–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

5. TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM NÓI DẠY ĐỂ CHO CHÚNG SANH TỎ TÂM GIÁC NGỘ

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 11145)
5. TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM NÓI DẠY ĐỂ CHO CHÚNG SANH TỎ TÂM GIÁC NGỘ
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn! Bản Thể Chân Tâm Bất Sanh Bất Diệt, Bất Cấu Bất Tịnh, Bất Tăng Bất Giảm. Do một khởi sanh Diệu Giác soi khắp Pháp Giới trở thành PHÁP THÂN. Chẳng khởi sanh diệt đó chính NHƯ LAI đồng hiệp TẠNG liền Diệu Giác Minh, gọi là: NHƯ LAI TẠNG. Tự phân biệt theo biệt phân nó là PHÁP GIỚI. Từng Pháp Giới lầm mê trở thành CHÚNG SANH GIỚI. Có chúng sanh cần phải Tu Tâm mà thu nhiếp đoạt BẢN THỂ CHÂN TÂM.

Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, đối với Chân Tâm thì không chỗ chỉ, nhưng kể từ hàng tu Tâm để nói lên có thể đưa đến Tâm Giác phần nào. Bậc tu Tâm qua các phẩm Hạnh Nguyện đoạt đến Tâm Thông. Lúc Tâm Thông vạn pháp đoạt đến Tâm Không. Thật chứng Chân Không, hạnh nguyện Tròn Nguyện Trọn Giác Bát Nhã Trí, Sở Đắc TỔNG TRÌ ĐÀ LA NI TẠNG. Nơi Tổng Trì soi khắp tỏ rõ thật biết tỉ mỉ không thiếu sót. Từ nơi Ẩn Mật Pháp đến Hiện Tướng Pháp tương sanh, từ ĐẠO PHẨM rốt ráo đoạt Vô Thượng Chánh Giác.

Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, đối với bậc Vô Thượng Chánh Giác không thể nào chỉ điểm được, vì sao? Vì Chân Tâm còn không thể chỉ điểm diễn nói được mà làm thế nào chỉ đặng Vô Thượng Đẳng Chánh Giác. Đối với pháp TỐI THƯỢNG còn có thể diễn nói chỉ dạy, chớ Vô Thượng Đẳng Chánh Giác không thể chỉ nơi Giác Vô Thượng được, mà chính Vô Thượng không bao giờ nói hay chỉ dạy, có nói có dạy chăng không phải lời nói dạy của Vô Thượng, mà chính lời nói dạy của TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM nói dạy để cho Chúng Sanh có Tín Tâm mới Tỏ Tâm Giác Ngộ, gọi là TÂM truyền cho TÂM, TÂM TRỌN GIÁC.

Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, chớ nên lầm tưởng Vô Thượng Đẳng đã nói, đã dạy. Khi lầm tưởng như thế đương nhiên lòng Tự Mãn phát sinh Tăng Thượng. Tăng Thượng ấy do lòng Tự Mãn nên tự xưng Tối Thượng Chánh Giác, đó chính là tự mình lầm lẫn mất nơi Cung Kính, mất tinh thần Tối Cao Vô Thượng Chánh Giác.

Các Thiện Nam, hàng Thiện Nữ, nên biết tất cả Kinh Pháp Tam Tạng Kinh Điển đã từng diễn nói chỉ dạy, chẳng phải lời nói, lời chỉ dạy của Vô Thượng Đẳng Chánh Giác, mà lời nói lời chỉ dạy kia chính là lời chỉ dạy của ĐẠI BI TÂM, TỰ TẠI TÂM vì thương xót chúng sanh mê lầm nên bị vướng vào Ngũ Độc, chịu nơi Sanh Tử. Chỉ vì cuồng tín vọng tâm mong cầu CHÁNH BÁO từng sát na nhịp nhàng may rủi, lúc sa cơ CHỊU BÁO than van buồn khổ điên đảo tưởng mơ thọ Nghiệp, thọ Chủng Tánh, thọ Tâm Sanh, mà phải thọ Chúng Sanh Giới, nên cách biệt Chân Tâm trăm vạn nẻo đường về Chánh Giác. Bởi nó như thế nên chi TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM mới chỉ dạy Tu Tâm Hành Sự đầy đủ Pháp Môn Tri Kiến Giải Thoát.

Sự diễn nói của ĐẠI BI, nói lên lời nói thương xót Chúng Sanh quan niệm lầm lẫn sai biệt với Thể Tánh Chân Tâm, cốt đưa chúng sanh tu đúng, hành đúng đồng hợp Bản Thể mà CHÁNH GIÁC. Lời dạy của TỰ TẠI TÂM nói lên lời Tự Tại phá mê chấp, giải những vọng tưởng cầu mong sai biệt, dẹp tất cả những nghi ngờ, cốt giải các Năng Sở Kiến Tri an trụ.

