–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

63. Mười Danh Hiệu Chia Ba Phẩm

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 34033)
63. Mười Danh Hiệu Chia Ba Phẩm
• "Từ phẩm thứ nhất đến phẩm thứ ba. Bậc nầy quán Như Lai, chỉ cho tất cả tâm quán Như Lai, hành sự Như Lai ấn chỉ cho tất cả hành dụng nương Như Lai, cứu độ bình đẳng, từ hàng Tiểu Căn đến Đại Căn thảy đều tận độ. Đạo hạnh trí tuệ không hai. Cúng dường Như Lai Thề Nguyện Sự. Sở đắc Chánh Biến Tri, chung cùng với tất cả chúng sanh hóa độ, Nghiêm Túc Độ, thực hiện Chứng Tri Độ, Phổ Độ cứu khổ phiền não độ nên xưng tán: Như-Lai, Ứng-Cúng, Chánh-Biến-Tri. Đó là Hành Dụng Phẩm." –T.V.

Quán Như Lai có nghĩa là quán sát, soi xét tất cả nơi Nghe Thấy Biết. Vì đâu đâu tứ loài không thể rời Nghe Thấy Biết để sống. Bồ Tát quán Như Lai hành sự không Diệt, không sanh nơi Nghe Thấy Biết, điểm chính yếu để tu đến sở đắc là nương Như Lai hành dụng nơi Nghe Thấy Biết. Do đó Bồ Tát cần thâm nhập sâu Như Lai nên mới cứu độ tất cả chúng sanh tùy duyên, khéo thuyết, khéo chiều đưa chúng sanh và nâng dần đến phát tâm cầu Tri Kiến Giải Thoát như Bồ Tát.

Chúng sanh gặp Đại Bồ Tát xây đắp Tối Thượng Căn được lợi vô kể. Vì sao? Vì tu không đắc đạo cũng được Phước Báo Nhân Thiên. Bởi vậy gặp Bồ Tát chúng sanh được cho học Làm Thánh, có rớt Thánh cũng được làm người Nhân Thiên Hạnh. Còn học làm người không bao giờ làm người đặng, chính chủng tánh Địa Ngục, Súc Sanh, Ngạ Quỷ đưa chúng sanh đi thọ báo trả nợ miệng phải bị sinh làm loài súc vật thật khổ biết bao!

Chúng sanh có được nhân duyên tu hành theo vết chân chư Bồ Tát khi sở đắc liền được Bồ Tát Ấn Chứng trực chỉ để nhập thể bình đẳng tùy tần số tu chứng gọi là được chứng minh nhập thể vũ trụ. Hàng Đại Bồ Tát biết từ nơi Chánh Biến Tri có ba lối thuyết pháp độ sanh:

 • Một là Ấn Chỉ nói gọi là quyết định nói thẳng chỉ thẳng cho trực giác sự lầm mê.

 • Hai là phương tiện nói cho bậc tu quanh co nhận định được quay về tu Tự Tánh Trực Giác.

 • Ba là tùy thuận nói vì bậc này nặng sắc tướng âm thanh, nặng tổ chức cầu đạo, để bậc tu vừa ý vì Bồ Tát thực biết không thể nói Trực Chỉ cứu độ, chủ yếu giữ Đạo Hạnh trí tuệ nơi Bồ Tát .

Nơi hành dụng là phẩm giá trị vô kể của Đại Bồ Tát sau trực giác đầy đủ Chánh Biến tri tối cần cho Hành Dụng Phẩm.

• "Phẩm thứ hai: Vì nhìn nhận tất cả chúng sanh đang lẫn lộn nơi luân hồi sanh tử, sự tường tận đường đi của cái Mê, lối về Chánh Giác, do căn tánh tập nhiễm, tập ái trưởng thành tập khí sanh tử, từ nơi sanh mạng phải thọ mạng theo pháp giới, chia ra từng phần, từng các cõi, nó không ngoài ngũ trược ác trược nơi kiếp trược, phiền não trược, kiến trược cùng mạng trược, nên thề nguyện khai thị làm cho chúng sanh Kiến Thị (Tri Kiến) lại ấn chỉ cốt Trực Thị (Thị Chứng) sở đắc Tam Miệu Tam Bồ Đề, nên mới xưng tán là Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải. Đây là phẩm thứ hai Diệu Dụng Phẩm." –T.V.

