–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

58. Bát Nhã Tâm Kinh Ấn Chỉ

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 29710)
58. Bát Nhã Tâm Kinh Ấn Chỉ
• Bậc tu Phật sở đắc chân lý đến giai đoạn rốt ráo thành tựu chân lý là một vấn đề khó khăn vô kể. Phải thực hành tu Bát Nhã cốt đạt đến Bát Nhã Trí.
• Bát Nhã Trí vốn là thể tánh Như Lai chung khắp trang nghiêm bất nhị mới không mang khai tướng Phật. Bằng sở đắc chân lý vội tự mãn chấp nhận chân lý là nơi trụ xứ phải lâm vào Tướng Phật mang khai.
• Phật không có tướng Chánh Giác là Tướng Phật.

–Biệt Tôn Vô Thượng Đẳng Kinh


Phật đạo có trọng trách cứu độ con người, nhân sanh tứ loài nên mới khai hóa con người và tứ loài đặng rõ biết, sự ràng buộc sanh tử, lần hồi tu hành, cốt thoát sanh khỏi vũ trụ, làm chủ vạn pháp nên mới nói “Tâm Kinh Bát Nhã” cứu giúp các bậc tu hành thị chứng như sau:

“Thấy tự tại Bồ Tát, thời pháp giới tự tại Bồ Tát, chớ chưa phải Bồ Tát. Bằng cho mình Bồ Tát, phải hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa trong một thời. Sáng thấy ngũ uẩn giai không, chỉ thị chứng vạn pháp, pháp giới khổ ách, liền độ tất cả khổ ách.

Xá Lợi Tử! Nơi sắc chớ nên bác bỏ dị không, nơi không chớ nên bác bỏ lại sắc. Vì sắc thị chứng nên mới không, thị chứng quân minh đều là sắc. Từ Thọ Tưởng Hành Thức thảy đều nằm nơi thị chứng.


Xá Lợi Tử! Thị chứng pháp liền không tướng mà giác tướng. Nơi giác tướng nó bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, thị cố tựa như không trung. Vào nơi Sắc, nơi Thọ Tưởng Hành Thức, cho đến vào Nhãn Nhĩ Tỷ Thiệt Thân Ý, vào Sắc Thinh Hương Vị Xúc Pháp: Vào nhãn là giới, nãi chí vào ý thức đều giới, cứ vào vô minh vô minh diệt, vào vô minh cốt tận vô minh, có chí vào Lão hoặc Tử, chưa diệt lão hay tử vẫn tận, vào khổ tập diệt đạo, vào trí diệt trí, vào đắc giải đắc, tất cả không nên cố trụ. Bồ đề tát đõa y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố (tâm đừng quái ngại, nếu quái ngại liền củng cố, bị vạn pháp khủng bố). Hãy dẹp mộng tưởng Niết Bàn, điên đảo cứu cánh niết bàn đến quân minh thị chứng, Pháp giới chính niết bàn. Tam thế Chư phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa, sở đắc Tam Miệu Tam Bồ Đề.


Những bậc cố tri thực hiện Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị chứng Đại Thần Chú đến Đại Minh Chú vào Thượng Chú liền thị chứng Đồng Đẳng, chú trừ tất cả khổ. Lời chân thiết không dối.


Lành thay! Lành thay Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là cố tri duyên lành cẩm nang chỉ đạo quân minh cho các bậc tu hành thọ trì tận giác.


Đến nay ta chỉ thẳng cái thấy quân minh đồng đẳng được gọi Vô Thượng Đẳng. Tất cả các bậc tu hành phải nương nơi Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa mới hoàn mỹ.”
–T.V.

Thấy pháp giới, bậc tu hành có trình độ trí hóa liền nhận biết rõ Bổn Lai của pháp giới đó, phải nói năng, hành dụng không quái ngại sao cho đặng tỏ rõ, sạch sẽ gọi là thấy Tự Tại. Nhưng tự tại là pháp giới tự tại chớ chưa phải pháp giới tự tại là Bồ Tát.

