–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

57. Trung Đạo Tôn

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 30604)
57. Trung Đạo Tôn
“Kẻ ngu xuẩn nhất chính Ta, kẻ hư vọng tham cầu mang Phật Đạo vào con đường lệch lạc mà công nhận tu cầu giải thoát môn. Ta hiếu kỳ lựa chọn một trong hai điểm Thanh–Thô, Thiện–Ác. Ta ngỡ rằng Thanh là Phật Đạo. Thiện tạo giác chân tu lấy một chiều, còn một hướng Ta đành vứt bỏ, may mắn thay nếu Ta huân tập nung đúc thiện căn, Ta phải lầm tu nơi phước báo. Bằng thâu nhận thanh hương có lẽ lúc hình thành sa vào Tiên Đạo thì sao?” –T.V.

Ngài tự xét mình để nhắc nhở căn bệnh lầm lẫn của bậc tu cầu Tri Kiến Giải Thoát có quan niệm chọn Thanh là điều tốt lành, hành động dịu dàng ai cũng ưa thích. Bậc chọn Thanh phải bỏ Thô tức cái không ưa thích, cái xấu. Cũng có bậc quan niệm chọn thiện, ghét ác rồi cho thanh, thiện là Phật Đạo. Tất cả quan niệm trên của đa số bậc tu đều không tỏ rỏ được con đường Trung Đạo vì bị lệch một chiều theo ý muốn đã qui định sẵn nên không sao đi đúng Giải Thoát Môn, lạc vào Tiên Đạo.

“Tuyệt tác thay. Hôm nay Ta mới thâu nhận con đường Trung Đạo Tôn chính một con đường duy nhất, thâu nhận tất cả hai bên Thiện Ác, Có Không mới tu đạt tuyệt đối thoát khỏi tương sanh mới điều hòa không chênh lệch. Té ra Phật Đạo tâm chí dung thông, tương đối chốn lầm than, tuyệt đối nơi giải thoát lành mạnh khỏi dị phân nào ngăn cách dị biệt.” –T.V.

Con đường Trung Đạo rất cần thiết để bậc thật tâm tu giải quyết vạn pháp đúng nhất, hợp lý nhất, thích đáng nhất trong đời sống hiện tại, tỏ thông Đạo Đời hợp nhất. Nó là con đường tuyệt đối đưa đến hoàn mỹ thành đạt quả vị tu chứng.

Hóa giải vạn pháp một chiều, còn mắc miếu ở tương đối, sẽ không thông. Câu chuyện sau đây chỉ rõ con đường Trung Đạo đáng ghi nhớ cho việc hóa giải vạn pháp.

Một hôm Đức Long Hoa Tăng Chủ muốn có bức tranh “Đức Di Lạc đang tháo đãy”. Ngài bảo tôi thực hiện. Khi vào Sài Gòn tôi tìm họa sĩ nói ý nghĩa, họa sĩ vẽ rất công phu cả tháng mới xong. Tôi mang ra Nha Trang lòng vui mừng vì đã thực hiện được một công đức làm cho Ngài thích, chủ yếu tỏ tâm nhiệt thành đạo. Bức tranh đã được treo lên ai cũng khen đẹp. Chừng 30 phút sau ông Pháp Dung cũng mang ra một bức tranh “Đức Di Lạc đang tháo đãy”. Thì ra cùng một lúc Ngài bảo tôi lại cũng bảo ông Pháp Dung vẽ nữa. Khi treo lên Ngài bảo:

"Tranh ông Pháp Dung vẽ đẹp hơn. Vậy làm sao đây Pháp Khả?"

Tôi liền kiểm soi có buồn, có tức giận, có khổ tâm không. Nhưng những chủng tánh này không còn hiện trong tôi nên tôi thưa: Bức tranh Pháp Dung đẹp nên giữ, còn tranh con nên đốt.

Ngài làm thinh, chừng 15 phút sau Ngài hỏi lại –Tôi thưa nên đốt vì để hai bức tranh cùng một nội dung tại Trung Ương mai sau không nhất trí. Khoảng một giờ sau từ tịnh thất Ngài vào chánh điện hỏi tôi một lần nữa. Tôi vẫn thưa với lòng trong sạch không có một khởi vọng giận hờn. Ngài cho đốt. Tôi hoan hỷ mừng vì còn một bức duy nhất làm mẫu.

Đốt xong Ngài bảo: “Tôi chứng minh cho ông vào được con đường Trung Đạo Tôn.”

“Nơi kinh điển đường Trung Đạo mà Đức Thế Tôn đã ấn chỉ trong thời hiền kiếp, đường hướng chỉ đạo cho thính chúng phải thực hiện hai bên, phải hòa đồng tương đối mà sở đắc tuyệt đối mới mong Giác Ngộ. Nó cách xa bá thiên vạn triệu thế kỷ trước, nó gần nhất đối với thế kỷ hai mươi nầy, thế mà chính ta đã lầm lẫn, thời làm sao các bậc tu hành tránh khỏi sự lầm lẫn như ta.” –T.V.

Tỷ dụ trên cho thấy phải xem xét không thiên lệch bên nào, phải hòa đồng hai bên gọi là tương đối. Sau chọn một bức tranh tốt nhất bỏ cái kia đi gọi là tuyệt đối. Có vậy mới hợp lý, đúng đắn nhất. Lối giải quyết như vậy gọi là Trung Đạo Tôn, con đường đi đến Tri Kiến Giải Thoát.