TỰ TẠI TÂM nói lên các pháp Tự Tại, chỉ vì thương chúng sanh thường trụ, thường chấp, thường bị tập nhiễm vương mang vọng tưởng, thường hoài mong nơi Tu Chứng mau chậm, lại thường quan niệm mơ màng, nên Tự Tại Tâm mới nói: “Sự Tu Chứng nó không có thứ lớp, nơi Sở Đắc nó không có chừng đổi. Vì sao? Vì Phàm Phu nương nhờ nơi Nhân Duyên mà thọ lãnh. Còn bậc Tu Chứng nhờ vào CĂN CƠ mà Sở Đắc, do đó nên Tu Chứng không có thứ lớp.”

Đến lúc sự tu hành thuần túy, tùy Căn Cơ, tùy Trí Tuệ, tùy Phẩm Hạnh, tùy Hành Nguyện còn thiếu khuyết phải nói rằng tu hành nó có nhiều thứ bậc làm cho chúng sanh suy ngẫm chu đáo thật biết tỉ mỉ từng pháp giới, được Tinh Tấn, được Nhẫn Nhục và đến NHƯ TRÍ Thiền Định thật CHÁNH GIÁC.

TỰ TẠI ĐẠI BI, vì chúng sanh CẤU và LY nên thường nói pháp Tối Thượng Phi Đẳng, cốt yếu khi chúng sanh Cấu Nhiễm liền Xuất Ly cấu nhiễm. Lúc Chúng Sanh Ly chẳng Cấu thì liền nói pháp NHIẾP THÂU CẤU TỊNH, đó chính là pháp THIỆN XẢO. Cũng như Chúng Sanh TIN PHẬT quá Tín, thì nói rằng: Phải Tu Tâm giải nghiệp mới là Tin Phật, chớ chẳng nên ngồi quán tưởng mà có Phật. Đến giai đoạn chúng sanh Tu Tâm giải nghiệp CÓ, liền mang nghiệp HƯ KHÔNG Phi Tưởng thì lại nói phải nhìn, phải thường hướng về chư Phật tán thán Công Đức vô lượng vô biên chư Phật đã làm, ngày nay phải tự nguyện đang làm, cốt đem lại cho chúng sanh DIỆU GIÁC MINH TÂM soi khắp muôn phương không thiếu sót, từ nơi chiêm ngưỡng đến tâm cung kính cung nghinh mà sở đắc các pháp vi diệu, các Lý Sự chưa bao giờ biết hôm nay được biết, những gì chưa được thấy hôm nay nhờ Thanh Tịnh Bình Đẳng đến Đại Thanh Tịnh mà được Thấy huy hoàng không hai Tướng, thi hành nơi Hành Dụng Diệu Dụng nhận tỏ rõ nên mới xưng tán Như Lai.

TỰ TẠI TÂM, nói lên các pháp Tự Tại không Chướng Ngại, cốt yếu mở đường dẹp lối cho chúng sanh. Chúng Sanh từ Trí Thức mơ màng đang sống nơi mê lầm hỗn loạn, nhiều Vọng hơn là Thực Thể, nhiều sự lầm lạc hơn là lần bước trên đường đi đứng đắn để được an vui trong lẽ sống huy hoàng. Khi Chúng Sanh tu tập theo lời liền nhận để biết, nhận đặng nghe, nhận mà thấy, thì nơi Nghe-Thấy-Biết thảy đều là chân thật, ít lâm vào nơi điên đảo phân vân nghi ngờ nơi Tâm Thức nữa. Pháp Tự Tại là một pháp cứu cánh, khi bậc đang tu hành mỗi ngày Cổi Giải Tâm, tạo nên Đạo Đức, càng phá mê chấp bao nhiêu thì càng hiểu biết thêm bấy nhiêu. Càng thi hành nơi LÝ bao nhiêu, thì phải thực hành nơi SỰ bấy nhiêu. Nương nhờ nơi LÝ SỰ tương song để tỏ ngộ, đó chính là pháp môn tu không lìa Thể Tánh. Bằng đương nhiên nghi ngờ nơi Thần Thức di chuyển CÓ KHÔNG và KHÔNG CÓ mà thọ chấp lấy mỗi một bên thảy đều điên đảo. Như kẻ nhìn Mặt Trăng, mắt lòa hai ánh xao xuyến, hai Tướng CÓ KHÔNG đều là Tâm vọng. Ví như cây SEN đang sanh sống thu hút màu mỡ, bỗng nhiên SEN nghĩ có hút bùn hay không hút bùn? Chỉ vì SEN kia tự nhận thấy bùn nhơ đâm ra như thế. Chẳng khác bậc tu hành đang tu Bi Chí Dũng, Giới Định Tuệ cùng các pháp môn, tự nhiên suy nghĩ CHÂN GIẢ, GIẢ CHÂN, xong trở lại suy tính NÓ CŨNG CHÂN MÀ NÓ CŨNG GIẢ. Nơi CÓ KHÔNG cũng thế, nếu SEN kia cứ mãi nhiếp thu màu mỡ đương nhiên ngày kia đặng có HOA. Bậc tu cứ mãi tu trì đương nhiên đắc quả, đó chính thật là minh xác vậy.