Muốn trở thành Bồ Tát đúng lộ trình chư Phật, phải tự nguyện hành thâm pháp giới hàng bá thiên vạn lần cốt cúng dường Như Lai cho đến bao giờ được quân minh mới thực chứng tự tại. Lúc bấy giờ hành dụng pháp giới nào cũng đúng đặng tỏ tường pháp thân không còn trụ chấp pháp giới, không còn chướng đối pháp giới, thấu đạt tự độ cùng tha độ. Chừng đó được sáng tưởng thấy ngũ uẩn tức Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vốn không.

 • SẮC UẨN: Chỉ chung mọi thứ vật chất hữu hình như thân.

 • THỌ UẨN: Chỉ tác dụng cảm nhận sự vật có cảnh liền sanh tình.

 • TƯỞNG UẨN: Chỉ tác dụng tưởng tượng sự vật của cảnh tâm liền sanh.

 • HÀNH UẨN: Tác dụng về tất cả hành động như thiện ác, tốt xấu của cảnh tâm liền sanh.

 • THỨC UẨN: Biết phân biệt sự vật của cảnh tình liền sanh.

Năm uẩn cũng chỉ là hai pháp Thân và Tâm, vốn sẵn thường còn nhưng chúng sanh vọng đảo mê lầm mà có khổ, không, vô thường. Tỷ như bong bóng nước do gió mà thành có rồi mất ngay không thực. Vui buồn, sướng khổ, được mất, có không của chúng sanh cũng như vậy, nó như trò huyễn ảo không thực thể, tất cả đều nằm trong hố sâu pháp giới: Có cảnh sanh tình. Chừng nào hành thâm pháp giới thấu đạt ngũ uẩn giai không mới thị chứng được do hợp hóa mà nó có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức trở thành vô lượng pháp làm chúng sanh thọ nhận khổ. Trực giác thấy biết thời nào nó vẫn thường diễn liền tâm hết khổ, đi đến cuối đường khổ, độ được tất cả khổ ách.

– XÁ LỢI TỬ: Nơi không do đồng hợp đồng hóa mà có sắc tướng. Nơi sắc tướng liền có tuổi thọ hợp tan lâu hay mau rồi trở về không. Vạn pháp như nhiên hợp hóa diễn mãi từ không đến có rồi từ có đến không.

Do đó, nơi Sắc chớ thọ chấp bác bỏ Không. Nơi Không chẳng nên bác bỏ Sắc. Vì từ hợp hóa mà có Sắc tức vốn Không - Không tức vốn Sắc. Cần biết hóa giải đúng, hợp tình hợp lý gọi là quân minh. Đấy chính là pháp đồng đẳng liền thị chứng Vô Thượng Đẳng nên không còn chỗ chấp KHÔNG. Pháp Vô Thượng Đẳng như nhiên vận chuyển được vũ trụ với con người vốn từ nơi không mà hợp hóa thành có. Thọ Tưởng Hành Thức cũng như vậy. Hóa giải pháp giới quân minh chính là Không Tướng mà Giác Tướng. Đã Giác Tướng các pháp liền không sanh cũng chẳng diệt, chẳng dùng con mắt giới hạn để thấy mà không tướng vẫn thấy, chẳng dơ cũng chẳng tịnh, chẳng thêm cũng chẳng bớt. Cứ vào pháp giới để tỏ biết đừng nản chí, dù cho có ý thức được vạn pháp vẫn pháp giới ý thức thôi chứ chưa giải được sanh tử.

Cứ vào vô minh tỏ vô minh sẽ hết vô minh, vào vô minh sâu thêm nữa như Phi Tướng thuộc pháp Bất Tịnh cốt yếu biết tận tường vô minh, sạch sẽ vô minh. Cần có chí bền biết sống trong tuổi già hoặc chết tuy chưa già chết vẫn tỏ tường già chết. Vậy có trí cần đào sâu vạn pháp, từ tỏ thông đến thấu đạt, đến tận tường trí, đừng có tăng thượng cho mình cao cống, cần vào sâu pháp giới nữa, có đắc pháp cũng đừng nên trụ đắc. Tất cả pháp giới không nên thọ chấp sẽ bị dừng trụ. Đừng cố ý quái ngại khi gặp pháp giới khó khăn hóa giải, phải tìm phương thức hóa giải cho được quân minh mới thông đặng vượt qua trở lực khó khăn. Nếu rụt rè quái ngại bị vương mang cái sợ mà củng cố, dừng trụ đứng yên cố thủ liền bị các pháp khủng bố càng tăng thêm khó khăn, không thoát sinh qua nổi pháp giới.

