, dụng trí tuệ tìm một pháp mới thì sau triệu kiếp Như Lai Tạng cũng cung đốn cho mình sống như vậy. Cũng như có làm là có cái sống, có tu sửa sẽ chứng ngộ. Dù bậc tu có gặp Phật lai trần mà không tu sửa Phật cũng phải chịu, không hóa độ được. Bậc tu chưa biết đường tu giác ngộ ra sao thì chớ nên vội phê phán chỉ trích bậc Thiện Tri Thức, chỉ cần tự mình hóa giải không chướng không chấp sẽ nhận biết được Chân Pháp.
“
"Sự hóa độ của Phật, chỉ có Phật với Phật biết, Phật đưa từng hàng Bồ Tát bởi tịnh hay thuận mà thọ chấp, Phật làm cho Bồ Tát ấy Tâm không phân biệt dị biệt, được suốt thông Tịnh, Bất Tịnh đến thuận nghịch thực thi rỗng rang trùm khắp đến thành Phật.”" –T.V.

Bồ Tát bị nhiễm lý kinh trụ xứ, Phật rất biết Diệu Dụng đưa Bồ Tát thoát nhiễm văn tự. Sau Bồ Tát tự ý thức tháo gỡ tập nhiễm không còn phân biệt, không còn bị Tịnh Biệt. Chủ yếu của Phật làm cho hàng Bồ Tát hợp hóa chứ không có diệt, nếu diệt pháp làm sao hợp hóa được, nếu diệt bị đứng yên chữ KHÔNG lại lấy văn tự làm sở chứng. Vô số bậc tu thời Hạ Lai tự gọi Thiền Sư ở vị trí này.

Có vị còn viết cả chìa khóa tu Phật mà khi đọc kinh Đức Long Hoa Tăng Chủ Di Lạc Tôn Phật đưa tận tay không hiểu được lại chê bỏ đi. Đường lối hợp hóa của Phật là làm cho Bồ Tát nghi chấp sao qua được pháp nghịch mà phá nghi chấp, trí tuệ được suốt thông không còn quái ngại. Việc đáng làm là thực hiện dù khó khăn đến đâu, việc không đáng làm dứt khoát thật dung thông ra vào vạn pháp. Sau được viên dung thấy Nhãn Tịnh, nghe Nhĩ Tịnh, đến thật biết tỷ mỷ tận giác, không còn trụ chấp văn tự, sở đắc Bát Nhã Trí vào hàng Đại Bồ Tát chờ Nhất Sanh Bổn Xứ thành Phật.
“
"Phật hóa độ, tất cả nghi Phật thật ÁC, Phật hóa độ Chư Bồ Tát phải nghi thật là NGHỊCH, dù có ác hoặc nghịch chăng thời khó nghĩ bàn, vô lượng hóa độ, vô lượng diệu dụng Bồ Tát nhìn chưa thấu, thì phàm phu lấy đâu để hiểu? Phật chỉ vì Bồ Tát đứng yên thọ chấp mà phải hóa độ như thế, để được thọ ký và chứng minh của Như Lai."” –T.V.

Hầu hết chúng sanh tin Phật ra đời theo tu sẽ được vật chất đầy đủ, sung sướng lắm. Bậc được ở gần Chư Phật mới biết tu hành quá ư khó khăn, khó đến nỗi Chư Thánh Chúng phải bỏ chạy. Có bậc trốn luôn không dám quay lại nhìn nơi Ngài đang ở như đã xảy ra thực tế đời Hạ Lai này tôi đã chứng kiến. Vì sao?

Vì Bồ Tát chưa rốt ráo còn nhiễm ÁI, nhiễm vật chất, nhiễm danh vọng. Ba thứ nhiễm này tạo vòng đai sanh tử ngăn trở Bồ Tát làm nhiều kiếp đứng yên thọ chấp. Nhất là Bồ Tát hiện thân tướng cư sĩ thì ba thứ độc nhiễm trên nếu không có Phật vô lượng Hóa Độ, vô lượng Diệu Dụng, thực tế không có Bồ Tát nào vào, ra Giới nổi, không đủ sức tự tại tháo gỡ.

Chỉ Bồ Tát nào dày công đức cúng dường Như Lai, như nhiên vào hàng Đại Căn được tháo gỡ trước. Còn những vị bê trễ, an trụ, không hợp nên Phật không hóa độ được. Do đó mà khó. Vì vết chân Chư Phật, lộ trình thời gian không đủ, tuổi cao nên phải đợi vị Phật kế.

Lối hóa độ của Phật một là đưa Bồ Tát ra khỏi ÁI vì đang nhiễm ái. Lối thứ hai là cho vào ái sau lôi ra khỏi ái, cuối cùng Phật cho dung thông ái. Thấy mất ái ai cũng sợ, cũng gào thét nên thấy Phật ác, nghịch là vậy.

