–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

54. Đại Nguyện Xây Dựng Chúng Sanh Của Bồ Tát

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 28827)
54. Đại Nguyện Xây Dựng Chúng Sanh Của Bồ Tát
“Bồ Tát Phổ Hiền nguyện: Giúp đỡ các Bậc tu hành về Tinh Tấn nguyện. Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử nguyện: Giúp đỡ về Trí Tuệ nguyện. Thế Chí nguyện Tổng Trì Trí Hóa nguyện. Quán thế Âm nguyện Cứu Khổ Giải Ách nguyện. Còn tất cả chư Bồ Tát nguyện tận độ chúng sanh giai thành Phật Đạo nguyện. Khi bấy giờ Đông Độ phóng huỳnh huỳnh quang, bạch bạch quang nguyện cứu độ chúng sanh Trực Giác nguyện. Tây Độ A Di Đà Vãng Sanh Cực Lạc Quốc Độ nguyện. Tất cả Chư Thiên, Chư Tiên Thần Rồng Người chưa hề hay biết, làm sao các Bâc tu hành trong Tứ Chúng hiểu thấu sự việc Chư Phật đã làm, Chư Bồ Tát nguyện giúp đỡ chúng sanh thay lần bản chất, kiến tạo công năng.” –T.V.

Tất cả những Bậc tu cầu giải thoát, buổi ban đầu phải bước qua Độ Khổ Ách nên thường được Quán Thế Âm Bồ Tát giúp đỡ. Bậc tu giải khổ nơi thân tâm chính là Hạnh Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lúc làm biếng tự ý thức vùng lên tinh tấn lướt qua vạn pháp chính là Hạnh Phổ Hiền nơi thân mạng đã đồng hợp. Có ứng đúng liền hiện. Lúc kiểm soi toàn thân tâm không còn chủng tánh chúng sanh là Bồ Tát Tánh hiện, Trí Huệ phát sanh nhạy bén Trực Giác thấu đáo là hạnh Đại Thế Chí. Lúc thuyết pháp chính mình nghe trước nhận định không còn trí hóa, trí sanh là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử nguyện.

Sự cứu độ của Chư Phật, Chư vị Thiên Tiên chưa bao giờ hay biết vì Chư Phật hiện Nhất thiết Sắc thân Tam Muội. Bậc chưa sở đắc Tam Muội không biết nổi nên Bậc tu còn tâm tánh chúng sanh không hề hay biết sự tận độ của Chư Phật thật là đúng.

“Xây dựng công năng và bản chất, Diện Mục nơi nó trực thuộc về chúng sanh Tứ Loài phải vươn mình xây dựng đối với Chư Phật, Chư Bồ Tát không thể xây dựng cho chúng sanh đặng, nên chi các Bậc tu hành dù cho tín tâm chưa chịu vươn mình lướt qua vạn pháp hoàn cảnh, chưa tự chính mình hóa giải mê lầm, nằm yên cầu vái thảy đều chưa đặng lấy một ngày tu.” –T.V.

Hàng Bồ Tát tu Bát Nhã Trí tổng trì Trí Hóa nguyện thấu đạt Giác Trí về Như Trí nên tứ thời đều niệm niệm hóa giải vạn pháp.

“Phật dạy Bồ Tát lìa Bản Ngã, không trụ mà trụ. Trụ mà không trụ, đó chính là ra vào hoàn cảnh tâm không quái ngại thọ pháp Đại Bi Tổng Trì bản chất. Nên chi có câu: Bồ Tát Vô Ngã nhiếp thâu về Đại Ngã Bát Đại. Còn chúng sanh hữu Ngã lầm mê." –T.V.

Không trụ mà trụ có nghĩa không chấp pháp nhưng biết sạch pháp. Tỷ như gặp chúng sanh mưu sĩ tôi không hành mưu sĩ nhưng tôi phải biết thấu đáo chủng tánh mưu sĩ tác hại như thế nào. Khi gặp họ tôi luôn biết cảnh giác nhưng không hiệp.

Trụ mà không trụ: Có nghĩa đang hành pháp giới soi biết tỏ tường nhưng đừng áp dụng không đúng lúc. Tỷ như khi còn Ngài khai dạy nghe thích quá đụng ai cũng giảng lại y theo lời Ngài làm cho Bậc không có bệnh học thêm nuốt vào sanh thêm bệnh. Sự khai thị của Ngài dạy cho hàng Bồ Tát phải không y Kinh mà không ly Kinh, áp dụng vạn pháp trong Tam Tạng Kinh Phật phải tỏ tường không trụ mà trụ, trụ mà không trụ.

“Bồ Tát thường đặt địa vị mình, cương vị mình hay thân mạng mình trong hoàn cảnh của chúng sanh, soi rõ, hiểu rõ, đồng biết rõ, để hóa giải cứu giúp chúng sanh không phân biệt lành dữ, tốt xấu, tịnh bất tịnh, làm cho chúng sanh được lợi, Bồ Tát không hổ thẹn vui mừng vì chúng sanh mà Bồ Tát gánh chịu, do đó nên chi Bồ Tát ra vào nhiều kiếp thọ lãnh pháp độ, nhiều tận độ chúng sanh mà Bồ Tát không có tội, chỉ có phước điền quá ư to lớn khó mà ai sánh kịp, mới gọi là Bồ Tát cúng dường Như Lai, làm cho Như Lai tán thán Bồ Tát, nên Bồ Tát sở đắc Hiện Nhứt Thiết Sắc Thân Tam Muội.” –T.V.

Muốn thấu đạt chủng tánh Bồ Tát hàng Tôân Giả, Thánh Hiền năng thực hiện Vô Úy Thí để cúng dường Như Lai. Bồ Tát không quái ngại lành dữ, tốt xấu, tịnh bất tịnh làm cho chúng sanh thấy được cốt tận độ được chúng sanh tánh. Tâm được rỗng rang sở đắc tự tại. Có tự tại mới Tịnh Bất Tịnh, Hiện Nhứt Thiết Sắc Thân Tam Muội. Kinh nghiệm cho biết phải hy sinh thật sự để tận độ chúng sanh tánh được Như Lai Phật khai mở ấn. Rất ít Bậc hành tự tại lại được sở đắc tự tại, chỉ thực hiện tự tại theo sở thích cá nhân. Có tu trong Long Hoa hội gặp Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc được thấu đáo pháp tự tại này.

“Tại sao con đường Duy Nhất Phật Thừa dễ nghe khó làm, hoặc giả dễ làm mà khó nghe? Vì công năng chưa đầy đủ theo từng lớp tu chứng nên chi dễ nghe mà khó làm. Bằng chưa thấu tầm quan trọng Chánh Báo, Thọ Báo trong Vô Lượng Nghĩa nên dễ làm theo dục vọng mà khó nghe lời Phật dạy.” –T.V.

Con đường Đại Thừa là hỷ xả, sửa, hóa giải chúng sanh tánh. Con đường Nhất Thừa gọi là Phật Thừa hoá giải sạch chúng sanh tánh, vận chuyển pháp cho đến thấu đạt nên nghe mau hiểu còn thực hiện chưa tròn, chưa kín, chi tiết chưa sạch Tướng Pháp như Chư Phật gọi là khó làm. Dễ làm mà khó nghe tức làm theo ý muốn chưa trơn liền như Chư Phật còn nằm trong nghiệp kiết sử nên nghe hiểu chưa tận, tự chủ chưa có làm đúng hoàn toàn như Chư Phật gọi là dễ làm mà khó nghe.

Hàng Bồ Tát lại nhìn nhận vạn pháp thuận nghịch, sướng khổ, bất luận hoàn cảnh nào chăng vẫn an nhiên không thấy hoàn cảnh. Vì sao?

“Vì Bồ Tát thâu nhận lấy Giác Tướng, tỏ pháp thành thử thoát sanh tâm không chướng ngại hoàn cảnh mà tự nguyện độ vạn pháp thuận nghịch đến chốn an lành, thâu nhận tỏ ngộ thôi. Về chủng tánh Phật không thấy chúng sanh, không thấy Bồ Tát, chỉ thấy tất cả thảy đều Đại Diện Như Lai Ứng hiện Như Lai, phẩm cúng dường Như Lai, bình đẳng Chư Phật. Do đó nên chi Chư Phật đối với chúng sanh quá gần, quá bình đẳng, quá an nhiên, quá thân cận, không thể nào dạy chúng sanh, không thể nào độ chúng sanh, duy chỉ có hàng Bồ Tát mới độ chúng sanh mà thôi.” –T.V.

Hàng Bồ Tát tu đến Giác Tướng vạn pháp mỗi mỗi đều Trực Giác thấy vạn pháp thuận nghịch, nghe thấy biết không lầm. Nhiều Bậc nói pháp rất hay nhưng pháp trước mặt không Tri Kiến được. Chủng tánh Phật Tánh chính là chủng tánh Như Lai. Bổn lai mỗi chủng tánh vốn nó như vậy, cần tỏ thấu mỗi chủng của nó mới dụng đúng thể tánh phẩm lượng, cùng trọng lượng mới hưởng Chân Lý. Chủng tánh Phật suốt suốt phân minh còn chủng tánh chúng sanh vọ vạy nên hai chủng tánh xa cách nhau hàng triệu do tuần không thấy nhau. Chủng Tánh Bồ Tát hướng thượng còn đang trên đường tận độ, đang tu tập pháp quân minh đến viên dung. Do đó, Chủng Tánh Phật đều có hàm chứa chủng Tánh Chúng Sanh nhưng không thấy chủng Tánh Chúng Sanh. Vì nếu còn thấy chủng Tánh Chúng Sanh, Chủng Tánh Bồ Tát là không phải Chủng Tánh Phật, chỉ thấy khắp đâu đâu cũng Như Lai Tánh hiện.

Phật với chúng sanh rất xa nhưng cũng rất gần. Xa vì chúng sanh bị nhiễm chẳng biết Phật. Còn Chư Phật từ chúng sanh tu thành nên biết tường tận chúng sanh. Biết từng lớp lớp không thiếu sót chủng nào có Bổn lai, có tác dụng của nó quá bình đẳng, nếu đem sử dụng phải bất bình đẳng từng lớp lớp. Quá an nhiên vì từ trong chúng sanh, biết rõ không lầm chúng sanh. Quá thân cận vì không chúng sanh làm cơ bản đâu có gì tu thành Phật. Không thể độ chúng sanh vì chúng sanh là chúng sanh, Phật là Phật đâu có lẫn lộn được nên không độ được. Chỉ tự chúng sanh đủ công đức,đủ hồi hướng có khả năng trực giác được thay đổi bản chất của Thánh, đến Bồ Tát mới đến Phật. Khi có Phật tánh mới hay chúng sanh là chúng sanh. Phật là Phật quá ư xa mà gần, gần mà xa. Thật tuyệt mỹ chỉ Chư Bồ Tát còn đang tu mới tự tại độ chúng sanh thôi.

Do hai chủng tánh Chúng Sanh và Phật có cách biệt nhau quá xa nên Phật ra đời chúng sanh không gặp được. Chỉ Bồ Tát trên đường Hạnh nguyện, Hành nguyện mới độ chúng sanh thôi. Giả sử có gặp đặng Phật cũng không nghe được lời Phật. Chỉ Bậc tâm chí hướng thượng như Bồ Tát, tâm chí lìa Ngã sống trong biển Như Lai chứ không sống trong Phật Pháp dù chưa phải Bồ Tát vẫn được gặp. Hầu hết chúng sanh chỉ gặp Phật qua hình tranh, tượng cốt gỗ, xi măng... chiêm ngưỡng tin cầu thôi. Chỉ Bậc Giác Tướng nghe khẽ cũng nhận ra Phật thị hiện bằng thân tứ đại như chúng sanh mà khác chúng sanh.

Tuyệt mỹ thay Mê với Ngộ, Phật và Chúng Sanh.

“Tinh tấn là một pháp môn toàn diện cho ba căn, từ hàng Tiểu Căn, Đại Căn đến Tối Thượng Căn thảy đều do Công Đức Phẩm thành tựu công năng mới đến Tinh Tấn Lực.

Tinh Tấn Lực nương vào Phổ Hiền Hạnh, những vị Đại Bồ Tát đã từng tu, nhờ Tinh Tấn mới viên thông chủng tánh của Tứ Thánh mới vi tế từng sát na vận chuyển luân hồi sanh diệt, diệt sanh pháp giới, do thế mà lầm mê trở thành chúng sanh giới. Đại Bồ Tát và Chư Phật chỉ hơn nhau tận cùng chưa tận tận mà thôi.”
 –T.V.

Tinh Tấn Lực, Hàng Đại Bồ Tát sau khi đã dụng được quân minh vạn pháp, pháp nào cũng nằm trong phẩm vô sanh nên không còn làm biếng. Đã không làm biếng đâu cần phải làm siêng. Làm siêng trường hợp này vẫn còn bệnh Y Kinh Bất Liễu Nghĩa.

Hàng Nhứt Thừa không làm biếng cũng chẳng làm siêng mới tỏ thấu vi tế vận chuyển sự luân hồi sanh diệt, diệt sanh vạn pháp. Đã không diệt cũng không sanh chính vô sanh. Hàng Đại Bồ Tát thấu đạt vi tế pháp giới, Chư Phật tận thấu vi tế pháp giới.

“Pháp môn Tinh Tấn khởi điểm từ thuở ban đầu nơi Thành Thật Tâm cùng Thiết Tha Tâm, mang lại cho các Bậc tu hành đương thời phát Bồ Đề Tâm cầu Đạo, những Bậc này thường qua hệ thống mến Đạo, say Đạo mà tỏ Đạo, Bất Thối Bồ Đề đến Bất Thối Bồ Tát tu Đại Bồ Tát. Những Bậc thiếu Tinh Tấn khó thành tựu. Tinh Tấn kèm theo Nhẫn Nhục mới có Trí Tuệ căn bản soi sáng dung thông cùng khắp Thiền Định gọi là Định Tuệ.” –T.V.

Những Bậc tu pháp môn Giác Ngộ đều phải mến Đạo đến say Đạo mới tỏ Đạo. Bậc không say Đạo tu thờ ơ, không thích tự tánh đào sâu các pháp không Giác Ngộ.

Trong kỳ Hạ Lai này Đức Long Hoa Tăng Chủ Di Lặc Tôn Phật thường nhắc nhở những Chân Tử Thành Thật Tâm cần say Đạo. Có vậy mới Tín Hạnh Nguyện lời Ngài mà thi hành không thối chuyển pháp nghịch, pháp chướng đối. Có động mới quyết tâm tinh tấn hóa giải thông suốt được Bất Thối Bồ Đề, Bất Thối Bồ Tát là đường đi của Đại Bồ Tát.

Bậc tu Bất Thối Bồ Đề đến Bất Thối Bồ Tát rất hiếm. Phải có căn cơ sâu dày: Chống đỡ, tháo gỡ tỷ mỷ vạn pháp thuận nghịch thật sâu không thiếu sót mới đúng tinh thần Bồ Tát được. Bậc tu tinh tấn kèm nhẫn nhục trơn liền sáng soi vạn pháp thấu đạt Bổn Lai không còn lầm được gọi là Chánh Định. Có Chánh Định liền có Tuệ viên thông nên việc gì hóa pháp cũng được vô sanh rốt ráo. Pháp môn của Chư Phật, Bồ Tát phụng hành thật tỷ mỷ, thật kín khi hóa giải, vận chuyển pháp, chứ không đơn sơ, không tổng quát một mặt như hàng Đại Thừa tu chứng.

Càng lên cao càng thận trọng pháp môn của Chư Phật là: Tứ Nhiếp Pháp, Lục Ba La Mật, Bi Chí Dũng, Tín Hạnh Nguyện, Giới Định Tuệ. Chư Bồ Tát lấy đó làm hành trang cho đến khi thấu đạt Giác Trí đến Như Trí, khai hoang trực chỉ lời chỉ dạy của Chư Phật.

“Hàng Bồ Tát chẳng còn tánh tự mãn, tự ái, tự tôn, tự ý, tự lợi cùng tự sanh. Vì sao? Vì tự mãn, tự ái, tự tôn, tự ý đều là pháp hư vọng nó thường sanh hay diệt, thường cấu hay tịnh, chưa hẳn thuộc về thể tánh Chơn Như của vạn pháp. Lại nữa, tự mãn, tự ái, tự tôn đến tự ý liền tự sanh Tăng Thượng sai lạc với con đường giải thoát. Bồ Tát thật tỏ rõ những tánh kia còn dung túng, còn tập nhiễm, còn cô đọng gìn giữ nó, dù cho thuyết pháp thuyết minh lời lẽ in tuồng như Phật chăng vẫn là lời Ma thuyết.” –T.V.

Từ chúng sanh bước qua chủng tánh Bồ Tát thật là khó. Vì chúng sanh đang thọ chủng nghiệp nơi chúng sanh tánh phải phát tâm tự nguyện bước qua mới có năng lực nhận được Bảo pháp. Lý hiểu biết Phật thì dễ mà giải quyết sanh tử thực hiện Chánh Giác khó khăn vô cùng.

Hàng Bồ Tát rất thận trọng xem xét nhiều Bậc tu khi chủng tánh chúng sanh chưa sạch, còn tự tôn, tự ý, tự mãn, tự sanh đều là pháp sanh diệt dù có thuyết pháp hay như Phật cũng là Ma thuyết không phải tu chứng. Hàng Bồ Tát, Bồ Tát Ma Ha Tát khi chứng xong Chánh Giác cũng không thấy chứng, cũng không tu, lìa Chánh Giác vào Chánh Định lìa Chánh Định nên hiện Nhứt Thiết Sắc Thân Tam Muội tận độ chúng sanh không thể nghĩ bàn.

“Hàng Bồ Tát khai trừ chủng tánh bỏn sẻn, thù hận, ganh tỵ và vặc mắc những tánh nầy không bao giờ trưởng thành Phật Đạo. Vì sao? Vì bỏn sẻn sanh nở thù hận ương hèn là nơi chốn trú ẩn của chủng tánh chúng sanh an dưỡng nơi Ngạ qủy, Súc sanh cùng Địa ngục. Lại nữa chủng tánh Bồ Tát chủ yếu nhiếp thu pháp giới cốt tường tận. Từ chủng tánh chúng sanh tánh của mỗi nơi, mỗi chỗ thọ nghiệp, tất cả vũ trụ Tam Thiên có hằng hà sa số khởi sanh. Từ nơi sanh ấy thọ chủng phát hiện cảnh giới, các cõi gọi là Thượng Sanh Hạ Kiếp không ngừng.

Bồ Tát kiểm chứng nơi thân tâm, nơi ngưỡng vọng Bồ Tát mới hay kẻ lười trễ là kẻ vặc mắc đứng thứ nhất, vặc mắc, lười trễ mới phát sanh nghi ngờ, nghi ngờ tự sanh ra muôn nghìn pháp giới, vô tận pháp giới là một nơi sanh diệt không ngừng.”
–T.V.

Lắm Bậc tu lâu, thường vấp phải thọ chủng chúng sanh tánh vi tế nặng, sâu thâm. Dù tu đến mức nào, chưa sạch vẫn còn nằm nơi chúng sanh thành Phật. Phật với pháp giới chúng sanh đó thôi. Phật Đạo chủ yếu cứu chúng sanh giải nghiệp thoát sanh tử. Hàng Bồ Tát phải sạch nghiệp kiết sử là cần nhất. Nó vi tế khó thấy, lại quá ư tinh vi. Bậc tu tâm rỗng rang không thấy nó, phải công dụng công thức Diệu Quan Sát Trí mới thấu đáo nó.

“Do đó nên chi hàng Bồ Tát phát nguyện Tinh Tấn, phát nguyện Đại Nguyện Bi Chí Dũng lướt qua từng pháp giới hóa giải nghi chấp. Bồ Tát thật tỏ rõ nơi nghi chấp này, chưa hóa giải chủng tánh chúng sanh, còn cặn bã nào mang lấy nghiệp quả của chủng tánh ấy. Cũng như chén Ngọc Bích không bao giờ chứa đựng món ăn nhơ nhớp, hàng Bồ Tát nhiếp thu suốt thông vạn nẻo, lại còn phải phẩm chất hôi tanh, do cớ sự trên nên chi Bồ Tát hóa giải gạn trừ sạch sẽ chủng tánh chúng sanh thật thụ vào hàng Bất Thối Bồ Tát mà tu đạt.” –T.V.

Hàng Bồ Tát nhiếp thâu suốt thông vạn nẻo: nghe thấy đơn sơ nhưng thực hành khó vì còn một pháp giới chưa hóa giải suốt thông là còn mang lấy nghiệp quả của chủng tánh ấy. Do vậy rất nhiều Bậc xưng Phật bị trở thành Phật Giới. Cứ có 100 Bậc sở đắc Chân Lý Vô Thượng là có 99 vị vào thọ Phật Giới. Đã vào thọ Phật Giới do căn nghiệp, nghiệp thức, nghiệp chướng, nghiệp lậu, nghiệp trần, nghiệp kiết sử rất khó vô kể để thoát sinh.

Bậc chưa sở đắc dung thông đến viên dung, ra vào vạn pháp chưa thấu đạt quân minh Lý và Sự chưa tương song vẫn còn bị tự ý thành thử còn Tự Lợi. Đã thọ giới, các thứ nghiệp trên ngăn che khó nhận được sự thị hiện của Phật. Thực tế nó như vậy, còn lắm Bậc đã gặp đuợc lại thiếu Tin Vâng Kính cũng không sở đắc.

“Bồ Tát nhìn nhận tại sao các hàng tu chưa đến, chưa có một lý sự chứng minh, phải đi vòng với chúng sanh tánh mà thọ nghiệp. Do nơi chưa sạch sẽ, nên lý sự bất tương song chỉ tu nơi ngưỡng vọng đến mà chẳng đến. Còn hàng Bồ Tát không tu cầu đến mà đến, vì Bồ Tát tu sửa tận gốc nên tất cả vạn pháp hồi tôn không còn mới sạch sẽ.

Bồ Tát biết rõ căn nguyên của chúng sanh chủng tánh vướng phải lỗi lầm mà thọ nghiệp mang pháp giới thụ sanh còn cuộc sống hằng ngày do diễn cảnh, bối cảnh, nghịch cảnh, mãi lăn lóc nơi bối cảnh diễn cảnh chưa bao giờ đặng an nhàn như Bồ Tát.”
–T.V.

Lý Sự chưa tương song có nghiã Đức Trí chưa tương song, Bậc tu phải chờ đến một thời điểm nào hoặc kiếp nào sung mãn Công Năng Công Đức gặp được Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ đang hành nguyện chờ thành Phật chứng minh cho vị này mới chính thức là Bồ Tát được cũng như một Bậc giỏi ngang với bác sỹ cũng phải chờ qua một kỳ thi quốc gia mở khi thi đậu được cấp bằng và phải được bổ nhiệm mới có thật quyền.

Đương thời Đức Di Lạc bảo: chưa được vị Phật chứng minh Bồ Tát có giỏi cũng không được Phật Lực ban cho. Đời cũng như Đạo tuy hai mà một. Tuy một mà là hai vậy. Hàng Bồ Tát tu sửa tận gốc có nghĩa tu sửa từng vi tế chủng nghiệp nơi thân mạng mình. Chỉ một đơn vị nhỏ nhất cũng tỏ rõ đến sở chứng vô lượng. Chỉ một diện tích cực nhỏ cũng không bỏ qua thấu đạt vô biên. Đó là Bồ Tát tu sửa tận gốc từng vi tế nên mới Hồi Tâm. Trước đó nó cũng chính là pháp giới khởi sanh, khởi diệt, cấu tịnh, tăng giảm tạo thành vòng đai luân hồi sanh tử.

“Hàng Bồ Tát thật tỏ rõ. Từ nơi tánh trí suy nghĩ nơi chủng tánh, do nơi tư tưởng phát huy hồi tưởng, tư tưởng làm chủ động của suy tưởng, trưởng thành Quán Tưởng đến Định Tưởng, mới phát hiện hành động cho nên mới gọi là: Tư tưởng làm mẹ đẻ hành động. Hành động này nó trực thuộc trình độ giai cấp của mỗi chúng sanh có mỗi hành động. Chủ đích nơi nó xuất phát tánh tình cũng là Tánh Trí hành động, không ngoài đồng hợp hóa giữa chúng sanh với nhau, hay bất hợp hóa mà có diễn cảnh thuận nghịch là hai con đường chúng sanh phải chịu lấy.

Bồ Tát thật tỏ, còn rõ hơn thế nữa nên chứng thị Vô Sanh. Thân khẩu ý liền lạc không sai lệch, nhờ như thế mới có uy nghi, uy thế của Bồ Tát. Bồ Tát liền tuyên thuyết: Nhất Ngôn Tri Kiến Phật làm cho tất cả nương nơi Bồ Tát, đó chính là con đường Bồ Tát độ chúng sanh.”
–T.V.

Hàng Bồ Tát biết tỏ rõ tư tưởng làm chủ động của suy nghĩ nên nương theo suy nghĩ mà thi hành được sở đắc Vô Sanh. Nếu suy nghĩ mà không làm là Sanh Pháp. Bồ Tát thân khẩu ý là một không còn hai tướng được liền lạc, chỉ cần một lời, liền thấy biết không lầm gọi là Nhất Ngôn Phật Tri Kiến. Đuợc Tương Thông Phật Lực, khó nghĩ bàn, nơi Bồ Tát đã liền lạc Nhất Tướng vào Nhất Tâm Đảnh Lễ Chư Phật.

“Khi Bồ Tát viên dung nương nhờ nơi tu trì Chủ Quán, Bồ Tát thường quán thế, pháp môn quán thế của Quán Thế Âm Như Lai Phật là con đường tự tại của Bồ Tát, con đường này nhiếp thâu đầy đủ Tịnh Bất Tịnh thảy đều hiện thân cứu độ. Bồ Tát thường đứng trong diễn cảnh Bối Cảnh của chúng sanh mà cứu độ, do đó nên chi Bồ Tát mới viên dung nghe thấy biết tận tận, được gọi là: Hiện Nhất Thiết Sắc Thân Tam Muội.” –T.V.

Sau khi Bậc tu độ khổ được chúng sanh tánh nơi thân mạng, được chứng tri Bồ Tát, được Chư Phật ban hành chứng minh công nhận Bồ Tát. Lúc bấy giờ Bồ Tát tu pháp Quán Thế Âm Như Lai Phật. Nương nhờ nghe thấy biết nơi Như Lai Phật đặng vào sâu biển cả tỏ rõ sạch sẽ liền lạc Bát Nhã.

“Hiện Nhất Thiết Sắc Thân Bồ Tát đã từng lìa Ngã cùng Ngã Sở không còn tự mãn, tự ý, tự lợi. Bồ Tát quân minh tha lợi, do đó nên chi tỏ rõ Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội Pháp Môn làm chủ trì thực vô, vô thực, chứng tri Bát Nhã. Gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát không còn tập khởi, tập nhiễm trần lao, vì đã trải qua chủng tánh chúng sanh tánh cùng Bồ Tát tánh thực chứng.” –T.V.

Sở đắc Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội Pháp Môn là Bậc độc nhất nhưng phải còn thi hành hàng vạn pháp thần thông Tam Muội mới thực chứng lìa có lấy không tận tận không không đến nơi Giác Tướng Phật Tướng mới gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát. Khi đã vào Tam Muội tận thấu không sanh, không diệt liền dứt tập khởi, tập nhiễm trần lao. Lúc bấy giờ thấy rõ, biết rõ chúng sanh lầm lạc bị ở pháp giới các cõi cùng các cảnh giới trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.

“Bậc Ma Ha Tát nhìn nhận, trước kia chúng sanh trí tuệ thuộc về viên dung Như Lai Trí. Như Lai thời không thể chỉ, còn viên dung Như Lai làm như thế nào để biện minh. Nhưng tập cẩm nang này cốt lưu cho tất cả các Bậc tu hành để nhận chân thật hiện vào con đường giải quyết tử sanh thành thử phải diễn giải trên.” –T.V.

Chúng sanh vốn thuộc trí tuệ viên dung của Như Lai, nhưng khi chúng sanh thọ chấp củng cố một chủng tánh thì chúng sanh vương vào Tạng Thức. Tạng Thức này cũng chính là hạt giống Như Lai nó trực thuộc Như Lai Tạng. Chúng sanh củng cố Tạng mình mà gìn giữ theo lý trí. Tốt xấu, đúng sai. Chung qui Như Lai thời không thể chỉ cố định được vì Như Lai vốn thể tánh như vậy. Chỉ hàng Bồ Tát Ma Ha Tát đã Giác Tướng sâu mới thấu đạt đuợc viên dung Như Lai, mới giải quyết được sanh tử, tử sanh.

Mỗi chúng sanh nhận lấy một Tạng Thức khác biệt bất đồng do chủng tánh thọ khác nhau sanh ra lầm lạc chạy theo sanh tử do đó không thể dùng văn tự để giải quyết nghiệp thức, nghiệp căn của chúng sanh, duy nhất chỉ Bậc tu vừa hiểu biết vừa thực hành gọi là Hành Thâm Pháp Giới mới nhận được viên dung nơi Như Lai hết lầm lạc.

“Bồ Tát Ma Ha Tát. Trước tiên phải là Bậc tu đạt Bát Nhã Trí, khi Bát Nhã Trí viên thông ra vào viên giác mới chứng tri Ma ha Tát. Bậc tu cần phải đi vào con đuờng Tứ Nhiếp Pháp cùng Lục Ba La Mật Đa thành tựu Bát Nhã Trí, đoạn trên đã nói: Chớ nên dùng Không lìa Trí mà an trụ xứ rất tai hại đường tu, sai với tinh thần giải thoát.” –T.V.

Bậc tu nghe quá nhiều nơi câu Tứ Nhiếp Pháp, Lục Ba La Mật Đa. Nhưng đối với con đường Bồ Tát Ma Ha Tát tu hành không rời Tứ Nhiếp Pháp, Lục Ba La Mật Đa vì nó là môn sở trường của Chư Phật. Càng lên cao chừng nào Tứ Nhiếp Pháp, Lục Ba La Mật Đa càng phải thấu hiểu chi ly sát với thực tại không còn tu tổng quát nữa. Nương nhờ Bát Nhã Trí trực giác thọ chủng vi tế nơi Tâm Thức mới thấu đáo Bát Nhã Trí. Hàng Bồ Tát Ma Ha Tát nghe một câu, một lời nói, một cử chỉ nhỏ nhặt cũng tỏ thấu nơi Không Tướng mà thấy chớ chẳng phải dụng Không phải bị an trụ Không rất tai hại đường tu, sai với tinh thần Tri Kiến Giải Thoát rốt ráo.

“Ma Ha Tát đã giải quyết ba chỗ dụng. Chủng tánh chúng sanh tánh, Bồ Tát tánh, tu đạt đến tận tận vô minh, vô minh liền tận, chưa bao giờ hàng Bồ Tát tận diệt vô minh, thành thử trơn liền, không còn Phật chủng là Phật tánh nữa. Bồ Tát thành Phật độ sanh, trải qua xây dựng Quốc Độ sắc tướng bất biến thường an bất diệt vậy.” –T.V.

Hàng Bồ Tát Ma Ha Tát đã giải quyết xong ba chỗ dụng của Chúng sanh tánh, Bồ Tát tánh, Phật Tánh. Một là nương theo pháp giới tỏ rõ thâm nhập pháp giới để giải giới. Hai là nương khởi sanh, khởi diệt cốt sở đắc Vô Sanh giải quyết sanh tử. Ba là vào vạn pháp tu hành tỏ pháp Đắc Đạo. Giải quyết ba chỗ dụng trơn liền Bồ Tát tu đạt đến tận tận vô minh, thấu đạt sạch sẽ vô minh nên không còn Phật chủng nào vướng động nữa Bồ Tát xây dựng Quốc Độ vào Bất Tử.

“Hàng Ma Ha Tát rất thâm nhập lý chí của các lời Phật ngôn chỉ giáo hướng dẫn chúng sanh trên con đường giải thoát. Chư Phật dặn dò tất cả các Bậc tu hành chớ nên chấp trụ, lìa hẳn lý sự đảo điên mộng tưởng, phải tu cầu lãnh lấy sự tu cầu bằng pháp Vô Lậu, sẽ kết quả Vô Biên Xứ, Vô Định Xứ, tỏ Vô Tận Xứ rốt ráo giải thoát Niết Bàn hai cánh cửa Niết Bàn mà Chánh Giác cho nên Phật nói: Không đắc mà đắc. Không chứng mà chứng. Không đến mà đến. Không công đức mới gọi là công đức. Không thân mới gọi là thân. Những ấn chỉ Phật tôn này chỉ có hàng Ma Ha Tát, đã từng thấu.” –T.V.

Lý Chí có nghĩa Chân Lý chí tình của Đức Bổn Sư. Hàng Ma Ha Tát rất thấu đạt Chân Lý mới chí tình hướng dẫn chúng sanh tu tập theo con đường Tri Kiến Giải Thoát.

Công đức Hữu Lậu sung mãn mới Trực Giác công đức Vô Lậu, sẽ kết quả vô lượng vô biên rốt ráo giải thoát. Cho nên Chư Phật khai thị: Không công đức mới gọi là công đức, Không đến mà đến, Không Thân mới gọi là Thân. Đó là Tâm Ấn chỉ thẳng còn Trực chỉ hàng Ma Ha Tát đã thấu đáo nghe thấy biết viên dung, không còn một nghi chấp nào nữa, liền thấu đạt không công đức mà công đức. Không còn pháp thân mà vẫn pháp thân. Không thấy mình đắc mà đắc.

Hàng Ma Ha Tát hành thâm pháp giới từ thế gian đến xuất thế gian đầy đủ mà biết được chúng sanh nó thọ nhiễm như thế nào, nó phải lãnh như thế đó: Sướng khổ, vui buồn, thanh thô, đẹp xấu. Nó làm nó hưởng chớ chẳng phải ai ban cho nó. Hành thâm pháp giới được đầy đủ hàng Ma Ha Tát đứng nơi sắc tướng đã tận thấu đạt hóa giải vận chuyển Tam Muội quân minh liền lạc suốt suốt tuyệt mỹ là giải thoát chớ chẳng có chi là giải thoát.

Sắc tướng thân hình thuộc pháp giới cố định không bao giờ thay đổi mà nó đổi thay hết tất cả chủng tử từ nơi thân mạng nên còn gọi nó không khác mà khác. Hoàn cảnh khẳng định không bao giờ thoát khỏi nhưng nay đã có Phật Lực thị hiện hỗ trợ nên nó vẫn thoát sinh đến mức an lành ổn định.

Bậc như vậy không khác mà khác. Hoàn cảnh bế tắc không thoát mà nó vẫn thoát hoàn cảnh, Bậc này biết từng chi tiết chủng tử phải bổ sung những khiếm khuyết đầy đủ. Những Bậc tu hoài mong nơi tu sửa thực tế trí tuệ, công năng yếu kém khó vượt qua vi tế tử sanh nên rất khó hiểu. Vì pháp của Bồ Tát đi sát vũ trụ, mắt thấy tai nghe chi tiết, còn từ A La Hán mới mở mắt thuộc hàng Đại Thừa cũng không tường tận được pháp của Nhất Thừa.

Hiện nay trên quả địa cầu khoảng một phần tư Bậc tu theo đạo Phật nhưng rất hiếm Bậc tìm con đường giải thoát, còn nói giải thoát rốt ráo lại quá hiếm hoi Bậc phát tâm Đại Nguyện.

Các nhà khoa học hãy để ý xem sắc tướng gốc của nó vốn từ Thành Trụ Hoại Không. Nó tùy hoàn cảnh đồng hợp đồng hoá chớ không bao giờ có diệt. Bậc siêu đẳng Chánh Giác nương nơi nó tỏ rõ chớ chẳng diệt gọi là nương nơi sanh tử giải quyết sanh tử Trực Giác Bất Diệt. Khoa học lấy vật chất biến chế phát minh được những điều mới lạ làm cho con người sống đầy đủ tiện nghi cùng các loại thuốc cứu con người nhưng con người nào cũng sống với thời gian giới hạn rồi cũng phải chịu chung số phận đã an bài hàng ngày hàng sát na sống trong niệm sanh tử./-