Phải thực hiện hóa giải pháp giới cho thông suốt chứ đừng dừng trụ, đừng suy nghĩ, đừng ảo tưởng trở thành điên đảo rồi cho hiểu biết của mình là pháp Cứu Cánh Niết Bàn. Biết sạch tận tường Bổn Lai Pháp Giới chính bất tử là Niết Bàn.

Tam Thế Chư Phật mười phương đều thực hiện Bát Nhã Ba La Mật Đa như vậy không sai chạy mà tận tường Chánh Biến Trí, sở đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Những bậc tu thực hiện Bát Nhã như vậy thời nào cũng được Tương Thông Phật Lực là thành qủa, cố tri cùng Chư Phật.

Thật khó khăn vô kể, 100 vị sở đắc chân lý duy nhất chỉ có một vị thực hiện đạt quân minh thành tựu chân lý gọi là Diệu Quả Phật. Thường 100 vị sở đắc chân lý chưa hành thâm tận tường chân lý vội xưng danh Phật gọi là mang khai tướng Phật dễ bị lầm lẫn.

Bởi sở đắc chân lý tiếp tục thực hiện cốt tạo công năng công đức sung mãn thì mỗi tư tưởng, mỗi lời tuyên ngôn, mỗi hơi thở, mỗi nhẹ khẻ hành động đều tự phát Vi Diệu Pháp gọi là Thị Đại Thần Chú, mức tu chứng Đại thừa phá tan vô minh, đến Thị Đại Minh Chú, mức tu chứng Nhứt Thừa thông suốt Vô Minh, đến Vô Thượng Chú mức tu chứng Tối Thượng Thừa luôn nhứt thiết tận trừ khổ. Diệu âm nầy vi diệu tận độ chúng sanh không thể nghĩ bàn rất chân thật.

Tuyệt mỹ thay! Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là đại duyên lành mật thiết, làm kim chỉ nam đúng đắn, tuyệt đối cho tất cả bậc tu cần thực hiện giữ gìn đừng xao lãng mà đến hoàn toàn Giác Ngộ. Bậc Chánh Giác phải nương theo vạn pháp hóa giải quân minh lớp lớp mới Tận Thành Chánh Quả.

ĐẠI ĐỨC: Tôi nghe Đức Long Hoa Tăng Chủ khai thị tại Trung Ương Hội Thượng số 6 đường Huỳnh Thúc Kháng Nha Trang như vầy: Bậc Tăng có đầy đủ công năng trực giác thấy biết (Trực Thị) vạn pháp trong tứ thời. Công đức luôn hỷ xả cao dày gặp hoàn cảnh tâm chí hướng thượng hóa giải bờ ngăn, lấy tự tánh làm cơ bản tự độ tha độ. Tâm chí bao dung được xưng tán Đại Đức.

– HÒA THƯỢNG: Bậc tu từ lý cho đến trí dung hòa chẳng xa lìa thể tánh, không còn Ngã và Ngã Sở. Bậc này tự biết nương theo Chư Bồ Tát, Chư Phật đưa cho tất cả bậc tín tâm tu được Giác Ngộ. Nếu có bậc tu cầu giác ngộ rốt ráo bậc Hòa Thượng phải biết hành dụng đến diệu dụng Hữu Tướng Phi Tướng viên dung cốt tận độ cho bậc tín tâm đến toàn thiện toàn chân. Hòa thượng phải là bậc độ được Đại Đức mỗi ngày thêm công năng công đức càng cao dày.

Trình độ tu chứng Đại Thừa từ Giác Ngộ, Đại Ngộ đến Liễu Ngộ là cao nhất. Những bậc đắc chân lý này thường là vị Tổ có trình độ trực giác được nghiệp thức phiên diễn của chúng sanh, chỉ đạo cứu độ chúng sanh trong chân tình bất diệt làm cho chúng sanh tỏ thông nhận chân được chân lý mà Giác Ngộ./-