–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

49. Mật Ấn

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 30019)
49. Mật Ấn
Tuyệt tác thay Đấng Chí Tôn Vô Thượng, Ngài đã thành Phật. Nay Ta lại thọ ký chúng sanh tánh sẽ thành Phật. Tuy nhiên hai lối trong ngoài, chung lại chỉ có một điều duy nhất, phải chăng tiêu biểu hoàn tất Ba Thân?

–Biệt Tôn Vô Thượng Đẳng Kinh



“Lúc bấy giờ, toàn thân nơi Thiền Sư thảy đều mỗi lỗ chân lông có một vị thị hịên, chung quanh Thiền Sư có hàng hà sa số ứng trực thị hiện lễ bái, ứng trực thọ trì tán thán công đức vô lượng Thiền Sư, tận độ chúng sanh giai thành Phật Đạo. Thiền Sư minh thuyết giải bày, nói năng xong từng lớp lớp thọ trì, lớp lớp ái kính. Tất cả thảy đều thưa gởi. Mỗi chủng tộc của mỗi giới sanh mình. Thiền Sư cười vỗ tay, tất cả đều vỗ tay xưng tán. Thiền Sư nói: Lạ thay trên con đường giải thoát. Ngài liền thọ ký cho tất cả chúng sanh tánh sẽ thành Phật.”
–T.V.

Tôi nghe như vầy: Đối với Minh Đạo Thiền Sư như Ngài khi thành Phật mỗi lỗ chân lông đều có một hóa Phật. Từ một lời nói, một cử chỉ, một tư tưởng đều hiện mỗi mỗi hóa Phật. Từng sát na hiện hóa Phật. Toàn thân Ngài có hằng hà sa số hóa Phật thị hiện chung quanh Ngài cung kính.

road_sky_01Ngài xuất chánh định đi đến bất cứ nơi nào, Ngài nhập chánh định ra vào Diệu quan sát trùm khắp. Ý Ngài muốn liền có hóa Phật cùng một lúc đi nhiều nơi hóa độ chúng sinh thật không thể nghĩ bàn. Trong lúc đó Chư Tiên, Chư Thiên chỉ đi được một vị trong toàn thân. Vì sao? Vì còn thọ một giới làm chính yếu, nên khi định tưởng thành, chỉ hiện một vị đi một chỗ, sau trở về lại thân mới hiện một vị đi nơi khác được. Chánh giác của Chư Phật nó vĩ đại đến nỗi không một Tiên, Thánh nào biết nổi.

Bởi thế bậc có được Thiên Nhãn, có bậc được Thiên Nhĩ vội xưng Phật thật lầm lạc truyền kiếp. Chúng sanh thấy nói đúng nhờ nhãn hoặc nhĩ của bậc tu này thấy cao siêu chớ nào hay chư vị Bồ Tát, Chư Phật biết họ còn xa hàng triệu triệu do tuần, chẳng thấm vào đâu, chỉ bằng một lỗ chân lông trong toàn thân Đức Thế Tôn, Đức Di Lạc thôi. Chư Tổ vị lai đừng vội xưng Phật nữa nhé.

“Khi bấy giờ Thiền Sư quá tường tận sự xuất nhập nơi Như lai Tạng, phân chia định hướng cùng bất định hướng, dung thông cùng bất dung thông Như lai, ứng hiện nơi pháp thân thị hiện, toàn thân Như Lai Chánh Giác. Từ mỗi một lỗ chân lông của Thiền Sư đến bá thiên vạn triệu hằng hà sa số không còn bờ ngăn nên đồng ứng hiện bá thiên cảnh giới, sa số các cõi thị hiện vẫn từ mỗi lỗ chân lông bước ra được gọi là Ứng Hiện Pháp Thân của Bậc Chánh Giác.” –T.V.

Đối với Minh Đạo Thiền Sư như Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc, xuất nhập chánh định tam muội là chuyện thường làm. Ngài định hướng xuất nhập hoặc không định hướng xuất nhập bất cứ vấn đề gì cũng sẵn tận tường, vì Ngài đã làm chủ Như Lai Tạng.