Qua được ái, sau không còn nhiễm ái nhưng ái không mất. Tiền hung hậu kiết, chưa nhận định được ái Bồ Tát bỏ chạy, phê phán chỉ trích Phật thật ác nên bị lầm phải đợi những đời Phật sau! Cho nên trụ La Hán còn tạm, nếu hạnh nguyện đúng Bồ Tát tận độ Hoa Pháp Tánh không ai làm nổi, phải huân tập nhiều kiếp mới xuất hiện Bồ Tát Đại Căn theo Phật cầu Diệu Quả Bồ Đề. Bởi vậy Phật làm Phật biết, chỉ Phật biết Phật, Bồ Tát Ma Ha Tát biết chưa tận thì bậc tu ở dưới sao thấu hiểu.
“
"Bồ Tát Quán Tự Tại Vô Ngại phá nghi, phá tương đối, phá thân khẩu ý xuất ly đặng gìn giữ tư duy nên chưa tỏ rõ di chuyển Pháp Tánh, chưa biết được thường tánh thì làm sao chu đáo Diệu Tánh Niết Bàn. Bậc Bồ Tát như vậy mà bắt chước hóa độ nơi Phật làm hành dụng tác tạo Nghịch Hành, thật là nguy hại vô kể.”" –T.V.

Bậc tu chưa trực giác đầy đủ, còn dùng trí suy nghĩ gọi là tư duy, cũng chưa được Chư Phật ban hành chứng minh hành nguyện, hạnh nguyện cầu Diệu Quả Bồ Đề mà tự ý tạo pháp bất tịnh rồi cho là vô ngại, tự tại bắt chước Chư Phật. Kết chung đi ba đường ác, không tự tháo gỡ được sẽ thành Phật Qủi còn gọi Phật Giới thật nguy hại vô kể.

Đương thời còn Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc tại thế có bậc tu tự xưng Hoan Lạc đã tự tung tự tác, Ngài báo cho chân Phật tử tín thành thấy biết mà tránh. Ngài cũng không chứng minh làm Hộ Pháp, bậc này không hay biết nên tưởng tượng mình thành Phật như Ngài. Tự ý suy nghĩ tu hành sao cũng được nhưng theo tôn ty trật tự vết chân Ngài, bậc Bồ Tát đến hàng Thánh Chúng Ngài kiểm tra Đạo-Đời hợp nhất thường xuyên. Không có bậc nào dám tự ý khi chưa được Ngài khai mở vô minh cho trực giác. Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác như Ngài chú tâm đồng hóa nhân sinh nên lối sống ăn ở cũng giống như tất cả tầng lớp con người, chỉ hơn nhân sinh, tứ loài Bản Giác thôi.

“"Bồ Tát nên y kinh để liễu nghĩa, nên dạy chúng sanh nghe pháp cốt tỏ biết. Chớ chẳng nên y kinh bất liễu nghĩa dạy chúng sanh nghe pháp chớ nên thuộc lòng không hiểu nghĩa sau này sẽ bị biết, dạy chúng sanh thật biết hữu lậu thật rõ vô lậu. Hữu vô đều tỏ rõ, chớ vì hữu mà nặng, chớ vì vô để chấp. Lại cũng chớ vì hữu mà đoạn, chớ nên vô mà lìa, đó chính là Bồ Tát khéo cúng dường Tam Bảo, khéo đưa chúng sanh chẳng lấy cũng không bỏ.”" –T.V.

Pháp của Bồ Tát là pháp không Hữu cũng chẳng Vô. Không lấy cũng chẳng bỏ. Không y kinh cũng chẳng ly kinh. Đó chính là pháp viên dung không hai tướng, pháp của Nhứt Thừa hoàn toàn giải thoát. Thực hiện được pháp này bậc tu đã được Trực Giác lúc nào cũng tự tánh, chúng sanh tánh không còn vọ vậy nữa.

Hàng Bồ Tát biết sống cuộc đời thoải mái, lấy chân lý là người bạn trung thành nhất nên ý thức được trong cuộc sống người ta phản mình, người thân cũng phản mình, chính mình cũng phản mình. Chỉ có chân lý là trung thành với mình nhất, là nguồn an ủi cho mình quý nhất, nó đem đến cho mình thêm hiểu biết Bảo Pháp như lời của Chư Phật thật quý.
“
"Các hàng Thánh, Tiên cùng Chư Bồ Tát thảy đều công dụng tương song tu cầu quả vị. Nơi quả vị chủ yếu tương song mới đặng hóa thân Phật Tướng hay Bồ Tát Tướng. Mặc dù Bồ Tát, Phật không có tướng, nhưng nó phải có cái gì tương song mới hình thành Chánh Giác.”"
–T.V.

Phật không tướng, Bồ Tát cũng không có tướng. Giác tướng là tướng Phật, tướng Bồ Tát. Chư Phật khai ngộ Chư Bồ Tát tu cho thấu đạt Giác Tướng. Muốn vậy Bồ Tát phải tu từng các cõi, mỗi cõi có một sắc thái cao thấp, rộng hẹp, thanh thô, dơ sạch... khác nhau. Phật nói chúng sanh vọng tưởng điên đảo tham cầu nhiều hơn là thực tiễn, đòi cái lớn bỏ nhỏ nên không tu sạch các cảnh giới. Cõi nhân gian lấy sức lực xây dựng nhà, đền đài... cõi Thiên thì thanh thoát.

