- 1. LÀM THẾ NÀO GIÁO MÔN KHỎI BỊ DIỆT VONG
- 2. MƯỜI DANH HIỆU PHẬT
- 3. ĐẮP XÂY TƯỢNG ĐÔNG ĐỘ
- 4. ĐẠO PHẬT
- 5. VỀ VẤN ĐỀ THAM SÂN SI
- 6. VỀ VẤN ĐỀ TỶ DỤ
- 7. SỰ TU HÀNH
- 8. SỰ LẦM LẪN DO QUAN NIỆM SAI
- 9. TỈ DỤ: VỀ CÂU CHUYỆN THẰNG CHĂN TRÂU
- 10. SỰ MÊ CHẤP, LẦM LẪN DO BẢO THỦ CÁ TÁNH
- 11. TỰ HOAN HỶ TÁN THÁN
- 12. VỀ VẤN ĐỀ NGỒI THIỀN TỰ CHỦ
- 13. THƯỜNG NHIỄM
- 14. LẦM MÊ CHỊU PHÁP TRIỀN MIÊN...
- 15. Ý TRÍ và LÝ TRÍ
- 16. NẾU BIẾT TUỒNG ĐỜI LÀ NHƯ THẾ...
- 17. TỪ TÍN NGƯỠNG ĐẾN THÀNH TÂM
- 18. ĐẠO PHẬT CHÍNH THẬT SIÊU ĐẲNG
- 19. NÓI VỀ VẤN ĐỀ PHÁP GIỚI
- 20. HUẤN TỪ CẦU ĐẠO
- 21. QUYỀN HẠN QUYỀN LỢI CỦA BẬC TU
- 22. ĐẠO PHẬT BẢO PHÁP BẤT DIỆT
- 23. CÁI MÊ CHÍNH NÓ KHÔNG GỐC
- 24. ĐẠO PHẬT TU TÂM CỐT GIÁC TÂM
- 25. VỀ PHẨM TU TÂM, trích từ BẢO PHẨM XUẤT THẾ CHƠN KINH
- 26. LỤC-BA-LA MẬT-ĐA NHIẾP ĐỘ LỤC-ĐẠO
- 27. SỰ TU HÀNH KHÓ MÀ KHÔNG KHÓ...
- 28. ĐẠO PHẨM
- 29. CHẤP TRƯỚC ĐƯƠNG SINH THỌ NGÃ
DÙ ĐỜI HAY CÕi ĐỘC QUYỀN CHIÊM BAO" –T.V.
Hai câu trên đây là lời thơ của ĐỨC TĂNG CHỦ TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN hoá thân ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ DI LẠC TÔN PHẬT.
Lúc bấy giờ vào khoảng 9 giờ 30 sáng, ngày 21 tháng 4 Nhuận âm lịch, năm Giáp Dần, khi ấy tôi đang ngồi tại nhà khâu lại mấy chiếc áo cũ, ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ gọi về, lấy giấy bút để ghi chép Giáo Ngôn, trước tiên Ngài đọc hai câu thơ trên, Ngài đọc xong trầm ngâm giây lát Ngài dạy:
–Này ông Tạng Tích, khi mà kẻ đã trót lầm lẫn nơi Vạn Pháp, kẻ ấy đã bị sanh tử một cảnh giới luân chuyển quay cuồng cho đến trăm ngàn Cảnh Giới, không ngừng nơi sanh tử. Có một lúc nào đó, họ hồi tâm tu hành mong cầu xuất ly thoát khỏi trăm ngàn cảnh giới đến Tri Kiến Giải Thoát. Nhưng họ chưa biết tỏ rõ đường lối tu cầu pháp Hữu lậu, tu lấy kiến thành Sắc Pháp Định Tưởng thì chẳng bao giờ thoát khỏi lại thêm chìm đắm trong bể mê mà thôi.
Lại nữa, có bậc suy ngẫm biết tỏ rõ các Pháp che lấp lầm tưởng trở thành vô minh, bậc ấy tu cầu pháp Vô Lậu, hỷ xả Cổi Giải Tâm rỗng không tận diệt trở thành vô vi pháp, bởi chưa rõ nguồn gốc tận tường sự tu chứng nên lầm lạc chỗ chứng tu phải bị lâm vào triền miên Phi Tưởng.
Ông cũng nên biết: Tất cả cảnh giới, cho đến các Cõi thảy đều nằm nơi Kiến Thành Định Tưởng mà Chánh Báo hay không chấp nhận Chánh Báo, thảy thảy đều Sắc Pháp, Vô Sắc Pháp của Tam Thiên, đã ở nơi Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, thảy đều là độc quyền chiêm bao mơ mộng thành. Vì lẽ ấy nên chi tu chưa rốt ráo, một khởi ngưỡng vọng, cho mình đã Giác Ngộ đương nhiên tạo thành một giấc chiêm bao thơ mộng hơn chớ chẳng ích chi.