Dù giải quyết pháp dung thông hay không dung thông cũng không làm suy giảm vô lượng công đức nơi Ngài. Tất cả Pháp Thân Phật cũng hàm chứa Như Lai Tạng mà Ngài đã tận thành nên có thị hiện dung thông, bất dung thông vẫn là tận độ hòa hợp cùng Như Lai. Ngài đã từng thực hiện những kỳ diệu này đối với Tứ Chúng Pháp Tạng, nhưng trong đạo tràng không mấy chân phật tử nhận được.

Tôi nghe như vầy: Trong tam thiên đại thiên thế giới đều vốn có sẵn Vi Trần Phật, Sát Na Phật tức đều có sẵn thần thông. Tất cả không ngoài điện tử vũ trụ sai khiến tứ loài. Bậc tu khi chánh giác rồi thì ôm hết huyền cơ vũ trụ trong tay. Điện tử vốn nó biến hóa như thân của Chư Phật có hàng hàng lớp lớp Vi Trần Phật, Sát Na Phật thị hiện mãi mãi thường còn. Như y khoa nghiên cứu chừng nào ra chừng ấy...

Thành công cái ảo của khoa học là cái thật của nhân sinh. Bậc tu không chấp, không nghi, không chướng, vận chuyển vạn pháp được THÔNG thì nói và làm gì ở đâu đâu cũng THÔNG. Bậc thông pháp, thuyết để thông suốt là của riêng bậc đó còn bậc nghe chưa thực hiện thì đâu phải của họ.

Những gì chúng sanh nói và làm đó là trí hóa ra tư tưởng sinh giai cấp, trình độ khác nhau. Bậc thuyết pháp thông là trí hóa biết hết trở thành nhà biện tài. Lý này đè lý kia là biện tài.

Thần thông vốn ở trong mê
Thông mãi thông đi thông lại về

–T.V.







Tại sao? Vì bậc tu cùng chúng sinh ưa cầu kỳ sống ảo tưởng xa xôi tìm tòi thần thông ở chân trời hay ở chốn thanh vắng núi rừng.

Vậy thần thông của tứ loài đang sống ở chỗ nào? Chỗ nào tứ loài sinh sống chỗ đó đều có thần thông cả. Con người đứng được do trong ngoài đều có sức đẩy của thần thông. Khoa học gọi là các lực không gian tác dụng lên bề mặt của vật ép nó đứng, vì bên trong con người có dòng điện vũ trụ ra vào theo các lỗ chân lông. Khi con người hay tứ loài hết thở nó ngã không đứng được nữa vì dòng điện không còn ra vào thân được nữa.

Còn trẻ đi đứng vững, già đi đứng yếu, tóc bạc vì hào quang trong thân ra ngoài yếu, lỗ chân lông và chỗ trống trong thân là thần thông ra vô. Khi bậc tu đạt Chánh Giác thì điều động được Vi Trần Phật, Sát Na Phật từ mỗi mỗi lỗ chân lông trong thân ra vào vô ngại, tự tại đặng đại bi. Râu tóc là cặn bã của thần thông.

Tu hành tư tưởng tự tại, đại bi cao độ chừng nào thì thần thông hóa tương song chừng ấy. CON NGƯỜI KHÔNG CÓ CÁI BIẾT TRONG THÂN. Thần thông nó hóa. Trong vũ trụ nó vốn hàm chứa sẵn các hộc gọi là Như Lai Tạng.

Nếu cái biết nó nằm trong thân thì khi chết nó phải chôn theo và mất, đại đa số khoa học gia cũng cho cái biết ở trong thân, nhưng thật ra cái biết nằm trong vũ trụ, môn nào nó nằm trong hộc đó. Người vừa sanh ra cho đến khi lớn lên cái biết quá khứ tích trữ ở ngành nào, tập quán, thói quen, quan niệm sống ngành nào của bậc đó nay Như Lai Tạng phổ chiếu trở lại.

Tỷ như một người chuyên học tiếng Anh thì trong cuộc sống đi đứng nằm ngồi đâu đâu cũng toàn cái thể của Như Lai Tạng chuyên Anh Văn. Như Lai Tạng nó ra vô trả lại cho mình cái biết từ bốn phía. Tánh càng cao thượng chừng nào sự thông minh hiểu biết càng cao.