Lý và Sự cần tương song, bỏ lấy không chừng đổi sanh dị biệt. Nếu từ cái khởi điểm nhỏ cũng thực hiện thì Tánh Tướng được tương song sẽ tỏ rõ Giác Tướng. Chúng sanh tu có biên giới, Bồ Tát không biên giới nên ở trường học, ở cơ quan chỗ nào cũng tu được, chớ không phải vào chùa mới tu được. Tu có biên giới không bao giờ tỏ tường Giác Tướng Phật. Nó không biên giới lại vô lượng vô biên. Nhưng dù có việc khó khăn, lắt léo cũng phải hóa giải để nhận diện được Pháp Tánh là đạt được Giác Tướng sâu hơn hàng A La Hán.

Bồ Tát đi cùng khắp hạnh nguyện nên biết hết Tam Thiên Đại Thiên thế giới. Từ đó biết có người đam mê, nghiên cứu đủ thứ, khi chết thành ông Thần... mỗi nơi thọ chủng sản xuất ra một vị cao thấp khác nhau do tư tưởng tạo thành nhờ đó tận tường Giác Tướng đến Chánh Giác.

"“Đa số các bậc tu hành, tu thời chỉ biết mình tu chớ nào rõ tương song chính là nơi bảo toàn đức tánh quả vị, do lẽ ấy nên Bồ Tát không bao giờ làm ác, Bồ Tát chẳng bao giờ làm mất phẩm hạnh nên chi Bồ Tát lai sanh kiếp kiếp thảy đều không có tội lỗi, chỉ vì chúng sanh đồng ứng tương song cứu độ thôi.”" –T.V.

Nhiều bậc tu nặng Đạo Đức kém Trí Tuệ. Có bậc trí tuệ khá lại kém đạo đức. Do đó dù tạo quả vị cũng không bảo trì được. Bậc tu cần tạo đạo đức và trí tuệ tương song mới bảo trì được đường tu có phẩm hạnh đạt quả vị. Tu tri Kiến Giải Thoát do căn cơ tự biết ý thức đức trí, tánh tướng, lý sự tương song. Gặp hoàn cảnh tánh tướng thực hiện qua được không còn vướng động tâm, giải tâm được giải thoát. Bồ Tát biết giải thoát từng khâu nhỏ, từng vi trần đó là bảo toàn quả vị. Bồ Tát dù va chạm đụng đến thế gian, tâm giải tỏa các pháp giới không còn vướng động đó là giải thoát, nên lai sanh kiếp kiếp đều không có tội lỗi, chỉ vì chúng sanh cứu độ thôi nên chẳng bao giờ mất phẩm chất hạnh nguyện.

Tu sao mà Thánh không biết, phàm không hay đó là Phật. Còn chư vị Thánh chỉ giữ điệu bộ Thánh nên ai cũng biết. Còn phàm vì không biết Phật và Bồ Tát nên nói ông này tu tầm thường quá. Tu mà Thánh biết, Phàm biết thì không ra ông gì, cũng không thành ông phàm hay Thánh gì hết. Đó là Nhất Tôn Phật đi như vậy, chỉ vì chúng sanh mà cứu độ thôi. Bồ Tát sanh trưởng trong gia đình nào đều chấp nhận rồi tùy thuận phải cải hóa, giải tỏa cho đẹp toàn vẹn. Có vậy mới cứu độ được Cửu Huyền Thất Tổ.

Tỷ như Phật hay Bồ Tát sanh vào gia đình ngạ qủi lấy tiền làm gốc, ai có tiền thì tử tế, Bồ Tát phải cải tạo lại, có tiền không tiền cũng được miễn là thoát sinh khỏi lý trí, chỉ lấy tình là thứ nhất, cải tạo ngay bản thân mình, mình chỉ trách mình mê, không trách ai hết. Cuối cùng hóa độ cả gia đình thoát khỏi ngạ qủi căn.

“"Bồ Tát tu vạn hạnh, từ nơi Tịnh - Bất Tịnh không chướng đối với hàng tu cầu giải thoát. Trí tuệ nơi hàng tu Bồ Tát là trí tuệ bất thối chuyển, trí tuệ bất thối chuyển chính là Bát Nhã Trí, trí tuệ này không chấp trụ, không vì khởi niệm tương song, lý trí quan niệm tự cho mình là Bồ Tát lai trần cứu độ.”" T.V.

Bồ Tát dù tu tánh tướng, đức trí tương song cũng không chấp trụ tương song, đó chính là pháp môn không hai, đã không hai là nhất niệm. Vào pháp môn không hai Bồ tát lấy dân chúng làm nhà cửa, làm cuộc sống. Bồ Tát lấy tất cả chúng sanh làm bà con dòng họ. Nhờ chúng sanh mới có Phật Tánh. Nhờ mưu sĩ mình xem xét mình mới có ngay thẳng, nếu chúng sanh không mưu sĩ Bồ Tát cũng ngay thẳng thì đồng nhau không hơn ai, thì làm sao xuất sanh thành Bồ Tát được. Tổ là tỏ thông, Bồ Tát là thấu đạt nhưng chưa tận thành cho nên phải biết trực giác chớ chưa tận giác không nên chấp trụ.
“
"Bồ tát tự làm ra Tướng Phật vẫn chưa phải là Phật. Vì sao ? Vì Phật không có tướng. Phật chỉ thị hiện đầy đủ từng lớp lớp không thiếu sót bao trùm khắp khắp Phật Tướng.”" –T.V.