Nếu không hóa giải đúng tức còn lầm lẫn. Trước khi Chánh Giác bậc nào cũng không tránh khỏi lầm lạc nhưng những bậc thiện chí cầu đạo đều hỷ xả không vì cá nhân cá tánh mới thông suốt hết lầm lạc. Rất ít bậc thật tâm cầu đạo Giác Ngộ nên cũng không tránh khỏi lạc lầm con đường Trung Đạo Tôn nhiều đời nhiều kiếp.

“Hay thay! Cao quí thay Chí Tôn Vô Thượng. Ngài chỉ đạo Trung Tôn, chớ nên bỏ lấy chung khắp sự lầm lạc tương đối, phải tương tranh, thiếu thừa sa đọa cùng điều đau khổ do nơi dị biệt cho nên bất đồng, do chỗ Có Không sanh ra tham vọng, do ganh tị phải hồ nghi, sự đen trắng trắng đen hai con đường sanh tử.” –T.V.

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Ngài vẫn dạy con đường Trung Đạo Tôn, tương đối là pháp lầm lạc. Phải hòa đồng tương đối mà đi đến tuyệt đối. Đó là con đường Giác Ngộ. Bỏ–lấy, có–không, thiếu–thừa là tương đối sanh ra bất đồng, sanh ra tham vọng, hồ nghi. Đó là con đường sanh tử. Trong cuộc sống hằng ngày nếu chú tâm thực hành con đường Trung Đạo Tôn sẽ kết quả hoàn mỹ.

“Ta phải tu từng bước một, từ giai đoạn nầy đến giai đoạn nọ phải gìn giữ cho tròn, khi gặp bất tịnh lòng nơi ta hỷ xả. Đến một ngày nào chính Ta mới hay lời Chí Tôn nói: Từ Bi Hỷ Xả là mục tiêu nầy lòng Ta tự sanh Bác Ái đồng hóa nhân sinh.” –T.V.

Thực hiện được cho tròn chính là Trung Đạo Tôn. Từng pháp, từng pháp một bậc tu cần nhận định thực hiện đúng. Tịnh thường ưa thích, bất tịnh chê bai không hỷ xả sinh chướng đối thì làm sao có Từ Bi. Muốn có lòng Đại Từ Bi cứu chúng sanh, trước tiên: Từ là từ bỏ những tánh xấu, đố tật xấu. Bi có nghĩa là tròn, chỗ nào nó cũng lăn tới được. Khi con người sạch sẽ trơn liền chúng sanh tánh thì độ chúng sanh lúc đó mới hiệu quả. Đó là Từ Bi, Từ Bi có sẽ ý thức được Hỷ Xả. Từ đó tự phát sanh Bác Ái. Còn vướng mắc, còn chướng đối chưa có Từ Bi-Hỷ Xả được. Tịnh-Bất Tịnh dung thông nếu chưa thực hiện cũng chưa tỏ thấu Từ Bi Hỷ Xả.

“Tỏ thấu tánh chất mình mới thâu nhận được vũ trụ hư không Như Lai Nhãn Tạng, hòa hợp chung khắp tận tận ngọn ngành mà Chánh Giác.” –T.V.

Trong đời thiện ác đầy dẫy, hữu tướng cùng phi tướng khắp nơi, phải hòa hợp tỏ thấu đầy đủ chi tiết toàn chân toàn thiện hai nơi thuận nghịch, điều ngự khỏi lầm mê. Không chấp pháp mà tỏ thấu pháp đó là vào hư không, vào Như Lai Tạng thấy biết chung cùng gọi là Như Lai Nhãn Tạng thuộc không tướng vẫn thấy.

“Thiền sư suy ngẫm đến đây, Ngài bèn chỉnh đốn y áo, quay mặt hướng đông lễ bái bảy lần, Ngài âm thầm thưa gởi: Bạch Thế Tôn Vô Thượng, Ngài chính bậc Chí Tôn vuông tròn chung khắp, đồng đẳng bá thiên vạn triệu, bá thiên vạn hạnh, Vô Lượng Vô Biên Công Đức Phật về với Đẳng Đẳng Tôn Chánh Giác. Do đó, cho nên dưới mắt Phật thảy đều đồng đẳng Như Lai, vô phân biệt tính, vô thọ chủng lai, vô hoàn thể giác, vô xứ xứ trụ. Nay con xin kiểm chứng thừa lệnh thuyết minh, giúp đời này, đời sau nương Trung Đạo Tôn tu đoạt giác chân trùm khắp.” –T.V.

Sau khi thành Phật Quả, Đức Long Hoa Tăng Chủ hóa thân Đức Di Lạc Tôn Phật hồi hướng cùng Chư Phật. Ngài thấu hiểu phải vô lượng công năng công đức sung mãn mới Chánh Giác. Dưới mắt Chư Phật đều là Như Lai Tối Thượng không còn một vi trần phân đối, cũng không còn tập nhiễm một chủng tử nào, cũng không còn thọ chấp Chánh Giác, lìa Chánh Định không trụ xứ nhưng đâu đâu cũng thị hiện Trung Đạo Tôn trùm khắp./-