Càng thông minh cái biết càng xa gọi là Thánh Nhân, Thánh Thiên, Thánh Triết. Từ thượng cổ cho đến bây giờ con người lấy gì để tu. Lấy mắt để tu, lấy tai để tu, lấy đầu để tu đều kẹt ở tầm mức phàm phu. Lấy Như Lai Tạng chung cùng để tu cái gì cũng biết. Bậc biết tận dụng thân nơi kiếp này tu hành như vậy cho đúng đường Chư Phật, Chư Bồ Tát, lại biết thân cận để cầu đạo thì được chỉ dạy cho Như Lai Tạng trả lại, bậc tu nhận biết được tất cả đều thông.

Sao gọi là Như Lai Tạng? –Cái nghe của cái nghe, cái thấy của cái thấy, cái biết của cái biết. Do đó bậc tu cần lấy cái nghe để nghe, lấy cái thấy để thấy, lấy cái biết để biết. Nếu nhận định được sẽ nghe thấy biết không còn chướng đối không còn Đoạn, Dị, Diệt.

Đối với bậc giác xây đắp căn nào thì thông căn đó thôi. Giác ngộ chớ chưa phải toàn giác. Bậc giác ngộ rốt ráo mới toàn thông. Bậc toàn thông thâm nhập đầy đủ liền vào Chánh Định Tam Muội. Mỗi lúc mỗi nơi đều hiện Nhứt Thiết Sắc Thân Tam Muội. Tu vào con đường Nhất Thừa đúng nghĩa đương thời Đức Di Lạc Tôn Phật khai thị không phải dễ nhận.

“Trực hiện là nơi Bồ Tát Sơ Trụ đến Đại Bồ Tát thường dùng Trực Hiện cùng Cảm Hóa Hiện, cảm hóa hiện chính bậc thường thông cảm Tam Thế tam thiên. Xuất định dạo khắp các cảnh giới, gọi là cảm hóa hiện cho đến bậc tận thành, lúc bấy giờ mới Thật Hiện. Bốn tướng hiện trên vẫn còn nơi Pháp Thân Phật chu toàn thị hiện đồng đẳng từng lớp tu chứng, từng lớp chưa tu chứng đảo điên vẫn đặng thừa hưởng hiện. Nơi hiện cảnh ứng hiện chia ra làm hai nơi, gọi là chánh báo cùng thọ báo hiện chớ chưa hẳn Tâm Hiện hay Tâm Pháp, Pháp Tâm hiện vốn như nhiên Pháp Thân tùy thuận hiện. Vì sao? Vì như nhiên hợp hóa bản năng thể tánh đồng hiện thôi.” –T.V.

Từ thế gian cho đến Chư Thiên, Chư Tiên, Chư Thần, hàng Thinh Văn, Duyên Giác, A La hán dùng quy chế ứng hiện. Quán Thế Âm Bồ Tát mới tùy nơi mong muốn mà ứng hiện hóa độ. Có bậc tu hành chuyên tế lễ cầu ơn trên ban cho được linh thiêng thuộc ứng hiện.

Còn Trực Hiện là trực giác Tam Muội Pháp Môn. Có trực hiện mới tự giác nhận được Tam Thế thường trú khắp xứ lúc đó liền biết cảm hóa hiện. Hàng Bồ Tát trực hiện chỉ Đức Thế Tôn, Đức Vô Thượng Di Lạc mới có Thật Hiện.

Chư Bồ Tát quán sát trùm khắp mới thấy: Con người chỉ sống tạm nơi cái sống ở thế gian. Bởi vậy rất cần không những chỉ vật chất mà cả về mặt tinh thần nữa. Phần Thánh Đạo cứu giúp tinh thần. Từ Đạo Lão, Đạo Khổng, Bà La Môn, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành Giáo, Hồi Giáo, Ấn Giáo, Thông Thiên Giáo... Trong các tôn giáo thảy đều với đích nuôi dưỡng tinh thần, lúc con người chết được về cõi Trời hay về với Thượng Đế là duy nhất, thuộc quy chế ứng hiện, có cầu có linh thiêng, không cầu không có.

Chỉ có Phật Giáo chủ đích đưa con người đến Chánh Giác, thoát sinh ngoài vòng vũ trụ. Vì sao?