Bồ Tát gặp kẻ gây điều xấu, không hờn giận lại tùy hoàn cảnh hiện thân cứu độ thật đẹp, thật tròn khắp lớp lớp. Bảo châu nằm nơi nghịch pháp, Bồ Tát hành nguyện gặp người nói xấu, nguyền rủa đủ điều, Bồ Tát có quyền soi sáng là hơn hết. Đó là Đại căn, Đại trí. Họ xấu vì nghiệp chúng sanh Bồ Tát không giận hờn. Đó là Bồ Tát soi thấu ngàn phương. Do đó Bồ Tát không tướng mà giác tướng biết trùm khắp khắp Như Lai hiện thân cứu độ lớp lớp.
“
"Có khi một bậc từ trong A Tỳ Địa Ngục hoặc Vô Gián Địa Ngục, gặp đặng duyên lành của Bồ Tát tận độ, liền đặng thoát sanh lên Nhân Thiên. Bằng có bậc đang sống ở Nhân Thiên, giờ phút lâm chung mạng vong thoát khỏi Nhân Thiên, thụ sanh vào Ngạ Qủy, Súc Sanh hay Địa Ngục."” –T.V.

Tốt và Xấu là hai, Thiện và Ác là hai, Thượng Sanh Nhân Thiên, Hạ Kiếp lưu đày, Bồ tát tu hết cái tốt được cái tốt nhưng không ghét cái xấu là độ xấu. Tu hết cái Thiện được cái Thiện nhưng không ghét cái ác là độ ác.

Thế nào là Thiện Căn để độ Ác Căn. Bậc tu không khinh kẻ ác căn đó là độ kẻ ác căn. Được một gọi là Nhất Tôn Hạnh còn gọi không Thiện cũng chẳng Ác vì độ hết ác căn rồi. Kẻ làm quấy sai trái mình không cho nó là quấy vì hoàn cảnh mê lầm của nó phải như vậy. Khi mình gặp hoàn cảnh tương tự cũng bị như vậy thôi. Kẻ khùng chưởi mình, mình giận chi. Bậc tròn giác thấy cái gì từ thân mình cũng có. Bậc tu đòi làm Thánh làm Bồ tát mà còn thấy hơn chúng sanh thì chưa phải là Bồ tát.

Mình cứ hạnh nguyện như vậy không thấy mình là Bồ tát chỉ thấy độ chúng sanh. Đương nhiên đầy đủ công năng công đức là bậc tu đã độ xong Ngạ Qủy, Súc Sanh, Địa Ngục A Tỳ, Địa Ngục Vô Gián. Chừng đó chỉ cần một câu niệm vì đã có lòng Đại Bi, Đại Trí, Đại Dũng chúng sanh đại duyên cầu liền được cứu độ. Bậc tu đã siêu độ được tánh mình, vận chuyển được ba cõi sáu đường không còn bị giới mới tận độ được chúng sanh.

Cũng có bậc căn tánh Nhân Thiên, khi gặp hoàn cảnh thuận lợi liền sanh tâm độc, mưu sĩ đoạt của, làm tổn hại kẻ khác. Khi thác sanh việc làm của chủng tánh độc, mưu sĩ nó trả về ngạ qủy, súc sanh, địa ngục là lẽ thường vì nó làm như thế nào thì nó về nơi ấy. Do đó mà Đức Di Lạc Tôn Phật mới khai thị có bậc ở trong địa ngục tối tăm đại duyên gặp đặng Bồ tát liền thoát sanh nhân thiên sung sướng phước báo. Còn có kẻ Nhân Thiên hay bậc tu xuất gia làm lỗi lầm tai hại bị sa Địa Ngục, Ngạ Qủy, Súc Sanh là như vậy.
“
"Một khi con người chán chê kiếp sống, mong giải thoát, phải nương nơi thụ sanh cổi giải cho đặng thoát sanh từng giai đoạn, nên mới niệm niệm cốt dứt bỏ từng quan niệm theo tấm gương của Chư Bồ tát cùng Chư Phật, đã từng hóa giải thoát sanh bá thiên vạn triệu pháp giới, đến tự tại vô ngại thoát sanh về với giải thoát."” –T.V.

Bậc tu còn lầm lẫn đều bị thọ pháp giới dưới muôn ngàn hình thức. Nếu mong cầu giải thoát phải nương nơi giới, cổi giải mới qua từng pháp giới. Niệm niệm có nghĩa từng pháp cỗi giải, còn quan niệm là còn nghiệp thức, nghiệp căn, nghiệp lậu cần phải cỗi giải cho sạch. Bồ Tát thuyết pháp để chúng sanh giải gút. Chúng sanh tin cần cổi giải tánh nghi. Còn nghi còn giải. Hết nghi hết giải. Cũng như cái áo còn dơ là còn giặt mãi cho trắng.

Chúng sinh tìm chân lý bằng quan niệm phải tu như vậy, phải làm như vậy, khác ý họ bảo tà đạo. Tu bằng quan niệm bị nghiệp thức ngăn che dù có a tăng kỳ kiếp cũng không bao giờ giải thoát. Thường bậc tu nhìn hoàn cảnh người khác thì thấy được, còn chính hoàn cảnh của mình, mình không biết. Ta biết họ, ta giải cảnh đó thì ta được đúng. Làm mãi sẽ đến cơ bản chính là vô ngại, tự tại, đại bi, tri kiến giải thoát. Đâu còn bị thọ chấp pháp giới. Bằng niệm niệm nơi mơ ước niệm, tưởng niệm hoặc diệt bối cảnh niệm, đó là diệt pháp không đúng đường Chư Bồ tát đã đi, bị sanh trong vòng sanh tử.

"“Nên chi chư Bồ Tát tu theo chí nguyện, lập hạnh nguyện, ban đầu nương nơi nguyện để tu, đến giai đoạn trực giác mới tường tận lướt qua các bối cảnh thuận nghịch, tâm không mắc miếu mới là độ sanh.”" –T.V.

Đối với Ngài trao cho hàng Hộ Pháp, Tôn Giả độ sanh, Ngài xem xét kỷ, thử thách dạy cho nhận định được chân lý sau trực giác mới cho thuyết pháp độ sanh. Ngài cũng kiểm tra các vị này nếu ở các tỉnh ba hay bốn tháng phải vào vấn an Ngài. Có bậc Ngài bỏ, có bậc tín thành Ngài đào tạo tiếp. Những bậc này số đông Ngài cho lập ba tâm năm nguyện y như Chư Tổ đã lập ra. Hàng Bồ Tát nguyện Ngài cho lập ba lần nguyện:

Lần thứ nhất Ba Tâm Năm Nguyện.
Lần thứ hai Chi tiết Nguyện.
Lần thứ ba Mật Nguyện.

Cả đời theo tu Ngài tôi được Ngài cho lập ba lần nguyện. Cũng có hai vị tôn giả nữa ở Trung Ương được lập ba lần nguyện như trên nhưng khi Ngài ban hành Hịch Bồ Tát Ma Ha Tát duy nhất chỉ có một được thọ lãnh trong toàn Long Hoa Hội Thượng.

Ngài từng khai thị: Chân Phật Tử bản năng chưa sửa chỉnh, tâm chí không hướng thượng, tư tưởng còn mơ ước ảo tưởng dù miệng thuyết pháp cũng nói cho có nói chứ không mang lại lợi ích thực cho chúng sanh. Bậc nói ra hay còn việc làm rỗng không, lý sự không đồng, chỉ sống nơi trừu tượng, bản thân còn đầy ma tánh vội dạy chúng sanh chỉ thêm vô ích.

“"Tại sao không qua nổi chủ lực của Lục Đạo? Do mỗi một con người có một đích sống quan niệm lẽ sống của một tướng môn thì làm sao chủ lực được sáu đạo mà thoát sanh khỏi lục đạo."” –T.V.

dn_bantho_01
 Đức Ngài trước Chánh Điện
Diện kiến với Đức Di Lạc Tôn Phật, được theo khi Ngài khai thị mới biết quá ư khó qua nổi chủ lực của Lục Đạo. Học, tu thì dể vì tu theo quan niệm còn thực tế phải có Ngài, bậc thành tâm thiết tha phải mất 20 năm mới ra khỏi chủ lực của Lục Đạo, mới qua nổi chủ lực của vòng đi pháp giới! Chẳng khác nào nhà khoa học chế tạo ra phi thuyền bay ra khỏi vòng đai bầu khí quyển, sống trong trạng thái không trọng lực, sau đó phải có lực quay trở về trái đất an toàn.

Vì vậy bậc ra khỏi vòng đai pháp giới, ra khỏi chủ lực lục đạo cùng ba cõi không dùng văn tự diễn tả được, cũng không sống cầu kỳ làm Thánh nên chúng sanh, bạn bè, thân quyến ở sát bên không hề hay biết. Chỉ có Chư Phật mới thực hiện qua nổi chủ lực của ma lực lục đạo. Nói thì dễ thực hành thắng ma lực được mới có chủ lực. Tự ý đâu biết phải thi hành ra sao nên không có ai qua nổi chủ lực lục đạo.

Càng học, càng nghiên cứu, không vận chuyển được vạn pháp nơi nghe thấy biết làm sao thoát sinh. Còn lầm chấp nó càng khủng bố để chúng sanh củng cố đứng yên trong chủ lực của nó. Hiểu biết là một chuyện còn thực hiện lấy lại chủ lực thật khó khăn vô kể.

Quan niệm lẽ sống của một tướng môn có nghĩa nơi thân mạng của mỗi chúng sanh tuy có hằng hà sa số tánh nhưng chỉ có một căn tánh chính mà thôi. Mỗi căn tánh là một tướng môn ngạ qủy, súc sanh, địa ngục, a tu la, nhân thiên... mà chúng sanh tự tạo bị nhiễm. Có chúng sanh sống tướng môn Địa ngục, có chúng sanh sống tướng môn súc sanh, ngạ qủy... Chúng sanh rất khó thấy, khó biết làm sao ra khỏi chủ lực lục đạo được. Bậc tu dù nhiều năm cũng vậy phải có cách thức của mỗi môn mới lần thoát sinh thôi.
“
"Ta phải vãng sanh bản thân, hồi sanh tu nơi bốn bài năm môn mà đoạt đến Cửu phẩm Liên Hoa tận thành chánh giác. Khi bấy giờ mới hay: Ngũ Uẩn Giai Không, Độ Nhứt Thiết Khổ Ách vậy.”" –T.V.

Hóa giải sạch hoa pháp tánh nơi thân mạng gọi là vãng sanh. Hồi sanh là cái sống thực không còn ma lực làm chủ nữa, lúc bấy giờ tu nơi bốn bài toán cộng, trừ, nhân, chia và năm môn là Giáo lý môn, Triết môn, Toán lý môn, Khoa học môn, Siêu hình môn. Bốn bài toán và năm môn bao gồm Tam Tạng kinh của Chư Phật. Đến lúc sở đắc chân lý mới biết lời khai thị tuyệt mỹ của Chư Phật.

Sở đắc Cửu Phẩm Liên Hoa là chín phẩm tu chứng lớp lang đầy đủ Đức Di Lạc Tôn Phật mới kiểm tra chứng minh vào hàng Bồ Tát, đại diện Chư Phật lai trần tận độ chúng sanh chờ đầy đủ thành Phật. Vậy hạ kiếp này những vị không gặp Đức Di lạc Tôn Phật mà bảo là Phật, Vô Thượng Đẳng, Vô Thượng Sư hãy kể chín phẩm sở đắc mới là đường đi của Chư Phật. Nếu là thực ắt phải biết, còn không, bị mang khai tướng Phật. Cửu Phẩm Liên Hoa chỉ có Đức Di Lạc Tôn Phật biết được, tận rõ được, chủ trì được mà thôi.

Chư Phật chỉ có một đường Nhất Tôn không hề có đường thứ hai, thứ ba. Chỉ bậc lầm nhận mới có nhiều đường khác mà thôi. Ngài còn căn dặn đắc Vô Thượng Đẳng Chánh Giác phải hành thâm pháp giới chẳng thiếu sót mới chứng quả. Chớ không phải sở đắc Vô Thượng là thành Phật được đâu. Thật là mê lầm còn dày đặc, bị Phật Giới khó thoát khỏi chủ lực lục đạo, vẫn chưa xong độ Nhứt Thiết Khổ Ách.

“"Bộ óc nơi ta, thân mạng của ta nó là giống gì? Ta chưa bao giờ biết rõ nó, nó chẳng cần biết ta nên ta ngỡ nó là ta, cho nó ăn hương vị đầy đủ, cho nó mặc sung túc chẳng thiếu chi, cầu nó gìn giữ trẻ trung sợ nó già nua sút kém nhưng chính nó nào đâu phải vậy. Nó là bộ máy ráp vần ghi nhận như nhiên ta có bổn phận phát ngôn thấy biêt. Nó cùng ta thẩy đều như nhiên, phần nó đã giải thoát từ lâu, nơi ta lại sống theo quan niệm, Thiền sư nói xong cười xòa lải rải.”" –T.V.

Như cái radio phải do từng bộ phận ráp lại đúng nó phát được tiếng nhờ Đài phát thanh. Nếu Đài phát thanh ngưng hoạt động cái radio không phát ra tiếng được. Nếu dòng điện tắc nó cũng không lên tiếng được.

Con người cho đến tứ loài cũng đầy đủ bộ phận như nhiên tiếp nhận được cái nghe, thấy, biết của vũ trụ nhưng người nào ưa thích môn nào thì nghe thấy biết nơi Như Lai tạng cung đốn cho như ý nguyện của nó mà thọ lãnh. Do lầm mà ai cũng cho thân xác này là ta, rồi lo cho nó sung mãn, không chú tâm đến cái nghe thấy biết ngăn biệt tạo ra vô số tánh tốt xấu, thiện ác, tạo nơi loạn trí trong thân mạng con người.

Có bậc khi thấy thích thú phát tâm tu thì lại không chú tâm tìm pháp môn giải thoát để tu. Ngày nay Long Hoa ra đời Đức Di Lạc Tôn Phật đã để lại cho nhân sinh con đường đi đến chân lý thật sống động tại thế gian này.

"“Dại thay, khó khăn thay con đường giải thoát. Ta là con người nơi một con người. Chưa bao giờ biết đặng nơi con người, thì làm sao hơn con người mà giải thoát? Khi Ta biết, đã thật biết đặng con người thì lạ thay! Ta đã giải thoát dù cho có cho ta giải thoát khỏi con người. Nhưng Ta đã hoàn toàn giải thoát toàn bộ.”" –T.V.

Tính theo Phật lịch cho đến hiện nay Đức Bổn Sư đã nhập Bát Đại Niết bàn hơn 25 thế kỷ. Bậc tu Phật có hàng triệu triệu xuất gia lẫn tại gia. Lượng thì quá đông, Chân Phật Tử tu đạt đến đích giải thoát quá hiếm, do nơi chưa nhận định được thế nào là tu. Nơi chủ lực đòi hỏi bậc tu phải có căn tánh hướng thượng, căn tánh đại chí. Càng phát tâm bao nhiêu lại càng lầm lạc bấy nhiêu vì tu hư vọng, mất thể tánh tự tánh giải mê.

Tôi nghe như vầy: Thời mạt pháp bậc tu hóa giải dù đúng Phật ngôn nhưng không đúng thể tánh, càng hóa giải vô minh che Phật Tánh bao nhiêu lại càng thọ tánh xấu bấy nhiêu. Sự thông thái, trình độ mỗi cõi mỗi khác nhau vì hiểu biết bất đồng khác nhau, khó hiểu nhau. Tất cả mức sống , trình độ, vật dụng chỉ có hóa sanh kết tạo mà thành. Tất cả hiện vật trong vũ trụ thảy đều nơi vũ trụ hóa sanh chớ con người làm sao sáng tạo chất hóa. Con người chỉ lấy hiện vật có sẵn kết nạp gọi là biến chất dù cho con người tiến bộ đến đâu, khám phá vũ trụ dạo khắp hành tinh đem về thực nghiệm cũng không biết được PHI VẬT là chất chưa hóa, sanh ra vạn vật. Mỗi thế giới Tiên, Thần, mức sống trình độ, vật dụng tinh xảo tốt đẹp gấp ngàn lần thế giới con người.

Chỉ trừ con người dùng trí tuệ khám phá thân mạng, lúc khám phá xong chừng đó mới tỏ rõ con người, đã thật biết đặng con người thì lạ thay! Bậc đó đã hoàn toàn giải thoát.
“
"Con người với con người khôn khéo đến đâu khó nói lên thế nào con đường giải thoát, chỉ có bậc giải thoát mới bày rõ Chân Tôn, biện bày giải thoát. Dù cho nhất tâm tu đạt, tin chỗ giải thoát chăng, vẫn tin nơi quan niệm giải thoát bằng thể thức tuyệt dục ly thân cắt ái xa lánh con người trần lao cấu nhiễm là giải thoát.”" –T.V.

Một chúng sanh thông minh đến đâu mà Bậc Chánh Giác khai thị cho họ cũng phải nương chìu, dỗ dành cho họ một thời gian tin đạo, sau tìm phương tiện cho họ vâng lời thi hành lời dạy đặng hạnh nguyện. Đến lúc thuần thục mới lựa thế khai mở cho giải thoát. Thật khó vì chúng sanh sống theo quan niệm giúp cho họ tu phải làm sao, phải hành như thế nào, phải khai thị ra sao khi họ trực giác được là một kỳ công của Bậc Chánh Giác. Khi nhận định được, đến trực giác mới biết giác ngộ không phải tuyệt dục ly thân cắt ái, xa lánh con người trần lao mà phải nương những thứ đó hóa giải không còn nhiễm chấp, đến khi sạch nghiệp chờ gặp Bậc Chánh Giác khai giác ngộ.

Bồ tát hạnh nguyện độ sanh cốt đánh thức chúng sanh khỏi lầm lạc nên Bồ Tát chẳng bao giờ diệt pháp. Khi Đức Bổn Sư nhập Niết Bàn Chư Tổ phụng hành Bảo Pháp làm cho chúng sanh tiến theo con đường thiện căn thiện chí đúng nghĩa Thánh Hiền. Đến thời Tổ cuối là Lục Tổ song hành có Thần Tú xây dựng Đạo bằng tín ngưỡng, ông cho tăng thêm tán phách chủ đích nương nơi đó tu hành cho đến ngày hôm nay, thời Hạ Lai Mạt Pháp đa số bậc tu nặng triển khai sắc tướng âm thanh mà lập pháp. Kém về y chỉ tự tánh.

Nay thì Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc đã mở một con đường trở về Chân Tôn cho Bồ tát và Chư Vị Tôn Giả, Hộ Pháp hàng cư sĩ xây dựng lại Chánh Pháp. Trên đường hành đạo, thể hiện Long Hoa đã ra đời, gặp nhiều bậc tu bảo thủ môn phái nhận chấp vẫn bị mê, có số lại vô tư bị sa Tịnh Biệt vẫn lầm lẫn. Thật ra Tôn Chỉ Tịnh Độ vốn giác Tịnh đặng Độ mà thôi. Bồ Tát và phàm chỉ hơn nhau Ngộ và mê. Bậc trình độ Thánh Hiền ngang tầm mức tỏ chân lý mới nhận được. Ngoài ra giảng giải cho bậc tu chưa đến mức Thánh Tăng không thể nhận được nếu có cũng hiểu lờ mờ sanh dễ nghi chấp. Vì vậy mà Ngài lập lại tôn chỉ mục đích cần Tín Hạnh Nguyện mới nhận chân được.
“
"Bạch Thế Tôn chính con đã đưa tất cả chúng sanh Tri Kiến Giải Thoát. Sự lầm lạc nơi con giờ phút này không nói được. Con vướng bệnh mê lầm chính con phải chữa căn bệnh, khi bệnh hết mới đặng giải thoát. Con tu cầu đã từng thề nguyện, độ hết chúng sanh mới nhập Niết bàn. Bằng còn mỗi một chúng sanh chưa tận độ, con thề chưa nhập Niết bàn."” –T.V.