ĐẠI BI TÂM chỉ rõ để nói lên tất cả chúng sanh từ nơi CHÂN TÁNH sáng suốt của mình chẳng biết dùng nó, từ nơi TÂM GIÁC, TÂM THÔNG nơi mình không biết dụng nó. Chỉ nhận lấy SẮC TƯỚNG mà dùng, nhận lấy BỀ NGOÀI làm nơi minh xác, do Tâm thường mắc miếu năng phân bị biệt trở thành có giới hạn khác nhau. Vì vậy mới có từng Sắc Thái, từng Chủng Tộc đến Y Áo giai cấp. Lý Trí chẳng đồng đương sinh khắc biệt. Từ chỗ khắc biệt nên có tranh giành thù hận gây tạo hoàn cảnh đủ điều để mà suy nghĩ tính toán. Bởi nó như thế nên Tâm thường động vọng, tâm hay điên đảo, tâm thường cách biệt, tâm thường hay ghét thương, tâm thường hay luyến ái, tâm thường hay sợ sệt lo âu, ít khi tâm được thong thả thảnh thơi chỉ vì sáu bộ trên nên trở thành Tâm sanh tử.

ĐẠI BI TÂM thật biết đứng về Nhân Cách, Thiên Cách, Tiên cách, Ngạ Quỉ, Súc Sanh, Địa Ngục, tư cách của họ không bao giờ mong muốn như thế, nhưng vì trót mê lầm nên thường bề ngoài để mà CÁCH TƯỚNG, thường nhận lấy bề ngoài làm nơi hiểu biết tư cách cá nhân mình trở thành dị biệt thiểu trí lầm mê. Chẳng khác kẻ uống lầm Ngũ Độc mặt mày xây xẩm, đứng trước tấm gương nhìn trong gương thấy mặt mình quá to sợ hoảng la hét. Nếu kẻ ấy nhận biết mình đang lầm say Ngũ Độc mà thấy nó như thế, thì không bao giờ hoảng sợ. Bậc tu hành biết chính mình đang bị lầm lẫn sống theo ý thức vọng tâm, nay đã nhận nơi Tâm Giác để mà TỰ GIÁC thì không bao giờ sợ vạn pháp. Nơi Tâm Giác ấy chính là TRÍ TUỆ THIỀN ĐỊNH.

ĐẠI BI TÂM thật biết sự lầm mê của chúng sanh bỏ Tâm Giác mà phải nhìn nhận Sắc Pháp dị biệt nên mới nói: “TÁNH THÌ BÌNH ĐẲNG, CÒN SẮC TƯỚNG BẤT BÌNH ĐẲNG.” Bên ngoài không bao giờ Bình Đẳng, duy nhất Tâm Giác mới nhận thấy Bình Đẳng mà thôi. Nói đến bên ngoài từ sắc thái, chủng tộc, tướng mạng của mỗi dân tộc, y áo của mỗi bậc, sự hiểu biết nhiều ít, nặng nhẹ, khôn dại trở thành giai cấp thứ bậc khác nhau, đó chính là lẽ dĩ nhiên của nó phải như thế.

ĐẠI BI TÂM mới khuyên tu CHỦ QUÁN THIỀN TỌA để tự quán Thân Tứ Đại của con người, nhờ Thiền Tọa Chủ Quán nên mới nhận thấy con người, dù cho có trăm vạn người chăng thì mỗi một người có Ruột, Gan, Phèo, Phổi, Tim, Óc, Máu, Mủ, tổng cộng 36 thứ bất tịnh in nhau. Đồng với Nghe -Thấy -Biết đều nhau. Nếu sửa Tánh tu Tâm hoặc chịu khó học hỏi cầu lấy sự tiến bộ đồng nhau bằng tu tập liền đến Giác Ngộ đồng đẳng như nhau. Nhờ nhận biết như thế nên được Tâm Giác bình đẳng sở đắc Thanh Tịnh. Khi Thanh Tịnh Tâm thi hành Bình Đẳng Tánh Trí mới nhận biết được pháp môn Tọa Thiền cốt nhận được Tâm Giác để Giác Ngộ, chớ chẳng phải theo sự mơ ước ảo huyền nhập Thiền ra vào Cảnh Giới Tiên Thần để nuôi mộng trên hình thức SẮC TƯỚNG lầm mê như những kẻ nói trên đã bị đứng trước Sắc Tướng cầu mong.