Khi đã lầm vào chiêm bao thì giấc chiêm bao này chồng thêm giấc chiêm bao khác không thể nào thoát khỏi vòng chiêm bao mà toại nguyện Tri kiến Giải Thoát.
Ví dụ: Có kẻ đã lầm lẫn uống phải độc dược say sưa điên loạn, kẻ này ngồi suy nghĩ hoài mong Tiên Thần Cảnh giới bằng sự ảo tưởng của mình phác họa để cầu mong, thì sự phác họa kia nó vẫn đang nằm trong cơn mê Ngũ Độc, chớ nó nào có phải thoát khỏi vòng mê tưởng, khỏi độc đâu? Đối với lầm mê trong các Pháp cũng thế, bậc tu cốt giải mê lầm lẫn bao nhiêu thì sự mê man lầm lẫn nó đến bấy nhiêu. Càng mong Giải Thoát bao nhiêu, thì nó lại càng đi sâu trong vạn tưởng đảo điên bấy nhiêu. Vì sao? Vì còn độc dược mê man, nên suy nghĩ Tư Duy trong ảo tượng, đã ảo tượng nầy liền kế tiếp tư tưởng kia. Cũng như chiêm bao nầy hết, nó liền đưa giấc chiêm bao khác, đã chiêm bao thì sẽ đến với chiêm bao, khi hãy còn Tập Khí sanh tử làm thế nào nó cũng chạy vòng trong sanh tử. Lúc đã hết nguồn sanh tử, thì dù cho chạy trong sanh tử cũng không còn lấy mảy may sanh tử.
Do lẽ ấy, nên các bậc Giác Ngộ quyết tâm giải độc cho kẻ lầm độc, Chư Bồ Tát độ sinh qua từng lớp mê man, Chư Phật Diệu dụng đưa Chúng Sanh thức tỉnh làm cho tất cả thoát khỏi trần lao say đắm. Như Lai hành dụng đưa từng Thế giới tỉnh mê mà trọn hành trong ba thời Phật.
ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ Ngài nói xong, ngưng trong chốc lát, Ngài dạy tiếp:
–Này ông Tạng Tích, bậc tu rất cần bậc Thiện Trí Thức Giác Ngộ để khai thông năng sở chấp mê. Bậc Thiện Trí Thức lại ấn chứng làm cho bậc tu Giác Ngộ, thức tỉnh chiêm bao khỏi vòng sanh tử.
Ngài liền đặt câu hỏi để hỏi tôi như sau:
–Này ông Tạng Tích, nếu kẻ đang lầm trong chiêm bao, ở nơi chiêm bao mong cầu Pháp Hữu Lậu hoặc Vô lậu, nơi hai pháp ấy đứng vào một Pháp đặng tu thì Pháp nào có thể đưa kẻ ấy thoát khỏi chiêm bao?
Lúc bấy giờ tôi ngồi suy ngẫm rất lâu chưa trả lời đặng, may sao tôi nhớ đoạn trên Ngài đã khai thị, tôi bèn vái thưa: –Kính bạch Ngài, trong hai pháp, pháp nào cũng không thể thoát khỏi chiêm bao. Vì Hữu hay Vô thảy đều nằm nơi chiêm bao nên không thể thoát được.
Ngài gật đầu khen đúng. Ngài dạy tiếp:
–Ông cũng nên biết, có bậc tu hành nhất tâm kiên cố hằng ngày tạo lấy Đạo Đức Phước Điền, như xây cất Chùa Tháp cho Chư Tăng, Phẩm cúng dường chẳng thiếu sót nơi căn bản kiến thành, sau khi được Chánh Báo Nhân Thiên, an hưởng Công Đức kiến thành ấy.
Lại có bậc tu Hạnh Nhân Thiên, vẫn Công Đức như trên thêm vào đó củng cố kiến thành định tưởng trong Sắc Pháp, một thời gian vì Công Đức dày dặn thành tựu mà sở đắc Thần Thông nơi kiến thành. Bậc ấy có thể biến hóa núi sông, lên từng các cảnh giới, ra vào mặt nguyệt, đánh đổi mây gió, làm thế nào cũng đặng trong phạm vi sắc pháp kiến thành, chớ không thể nào đánh đổi chính Bản Năng của mình trở thành Thần Thông Bảo Pháp của Bậc Thánh.
Nếu có bậc tu từ Hữu Lậu quán kiến thành từng Pháp rõ ràng để cổi giải Tâm không vướng mắc các Pháp, lấy HỮU làm đà tiến, dùng Vô làm Hỷ Xả Chánh Báo Thọ Báo không nhàm chán, được tỏ rõ các Pháp Bình Đẳng. Trong giai đoạn này chưa có gặp Thiện Trí Thức ấn chứng thì Bậc tu ấy tu đến tận cùng cũng phải Định tưởng Sở Đắc Tri Kiến Phật chớ chưa hoàn toàn giải thoát.
Bằng có bậc tu cầu Vô Lậu Hỷ Xả rỗng rang, Tâm quán chúng như huyển không vướng mắc các Pháp, dù vô tình hoặc cố ý cũng phải vướng vào Không Pháp mà thành tựu Vô Vi Pháp Giới. Tu như thế cũng chưa hẳn đã vào với bậc Thánh, chỉ tận cùng Sở Đắc Vô Dư Định Tưởng.
Ông Tạng Tích, ông cũng nên biết, sự tu hành đến mục tiêu Giải Thoát thật khó khăn vô kể, nên Tôi đọc hai câu trên để nhắc nhở mọi người, họ tu thường phải bị:
"LẦM MÊ CHỊU PHÁP TRIỀN MIÊN
DÙ ĐỜI HAY CÕI ĐỘC QUYỀN CHIÊM BAO"
ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ Ngài đọc, tôi chép xong, Ngài châm thuốc hít một hơi, trầm ngâm nhìn theo làn khói trắng, ngã lưng nơi chiếc chõng thật lâu, sau Ngài dạy tiếp:
–Ông ngẫm xem, lời tôi dạy trên để các ông nhìn thấy hai pháp Vô lậu cùng Hữu lậu đối với kẻ đang ở trong chiêm bao mộng tưởng, tu đến tận cùng cũng chẳng nên chi. Nếu không gặp đặng Bậc Thiện Trí Thức chỉ đường vạch lối đưa khỏi bến mê thì làm sao Giải Thoát? Theo bài này, Tôi khuyên các Chân Phật Tử hãy tu vào Pháp Môn Chủ Quán “ĐỜI LÀ CHIÊM BAO” làm cho các ông bớt gây nhiều tạo tác Tử Sanh, khỏi mắc miếu lỗi lầm Tự Ngã của Vô Minh.
Các ông khi đã trót lầm lẫn Vô Minh, bị nơi Chiêm Bao vô định, các ông hãy nương theo vết chân của Bồ Tát, nhận lãnh TIN-VÂNG-KÍNH lời Bảo Truyền của Chư Phật để lại mà Tu, bằng mất ba chữ ấy, phải vướng vào Tự Ngã lạc loài nơi sanh tử. Lời Tôi nói ra không phải lợi cho tôi mà chính ra lợi cho các ông từ nay đến hậu thế.
Các ông áp dụng thế nào đúng với tinh thần TIN-VÂNG-KÍNH?
● Nơi TIN, các ông Tin lời huấn từ chỉ dạy để sửa Tánh, giải Mê Lầm, Tin Pháp Môn dưới sự Chỉ Đạo đặng Tri-kiến Giải-Thoát. Như câu thơ Tạng Tâm viết:
"TA NÊN TỰ LỢI, LỢI THA
CÓ TU MỚI THẤU HIỂU QUA LỜI THẦY"
● VÂNG: Khi Tin nghe được hiểu được nhiều ít, phải thi hành tu tập, Phát Tâm HẠNH NGUYỆN thực thi lời chỉ giáo của Bậc Chỉ Đạo mới gọi là VÂNG.
● Bậc tu nếu Tin Vâng trọn, Trí Tuệ liền tăng trưởng, Tâm Thức mở mang, lúc bấy giờ càng tỏ rạng bao nhiêu thì sự TÔN KÍNH tăng trưởng bấy nhiêu. Các ông áp dụng như thế mới đúng với tinh thần của một Chân Phật-Tử PHÁP TẠNG.
●Bằng TIN bậc Thiện-Tri-Thức là PHẬT để Tôn-Sùng Kính-Lạy cầu xin những chuyện bá vơ trong Tư-Tưởng mong cầu của mình là hơn cả, ngoài ra chưa chịu Thọ-Lãnh Giáo-Ngôn, chẳng xem bài vở để sửa Tánh Tu-Thân thì chưa đến chốn TIN-VÂNG-KÍNH thực thể, thời khó đến Chân Tướng TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT.
Tôi mong bài này các ông đọc kỹ, chép nhiều phổ truyền rộng rãi, nó chính là một trọng yếu Kim Chỉ Nam, làm cho Bậc Tu-Hành hết suy tư ảo ảnh đến TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT vậy.
LONG HOA HỘI THƯỢNG
Chân Phật Tử Nguyễn Mưu
Pháp Danh Tạng Tích
"Phụng ghi để phổ truyền"
Ngày 21 tháng 4 năm Giáp Dần.