Vì Phật Đạo đã tìm được Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới ngoài cõi Trời. Còn khoa học thực nghiệm những gì Phật đã khai thị hàng nghìn năm sau, nay mới tìm ra được.

Tâm Lý Học từng nghiên cứu từ tư tưởng sau phát hiện qua hành động, biết tất cả tâm lý con người để điều động giúp đỡ nhưng tâm lý học chưa biết được tinh thần với vật chất dung thông trong tạng thức của con người mà trưởng thành tất cả.

Triết học tận dụng tư tưởng lần đến tận thấu tư tưởng, tận cùng để tỏ tường từng lớp con người, trở nên thông thái chớ chẳng đến được tuyệt đích Giác Nguyên, chẳng thể nào giải được những gì mà Phật Đạo sở đắc, những gì mà Phật Đạo đã giải xong trên bước đường sanh tử luân hồi. Con người thường dùng tư tưởng nung đúc tinh thần phát sinh ra cảnh giới, sau lúc chết được về trong cảnh đó. Chỉ có chư Phật, Chư Bồ Tát Ma Ha Tát biết tỏ rõ, thấy đúng đắn không cố định, chỉ quán xét để giúp con người, giúp bậc tu ý thức Trực hiện đến cảm hóa hiện mà ra khỏi sanh tử luân hồi nhờ vậy bậc tu thấy biết tự ngã của mình gọi là Chánh Định Tam Muội.

Nếu bậc tu có tư tưởng cầu chánh giác sau được ứng hiện Chánh Báo. Chỉ cần tư tưởng ngoài bản giác liền bản năng phải bị ứng hiện thọ báo phân minh.

Chủng tánh chúng sanh vốn có sẵn trong tứ loài, chúng sanh tánh đó không đâu xa lạ mà chính là các giống vi trùng trong thân mạng. Khi chúng diễn âm trong thân thì đương nhiên con người phát sinh tư tưởng. Hằng hà sa số tư tưởng thì chủng tánh vi trùng có bấy nhiêu.

Bậc tu hay Thiền Sư thực hành thông thái bao nhiêu thì những giống vi trùng trong thân bậc tu hay Thiền Sư khôn ngoan bấy nhiêu. Đến lúc chết, thân tứ đại rã, cái biết thuộc Như Lai Tạng nó trả về các hộc trong vũ trụ. Khi sinh ra một thân mới nó liền phổ chiếu trở lại. Thiền Sư nhìn tánh tình, cử chỉ, lối sống hiện tại nhờ sở đắc Trực Hiện liền cảm hóa biết được tiền kiếp qúa khứ cùng vị lai chúng sinh, biết bậc tu lai sinh nơi đâu, từ đó mới hợp hóa siêu độ được. Trực hiện sâu biết được nhiều kiếp qúa khứ còn thì nhờ ứng hiện nhớ một kiếp. Nát địa mới trực hiện sâu thuộc hàng Bồ Tát Bất Khả Tư Nghì, Bồ Tát Bất Thối Chuyển.

Đến đây Ngài ngưng giây lát hớp chung trà rồi khai thị tiếp: Đến lúc Thiền Sư thành Phật các vi trùng trong thân Thiền Sư trưởng thành Bồ Tát hàng hàng lớp lớp thật hiện làm trang nghiêm đầy quốc độ. Do đó mới có Như Nhiên Tâm Hiện, Pháp Thân tùy thuận hiện.

Vì sao? Vì như nhiên hợp hóa do thể tánh vốn sẵn đồng hiện vi trần Phật, sát na Phật. Thiền Sư nghĩ đến đâu, hóa giải thế gian như thế nào, vi trùng trưởng thành Bồ Tát đến nơi hiện thân hình làm theo lệnh tuyệt mỹ để hoàn tất thế gian giải theo ấn quyết của Thiền Sư.