ĐẠI BI TỰ TẠI TÂM minh xác thật thể nhìn chúng sanh đang đứng trước mơ màng viển vông quá ư lầm mê trong vạn pháp, do đó nên mới KHAI để cho nó THỊ, mới đến đặng cho nó NGỘ NHẬP bằng đủ phương tiện cốt đưa nó nhận chân để đến Giác Ngộ. Vì nó mơ màng viển vông lầm mê như thế nên có bậc hỏi nó: “Sống để làm gì?” Thì nó chẳng biết nói sao hơn là: “Sống để ăn.” Nếu hỏi: “Ăn để làm gì?” Thì nó lại nói: “Ăn để sống.” Hoặc giả bậc ấy hỏi nó: “Làm để làm gì?” Nó cũng chẳng biết nó mãi làm rồi để làm gì.

Do đó, lúc nó tu hành nó chưa nhận định được nó tu để làm gì. Dù cho nó có nhận định với mức của nó đã hiểu chăng đi nữa cũng không ngoài ra tu để tạo lấy Đức Tánh tốt, hoặc nhẹ bớt cho Tâm khỏi nghĩ viển vông bận rộn, hoặc tu để nhờ kiếp sau nhàn hạ. Chúng Sanh nó luôn luôn suy nghĩ, nơi suy nghĩ của nó không ngoài vạn pháp LUÂN HỒI.

May ra nó gặp đặng bậc Thiện Tri Thức Giác Ngộ mới tận tường chủng trí của nó mơ màng, nhiều viển vông thường cố chấp trên sự lầm lạc của nó, mới tùy phương thức nơi nó mà KHAI để cho nó THỊ, lập thể biết nó đã có sự TIN VÂNG mới ĐỐN đặng cho nó NGỘ, khi nó Ngộ mới khuyến khích cho nó thực hành cốt cho nó thật tỏ rõ để giúp cho nó NHẬP. Cứ đưa cho nó lần lần hiểu, đến lần lần biết, đến bá thiên lần KHAI, bá thiên lần cho nó THỊ, qua bá thiên lần ĐỐN, trọn đến bá thiên lần nó NGỘ, nó phải Hạnh Nguyện qua bá thiên lần như thế cho thật rốt ráo mới NHẬP hoàn toàn Giác Ngộ.

ĐẠI BI TỰ TẠI TÂM thật biết nơi mê lầm của chúng sanh, từ Biển Cả rộng rãi, từ Đại Hải Trí nó lầm bỏ để nhận lấy Bọt Nước. Do lẽ ấy nên chi chủng trí thấp kém khi gặp bậc Thiện Tri Thức khai thị cho nó, dạy dỗ cho nó, lần đưa cho nó Trí Tuệ, đối với nó chẳng bao giờ nó muốn thọ chấp để an trụ, do nó an trụ vì chính nó chưa biết. Bởi nó như thế nên chi chính miệng nó nói là Tâm nó chưa biết.

Vì lẽ miệng nói TÂM chưa biết, nên chi bậc Chỉ Đạo mới khuyên: “Miệng nói Tâm chưa biết thì cần phải học lại lời nói đã nói nơi miệng đi. Đến chừng miệng nói Tâm biết, hay Tâm đã biết miệng mới nói, đó gọi là GIÁC TÂM TỎ PHÁP.”

Tình trạng nầy thời đức Thế Tôn vẫn thường có chư Bồ Tát đã từng thuyết pháp có lúc thuyết thời pháp quá tầm tuyệt mỹ, chưa bao giờ có những lời thuyết ấy, mới về bạch đức Thế Tôn, Ngài nói: “Ông nương vào Công Đức của Như Lai mới nói được như thế.” Chừng đó Bồ Tát nhận biết khi miệng nói Tâm chưa biết cần học lại lời nói của miệng. Đối với chúng sanh đang đứng trước mơ màng, thích thú chuyện viển vông rất dễ lầm nhận, vẫn yên trí rằng chính miệng mình đã nói đương nhiên mình đã giác, dù muốn hoặc giả chưa muốn cũng bị lầm.

Do nơi lầm ấy mà phần nhiều nói: Tôi đọc tụng Bát Nhã hay tu Bát Nhã, chưa biết Bát Nhã là chi. Dù có trích yếu văn tự nhìn hai chữ Bát Nhã là TRÍ TUỆ vẫn chưa hiểu Trí Tuệ thế nào là Trí Tuệ Bát Nhã. Đôi khi quan niệm tùy theo Thiểu Trí mơ màng cho là trí tuệ rỗng không mà thủ chấp nơi không để đến nỗi không biết, không Tâm yên lặng, tịnh khẩu cầu lấy Thanh Tịnh.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN