- 1. KINH PHÁP CHÍNH LÀ BẢO PHẨM ĐỐI VỚI BẬC BIẾT LÃNH HỘI ĐỂ TU
- 2. MỖI MỘT PHÁP MÔN LÀ MỘT DỤNG CỤ CỨU CHỮA BỆNH MÊ LẦM
- 3. NÊN KIỂM ĐIỂM MỚI GIẢI ĐẶNG BỆNH MÊ LẦM
- 4. LÀM THẾ NÀO TU TÂM ĐỂ GIẢI CUỒNG TÍN?
- 5. TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM NÓI DẠY ĐỂ CHO CHÚNG SANH TỎ TÂM GIÁC NGỘ
- 6. NÓI VỀ BÁT NHÃ
- 7. NÓI VỀ CÁC PHẨM HẠNH
- 8. NÓI VỀ HÀNH THÂM PHÁP GIỚI CỐT TỎ RÕ KHỎI LẦM PHÁP GIỚI
- 9. NÓI VỀ CÔNG NĂNG DO CÔNG ĐỨC TẠO THÀNH
- 10. NÓI VỀ NHẬN ĐỊNH BẬC TU THIỀN VÀ BẬC CHƯA TU THIỀN
- 11. CHÂN LÝ LÀ MÓN ĂN THẬT THỂ
- 12. NÓI VỀ GIỚI ĐỊNH TUỆ NHIẾP ĐỘ THAM SÂN SI
- 13. TỔNG KẾT
Tự Tại Tâm Nói Các Phẩm Như Công Đức, Hạnh Nguyện, Lục Ba La Mật Đa, Tứ Nhiếp Pháp, Hành Thâm Pháp Giới đều là phẩm Trợ Đạo để thành tựu BÁT NHÃ TRÍ. Mỗi một PHẨM hoặc mỗi một HẠNH đều có một BỔN PHẬN MỤC TIÊU chính của Phẩm của Hạnh, đến nơi kết quả mục đích của Phẩm Hạnh ấy. Cũng như THÂN PHẬT, MẮT PHẬT để sáng soi, TAI PHẬT để nghe, MŨI PHẬT để ngửi, đối với Phẩm Hạnh đều có mục đích chính, bậc tu cần phải có đầy đủ liền đặng sự phối hợp GIÁC NGỘ. Bằng thiếu khuyết thì bậc tu phải chịu lấy thiệt thòi nơi thiếu khuyết vậy.
Nói về HẠNH NGUYỆN, một văn tự liên hệ chia ra thành hai phẩm. Nơi Phẩm Hạnh thuộc về ĐẠO HẠNH, nơi Nguyện thì có Phẩm Nguyện Độ Sanh Tự Lợi Tha Lợi.
Bậc biết tu ĐẠO HẠNH tức nhiên biết tạo nên ỨNG THÂN ĐẮC CHÂN LÝ. Bậc biết thi hành Phẩm Nguyện tức nhiên bậc nầy biết TỰ ĐỘ và THA ĐỘ thi hành nơi TỰ LỢI THA LỢI, chính mình đặng lợi liền sở đắc PHÁP THÂN CHÂN LÝ. Khi Pháp Thân cùng Ứng Thân đắc Chân Lý thì lúc bấy giờ đến BÁO THÂN CUNG ỨNG CHÁNH BÁO CHÁNH GIÁC, đó chính là mục đích hoàn mỹ Hạnh Nguyện.
Về TỨ NHIẾP PHÁP chính là một pháp độ chung gồm tất cả các pháp môn, các phẩm hạnh để thật hành LÝ SỰ đồng song. Thời Trung Kiếp công dụng Tứ Nhiếp làm mục tiêu chính, thời nầy vừa Giáo Lý Thực Hành tương song, qua Mạt Pháp Hạ Kiếp có Giáo Lý kém Thực Hành nên NGỘ NHẬP rất hiếm. Thời Trung Kiếp đào tạo Chân Tâm thật tánh làm căn bản tu hành nên đúng với tinh thần Chân Lý. Thời Hạ Kiếp kém đào tạo Chân Tâm thật tánh, chỉ cố gắng trên Lý Trí tìm tòi, do đó thiếu căn bản, giảm tinh thần Chân Lý thành thử Thật Chứng hiếm hoi, Chân Lý sai lạc trở thành Mạt Pháp.
TỨ NHIẾP PHÁP mục tiêu nhiếp độ, thu nhiếp thi hành LỤC HÒA hóa độ chung nhau trở thành NHẤT HẠNH, nên chi có Bốn Phẩm thật hành tu tập như: ĐỒNG HÀNH, ĐỒNG SỰ, ÁI NGỮ, VỊ THA nhiếp thu dụng độ lẫn nhau trở thành hiểu biết chung nhau. Nếu các bậc tu hành thiếu kém phần nào thì vẫn chưa thành tựu.
TỰ TẠI TÂM nói lên Lý Sự Đồng Hành Đồng Sự là một Bảo Phẩm nhiếp độ lẫn nhau thật hành với mục tiêu giúp đỡ, thân cận chỉ bày nhau, phá giải nghi chấp cho nhau trong lúc đi đứng, trong khi lập Hành Nguyện chung trên con đường Phật Sự thảy đều thật hành nâng đỡ, thảy đều tán trợ nhau để Tự Lợi Tha Lợi với nhau. Sau khi đoạt đến đích tỏ rõ các Chủng Tánh, Nghiệp Lậu, Pháp Giới, Trí Tuệ, Đức Hạnh của mỗi bậc Thường Trụ, Thường Chấp, Thường Nghi hoặc giả năng phân bị biệt lầm mê nơi Tự Ngã, đắm chìm chốn Sở Ngã, Sắc Tướng, Danh Giả. Bậc ấy thật tỏ rõ có kẻ lìa Ngã tìm Chân, có người lìa Ngã trụ Phi Ngã, nhờ Đồng Hành, Đồng Sự Nhiếp như thế nên thật giác Chứng Tu Thọ Ngã của từng bậc, nơi mình chẳng còn lấy một Ngã Chánh Giác.
ÁI NGỮ, VỊ THA: Nơi Ái Ngữ Vị Tha có liên hệ với nhau, bậc Tứ Nhiếp thi hành Ái Ngữ, chưa thực hành Vị Tha chẳng khác nào: KẺ DỤ DỖ NGƯỜI ĐỂ CƯỚP CỦA hay MƯU SANG ĐOẠT GIA TÀI. Loài Ma Ba Tuần thường dùng nơi Ái Ngữ để thuyết giải, lập Đồ Chúng chẳng tí nào Vị Tha Bác Ái. Đối với bậc tu Tứ Nhiếp chẳng thực hành Vị Tha cũng như Ma Ba Tuần dối phỉnh. Chư Phật đang còn áp dụng Bác Ái đến Vị Tha làm Tôn Chỉ. Còn chư Bồ Tát chỉ vì Vị Tha mới thi hành Hạnh Nguyện đồng đưa chúng sanh đến đích Giải Thoát.
Lời ÁI NGỮ tự nơi lòng VỊ THA mà phát triển, nó rất quan hệ đến Đức Trí, nó có mối tình Duy Nhất, nó cũng là một pháp ĐỘ vô biên. Khi bậc tu Tứ Nhiếp thi hành đứng đắn nhiếp độ cho tất cả liền đặng tất cả thọ trì ÁI KÍNH. Ái Ngữ Vị Tha không khác mấy với lời VÀNG của Chí Tôn kêu gọi các con trở về với mẹ, làm thức tỉnh Chúng Sanh Tâm hồi hướng. Ái Ngữ là tiếng chuông VÀNG cứu độ chúng sanh thoát nơi Sanh Tử.
Nếu bậc tu Tứ Nhiếp Pháp có Đồng Hành, Đồng Sự Nhiếp, mà chẳng công dụng Ái Ngữ Vị Tha, không khác nào món ăn thiếu tất cả hương vị ngọt ngào, tình nghĩa duy nhất ấm êm trong bữa tiệc. Đây chính là lời nói Chân Truyền Tứ Nhiếp Pháp, là một Pháp ĐỘ tối cần cho các bậc tu trong Lý Sự Đồng Song, Đức Trí không hai hoàn mỹ nhiếp độ trở thành BÁT NHÃ CHÂN GIÁC.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN