–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

50. Tam Muội

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 30752)
50. Tam Muội
Tam Muội gồm có bốn Bậc cao thấp, sâu cạn khác nhau:

 • Bậc Thinh Văn.
 • Bậc Duyên Giác.
 • Bậc A La Hán.
 • Bậc Bồ Tát, Bồ Tát Ma Ha Tát.

• Tam Muội của Bậc
Thinh Văn: 
 ◊ Linh cảm được việc sắp xảy tới. Tỷ như: muốn đến nhà bạn thăm chơi, tự nhiên có pháp trục trặc. Kết qủa đến là không có bạn ở nhà. Tỷ như: đang đi tự nhiên buồn ngủ. Tốt nhất là đừng đi. Đi là có chuyện không may.

• Tam Muội của Bậc Duyên Giác:

 ◊ Cảm nhận được vạn pháp. Biết được vạn pháp. Hóa giải, vận chuyển được vạn pháp. Tỷ như: đi đến một nơi chốn đã được định sẵn, nhưng khi sắp đi hoặc đang đi có sự việc cản trở không đi đến nơi được. Đó là cảm nhận được sự việc đang trục trặc. Biết được liền dùng đủ phương tiện hóa giải vượt qua không còn chướng ngại ngăn chận. Bậc như vậy đã biết dụng vạn pháp gọi là vận chuyển vạn pháp được thông.
 ◊ Cảm nhận được là giải được cái mê thứ nhất.
 ◊ Biết được là tỏ cái mê thứ hai.
 ◊ Dụng pháp cho thông là tỏ cái mê thứ ba.
  *Giải được ba cái mê nơi pháp là Tam Muội của bậc Duyên Giác.

• Tam muội của Bậc
A La Hán:
 ◊ Thực tướng.
 ◊ Vô Tướng.
 ◊ Vận chuyển vạn pháp.

 √ Khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ở giữa hội trường đưa cành hoa lên. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Ngài liền biết Tôn giả Ca Diếp sở đắc Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội pháp môn. Vì sao Tôn giả cười? Vì Tôn giả trực giác được:
◊ Thực tướng: Loại hoa gì.
 ◊ Vô Tướng: Loại hoa gì có pháp tánh đó, dùng làm gì, mùi vị...
 ◊ Vận chuyển: Dùng đúng. Tỷ như: loài hoa gì dâng cúng Phật, loài hoa gì cúng ông Táo...
 *Tỏ ba cái mê của mỗi pháp giới là thông suốt pháp giới. Mỗi pháp cần quan sát biết tường tận đến Diệu quan sát thấu đạt mỗi pháp có ba cái mê. Tam Muội tác dụng giải mê cho bậc tu rất hữu hiệu từ đó thi hành hóa giải hàng vạn, triệu tam muội mới thực chứng đến sở đắc chân lý không còn mắc miếu nơi pháp giới.

• Tam Muội của Bậc Bồ Tát, Bồ Tát Ma Ha Tát:

 ◊ Biết rõ thông vạn pháp.
 ◊ Điều động thông suốt vạn pháp.
 ◊ Thấu đạt vạn pháp.
  *Hàng Bồ Tát biết rõ Bổn Lai Diện Mục của Pháp giới là trọng điểm rất cần thiết. Có vậy mới biết căn bệnh của chúng sinh mà tùy phương tiện hóa giải, vận chuyển sao cho đồng hợp đồng hóa đặng gần gũi thân cận tận độ chúng sanh.

Đến lúc tỏ thông vạn pháp, hành dụng được viên dung biết phân chia định hướng cùng bất định hướng vạn pháp được quân minh mới thấu đạt vạn pháp. Chỉ có Chư Phật mới tận thành. Bồ tát không tự mãn hành nguyện, hạnh nguyện cho đến một kiếp nào vào y đường Chư Phật mười phương mới vào Niết bàn.

Nhiều bậc thích tu mà không chịu tu sửa, thân lười trễ không chịu hành theo Bồ Tát hạnh nên không giác ngộ. Thân và tâm của Bồ Tát tiến đến chỉ còn một, chúng sanh thân tâm là hai. Tâm pháp tái hợp là một mới giác ngộ. Đã là một mới xuất nhập Chánh Định Tam Muội được.

Bậc tự tu theo quan niệm suốt kiếp này đến kiếp khác vẫn còn nằm trong Phật Pháp, Pháp Phật thêm lý chướng không sao đi đúng đường giải thoát được. Thời hạ lai Ngài đã chứng kiến nhiều bậc dùng định tưởng để xuất định thuộc ngoại giáo. Không thiền định không có trực giác chẳng bao giờ phát huy trí tuệ. Do những điểm trên mà bậc tu nhiều kiếp vẫn không kết qủa.

“Ngài ngồi tĩnh tọa trên tảng đá, như nhiên tịch tịnh, thả theo gió thoảng lần lần trong khi xuất định. Phong cảnh ở khu rừng Trảng, có những mõm đá lô nhô, bắt đầu in tuồng theo cơn Chánh Định của Thiền Sư...” –T.V.

Đoạn kinh ghi lại Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc xuất chánh định đến cõi Trời gặp Chư vị Thập Bát La hán đang hội thảo chân lý.

“Thiền sư đến ngôi chùa cổ, mái chùa cong cong hai cánh, vừa rộng vừa thấp, tựa như chim Phụng Hoàng trải cánh che chở khách thập phương. Ngài bước vào bên trong chùa có mười tám vị chia ra ba nhóm đang hội thảo về chân lý đường tu. Ngài dùng Nhĩ Viễn Thông, Nhãn Tạng Tam Muội Định, thấy rõ tai nghe không thiếu sót, Thập bát la hán không hề hay biết trong hội thảo có vị Đại Đại la hán dự...

Khi bấy giờ mười phương Chư Phật đồng nói lên câu chúc tụng Phật Vương (Di Lạc), xong đâu đó nói với Chư vị Bồ tát. Này các ông hãy đi đến Khánh Trang Tỉnh, Long Phụng Sơn, Long Bửu Pháp, có vị phật pháp hiệu Phật Vương (Di Lạc), thị hiện thời Hạ Lai. Vị này có nhiệm vụ chỉnh trang Phật Pháp, chứng thị Hạ Lai, tuyên thời Tứ Hạnh làm cho tất cả đang sống vật vờ, đang tu lầm lạc trở thành Chánh Pháp Tịnh Vương, Nhất Tôn Tứ hạnh, cốt đem đến điềm lành đưa về Chánh Giác. Các ông đến kính bái chiêm ngưỡng, thọ trì Tứ Hạnh, Ngài đã bổ ban Chư Bồ tát đồng đảnh lễ, phóng quang, nương nơi huỳnh quang, đồng đến lễ bái.


Tất cả các hàng Chư Thiên, Tiên rồng, Thánh hóa nhìn về Đông Nam, hương đàm trùm tỏa, nghe tiếng trên hư không phổ truyền, tất cả đều mang các phẩm cúng dường đồng đến bái lễ.


Khi bấy giờ tòa Long Bửu, các cánh hoa to bằng qủa Hồng đào, tựa như quả mâm xôi. Phật Vương thị hiện, mặc y áo Bạch Nhung, đầu đội Mão Bảo Trì màu trắng hồng nhạt, trên mão có chín
búp hoa, mỗi búp hoa tỏa ra mỗi hào quang tia sáng gồm có Huỳnh quang, Huỳnh Huỳnh quang, Thanh quang có sắc Thanh Thanh quang, Hồng quang có sắc Hồng hồng quang, Hắc quang có sắc Hắc Hắc quang. Còn riêng Nhất bạch quang không có sắc Bạch quang. Ngài thị hiện đủ 32 tướng tốt bước lên hoa, hào quang tia màu vàng. Chư Bồ Tát, Chư Thiên Tiên cùng Chư Long Thần cho đến A La hán cùng Thinh Văn, Duyên Giác, nhìn không nháy mắt, đồng thanh xưng tán, chưa bao giờ nhìn thấy nay nhìn thấy.

Bỗng trên hư không xưng tán, do công đức vô lượng Phật mà thị hiện Vô Thượng Tôn, Vô Thượng Sắc, Vô Lượng Hương đầy đủ không thiếu sót. Ngài lên tòa Sư Tử an tọa. Tất cả các hàng chiêm ngưỡng lễ bái, xong đâu đấy theo thứ lớp, theo thứ vị đồng nhau tĩnh tọa. Khi bấy giờ Đức Phật Vương (Di Lạc) nhẫn 12 triệu phút. Mặt Ngài an nhiên bình dị hòa đồng với tất cả, làm cho các hàng thứ lớp thảy đều hoan hỷ, phấn khởi ái kính không còn mảy may hư vọng hoài vọng tập khởi. Ngài liền nói: Ta khá khen cho thời Hạ Lai Mạt Pháp nầy mà Thập Bát La Hán hội thảo. Chư vị Bồ Tát đang hiện hành, hàng hàng lớp lớp tu trì không nhàm chán, giữ gìn bảo pháp trường tồn.


Đối với các vị căn cơ chưa đầy đủ, trí tuệ chẳng viên thông nên chi trí hóa sanh ra vạn pháp an lành, đặng phước báo nhân thiên, đặng tu chứng từng phẩm hạnh. Bằng trí tuệ tối tăm trí hóa tự sanh các nghiệp. Sống trong cơn thăng trầm đủ lối. Tu nơi vạn ý uyên thâm vòng quanh khó thoát sanh tu đạt Chánh Giác.


Lý sự tín tâm, Nhất Tâm đảnh lễ Chư Phật thì có, nhưng đường lối chưa tận thâm làm sao đắc quả?


Ta vì các ông thị hiện đầy đủ, Cư Nhân Tướng, đầy đủ hoàn cảnh thâm vào sắc, Thinh, Hương, Vị mà bảo các ông đừng xúc pháp. Từ hàng Thiện nam tử đến hàng Thiện nữ nhơn, tu cầu ứng hiện, tu lấy thọ lãnh Nhân Thiên rất hiếm Bậc đang tu nơi Trực Hiện.


Ngài nói đến đây có vị Bồ Tát bước ra đi vòng bảy lễ chiêm ngưỡng lễ bái thưa gởi? –Bạch Đức Thế Tôn, con đã tu sạch hết chúng sanh, truy tầm lấy mỗi một chúng sanh đều không có, con kính nhờ Chí Tôn thương con khai thị cho con, làm như thế nào, tu bằng cách nào đặng tận giác quả Bồ Đề nguyện.


Hay thay! Khéo thay! Này Bồ Tát Bửu Tịnh, Ông tu sạch lý chúng sanh, chớ chưa tu đạt Bổn Lai của mỗi chúng sanh giới. Mỗi chúng sanh giới, bá thiên vạn chúng sanh hợp hóa trở thành pháp giới. Mỗi một pháp giới có hằng hà số số chúng sanh. Ông tận giác chúng sanh Bổn Lai Diện Mục. Ông tận thấu pháp giới diễn hành khi bấy giờ ông thị chứng mới tận thành tận giác.


Bồ tát Bửu Tịnh toàn thân thảy đều nở ra hoa Bửu Pháp, nhẹ nhàn tươi tỉnh, vui mừng xưng tán. Chưa bao giờ đặng nghe hôm nay mới đặng. Chí Tôn Vô Thượng Thị. Xong đâu đấy đảnh lễ ngồi lại một bên chiêm ngưỡng”
–T.V.

Việc hóa độ chúng sanh đối với Đức Phật Vương Di Lạc thật không thể nghĩ bàn. Khi Ngài Hạ Lai thành Phật, được Chư Phật mười phương tán thán, được Chư Bồ tát, Chư Thiên, Chư Tiên, Chư Long Thần cùng Tứ Bộ Thần chiêm ngưỡng cung nghinh. Mỗi lần Ngài xuất định tận độ là mỗi lần rung chuyển tam thiên. Trong khi rất nhiều vị xưng Phật lại nhờ định tưởng biết có Long hoa nhưng không gặp Ngài được. Nếu tu Trực Hiện mới đủ công năng công đức hàng Thánh, liền được vào Long Hoa chớ đâu phải chờ đợi nữa.

Đạo Phật luôn lấy tình thương cao đẹp vì vậy bậc chân tu tự xét lỗi lầm để không lầm lỗi. Tư tưởng cao độ chừng nào thì thần thông hóa chừng ấy. Những ai chưa nghe được, chưa hiểu được thì Như Lai tạng vẫn chứa cái nghe này, cái biết này vào các hộc, một ngày nào gặp Bồ tát thấu đạt chỉ khai một câu đúng của quá khứ mình đã nghe liền cái thể huyền bí tự nhiên nó trả lại cho mình. Mỗi người tu hành đúng tự tánh là mỗi ngày có tiến bộ là đường đi trong vũ trụ gần Chư Phật.

Con người có học thần thông hóa thông minh nhưng không tu vẫn còn mê mờ con đường sanh tử. Người không chấp không chướng thân người nhẹ nhàng dễ tiếp thu thần thông ra vô nhiều càng thông minh. Mỗi pháp đều có bổn lai của nó. Tỷ như Pháp của người thợ mộc chỉ biết gỗ và dụng cụ làm ra tất cả những gì thuộc về thợ mộc. Đưa thanh sắt không biết tỏ tường được.

Còn pháp của người thợ sắt làm cửa, đưa thanh gỗ không biết làm sao cho đúng. Mỗi nghề là mỗi pháp có bổn lai của nó, quen nghề gì thì thần thông vào người đó, ăn, ở, ngủ cũng thấy nó chui vào thân đứng. Cho nên bậc không tin không nghĩ thì thần thức nó không vô.

Tăng Ni sợ pháp nên phải ly dục cho thần thức khỏi vào đến khi thâm nhập Như Lai tạng mới biết càng tu cao độ, càng giỏi đường đi dung thông chừng nào càng nhanh biết thần thông chừng đó. Người thế gian thông minh lấy cái thần thức. Bậc Thiền Sư không lấy chẳng bỏ thần thức được nhập Như Lai Tạng nên sở đắc Thần Thông Tam Muội.

Thế gian lấy tai để nghe, lấy mắt để thấy, lấy đầu để biết nên thông minh còn hạn chế. Chỉ chư vị Thiền Sư lấy cái nghe để nghe. Lấy cái thấy để thấy, lấy cái biết để biết nên thông minh càng siêu đẳng thấu đạt thần thông.

Một người nào thành công một nghề là đã sẵn có Tam Muội rồi. Chỉ cần thực hiện một pháp biết được, pháp kia nó hồi lại hết và làm cho mình.

Chỉ có Thiền Sư nhìn nơi cái thần thức của chúng sanh mà biết tất cả. Thiền Sư nhìn một người biết ý nghĩ của người, biết tánh người nên tùy thuận bệnh thọ nhiễm mà khai thị mới giải mê lầm cho họ được. Chứ không phải đăng đàn thuyết pháp một lối mãi mà họ nghe rồi thực hiện được. Phải gần gũi, trang nghiêm khai thị cho từng lớp, từng pháp mỗi ngày dần dần mới tỉnh được. Trên thực tế dạy đạo cho người tu hành giác ngộ không phải dễ, nó rất khó. Bậc chánh giác phải biết tận dụng Đại Phương Tiện mới mong cứu bậc tu theo mình giác ngộ được.

Chúng sanh đa bệnh Bồ Tát phải lập đa hạnh tùy bệnh cứu độ. Cũng như Bác Sĩ giỏi: Khám bệnh cho thuốc bệnh nhân hết bệnh. Còn tụng kinh, nghiên cứu kinh, thuyết pháp bá thiên vạn pháp chúng sanh phải nghe hết nhưng một điều lầm lẫn là không biết phải dùng pháp nào, vào trường hợp nào, ở đâu. Cũng như cho con bệnh vào kho thuốc đụng thứ gì cũng cho là qúy đều lấy uống, tức nhiên bệnh không lành mà càng thêm bệnh.

Thuyết pháp không biết đúng bệnh mê lầm của mỗi chúng sanh cũng y như bắt người ta vào kho thuốc gặp thuốc gì cũng uống, dù cho thiên thu vạn kiếp tín thành cũng không bao giờ giác ngộ được. Thiền Sư phải dụng Tam Muội mới thuyết pháp thông được, người nghe cũng sẽ thông. Còn mê lầm mà thuyết pháp hay, người mê càng mê lầm, lý nhiều sinh chướng.

Bậc sở đắc Tam Muội phải thực hiện hàng bá thiên vạn pháp tam muội, hàng bá thiên vạn pháp thần thông tam muội mới trực giác biết tiền kiếp quá khứ. Tam Muội càng sâu đậm trực giác được nhiều kiếp qúa khứ. Trong Long Hoa có nhiều bậc tu nhớ được một kiếp qúa khứ mà không biết nhiều kiếp trước của mình được vì còn đang thâm nhập pháp giới, chưa tỏ pháp tánh sâu. Bổn lai pháp trước sau không thay đổi. Tỷ như một bậc ở cõi Tiên, cử chỉ tánh tình ra sao, khi hết kiếp lại sinh nơi thế gian bây giờ cũng y như lúc trước chỉ khác nhau khuôn mặt thôi.

Gặp Đức Long Hoa tăng Chủ theo tu đam mê, đức trí mỗi ngày mỗi mở mang được kết quả thực tiễn lắm. Đức Ngài thật tỏ rõ tuổi thọ nơi con người chưa bao lâu thì đến lão, bệnh, tử. Còn thời hiện tại chân lý bất sanh bất diệt ra đời cứu vãn nhân loại không thể nghĩ bàn. Chỉ cần nhận định được, không uổng phí kiếp hiện tại liền được vô lượng, vô biên tận biết mà giác ngộ.

Lời Chư Bồ Tát toàn lời trực giác chân thật, đều là lời thừa hành Chư Phật diễn nói. Còn lời tham vọng dục vọng tự ngã nói đều là lời Ma Ba Tuần giả thuyết. Ngài thị hiện ở thế gian nhưng mỗi lần xuất định đến các cõi đều được Chư Thiên, Tiên, Thần Thánh cung nghinh vui mừng không kể hết để được thọ lãnh Bảo Pháp. Trong lúc Phật tử không hề hay biết Long Hoa đã ra đời. Nay Chư Bồ Tát tiếp nối con đường đưa chúng sinh thoát khỏi sanh tử luân hồi, chúng sanh cũng vẫn còn mơ màng trông đợi kỳ ảo nơi núi Thất Sơn. Số đông thời Hạ Lai này, nhiều bậc tu chưa thấu đáo. Hiển giáo chuyên ròng hiển giáo. Tu Thiền quan niệm Mật Tôn siêu hình vạn tượng. Đốn giáo đụng đâu đốn đó không cần đến đạo hạnh. Tu Tiệm Giáo giữ gìn Tiệm. Nếu bậc tu không chung kết tổng hợp làm thế nào Chánh Giác được!

Đông Phương tìm chân lý tự tu học riêng nên có vị sở đắc được tâm ấn chỉ cần chân phật tử có tâm cầu đạo phải tin về tinh thần tu chứng mới truyền trao chân lý, dần dần hết vô minh được Chánh Giác. Đức Di Lạc Tôn Phật phải diệu dụng đường lối này trong thời Mạt Kiếp. Ngài không thể tập hợp đông đảo tại gia đình khi người cộng sản không chịu cho tạo dựng đạo đức.

Còn Tây Phương lấy hiện vật thực nghiệm công bố cho mọi người thấy biết nhưng bên cạnh cái hay lại có cái hại về sau thường bị hủy diệt. Đông Phương qua nhiều thế hệ đã biết từ lâu thân tâm con người trùm khắp vũ trụ, do tứ đại giả hợp tạo thành Ứng Thân cho vũ trụ nên trong thân, ngoài thân đồng nhất con người giao cảm tiếp nhận thần thông nơi vũ trụ. Tại Tây Phương không khai thác đúng mức nơi thân mạng nên chưa biết.

Phật Đạo không chấp nhận linh hồn, chỉ ghi nhận tư tưởng đại diện linh hồn. Linh hồn trùm khắp hư không vũ trụ mới có giác linh cảm ứng nơi linh hồn. Con người chưa nhận định đặng nơi tư tưởng khởi sanh, phải lần theo khởi sanh, khởi diệt đủ công năng công đức được tỏ thấu tư tưởng bất diệt mới có cảm ứng linh hồn, chừng đó trực giác thần thông. Linh hồn không hai tướng. Linh Hồn Tối Thượng sáng suốt bất biến, quang minh bất tận là Như Lai Phật. Phật Đạo cho là ĐẠI NGÃ cái Ta duy nhất. Cái Ta trong thân mạng con người hay Tứ Loài đều là cái ta tạm bợ gọi là TIỂU NGÃ giả tưởng. Đại Ngã là viên bảo châu. Tiểu Ngã là yến sáng. Dưới mắt bậc Chánh Giác linh hồn là Như Lai vốn sẵn đủ thần thông. Nó không cấu cũng chẳng ly. Nếu cấu nắm bắt gìn giữ hay ly là xa lìa đều sai lạc.

Con người khi thành hình thân mạng đầy đủ như nhiên có Nghe – Thấy – Biết. Chính là từ nơi Đại Ngã Linh hồn thể hiện để đồng ứng thân mạng xuất phát từ Như Lai nên Thần Thông vốn như nhiên từ Như Lai hiện. Trong chúng sanh cũng có đủ nhưng khi Đại Ngã thể hiện đến con người và tứ loài gọi là Ứng Thân còn gọi là Hóa Thân lại muốn nhận đặc điểm riêng liền bị phân chia, Chư Phật tường tận nên Ngài nói: “Tất cả chúng sanh giai hữu Phật Tánh" nghĩa là: Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, đều có thể tiến đến thông đạt vũ trụ. Tu thực tiễn từng bước một sẽ đến chứ không thể dùng trí hiểu, không thể dùng thức để biết. Bậc tu muốn thanh tịnh một phút cũng không có được nên bị Ma Lực bao vây diễn hóa. Chư Phật khai ngộ, Chư Bồ Tát phải tin vâng kính đầy đủ mới tự phá vòng đai Ma Lực nhốt nhiều đời kiếp.

Đây không phải là việc tầm thường, cũng chẳng phải là việc nhỏ... Nếu bậc Nhất Tâm, Thiết Tha Tâm mà không hạnh nguyện trong vạn pháp thuận nghịch chỉ tránh né diệt pháp thì sự thanh tịnh này muôn đời kiếp cũng không thật thông. Đã không thông sao được Mật Ấn từ Như Lai Phật ban cho.

Nhiều bậc thấy được, biết được trong cái học, trong kinh điển chớ không thực hành tận độ chúng sanh tánh Tịnh Bất tịnh, Hữu Tướng Phi Tướng thì cái biết này cũng như chưa thấy chưa biết. Các pháp thần thông không hiện.

Thần thông vốn ở trong mê
Thông mãi thông đi thông lại về.

–T.V.

Vậy đâu phải tu cầu kỳ, cũng không phải học, cũng không phải cúng lạy cầu xin. Tạp nhập không dừng nghĩ là hình tướng không dừng nghĩ. Cứ hạnh nguyện ban ngày không tạo sanh diệt vạn pháp, ban đêm ít nhất là một giờ công phu Thiền, cần qua nhiều trở lực mỏi mệt, chán nản, buồn ngủ, đến lúc không còn tạp nhập trong lúc Thiền. Sau tứ thời đi, đứng, nằm, ngồi đều được thanh tịnh. Chân như hồn nhiên hiện liền biết thực hành vạn pháp không lấy cũng chẳng bỏ, không nặng cũng chẳng nhẹ, không hiệp không tan là Nhất Tướng là tánh thường trụ.

Thiền cần hàng Bồ Tát hướng đạo mới có đủ Mật Tôn, Mật Tôn giúp giải nghiệp thức, không còn vọng khởi nhưng phải nhẫn vì nghiệp thức tinh vi hơn con người. Nói thì nghe dễ còn thực hành không đúng đường khó đạt kết quả. Dù bậc tu tinh thần thiết tha nhưng chưa có trí tuệ vẫn lầm nơi cuồng tín. Vì thế nên chi Đức Long Hoa Tăng Chủ Di lạc mới lưu lại cho thế gian những gì cần cho bậc thiết tha tâm, thành thật tâm tiếp tục thi hành mà trọn hưởng chân lý, dưới sự chỉ đạo của Chư Bồ Tát bậc tu sẽ an tâm không còn sợ thất chân truyền nữa.

Còn nếu chưa gặp bậc Thiện Trí Thức nên tu Thiện Căn. Tinh thần thiện căn thiện chí cúng dường lập phẩm công đức, tín ngưỡng nơi Tam Bảo tinh thần như thế vẫn đáng qúy. Không nên ham muốn Thiền mà vọng cầu dễ bị Ngủ Ấm Ma gạt khổ muôn chiều. Tự xây dựng thân mạng trước nhất phải lo tu sửa. Không ai có quyền bắt ta chỉ nơi tâm tánh của ta tự nâng ta mà thôi.

Bậc trí dung thông nhờ nghịch pháp
Kẻ khờ chống đối tạo vô minh.
–T.V.

Bậc tu có nhẫn nhục, nhẫn nhịn, nhẫn nại được tỏ thông, biết thực hiện dung thông pháp sau sở đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. Có dung thông được vạn pháp mới thấu đạt viên dung, con đường này tu đến Bát Nhã Ba La Mật Đa vượt hàng Thinh Văn, Duyên Giác, A La Hán. Đó là hàng Bồ Tát được các thứ thần thông từ Như Nhiên, Hồn Nhiên hiện.

Đạt được Bồ Tát thần thông cần phải hành thâm pháp giới thuận nghịch chẳng thiếu sót liền đến tận độ chúng sanh tánh. Đó là Tịnh Phật Quốc Độ Thành Tựu Chúng Sanh. Hàng Bồ Tát đã thấu đạt hư không, chỉ Chư Phật mới thông đạt tận thành Hư Không không tận.

Chân không khác hư không. Đối với hàng Bồ tát Hư Không có nghĩa đã hạnh nguyện hành nguyện thấu đạt Như Pháp nhưng không chứa trong tâm. Bồ Tát biết để nó trong Như Lai Tạng từng các hộc, khi có pháp như nhiên biết, hồn nhiên thực hiện vẹn vừa không dư cũng chẳng thiếu. Vận dụng pháp xong nó trở về các hộc trong Như Lai Tạng. Nó là Mật Ấn Bồ tát biết lấy dùng.

Từ thời Đức Thế Tôn cho đến Hạ Lai Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc thị hiện, Ngài chỉ Chư Tổ, Chư Tôn giả trụ chân không trở thành vô tình, cần hóa giải vạn pháp mới mong sở đắc chân lý.

Vào Hư không ta không thấy hư không mà tận thấu hư không là Giác Tướng.
–T.V.

Giác Tướng hành dụng đầy đủ sẽ đạt Giác Tướng Đại. Giác Tướng Đại là tứ thời trong cuộc sống đều biết hiện thân giác không còn lầm lẫn khi dụng pháp thuận nghịch. Đủ công năng công đức từ Giác Tướng Đại liền đến Như Lai Đại.

Tình thâm hành dụng Chơn Như thủ
Tình thức Như lai Mật Ấn trao
–T.V.

Trong thế gian hay trong Tam Thiên Đại Thiên thế giới, bậc nào đàm luận đến Mật Ấn không thể nào vượt ra khỏi hai câu thơ Ấn Chỉ của Đức Long Hoa Tăng Chủ Di Lạc. Có vị Thiền Sư liễu ngộ cũng phải chờ mất 18 kiếp được gặp Bồ Tát thừa kế ấn chứng mới nhập thể!./-