Đoạn kinh này cho thấy ngụ ý Đức Di Lạc trước khi chánh giác cũng bửu sám lên Đức Thế Tôn để Chư Tổ sau đừng xưng Bồ Tát, Phật loạn như thời Hạ Lai Mạt Kiếp này nữa. Còn một chúng sanh tánh chưa tận độ tức chưa tròn đầy Đại Viên Cảnh Trí thì làm sao nhập Niết Bàn cho được.

Hàng Bồ Tát lâu lâu tùy thời cũng khuấy động vạn pháp, xem thân tâm có liền chưa mà tận độ chúng sanh tánh còn chưa xong. Vậy phải chờ thời kiếp nào diện kiến Chư Phật mới vào sâu tận độ nên bậc trí cạn tự hào xưng Phật hãy thận trọng hý ngôn.

Một hôm Đức Long Hoa Tăng Chủ Di Lạc Tôn phật nhập chánh định khai thị rằng ông Krishnamurti là một vị A La Hán còn rất xa mới lên đến Bồ Tát. Quả A La Hán tu đạt cao nhất là Đại Tiên rất nhẹ cảm dễ nhận biết nhưng những vi tế chúng sanh tánh di chuyển trong thân mạng chưa nhận được như hàng Bồ Tát thấu đạt thật sâu.
“
"Nầy hàng chư Tiên, các ông rộng hẹp chưa dung đồng bình đẳng, chỉ vì độc tôn bỉnh trị, do nơi ưa chuộng say đắm chốn uy quyền. Ta phải dạy sắc hương chớ vương trong pháp giới, buông thả tỏa muôn phương cúng dừơng tam thế chứng. Còn hàng thanh thoát của Chư Tiên do căn tánh hiếu kỳ, do lòng hữu hóa nên bị sống hóa sanh trưởng thành tài phép chìm đắm diệt sanh. Ta phải dạy tâm hành Kim Cang Đại Trí. Đến hàng Bồ Tát hiện tu đạt Phẩm Phổ Môn, cung kính phẩm cúng dường, rộng đường Bát Nhã vị.

Thiền sư vừa tuyên đọc xong, tất cả Rồng Người Tiên Thần Thánh Hóa cùng Bồ Tát trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới tán thán. Chư Phật mười phương chứng minh đương thời Hạ lai Pháp Thân thị hiện giảng giải.”" –
T.V.

Tâm hành Kim Cang Đại Trí là tâm đã tu tự tánh đoạt Bát Nhã Trí. Không còn ảo vọng biết tu thực tiễn. Bậc có bát nhã trí không bao giờ bày ra công việc làm nhưng vạn pháp đến thì biết phải hành sự như thế nào cho tròn.

Thế nào là hàng Bồ Tát hiện tu đạt Phẩm Phổ Môn? Hàng Bồ Tát hiện tu đạt vạn pháp, độ nhất thíêt khổ ách, trực giác được trong tầng lớp lớp chúng sanh, có bậc tốt, tốt quá thành ngu. Càng tốt càng ngu nhưng dù thấy biết như vậy cứ tiếp tục đi tới tận cùng nghĩa vị tha. Đó là Chân Đế còn gọi là tu đạt Phẩm Phổ Môn.

Một chúng sanh làm một nghề gì đến giỏi tận cùng là chân đế đến thành công. Bậc này đã đạt Phẩm Phổ Môn. Như một bác sĩ hành nghề đến tận cùng của chân đế là nổi danh gọi là tu đạt Phẩm Phổ Môn.

Bậc tu toàn diện tận cùng của chân đế là Chánh Giác. Khi đạt đến chỉ cần một chân đế thôi thì bá thiên vạn chân đế khác nó đến cùng giống nhau hết. Bồ Tát rất cao, chúng sanh nói làm đủ điều cứ nhẫn nhục, đến khổ nữa nhẫn nại, đến khổ nữa nhẫn nhịn. Suy ra ai cũng phải nể hết. Đó là chân đế khổ, tu đạt Phẩm Phổ Môn.

Mỗi pháp là một chân đế. Chân đế là gì? Là chạy dài từ đầu kéo dài đến cuối cùng ở đầu kia là hết. Tất cả vạn pháp đều có chân đế. Đây là mê lầm, tận cùng mê lầm là tận giác, là chân đế. Bậc ác căn hành động thật ác, lúc ý thức được ác dẫn đến nguy hiểm nó đạt được chân đế liền hồi tỉnh đạt Phẩm Phổ Môn.

Tỷ như nước hôi thúi, đem lọc, lọc mãi hết cặn cáu, hết thúi hết hôi là nước sạch. Đó là chân đế. Hàng Bồ Tát phải hành, phải quan sát đến thành công Diệu Quan Sát là chân đế đạt Phẩm Phổ Môn độ nhất thiết khổ ách một cách thực tiễn, đâu có cầu vái van xin, đọc tụng tối sáng, chỉ hợp hóa bằng sự mới tu hành Quán Thế Âm Bồ tát, Tận cùng chân đế tận thành Quán Thế Âm Như Lai. Được chư Tiên Thần, Thánh cùng Bồ Tát khắp trong Tam Thiên Đại Thiên thế giới tán thán, Còn Chư Phật mười phương chứng minh hiện tại Hạ Lai Đức Di Lạc thị hiện tận độ./-