–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

56. Tư Tưởng Đại Diện Linh Hồn

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 32992)
56. Tư Tưởng Đại Diện Linh Hồn
“Do thế nào mà Tư Tưởng Đại Diện Linh Hồn. Vì tất cả nhân sinh tứ loài sống không ngoài tư tưởng. Tư tưởng là bá chủ hoàn cầu, cho đến Tam Thiên Đại Thiên thế giới chung khắp vũ trụ, nếu không nương theo tư tưởng thời không thể nào có cái sống. Tuy nhiên tư tưởng nó có sẵn sự lý vui buồn, sướng khổ, được mất, không thể nào mất hẳn tư tưởng làm nơi sống cho con người đặng.” –T.V.

Nhân sinh tứ loài sống trong tư tưởng không lúc nào dừng, nguời tu chú ý mới thấy nó di chuyển linh động, không ai làm chủ nó mới bị nó dắt đi sanh tử.

Tư tưởng do con người theo tập nhiễm mà thanh thô, rộng hẹp, thiện ác nên mới tiêu biểu cho sự tu chứng khác nhau như phàm nhân, trí thức qua Tiên Thần. Tư tưởng tạo ra vui buồn, sướng khổ chung khắp Tam Thiên Đại Thiên thế giới. Bậc tu Thiền thấy rõ tư tưởng di chuyển khắp mười phương qua từng lớp lớp cốt để tỏ ngộ. Nó cũng dễ dàng làm cho Bậc tu lầm tưởng mà thọ chấp, rồi tưởng mình thành ông nầy bà nọ. Rất nhiều trường hợp xảy ra bị lầm nhận không được gặp Bậc thật biết khai ngộ cho nên cứ lấy cái tưởng sống trong Loạn tưởng tu đến thành tựu liền bị An Trụ.

“Nói đến dòng tư tưởng, thường tư tưởng là tư tưởng, còn linh hồn là linh hồn, chớ chẳng có thể nói tư tưởng là linh hồn đặng. Khi dòng tư tưởng phát huy có hệ thống, sáng suốt gọi nó là trí tuệ, chập chờn đen tối, lầm lẫn cho nó là ngu xuẩn thành thử mới có trình độ, chia ra giai cấp, cấp nào dùng tư tưởng theo giai cấp đó, trình độ đạo đức hay phi đạo đức thảy đều sử dụng, tuân hành tư tưởng của mình mà phát hiện, thật khó mang tư tưởng của giai cấp này sang trình độ kia mà sử dụng, chỉ trừ ra tâm chí bản năng của mỗi người, tự chính mình phải cấu tạo, huân tập một thời gian làm cho tư tưởng lành mạnh mới sử dụng được mà thôi, bằng cố ép giúp đỡ trong khuôn khổ nào chăng vẫn đều là kém phần kết quả như ý đặng.

Vì sao? Vì mỗi một tư tưởng, nó có một bản chất độc lập nơi nó, duy chỉ có con người đang mang chỗ cố định tự giải tỏa là xong.”
 –T.V.

Tư tưởng tạo nghiệp thức, ai là chúng sanh không sao thoát khỏi nó, nó là nguồn mê đưa nhân sinh tứ loài thọ chấp dừng trụ. Nếu Bậc tu hành Đạo hạnh vẫn bị chấp, nếu tu trí tuệ phá chấp vẫn bị chấp. Hai lối vẫn không thoát sinh được Nghiệp Thức. Nếu Tọa Thiền Xuất Định để an trụ nơi Thiền Định, vẫn không thoát khỏi Nghiệp Thức. Nhiều Bậc lầm nơi an trụ không biết làm sao phá vô minh. Thực tế khi Đức Long Hoa Tăng Chủ chỉ đạo hàng Tôn Giả, A La Hán, Tiên Thần đang hiện diện trong Long Hoa Hội Thượng, tất cả đều thấy, đều nhận định được tu phải giải nghiệp nhưng đến phần thực hành giải nghiệp ai ai cũng thấy khó khăn, quá ư khó khăn thoát sinh nơi hữu hoá của tư tưởng.

Từ đó mới có tu chứng cao thấp khác nhau, mới có sự chứng minh, không chứng minh cho nhiều Bậc tu quanh Ngài. Vì sự hệ trọng và ích lợi của tư tưởng như thế nên Đức Long Hoa Tăng Chủ Di Lặc Tôn Phật căn dặn Đức Trí Tương Song. Tư tưởng có ý thức tạo được đạo đức là Pháp Định. Còn tư tưởng ở vị trí Thần Thức phát Huệ chính Pháp Thân. Gặp Ngài chỉ rành mạch như vậy nên khi bước từ Đại Thừa vào Nhất Thừa đa số hiểu nhưng không thực hành được. Do tư tưởng chứa nhóm tạo thành TÁNH. Cùng lắm là sửa Tánh nơi Đại Thừa chớ vào tư tưởng đi quan sát tỷ mỷ Long Mạch Pháp Thân thuộc Nhất Thừa đa số không theo kịp nên Ngài dừng cho họ. Một đời Phật nay lại một đời Phật ở thế kỷ này thật dài. Hàng Thánh Chúng hầu hết tỏ Đại Thừa còn thành tựu Phật Thừa thì còn xa, như vậy thử hỏi lấy lý trí nhận định làm sao tỏ tường được.

Vì vậy khó mang tư tưởng an trụ của giai cấp này sang giai cấp khác được là như vậy. Do đó mà gặp Phật, bậc tu hàng Thánh Chúng không tự nguyện cao độ cũng không ép được dù lòng Đại Bi, Đại Chí, Đại Dũng của Chư Phật đã sẵn.

“Phật đạo không công nhận Linh Hồn, chỉ chấp nhận tư tưởng lầm lạc, vọng khởi đảo điên, nếu tư tưởng trừ tưởng buông lung gọi là Loạn Tưởng. Từ nơi toàn diện lầm lạc, đảo điên không kiểm chứng tư tưởng của bản thân mình, mong cầu loạn tưởng trở thành nơi chân thật, chẳng bao giờ đến chân thật, thành thử mới có chỗ giả tạo. Nếu tư tưởng giả tạo thì sự việc phải thay đổi, đổi thay theo nhịp nhàng tư tưởng khẳng định, trở thành nơi mức sống tạm bợ của tứ loài nói chung, nhân sinh nói riêng từng cảnh giới đều sanh tử luân hồi thay đổi. Do Phật nói vạn pháp như huyễn hóa. Đời là một giấc mơ, phải tu cầu giải thoát nơi mơ vọng về với Chân Tôn chứng trụ.” –T.V.

Chư Phật viên minh trùm khắp tư tưởng lầm lạc của Chúng Sanh. Chúng sanh lầm theo vọng tưởng làm tâm sống trong vọng tưởng cô động. Thật tuyệt diệu thay, Đấng Chí Tôn A Di Đà ban hành Vãng Sanh tư tưởng, làm cho chúng sanh từ nơi tư tưởng động vọng tối đen, trở thành sáng tưởng về Tịnh Độ. Đúng đường Tịnh Độ của Chư Phật cũng không phải dễ, đừng nên quan niệm tu Tịnh Độ dễ nhất, vì lầm cho là dễ dàng, bị tưởng không tỏ rõ đuợc vòng đai sanh tử nơi tư tưởng.

Bậc tu trên con đường giải thoát phải nhận được tư tưởng nó có hàng hàng lớp lớp diễn mãi không ngừng, nhiều vô tận vô biên như cát sông Hằng, mỗi hạt cát là một khởi tư tưởng, một tư tưởng là một chủng tử khác nhau. Nếu Bậc tu an trụ quan niệm mình phải lãnh lấy một hạt cát mà hưởng. Đại Bồ Tát, Bồ Tát biết sử dụng từng chủng chủng làm pháp giới cơ bản tu hành nên nó biến thành hạt giống Như Lai vô cùng hữu dụng, thấu đạt được thì nó trực thuộc Đại Ngã kiến diện Như Lai phá tan lầm lạc đưa về Siêu Đẳng Chánh Giác. Do đó hàng Đại Bồ Tát rất thận trọng thệ nguyện Như Lai vô biên thề nguyện sự. Phật Pháp vô biên thề nguyện học. Còn Bậc tu phát nguyện cho có là chuyện khác vì câu này nghe thường quá!

Vì lầm lạc nơi tư tưởng thành loạn tưởng, vọng tưởng nên chúng sanh phải bị sống giả tạm gọi là Vạn Pháp Như Huyễn trở thành đời là giấc mơ. Do đó Chư Phật mới khai ngộ con đường Giải Thoát Sanh Tử. Vậy Bậc tu sao lại không cầu Giải Thoát! Bất kể tôn giáo nào cũng cần Giải thoát sanh tử, có về cõi Trời hết kiếp cũng chết rồi lại bị sanh tử không vĩnh cửu thoải mái an lành đuợc.

“Bản Ngã giả tưởng chính nó là Đại Diện Linh Hồn của chúng sanh Âm u theo giả tưởng mà phải lìa bỏ Chân Giác chưa về nơi Bát Đại. Bát Đại Linh Hồn bất biến thường còn vậy.

Sự thừa nhận làm cho chúng sanh giai thành Phật đạo, nên chi Chư Phật mới khuyến khích Chư Vị Bồ Tát Hạnh-nguyện độ sanh, Hành-nguyện thâm nhập pháp giới cùng tu cầu Bát Nhã, đặng trọn lãnh thừa hưởng Bát Nhã Trí an vui Cực Lạc, khỏi vòng tư tưởng giả tưởng, làm chủ thân mạng, làm chủ vạn pháp, tường tận Chánh Giác.”
–T.V.

Bậc Siêu Đẳng Chánh Giác như Ngài đã tận từ chỉ đạo Bồ Tát nên chi Bậc này tận dụng ngôn ngữ thuyết giải theo Bậc tu sao cho phù hợp mà dìu dắt chúng sanh. Hàng Bồ Tát nương tư tưởng nhiếp thâu từng lớp lớp tư tưởng giả tưởng của chúng sanh lầm lạc sanh tử mà thấu đạt Bát Nhã Trí thoát khỏi vòng đai tư tưởng giả tưởng làm chủ thân mạng, làm chủ vạn pháp, thấu đạt Chánh Giác. Chừng đó mới tiếp tục hành nguyện hạnh nguyện thâm nhập cho đến khi tận thành Bát Đại Linh Hồn bất biến thường còn mới thành Phật.

Khó khăn như vậy mà nhiều vị Phật giới lầm chấp cho mình đã thành Phật như thời Hạ Kiếp Ngài đã chứng kiến thật không sao kể và tính đếm cho hết được.

“Khi Bồ Tát tận dụng Đạo Hạnh Không, cũng chưa đủ trên con đường tu cầu giải thoát vọng mơ. Đạo hạnh phải kèm theo Chí nguyện, mới gọi là Bồ Tát trọn vẹn Hạnh Nguyện. Bằng đạo Hạnh đứng yên, Đạo Hạnh gìn giữ củng cố thời trở thành tượng gỗ chồi khô, sống trong tư tưởng thọ Ngã rỗng không khoảng cách. Bồ Tát có chí nguyện chính là Bồ Tát Hạnh đã từng hướng thượng. Bồ Tát Hạnh chưa chí nguyện là hàng Bồ Tát giả danh củng cố tư tưởng, chưa bao giờ khai thác tư tưởng nơi mình để sáng soi chung khắp mà tự ngộ.” –T.V.

Thường thường Bồ Tát Hạnh củng cố Đạo hạnh được tất cả ưa thích nên khi gặp pháp bất tịnh, gay cấn khó khăn phải qua khúc eo, Bậc này thường nản chí. Vì vậy cần phát Đại Nguyện bền chí để thấu đạt sâu con đường giải thoát rốt ráo. Có như vậy mới hạnh nguyện được trọn vẹn, thấu đạt từng lớp lớp chúng sanh, đuợc Tịnh Bất Tịnh dung thông với mục đích thề nguyện sự cúng dường Như Lai. Bồ Tát được sạch sẽ không còn tập nhiễm, được Vô Ngại Tự Tại, Đại Bi Tri Kiến Giải Thoát rốt ráo. Đại Bồ Tát được tự tại không còn mảy may ô nhiễm sự việc mình đang hành thâm pháp giới, duy nhất cầu sở đắc thấu suốt chung khắp dù cho hàng Nhị Thừa không chứng tri được Bồ Tát cũng hành sự, kiến sự đặng Tổng Trì Đà La Ni Tạng mà chung cùng Như Lai, nhập nơi Chánh Định Tam Muội đặng chờ đến dịp Chư Phật thọ ký thành PHẬT.

Khi thâm nhập Pháp giới có bị nguyền rủa Bồ Tát vẫn hướng thượng vì đó là Bồ Tát Tánh rất cần thiết phải thực hiện.

“Vì lầm mê chung khắp thọ Ngã nhận lãnh, mỗi một khía cạnh tư tưởng làm chốn an trụ trở thành chúng sanh giới hạn. Phần Đại Diện phải linh động dung thông từ Tịnh đến Bất Tịnh đâu đâu vốn thuyên diễn chẳng thiếu sót, cho nên tư tưởng mới làm chủ động Tam Thiên và Tam Thế Phật.

Nơi Tam Thế Chư Phật đồng nương bổn nguyện, tận độ chúng sanh rốt ráo mà Chánh Giác. Do đó mới có Chư Phật thị hiện
, chúng sanh gặp Phật. Nơi thị hiện này là cương vị Hiện Thể của Chư Phật. Còn Hàng Bồ Tát lai trần nương thể mà hiện thời đặc trách qui chế thể hiện. Chư Phật Hiện Thể có thẩm quyền độc lập, chứng minh vũ trụ. Bồ Tát thể hiện cứu độ chúng sanh chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng. Vì vậy nên chi Chư Phật toàn chân toàn thiện Chánh Giác.” –T.V.

Tư tưởng Đại Diện Linh Hồn nên vốn sẵn linh động lại dung thông, đâu đâu nó cũng có từ nơi Tịnh-Bất Tịnh, nó làm chủ Tam Thiên Đại Thiên Thế giới và cả Tam Thế Phật. Chư Phật luôn Đại Từ Đại Bi, lúc nào cũng đồng bổn nguyện tận độ chúng sanh đến Chánh Giác như các Ngài. Vì vậy Chư Phật nương chúng sanh làm chủ khai đạo mới thấy biết từng Bổn lai pháp mà hiện thân tận độ chúng sanh thành Phật.

Còn Bồ Tát lai trần phải nương thể của Như Lai Phật đặc trách nhiệm vụ độ sanh theo đường lối Phật y Tôn chỉ không y Kinh cũng chẳng ly Kinh. Chư Phật làm chủ tất cả tư tưởng nên Chư Phật mới đủ quyền Phật Lực vô lượng vô biên, vô ngại, tư tại hiện đại phương tiện, đường lối an lạc cho chúng sanh. Như Đức Long Hoa Tăng Chủ Di Lạc Tôn Phật đã sắp đặt ổn định cho hai khối chung sống hòa bình. Dẹp nạn nguyên tử đe dọa nhân loại, chiến tranh hết đe dọa giữa hai khối làm nhân loại sống an ổn. Cuộc thế Ngài chứng minh an bài phân minh.

Nói không hết muôn ngàn ý, chính cái thế hiện nay của Trung Quốc và Việt Nam là Ngài đã an bài đổi mới nó là giao điểm cho Đông Phương và Tây Phương. Đừng nên nghĩ mình đã làm ra, sáng tạo ra vì đối với chúng sanh lãnh đạo, Chư Phật dùng Tam Muội Định đem đến quân minh thật khó nghĩ bàn. Lời nói kín nhiệm này trăm ngàn chân thật. Nếu ai am tường Tam Muội chỉ một nhẹ khẽ đã phải biết sự thật đúng đắn.

Nhìn đời Ngài đã ban hành Hịch Chứng Minh vũ trụ. Về Đạo Ngài lập lại tu có tôn ty trật tự theo y Tôn Chỉ Tam Thế Phật. Chư Bồ Tát, A La Hán được Chư Phật ban hành lệnh ấn ký, cứ theo thể của Chư Phật mà cứu độ chúng sanh. Bồ Tát không có làm gì ra khỏi quốc độ của Chư Phật được. Nhờ có hạnh nguyện mới tiến dần đến Phật Chánh Giác. Đạo Đời song toàn mới thành Phật Chánh Đẳng Chánh Giác. Khuyên ai xưng Phật hãy xem xét lại.

“Tư tưởng không lầm, thì Tạng thức nào đâu có lạc? Không lầm lạc thì viên minh Như Lai Kiến Diện, Kiến Diện Như Lai đồng một. Làm như thế, tu như vậy vẫn chưa đủ bổ sung, hiện thể tướng Bát Đại Niết Bàn. Vì sao? Vì Bát Đại phải trải qua Đại Bát, nhiếp thu tám đại tận tận rốt ráo hoàn toàn Chánh Giác. Thế nào là tám Đại?

  1. Địa Đại
.
 2. Thủy Đại.

 3. Phong Đại.

 4. Hỏa Đại.

 5. Hư Không.

 6. Tạng Thức.


Trong 6 Đại này, Vũ Trụ chỉ có Tứ Đại: Đất Nước Gió Lửa. Ngoài Đất Nước Gió Lửa ra thì tứ loài có thêm hai Đại: Hư Không và Tạng Thức, thành thử tứ loài lai sanh làm chủ vũ trụ. Sự thừa hưởng của tứ loài nó không ngoài Chánh Báo và Thọ Báo nhịp nhàng nơi tư tưởng, vì như thế nên chi từ hàng Nhân Thiên dụng tư tưởng làm nơi tiến bộ, cho đến hàng Nhị Thừa phải tận dùng Định Tưởng mà sáng tạo Cõi Trời hay thành công các cơ sở chủ đích. Ngoài ra chỉ có ba cõi như Dục Giới – Sắc Giới và Vô Sắc Giới cùng các cõi Thiên Tiên thì ứng dụng Hư Không Tạng Thức được gọi là Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Phẩm lượng và chất độ nó tùy theo hàng hàng lớp lớp mà huân tập thành tựu.


Còn lại hai Đại, vượt tầm gọi là Như Lai Đại cùng Giác Tướng Đại
, nên chi lúc không lầm, không lạc Kiến Diện Như Lai hay Như Lai Kiến Diện chớ chưa thành đạt Như Lai thì phải thấu đáo Hư Không tận tận thấu Đại Giác Tướng Phật.”
–T.V.

Tư tưởng không lầm lạc thì Bồ Tát vào thể Như Lai gọi là Kiến Diện Như Lai, thấu đạt được Như Lai vốn dung thông viên minh. Hàng Bồ Tát đối diện nhận định được đâu đâu cũng Như Lai Kiến Diện trong tứ thời. Hàng Ma Ha Tát còn phải nhập thể sâu vào tám Đại của Như Lai mới rốt ráo hoàn toàn Chánh Giác. Chỉ Đức Bổn Sư nay là Đức Long Hoa Tăng Chủ Di Lặc Tôn Phật mới hoàn tất Bát Đại mà vào Hư Không tận tận thấu Giác Tướng Phật.

Tứ loài bị tư tưởng điều hành, sáng tưởng được phước báo Nhân Thiên. Tối tưởng nó đưa đi Thọ Báo A Tu La, Ngạ Qủy, Súc Sanh, Địa Ngục. Biết dụng tư tưởng làm chủ thân tâm, làm chủ Tam Thiên thì được Chánh Báo. Hàng Bồ Tát thấu đạt biết dụng tư tưởng. Còn cấp dưới dù tu gì cũng bị nó điều động. Cho nên Chư Phật mới cho niệm Phật để sáng tưởng không còn bị thọ báo nhưng chúng sanh chưa Nhất Tâm vẫn bị sanh tử.

Hàng Bồ Tát Kiến Diện Như Lai nên lấy Như Lai Đại làm chỗ nương thân tu hành cho rốt ráo Giác Tướng Đại chờ Chư Phật thọ ký thành Phật.

Hàng Nhị Thừa cho đến hàng tu cầu phước báo Nhân Thiên thảy đều dụng tư tưởng làm nơi Định Tưởng. Nơi Định Tưởng nó có đầy đủ từng lớp mà thọ báo cảnh giới như Tiên Thần thì an trụ nơi thanh thoát thành hữu vi Niết bàn nhận lãnh Hư Không làm Có. Còn Bậc không tu cầu Chánh Báo sa vào Vô Dư Niết Bàn không Tri Kiến Phật hiện tại, không Giác Tướng Đại.

Chỉ Chư Phật được đầy đủ Bát Đại mới chu đáo khai thị cho Hàng Bồ Tát, Bồ Tát Ma Ha Tát nhận diện được Bát Đại. Hàng A La Hán chỉ khi nào không còn an trụ Phật Giới mới Kiến Diện Như Lai vào sâu Giác Tướng Đại. Thật khó khăn vô kể tất cả Tam Tạng Kinh, cho đến diệu dụng từ nơi lời nói, cử chỉ của Chư Phật đều là Khai Thị làm cho Tứ Chúng Ngộ Nhập, nhưng Tứ Chúng vì chủng tánh chủng nghiệp ngăn cản đủ hình thức tạo thành vô minh che khuất mà khó nhận lãnh được nên mới gọi là khó khăn.

Do nơi chúng sanh thờ ơ chưa Nhất Tâm nghiêm túc, chưa đầy đủ chí hướng ngang hàng với Bồ Tát thành chưa hợp hóa trưởng thành quả vị tu chứng.

Tự bản thân phải tự nâng mình cốt giải quyết thân mạng, giải quyết tư tưởng dụng nơi Hướng Thượng làm nơi sáng tưởng, viên minh khám phá Tạng Thức về với Chân Như. Tu như vậy, thực hiện như vậy làm gì có Nghiệp ngăn cản, kéo lôi.

Từ đó nhận được: Chính Như Lai không thuyết pháp mà chúng sanh cũng không nghe pháp. Chí Tôn giải: Phải chính ông không nghe pháp mà ta cũng không thuyết pháp. Tuyệt tác thay! Vi diệu thay! Đấng Chí Tôn Vô Thượng thị. Bằng Như Lai thuyết pháp, Tôn Giả tu Bồ Đề nghe pháp thời các pháp này thảy đều là các pháp hư dối, nhận lãnh tư tưởng giả tưởng làm thế nào, thọ trì Giác Tướng để tận tận hư không, qua bên kia Không Không tận Chánh Giác./-