Thế nào là tập khí sanh tử? Chúng sanh mê lầm pháp giới, phải thọ sanh theo tánh tập nhiễm nơi chúng sanh tánh, bậc tu hành dụng cho đến khi đạt được con đường Giác Ngộ đến Đại Ngộ, Liễu Ngộ nhưng con đường nầy chưa rốt ráo còn sanh tử. Nhiều bậc A LA HÁN còn lầm cho là đã hết sanh tử, phải thi hành Tịnh, Bất–Tịnh, Hữu–Tướng, Phi–Tướng mới biết đã trơn liền chưa, nếu thấy biết còn loạn tưởng do nghịch hành mà khởi sanh là còn vi tế sanh tử, gọi là Tập Khí Sanh Tử.

Phần này nếu sở đắc hoàn toàn Chánh Đẳng Chánh Giác cũng phải hành thâm nhiều kiếp mới thấu đạt tỷ mỷ tập khí mới hết bệnh, hết bệnh chớ chưa phải khỏe mạnh còn phải đợi thời gian phục hồi nữa. Cho nên nhiều vị tu đến Liễu Ngộ là đã khá còn phải từ A La Hán bước qua khúc eo vĩnh cửu sang Nhất Thừa vào dòng Bồ Tát là cả một vấn đề nên mới có vô lượng kiếp. Sớm lìa Ngã, Ngã sở may ra kịp rút ngắn thời gian thọ giới tăng thượng mạng mới chu đáo gặp Đại Bồ Tát khai ngộ sâu thêm nữa.

Khi được chư Phật chứng minh cho lập chi tiết nguyện bậc này phải trải qua khắp xứ cốt thâm nhập đặng tỏ rõ sâu đậm ngũ dục, ác căn, phiền não, mắt thấy đầy đủ các tướng pháp giới làm cho thân mạng bị sa vào nơi sanh tử vi tế. Từ đó Đại Bồ Tát thề Đại Nguyện diệu dụng làm cho chúng sanh thấy biết tại chỗ sự lầm mê mà tri kiến pháp giới bị thọ khổ hiện tại sau chúng sanh sở đắc.

Đại Bồ Tát diệu dụng thông suốt đúng đắn toàn chân sáng tươi bình dị gọi là Minh Hạnh Túc. Dù khó khăn thề vượt qua Thiện Ác tận độ chúng sanh mới thấu đáo Toàn Thiện gọi là Thiện Thệ. Lại diệu dụng Tam Muội điều động Tam Muội ra vào viên thông làm rung chuyển Tam Thiên mà Tiên Thần Thánh cũng không biết cốt cứu an chúng sanh trên quả Địa Cầu này cùng Tam Thiên Thế Giới hoàn tất cứu an chúng sanh gọi là Thế Gian Giải. Đó là phẩm thứ hai Diệu Dụng Phẩm.

• "Phẩm thứ ba: Bậc này chưa bao giờ suy tưởng thời quá khứ hay mong mỏi đến vị lai. Nhất Ngôn Tri Kiến Phật nên tận dụng hiện tại thể tánh hiện tại mà hóa giải Phật Pháp bất ly thế gian giác. Tất cả nơi lầm lạc của chúng sanh thuận nghịch đều khai hóa, lại vì Đại Bi Đại Trí mà xây đắp tất cả có thiện căn thiện chí, khai hoang vô minh đặng Trực Giác. Vì sao? Vì bậc này cương vị Giác Tướng Chân Như, còn tất cả từ Thiên đến Tiên nơi tứ loài đang còn hư vọng, bị Thọ Ngã Giả Tướng, đang còn suy tưởng quá khứ, mộng tưởng vị lai nơi ba thừa Chánh Báo Phước Điền, do nơi thực tại hiện tại ấn chỉ mới gọi là Thiên Nhân Sư, Điều Ngự Trượng Phu, Vô Thượng Sĩ, Thế Tôn, Phật." –T.V.

Bậc thật tu ban đầu chăm lo sửa tánh xấu, giải đố tật xấu là hơn hết, sau trực giác được vô minh. Từ mỗi lời nói, mỗi hành động dù nhỏ nhặt cũng không biết đúng sai dễ sanh chướng đối gọi là vô minh. Bậc không nhận định được chân pháp dễ phát sinh nghi chấp cũng gọi là vô minh. Bậc không tu chỉnh hiện tại lại hoài vọng viễn ảo xa xôi cũng gọi là vô minh. Tỏ được nguồn mê nơi vô minh từ Trực Giác bước vào Giác Tướng, đến lúc mỗi mỗi đều giác tướng chủng nghiệp đầy đủ gọi là Giác Tướng Chân Như. Chư Thiên, Chư Tiên đến chúng sanh tứ loài đều còn khởi vọng huân tập thành định tưởng bị thọ giới rất khó tu thực tiễn nên không trực giác. Do đó bị thọ ngã giả tướng, lấy suy tưởng lấy lý trí tu hành trở thành hư vọng.

Đến phần sửa tánh xấu xong phải xem xét kỹ tánh tốt: Tỷ như tốt, tốt quá thành dại dễ bị kẻ mưu sĩ hại. Đến giai đoạn trực giác xấu tốt, thiện ác, đúng sai mới bước sang Giác Tướng toàn diện Chân Như. Lúc bấy giờ mới khéo thuyết đạo đúng căn cơ tứ loài lại biết nương nơi Trực Tâm mà đặng Trực Thọ, nương nơi Giác Tướng mà tỏ Thực Tướng nên Bồ Tát Hiện Nhất Thiết Sắc Thân Tam Muội mỗi mỗi đều vẹn vừa không dư cũng chẳng thiếu, thực sự quân minh. Hằng ngày ra vào nơi nghe thấy biết viên dung được đầy đủ uy nghi, đầy đủ uy lực bước vào Đại Bồ Tát chờ thời cơ làm tiếp một kiếp Nhất Sanh Bổ Xứ thành Phật thấu đạt được Thiên Nhân Sư, Điều Ngự Trượng Phu, Vô Thượng Sĩ, Thế Tôn, Phật.

Với Hịch Chứng Minh Vũ Trụ được ban hành làm ổn định chúng sanh, làm an lành chúng sanh. Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc còn lưu lại mối đạo qua việc ban hành Hịch Bồ Tát Ma Ha Tát cho một vị được thọ lãnh nắm giữ ở hiện tại và vị lai khai ngộ chư tổ kế tiếp lưu truyền mối đạo 5.000 năm theo tôn chỉ Đức Thế Tôn DI LẠC. Ngài đã thực hiện xong THẾ TÔN HẠNH vậy.

"Đối với bậc thực hiện Mười Danh Hiệu thật khó gặp khó biết. Vì sao? Vì bậc này Đồng Ứng nơi bổn nguyện Tam Thế mà thị hiện, từ ngôn ngữ hành động không khác với nhân sanh do đó nên Thánh Tăng Bồ Tát đều chưa biết làm sao thiểu căn kém trí hay đặng sự hành dụng Như Lai Tánh, nơi diệu dụng đều trưởng thành Như Lai Diệu Dụng thì sao?

Vì Năng Sở Vô Ngã, Đại Ngã phát huy đồng đẳng Tam Thế mà Hành Dụng Diệu Dụng. Chỉ trừ Bồ Tát Hạnh Nguyện Bát Nhã Trí, dùng Giác Tướng mới nhìn nhận đặng phần nào thôi, nên mới gọi là khó gặp.

Đến nỗi cận thuộc, sống chung hay thân cận không hề hay biết, làm sao nhân sanh quần chúng nhìn nhận đặng? Trừ ra những bậc tin vâng thực tiễn tu cầu. Nhờ sự tu cầu kết quả cạn sâu thâm nhập nhiều ít mà ái kính giáo ngôn, chớ nào ái kính tin vào nơi Bậc Tối Thượng để ái kính?"
–T.V.

Như vợ Ngài là chân Phật tử sống chung thân cận cũng không hề hay biết sự Diệu Dụng của Ngài thật là đúng. Chỉ tới mức thi hành Hạnh nguyện Bát Nhã Trí thấu đạt Giác Tướng mới nhận đặng phần nào thôi. Do đó nhân sinh cùng Bậc tu chưa tới mức Bồ Tát Ma Ha Tát không sao hiểu Ngài được một tí gì. Ngài sống rất bình dị, cũng đi phố khi cần, cũng đi dạo không một cử chỉ cầu kỳ. Ngài sống rất bình dị nhưng đầy lòng Đại Bi Chân Phật Tử đều ái kính, khi đăng đàn khai thị rất trang nghiêm.

"Hoặc giả hàng Bồ Tát, tu hạnh Bồ Tát, Bồ Tát chứng tri có thể nhận thức Bậc chỉ giáo Thiện Tri Thức này chính là Bậc Tối Thượng Tôn. Nhưng vẫn ngờ vực chỗ Diệu Dụng, do đó nên còn phải tu, đến trình độ mức độ Chứng Thị, thời vạn sự nó đã qua, thời xây đắp của Vô Thượng Sĩ đã hoàn toàn Bát Đại, thử hỏi làm như thế nào để nhìn nhận đến Nhất Tâm Như Tướng Tận Giác Chân Tôn." –T.V.

Dù cho nơi hội trường có vị tu chứng tri Bồ Tát cũng chỉ biết Ngài Diệu Dụng rất ít. Bậc này vẫn tin Ngài là Phật Tối Thượng Đẳng nhưng sau này khi Ngài nhập Bát Đại mới Hồi Chân Tôn, lúc đó lời nói cử chỉ của Ngài hồi trước nay được thấu hiểu, nhưng khi trí đã hiểu, đã tới mức nhận được Ngài thì Ngài đã Bát Đại. Bậc này chỉ còn nương vào Như Lai dụng Tam Muội gặp Ngài cùng Chư Phật mười phương mà thôi. Thật khó khăn thay!

"Con đường tu Phật, tu cầu Tri Kiến Giải Thoát khó khăn. Chưa phải Chân Lý nhà Phật khó khăn hay Đạo Phật khó khăn, chỉ Bậc tu thiếu khuyết lầm nhận khó khăn vì bước tu sai lệch tăng giảm, đúng cũng chưa đúng với tinh thần CHƠN THỂ, trở thành biểu tượng nhiều phương diện, định hướng khác nhau, cho đến nguyện vọng tu cầu hình thể lòng tín ngưỡng khoảng cách xa nhau. Bậc xuất gia cho đến Bậc tu hành tại gia có một tự tâm Minh–Đạt. Tự tánh Di Đà nơi quan niệm sai khác nhau không thể nào diễn giải hết đặng.

Phật tử tu rất đông. Bậc tỏ Chơn Thể pháp lại hiếm. Bậc sở đắc càng hiếm hơn. Kể ra thống kê từ mười ngàn vị, chỉ có một vị Chứng Tri Chơn Thể Pháp, biết đường lối Đạo Phật tu Phật. Từ một vị đến mười ngàn vị biết tu Phật chứng tri đường lối Đạo Phật, chỉ còn một Bậc Đắc Chân Lý. Từ một Bậc đắc Chân Lý cho đến trăm triệu đắc Chân Lý, chỉ còn lại một Bậc Chánh Tín Thành Phật."
–T.V.

Vì do Bậc tu vừa sở đắc vội tự mãn, tự tôn nên dừng trụ tu chứng. Vì Tín Hạnh Nguyện chưa đủ lại chấp Thánh Tăng lơ là Hạnh Nguyện, bị dừng trụ tu chứng. Vì Giới Định Tuệ chưa suốt lại vội cho đã tận thấu, bị chủng tánh tự mãn dừng trụ tu chứng. Vì Tứ Nhiếp Pháp chưa thực hành đúng mức, Lục Ba La chưa đồng sự nhiếp thu nên Mật Đa chưa rốt ráo, bị dừng trụ tu chứng. Vì chưa tận trơn liền Vô Sanh Pháp Nhẫn. Thường bị Tịnh Biệt tu chứng chứ chưa đúng Giác Tịnh. Tự Tại Vô Ngại trong thích muốn gọi là Kiến Dục. Bất Tịnh, Phi Pháp, Phi Tướng theo dục vọng cũng bị dừng trụ tu chứng. Thật vô kể chứng bệnh dừng trụ tu chứng. Đức Long Hoa Tăng Chủ Di Lạc Tôn Phật phải ghi lại để nhắc nhở dù cho có hàng trăm triệu Bậc đắc Chân Lý kết chung thời Hạ Lai này chỉ còn mỗi một Bậc Chánh Tín thành Phật!