Thiền Sư đắc đạo liền có bá thiên vạn triệu chủng tánh nơi Thiền Sư đắc đạo gọi là Chân Lý Hải. Khi Thiền Sư đắc Vô Thượng Đẳng liền có bá thiên vạn triệu chủng tánh của Thiền Sư đắc Vô Thượng Đẳng gọi là Vô Thượng Đẳng Thế Giới Hải. Do đó khi cần dùng Thiền Sư chỉ ra lệnh liền trong một sát na có một, hai hay nhiều vô số Vi Trần Phật nơi thân Thiền Sư thật hiện. Bậc vào chánh định biết tất cả những con vi trùng trong thân mạng mình.

Thân chúng sinh là cái giả, vì thân người do đất, nước, gió, lửa kết nạp thành. Các con vi trùng nó cựa qua cựa lại, chạy qua chạy lại trong các mạch máu, trong các tủy xương... tạo thành cái biết của chúng sinh. Vì thân do tứ đại giả hợp nên cái biết của mình cũng giả, do đó bậc tu điều khiển được chủng tánh các con vi trùng trong thân mình được gọi Chư Phật hiện toàn thân. Lúc bấy giờ, mỗi lời nói, cử chỉ đều hiện Nhứt Thiết Sắc Thân Tam Muội. Tam Muội là Huệ bí mật của Như Lai, là Mật Ấn.

Bồ Tát là bậc đã được Chư Phật thử thách trao cho Trí Ấn bằng đại phương tiện thuận nghịch, tịnh bất tịnh, hữu tướng phi tướng. Khó mà biết trước được Diệu Dụng của Ngài nên dễ hồ nghi, dễ bỏ dang dỡ, chỉ một sai nhỏ là hỏng cả đường tu dầy công bấy lâu, phải tự sám hối sau đến sám hối lỗi lầm Ngài mới ghi nhận. Có bậc cho tu lại từ đầu.

Qua được, dung thông được mới trao Tâm Ấn. Tâm Ấn là Mật Ấn Như Lai, văn tự âm thanh không diễn tả hết được. Ngưng giây lát, Ngài khai thị tiếp:

– Các giống vi trùng ở trong toàn thân mỗi bộ phận hay mỗi cơ quan đều có mỗi loại vi trùng, chúng nó tiết ra chất nhờn nhớt, chất nhờn nhớt này chạy thẳng đến thận hóa thành tinh trùng. Tinh trùng chờ khi giao hợp thụ thai sinh ra con người, liền có cái biết tùy căn cơ của mỗi loài chúng sinh.

Do đó bậc có thiền trí, sáng soi thân tâm để phá mê thường chấp sau tỏ thông sở đắc Tam Muội. Nếu bậc tu dùng trí tuệ trí thức, nghiên cứu dù học giỏi đến như Bác học cũng chỉ là tu phước thiện thôi. Tu thiền thông đạt còn nghe được hơi thở cùng sự sống của các loài thảo mộc cùng qủa địa cầu nhịp nhàng di chuyển, cho đến các loài chim chung hòa với tiếng gió reo trở thành muôn vạn câu niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng không dứt. Bậc tu có tinh thần thiết tha, chưa có trí tuệ cứu cánh vẫn lầm nơi cuồng tín.

Thời Hạ Lai Mạt Pháp này Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc ra đời chỉnh trang Phật Đạo, Bậc tu lìa ngã vẫn còn nắm đường dây trực hiện được. Hai câu thơ Đức Ngài đã ghi:

Đương nhiên Mạt Pháp kia vừa dứt
Thời Chánh liền ra tiếp vẻ vang

–T.V.





Bậc sở đắc Chân Thiền tỏ rõ bổn lai từng chủng tánh nhờ tận giác nên biết rõ ràng Chư Thiên, Tiên, Thần, Thánh mỗi nơi bị nhiễm thế nào phải lai sinh vào cảnh giới ra sao. Từ chốn thọ ngã thi hành huân tập tự ngã để tạo thần thông tài phép ra sao, đều tỏ rõ tỹ mỹ tường tận không sai chạy mà nhập Chánh Định Tam Muội nhiếp độ. Đối với Chư Phật thì lục thông, thần thông tam muội không quan trọng bằng Tam Muội. Thế nên Chư Phật khai thị Chư Bồ Tát: Chánh định Tam Muội là chỗ tạm trú của Bồ Tát thi hành Ma Ha Tát. Còn thực hiện Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội chưa sâu là thần thông tam muội của hàng A La Hán./-