- 1. LÀM THẾ NÀO GIÁO MÔN KHỎI BỊ DIỆT VONG
- 2. MƯỜI DANH HIỆU PHẬT
- 3. ĐẮP XÂY TƯỢNG ĐÔNG ĐỘ
- 4. ĐẠO PHẬT
- 5. VỀ VẤN ĐỀ THAM SÂN SI
- 6. VỀ VẤN ĐỀ TỶ DỤ
- 7. SỰ TU HÀNH
- 8. SỰ LẦM LẪN DO QUAN NIỆM SAI
- 9. TỈ DỤ: VỀ CÂU CHUYỆN THẰNG CHĂN TRÂU
- 10. SỰ MÊ CHẤP, LẦM LẪN DO BẢO THỦ CÁ TÁNH
- 11. TỰ HOAN HỶ TÁN THÁN
- 12. VỀ VẤN ĐỀ NGỒI THIỀN TỰ CHỦ
- 13. THƯỜNG NHIỄM
- 14. LẦM MÊ CHỊU PHÁP TRIỀN MIÊN...
- 15. Ý TRÍ và LÝ TRÍ
- 16. NẾU BIẾT TUỒNG ĐỜI LÀ NHƯ THẾ...
- 17. TỪ TÍN NGƯỠNG ĐẾN THÀNH TÂM
- 18. ĐẠO PHẬT CHÍNH THẬT SIÊU ĐẲNG
- 19. NÓI VỀ VẤN ĐỀ PHÁP GIỚI
- 20. HUẤN TỪ CẦU ĐẠO
- 21. QUYỀN HẠN QUYỀN LỢI CỦA BẬC TU
- 22. ĐẠO PHẬT BẢO PHÁP BẤT DIỆT
- 23. CÁI MÊ CHÍNH NÓ KHÔNG GỐC
- 24. ĐẠO PHẬT TU TÂM CỐT GIÁC TÂM
- 25. VỀ PHẨM TU TÂM, trích từ BẢO PHẨM XUẤT THẾ CHƠN KINH
- 26. LỤC-BA-LA MẬT-ĐA NHIẾP ĐỘ LỤC-ĐẠO
- 27. SỰ TU HÀNH KHÓ MÀ KHÔNG KHÓ...
- 28. ĐẠO PHẨM
- 29. CHẤP TRƯỚC ĐƯƠNG SINH THỌ NGÃ
– Này ông Pháp Tràng, Tôi nhớ lời ĐỨC THẾ TÔN đã dạy nơi kinh Viên Giác rằng: Đời sau có những điểm khó tu là LÝ CHƯỚNG để đưa đến SỰ CHƯỚNG, họ chỉ biết nghe Pháp, rồi họ dùng tất cả Lý trí của họ để ngăn đón thành thử tu rất chậm tiến. Vì sao? Vì LÝ đã chướng ngại thì SỰ làm đâu có hoàn mỹ. Do đó mà chỉ sống trong lý thuyết giả tạo, mộng tưởng lầm nhận rằng mình Sở Đắc Lý Chân để Thọ Ngã, nên chi phát sinh ra nhiều ngông cuồng làm cho nền Phật Đạo bị ngăn cách, vì thế mà khó chỉ đạo đưa quần sinh đến Tri kiến Giải Thoát. Nói đến lý, một khi lý này chồng lên lý kia, lý kia đè trên lý nọ, nó có thể đem đến Nhân Loại phải suy đồi chỉ vì Lý Trí, nó có thể đưa nhân sinh đến chỗ Thuyết Giả Diệt Vong, nó chẳng khác nào như kẻ loạn nghĩ, cái loạn này đến cái loạn kia rồi sanh ra quá loạn. Lúc đã quá loạn thì họ bèn đứng lên đâm đầu chạy, sa chân xuống hố sâu, ao tù biển khổ.
– Này ông Pháp Tràng, ông cũng nên biết nơi Lý Trí nó có thể dùng được trong một lúc nào đó thôi, chứ nó không thể dùng được trên bước đường dai dẳng của Chân Lý. Cũng như có thể bước đi, nhưng phải nhìn những gai chông, cong quẹo chứ không thể đâm đầu mà chạy theo Lý Trí cuồng quay, nguy cho giữa thời Mạt Pháp. Ông cũng nên biết: Nói về quá khứ của thời Hiền Thánh, Nhân sinh thường dùng Ý Trí để ghép mình nghe lời Huấn Từ. Sau khi thọ lãnh huấn từ thì Ý Trí kia nó đưa lần con người tiến bộ đoạt đến Thánh Ý. Khi đoạt đến Thánh Ý, lúc bấy giờ mới dùng Đại Trí, tổng quát Lý Trí, khai thông Tạng Thức. Đó chính là một con đường mà Chư Tổ đã lưu truyền. Tuy nhiên có chậm tiến nhưng nó có thể đưa con người đến chốn tồn sinh. Vì sao? Vì nó đã xây được nền Đạo Đức Cơ Bản, vì nó biết kính nhường trên dưới, do lẽ mà nó không mất cái nền văn minh tiến bộ.
– Ông Pháp Tràng, ông nghĩ xem sự hiện diện của văn minh thời này, nơi cải hoá tiến bộ của thời nay, họ cũng dùng Lý Trí để cải hóa, dùng Lý Trí đưa loài người tiến bộ, nhưng than ôi! Sự tiến bộ và cải hóa kia nó mất tất cả cái nền Trí Đức, nó mất tất cả căn bản thuần phong, vì vậy mà những cái thèm khát của nghìn xưa ngày hôm nay nó van xin kêu gọi thời xưa và thời nay tái hợp, thì có phải chẳng khác nào một đứa trẻ đâm đầu chạy mãi khi vấp ngã hang sâu, sa vào hố thẳm, ngồi nơi hang sâu, hố thẳm mà nhớ lúc ở mái chòi tranh xưa, đó chính là hiện tình của thời Mạt Pháp này vậy.
– Ông Pháp Tràng, Trong thời Hạ Pháp có tất cả những bậc tu đều ngưỡng vọng chiêm ngưỡng cầu mong ao ước những thời quá khứ trở lại. Có những bậc họ tự thán làm thế nào để đưa nhân sinh sống an nhàn trong thời truyền cổ. Đến nỗi các nước vẫn mong chờ đón nhận Ý Trí cao đẹp thời xưa, báo chí viết ra những bài ca tụng nhắc nhở thời xưa, thuần phong quý đẹp của thời trước, để cho con người làm một tấm gương tự soi lấy kim cổ toàn sanh, tự kiểm lấy mà gìn giữ một trạng thái tồn cư bất biến, cao cả vô cùng. Nhưng than ôi! Con người đang xô đẩy chạy theo guồng máy xoay chuyển, mà Lý Trí mong nó ngừng lại.
– Ông thử nghĩ Lý Trí suy ngẫm nó có đặng chi chăng?
Lúc bấy giờ tôi chấp tay bái và thưa thỉnh:
–Kính bạch ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ, rất khó đặng, vì Lý Trí đón chờ nhưng thực thi chẳng có.
ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ gật đầu, Ngài dạy tiếp:
– Trong thời dạy Đạo của Tôi, Tôi dùng tất cả phương tiện, diệu dụng, hành dụng, Tôi mới viết ra từng Giáo Ngôn, Giáo Lý, Huấn từ để thức tỉnh cho nhân sinh, đang kẹt nơi Lý Trí giữa thời Hạ Pháp. Nhưng thật thà mà nói, có một số chăm coi tu tập cốt phá Mê Chấp, còn đa số thời sống theo Lý Trí Tự Ngã nên phát sanh bừa bãi, thật đúng theo tinh thần Đức Chí Tôn đã dặn nơi Kinh Viên Giác.
– Ông Pháp Tràng, ông cũng nên biết theo lời tôi nói trên, Lý-Trí là Lý-Trí, chứ chẳng phải Lý Trí là mục tiêu đưa đến hoàn mỹ, Bậc mà dùng Lý Trí thì đa số rất hiếm hoi Tâm Đạo. Bậc mà dùng Ý Trí có thể quán xuyến biết được mình và biết được người, biết được cái khổ của mình cùng biết được cái khổ của kẻ khác, nên Ý Trí có thể nó chu đáo cho nền Trí Đức của con người, nó là sự kiểm kê mình và tất cả. Vì vậy nên Ý Trí nó xét trước suy sau, ngẫm trên biết dưới. Khi nó thực hành được Ý Trí VIÊN DUNG, Ý Trí kia soi khắp nhân sinh và vạn vật, nó được gọi là THÁNH Ý. Lúc dùng được Thánh Ý thì đi trên TỰ LỢI và THA LỢI. Bậc đã dùng vào Thánh Ý thì luôn luôn họ biết mình và biết tất cả; biết Nghiệp Chủng, biết Nghiệp Lậu, Biết Nghiệp Chướng họ liền cổi giải để phá sự chướng đối, chấp mê vô minh pháp giới, vào đường Tri Kiến Phật. Khi đặng Tri Kiến Phật họ cẩn thận, dè dặt biết quý mình và quý mọi người, biết tôn trọng quả vị, biết quý nhân vị của kẻ khác. Những bậc như thế họ đang say sưa trên Hạnh Nguyện, giúp nhân loại được tồn sinh, lúc bấy giờ hoàn mỹ liền đoạt đến CHÁNH GIÁC.
Còn những kẻ dùng Lý Trí thì chỉ sống biệt lập, chê bai, khôn dại, họ tự biết lấy mình chứ không biết đến loài người, họ còn làm tác tệ nói ra không cùng trên muôn LÝ của họ.
Hôm nay Tôi đọc, Ông viết những lời Tâm Tình, may ra một hột cát này nó là THỂ HOÁ cứu cánh rộng rãi bao la, kêu gọi những bậc tu nên thức tỉnh, chớ nên dùng cái BIẾT LÝ TRÍ của mình để vấp phải VÔ-MINH PHÁP-GIỚI chính mình, nếu mình có cái biết cũng phải lìa cái biết TỰ-NGÃ, để trọn biết của bậc Chánh Giác.
ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ truyền Giáo Ngôn xong, tôi nhận thấy sự hữu ích vô cùng, thật có lợi không thể nghĩ bàn đối với bậc biết dùng Lý Trí, biết áp dụng Ý Trí sáng soi để tiến bước. Với thời Giáo Ngôn này ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ đã Huấn Thị cho bậc tu nẻo đường chông gai của Lý Trí, khai sáng bước đường thẳng tiến Ý Trí trở thành THÁNH TRÍ đoạt đến CHÂN LÝ.
ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ đã khêu sáng ngọn đuốc Trí Tuệ, ngôn từ tuy thế mà rất có giá trị muôn vàn để cho các bậc tu nhận định được LÝ-TRÍ và Ý-TRÍ, khỏi lầm lạc trong quẩn quanh, hẹp hòi của cái biết Lý-Trí Tự-Ngã, để mở lối khai thông trên đường đến TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT.
Tôi cung kính nghiêng mình đảnh lễ Ngài, thọ nhận thời Giáo Ngôn, vâng hành phổ truyền lời Bảo Pháp cho đời này và đời sau làm yếu tố tu tập khỏi sai lạc TÔN-CHỈ NHẤT-THỪA.
LONG HOA HỘI THƯỢNG
Chân Phật Tử: Hoàng Ngọc Sơn
Pháp Danh: Pháp Tràng
Phụng ghi để phổ truyền”
Ngày 24 tháng 4 năm Giáp Dần