Tốt nhất là Bậc tu chứng nên lìa Ngã, Ngã Sở theo vết chân Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nay tiếp nối Đức Di Lạc Tôn Phật để khỏi dừng trụ tu chứng.

"Đạo Phật đứng trước thời Hạ Lai, Bậc tu hành kém yếu năng lực tinh thần, con đường tu suy giảm, đa dạng thường chấp hay chấp, tự mãn lý chướng thêm lười trễ hiếm Bậc đánh đổi tu cầu giải thoát nên khó tin giải thoát, chỉ tu cầu liễu sanh qua từng cảnh giới tu cầu Phước Báo Nhân Thiên thì làm sao tin đặng Bậc hoàn toàn chánh tín giải thoát?

"Nói đến Chánh Tín Phật Đạo thì vô lượng vô biên công đức giải thoát. Vô lượng vô số vô xứ cảnh giới Giải Thoát. Vô lượng vô biên vô cùng tận Pháp Giới Giải Thoát. Vô lượng thọ vô lượng nghĩa Liễu đạt giải thoát. Vô lượng vô tận sanh diệt diệt sanh giải thoát. Vì sao? Vì Phật Pháp vô biên thề nguyện học không trụ một Pháp, thấu tận vạn pháp giải thoát. Sự sự Như Lai thề nguyện sự vẹn, diện kiến Như Lai giải thoát." –T.V. 

Bậc tu đi đúng Chánh Tín không trụ tu chứng, mỗi khi giải thoát được một pháp thì vô lượng vô biên vô cùng tận cũng được giải thoát. Theo vết chân Phật thị hiện lần phát hiện ra thì dễ, không gặp, không biết vết chân Phật thì thật là khó. Vì Phật Pháp vô biên thề nguyện học nên Bậc không đủ Chánh Tín mỗi vị một trụ chấp tu chứng mà không tận thấu vạn pháp Giải Thoát. Đa phần thoát sanh cảnh giới này lại bị vào cảnh giới khác vẫn bị Giới, bị Cảnh không ra khỏi vòng đai Pháp Giới nổi.

"Bậc tu tín ngưỡng Tâm trơn liền vẫn giải thoát. CHÍ Bất Biến giải thoát. DŨNG Bất Thối giải thoát. Nương vạn pháp tu Bát Nhã trọn Trí Bát Nhã giải thoát. Cảnh không nhiễm trước, tình không oán hận giải thoát. Không ái nịch, ái dục, không tập khí giải thoát. Diệt sanh không nhàm chán giải thoát. Sự không chê, Lý không trụ chứng giải thoát. Giải thoát từ điểm nhỏ cho đến trùm khắp vô biên cùng cùng tận giải thoát. Chớ nên lựa chọn kén lường điên đảo vọng cầu nơi việc lớn mà bỏ những việc nhỏ, nếu dừng trụ không bao giờ giải thoát." –T.V.

Đối với Bậc đang còn tu Phật Thừa, mỗi bước đi, mỗi lời nói, mỗi tư tưởng đều vào thể giải thoát rốt ráo liền lạc ngay trong cảnh sống hiện tại không còn tập khí. Bi Chí Dũng giải thoát, Bất Thối giải thoát, ý thức từng khởi điểm giải thoát, từng pháp nhỏ giải thoát trùm khắp vô tận vô biên giải thoát.

Đối với Bậc tu hành Tối Thượng Thừa đã tận thấu chúng sanh bất thường, tánh tình thường thay đổi, từ lời nói, cử chỉ thường chấp, nhập tâm chỉ một pháp nhỏ, khi xuất tâm thì lớn lao như lửa bùng phát vô cùng tận. Còn hành động cũng bất thường, khi nhập vào phát tâm rộng lớn tưởng chừng như Chúng Sanh và Như Lai - Phật là một, nhưng lúc xuất thì tánh chi ly nhỏ nhen đến mức như không có gì. Do như thế nên chi dễ nghi chấp mà dừng trụ phải giải nghi giải thoát - đến Tối Thượng Đẳng Chánh Giác.

"Nói về TƯỚNG và TÂM, thì Tướng đã giải thoát từ lâu. Tâm chưa giải thoát. Khi Đức Thế Tôn Ngài đạt Vô Thượng Chánh Giác, Ngài nói: Lạ thay! Tướng đã giải thoát từ lâu, ngày nay ta mới giải thoát." –T.V.

Tướng do hợp như thế nào liền hóa như thế ấy, tự nó dung thông không ngăn ngại. Còn Tâm không chịu hợp chê khen, tốt xấu, thiện ác... còn ở tương đối không hợp hóa được. Vì vậy Tâm bị vướng mắc Thiên Ngã, Nhân Ngã, Thọ Ngã giả tướng trở thành Chúng Sanh Giới nên có trọng lượng và giới hạn, mỗi mỗi tự tạo các nghiệp chủng, từ nghiệp chủng tạo thành các cõi, các cảnh giới không ngoài Thượng Sanh, Hạ Kiếp, Chánh Báo, Thọ Báo qua từng kiếp sống không ngừng. Tùy mức giới sanh Hợp Hóa, giải trừ tâm vướng mắc thực hiện Tứ Nhiếp, nhiếp thâu vạn hạnh trở về Nhất Hạnh. Bồ Tát tự nguyện Hành Dụng giải giới không còn là Chúng Sanh Giới, thoát sanh Pháp Giới vào Tối Thượng Thừa tức Bồ Tát Ma Ha Tát diệu dụng tận độ sanh, giới hạnh viên dung thấu đạt tận thành Chánh Giác.

"Khi được tu, biết tu là con đường xây dựng Hóa rồi mới Sanh, chưa biết tu sửa, chưa biết xây dựng thù hận tranh giành gây hấn là diệt tồi phá đều bị hóa, bị cộng nghiệp, phải lâm nơi diệt rồi mới sanh Hạ Kiếp hay các loài cầm thú. Vì sao? Vì cho chúng sanh bình đẳng tứ loài sanh hóa bằng noãn–sanh, thai–sanh, thấp–sanh cùng hóa–sanh, thành thử hạ sanh diệt sanh hạ liệt sanh nơi hạ tiện người và súc vật." –T.V.

Bậc Tối Thượng Đẳng vào Tối Thượng Thừa thật biết bình đẳng Thượng Sanh Hạ Kiếp của chúng sanh tất chi ly, nếu hành động tồi phá bị sanh nơi loài cầm thú chứ không làm người lại được. Vì nó làm như thế nào nó lãnh như thế ấy chớ chẳng ai bắt nó phải như vậy cũng không ai cho nó lên thiên đàng được.

Thật khó giảng giải cho hết được, duy nhất chúng sanh cùng bậc tu đã cống hiến đời mình cho Đạo cầu Diệu Quả hãy Chí Dũng phát tâm Đại Bi, Đại Nguyện, Thề Nguyện Đại Thành, phải Đồng Năng, Đồng Lực, Đồng Hóa với Phật mới trưởng thành Đồng Đẳng Tối Thượng Đẳng Giác.

Bậc Thiền Trí còn xa với Bậc Giác Trí, Bậc Giác Trí còn quá xa, chưa nhận được Phật Nhãn của Bậc Tối Thượng Đẳng đã Đồng Đẳng, Đẳng Giác sạch sẽ Chánh Giác. Bậc Thiên Nhãn Thiên Nhĩ chớ vội dừng trụ, còn phải thâm nhập giới tận, tận tận giới chánh tín gọi là thậm thâm Bát Nhã Giới./-