–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

12. NÓI VỀ GIỚI ĐỊNH TUỆ NHIẾP ĐỘ THAM SÂN SI

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 11937)
12. NÓI VỀ GIỚI ĐỊNH TUỆ NHIẾP ĐỘ THAM SÂN SI
Nói về THAM SÂN SI thì bậc tu hành nào cũng biết nó chính là gốc của mê mờ lầm lẫn. Nhưng nào mấy ai tường tận. Càng giảm SÂN HẬN bao nhiêu thì lòng THAM tiêu giảm bấy nhiêu. Lòng tham tiêu giảm đương nhiên Trí Tuệ tăng trưởng, SI MÊ cũng bớt nhiều. Đối với Tham Sân Si nó đứng nhiều quan điểm do nơi nhận định cho nó. Có bậc chẳng tham Tiền lại tham Quyền. Có kẻ không tham Ăn vương nơi tham Nói. Có bậc không tham của nơi Đời lại đi tham của cõi Trời, không tham Danh liền tham Lợi. Sự Lý THAM SÂN SI theo quan niệm càng tránh chạy bao nhiêu thì vương nơi Tham bấy nhiêu, duy nhất chỉ có GIỚI ĐỊNH TUỆ nhiếp độ Tham Sân Si thôi.

Làm thế nào dụng GIỚI để nhiếp độ THAM?

Làm thế nào dụng ĐỊNH TUỆ đặng nhiếp độ SÂN SI?

GIỚI, chính là Giới Hạn Quyền Hạn nhiếp độ Tham, khi bậc tu dùng Giới Hạn Quyền Hạn nơi mình đúng với quyền lợi của mình thì bậc ấy chẳng phải là THAM. Bằng quá mức thì không tham cũng gọi là đã tham. ĐỊNH TUỆ chính là Chủ Định nơi Trí Tuệ để thi hành đúng với Giới Hạn Quyền Hạn Quyền Lợi, bậc biết như thế mới là bậc biết dùng Giới Định Tuệ nhiếp độ Tham Sân Si vậy.

Nói đến Tham Sân Si, khi kẻ còn Si Mê đương nhiên còn sân hận. Đã còn sân hận vẫn còn Tham. Đã còn Tham thì nó rất nhiều quan điểm nhận định. Đến sự nhận định về nó chư Thiên Nhân vẫn còn nhận định sai thay, thì làm sao các bậc tu nhận định cho đúng. Sau đây là câu chuyện của vị Thiên Nhân đến thưa gởi:

Có vị Thiên Nhân đến thưa gởi với Thiền Sư: "Kính thưa Thiền Sư theo tôi nhận xét, tôi cùng các chư Thiên thảy đều do nơi Tham mà trôi giạt trong Sanh Tử. Vì nghĩ đặng như thế nên mới quyết tâm lìa THAM tu cho thành Phật. Khi chúng tôi giải bỏ cái Tham trên cõi Thiên, lại mang vào cái Tham rộng lớn ở cõi Phật, thì đương nhiên chúng tôi bỏ nhỏ cầu lớn. Đó chính là lời chân thành nhờ Thiền Sư chỉ giáo về cái Tham của chúng tôi đang khó nghĩ." Vị Thiên Nhân thưa gởi xong ngồi lại một bên.

Lúc bấy giờ Thiền Sư mỉm cười hỏi: "Nầy Thiên Nhân, CHÂN THIỆN MỸ của Thiên Nhân lạc mất, nay Thật Hành cốt để hoàn lai, như vậy Thiên Nhân có Tham hay không? Đối với chư Phật cũng như thế."

Vị Thiên Nhân mừng rỡ, liền nói lên: "Té ra Quyền Hạn Giới Hạn nơi mình, mình biết dùng đúng với Quyền Hạn Giới Hạn để đòi lại Quyền Lợi thì chẳng có chi gọi là THAM. Tôi chưa bao giờ được nghe nay được nghe. Thật là ĐỊNH TUỆ chính môn cứu cánh sự lầm lẫn, nếu tôi chưa gặp đặng Thiền Sư, chưa Thọ Lãnh lời chỉ giáo thì dù có Vô Tỷ kiếp cũng không bao giờ rũ sạch nghiệp THAM. Thật chưa bao giờ được Biết, hôm nay được Biết." Thiên Nhân tán thán xong đảnh lễ cáo từ lui gót.

Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, đối với con đường tu tập nó không ngoài Công Năng càng dày dặn bao nhiêu thì Chân Lý kia càng triệt thấu bấy nhiêu. Khi Công Năng đầy đủ thì bậc THIỆN TRI THỨC chỉ khai ngộ đơn giản liền Sở Đắc thật chứng. Còn Công Năng yếu kém, tham vọng hãy còn dù cho có thuyết giải bao nhiêu chăng không khác nào nước đổ trên LÁ MÔN vậy. Nên Phật nói: "Chân Lý chẳng phải giảng nhiều mà tỏ ngộ. Cũng không phải không giải mà viên thông. Duy nhất phải có Công Năng thật hành song tu Giáo Lý đương nhiên có trình độ TÂM GIÁC. Bậc có đặng Tâm Giác mới biết được còn Tham hay hết Tham. Do đâu để thật biết còn Tham? DO CÒN VỌNG THỜI CÒN THAM, gọi là THAM VỌNG. Hết Vọng liền hết Tham, đó chính là tận tận nơi THAM SÂN SI vậy.

Nầy Thiện Nam, Thiện Nữ, nơi Chân Lý rất Thật Thể, bậc tu trước đã thi hành kết quả kêu gọi kẻ tu sau hãy nương theo dấu vết trước để mà tu đặng kết quả. Nếu chưa chịu nương theo, hoặc nương theo chưa đúng với tinh thần mục đích trước thì khó thành tựu. Đó chính là lời nói quyết định không sai. Bậc đã thi hành mới nhận thấy lời nói nầy không Hai Tướng.

Lại nữa, các chư Tổ thời xưa vẫn phải nương theo vết chân chư Phật. Các chư Phật thời trước phải nương theo các chư Phật thời trước nữa, cứ thế mà lưu truyền nhau mãi mãi không bao giờ sai lạc. Nếu sai lạc thì chẳng phải Chân Truyền lời Chỉ Giáo của chư Phật, mà là lời của loại MA BA TUẦN thuyết.

Đối với chư Tổ đương thời ra Chỉ Đạo, tùy theo pháp môn sở đắc của Tổ gọi là TÔNG, Tông ấy không ngoài lời Chân Truyền của đức Phật. Mỗi một vị Tổ như thế ra một thời Chỉ Đạo vẫn áp dụng đúng Tông, nhưng tùy thời để ứng dụng không ngoài lời Chân Truyền của đức Phật. Đối với một mục đích duy nhất phải đem GIÁC NGỘ, còn thời thì tùy thời mà Chỉ Đạo.

Thời nào các chư Tổ vẫn phải chịu cảnh ĐỒ CHÚNG, chịu bọn đồ chúng ngăn đón, buộc chư Tổ phải chỉ đạo theo lối Ma Ba Tuần mà Đồ Chúng quan niệm là Chánh Giáo. Do nó như thế nên chư Phật thời trước xa và chư Tổ hiện tại phải chịu trăm cay nghìn đắng. Chư Tổ chịu những gì mà chư Phật đã từng chịu không sai khác mảy may nào cả. Lúc bấy giờ chư Tổ mới Tri Ân tán thán, mới nhìn nhận sự cao quý, tình Tối Thượng của Đấng Chí Tôn. Vì Tri Ân, vì cao quý, chư Tổ mới Bảo Trì lời Di Truyền Bất Diệt. Thà rằng THÂN TỔ diệt sanh, không bao giờ theo bọn làm cho lạc Bảo Pháp. Chẳng bao giờ đem lời nói làm mất tất cả quý điểm của CHÍ TÔN. Đó chính là NHẤT TÔN phục vụ Bảo Truyền trong thời Tổ.

Còn về bậc tu hành thảy đều nương theo Hạnh Nguyện gánh chịu nhiều bối cảnh, dụng Tâm để lướt qua các bối cảnh, không khác mấy chư Bồ Tát đã từng vinh nhục, đã từng chua chát đắng cay cốt để tỏ tánh, cốt tha lợi cho từng lớp. Nói chung lại bậc tu chịu hoàn cảnh, về chư Tổ chịu Đồ Chúng, do đó nên Đạo Đức Cao Quý tinh thần Tri Ân bất diệt, hương vị tuyệt đỉnh, chính là CHÂN LÝ món ăn THẬT THỂ của Phật Đạo.

NÓI VỀ ĐẠO PHẨM

TỰ TẠI ĐẠI BI diễn giải về Đạo Phẩm. Đạo Phẩm duy nhất có một. Từ Đạo Tràng nhiếp thâu huân tập các phẩm nguyện đầy đủ gom về một mối Tri Kiến Giải Thoát không ngoài hai chữ: TU đồng với HÀNH. ĐẠO để huân tập LÝ TRÍ HƯỚNG THƯỢNG. Lý Trí Hướng Thượng là Chân Lý Tối Thượng Bát Nhã Trí. PHẨM cốt yếu thâm nhập vạn pháp tỏ pháp Sở Đắc.

Đương thời nầy suy kém nơi Hướng Thượng, chỉ dùng Lý Trí Chủ Thủ trở thành Lý Luận suông. Vì vậy nên đường tu dễ bị lâm vào Lý Chướng đến Sự Chướng. Khi Lý Sự đều chướng thì ĐẠO PHẨM mơ màng. Do mơ màng đâm ra mơ hồ thối chuyển. Vì nó như thế nên: Tự mình phát tâm TU, rồi chính mình Tự Phản lấy.

Đứng trước mơ màng ĐẠO và PHẨM, các bậc tu đang phân vân chưa quyết định, Tâm tự hỏi lấy Tâm: "Nên ở Đạo Tràng hay nên lìa khỏi Đạo Tràng?" Câu tự hỏi ấy nguyên nhân Lý Sự chướng mơ màng thối chuyển mà ra, chẳng phải do đâu mà có nó. Thời Trung Kiếp tất cả các bậc tu hành chẳng có câu hỏi đó. Vì sao? Vì thời Trung Kiếp bậc tu ít Lý Trí dụng Ý Trí nên chi tu thế nào hay phát nguyện ra sao vẫn gìn giữ Tròn Nguyện. Nhờ thế mà không có vấn đáp phân vân toại nguyện Thật Chứng.

TỰ TẠI TÂM nói lên Đạo Tràng không phải THỦ mà cũng chẳng phải XẢ, không phải LẤY cũng chẳng phải BỎ. Nếu Đạo Tràng cố thủ tu cầu thành Phật, thành Bồ Tát, thành chư Thánh thì vẫn sai biệt với tinh thần Toàn Giác. Bằng xả bỏ xa lìa không chấp thuận chư Phật, chư Bồ Tát Tam Thiên vẫn sai biệt tinh thần hoàn giác, lại bị lâm vòng KIẾN DỤC.

Sự Lấy, Bỏ, Thủ, Xả do nơi thật hành chưa đúng tinh thần mục tiêu của Chân Giác. Khi đã tu đúng, nhận đúng liền biết. Lúc đã biết mới nhận thấy: HUÂN TẬP ĐẠO TRÀNG ích lợi những gì, bằng không huân tập thiệt hại ra sao? Nếu thật hành đầy đủ các PHẨM có lợi những gì? Bằng chưa thật hành PHẨM thời nó ra sao?

Khi các bậc tu hành nhận biết tỏ rõ ĐẠO PHẨM DUY NHẤT, các Phẩm thảy đều là những môn TRỢ ĐẠO bồi dưỡng cho Đạo Tràng chư Bồ Tát đã từng tu tập, đã từng dụng Chí Nguyện thật hành các phẩm nguyện làm tinh thần bồi dưỡng cho sự hiểu biết đến Giác Ngộ. Nay các bậc tu mong cầu diệu quả Bồ Đề rất cần nương theo vết chân chư Bồ Tát, đồng HÀNH đồng SỰ đồng KẾT QUẢ như nhau. Đến lúc chư Bồ Tát thành tựu Bồ Tát vẫn nương theo nơi BỔN NGUYỆN của chư Phật đã làm, nay phải làm mới kết quả. Hiện hành các bậc tu rất cần tu đúng tinh thần, tu đúng với Sở Nguyện thời làm gì không Giác Ngộ. Đó chính là lẽ dĩ nhiên nó phải như thế.

Bậc tu đã từng huân tập Đạo Tràng thật hành các PHẨM NGUYỆN đầy đủ bao nhiêu thì sự hiểu biết càng tăng trưởng bấy nhiêu, nương nhờ nơi Lễ Bái, Chiêng Đàn, Trống Phách, Tụng Niệm, Chiêm Ngưỡng từ Đại Lễ, Trung Lễ, Tiểu Lễ mới nhận thấy mình đang chung cùng duy nhất một LẼ SỐNG trong BÁO THÂN CHƯ PHẬT.

Nơi Báo Thân trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, các Cõi cho đến các Cảnh Giới Tịnh Độ cùng Quốc Độ Ba Cõi Sáu Đường không thiếu sót đều là BÁO THÂN. Khi thành tựu Chánh Báo Thân Phật, có đầy đủ các hàng Bồ Tát như Bồ Tát Nguyện, Bồ Tát Bảo Trì, Bồ Tát Hộ Pháp, Bồ Tát đến Bồ Tát Ma Ha Tát, từ hàng Bồ Tát đến Đại Bồ Tát có hằng hà sa số Bồ Tát trang nghiêm từng Quốc Độ của chư Phật. Các hàng chư Thiên, chư Càng Cát, chư Long Thần, chư Hộ Pháp, chư Hộ Pháp Bồ Tát, chư Hộ Pháp Bồ Tát Ma Ha Tát đồng thanh Niệm Phật, đồng thanh tán thán, đồng thanh chiêm ngưỡng Lễ Bái Nhứt Tâm cúng dường không dứt.

Báo Thân Phật có đầy đủ trang nghiêm, có đầy đủ trang trí quốc độ như Bảo Châu, Ngọc Bích, Xa Cừ, Xích Châu, Mã Não cùng các báu khác như: Long Thanh Quang Bảo Châu, Phướng Hồng Quang Xích Châu, cùng Mã Não Trân Châu, Tràng Phang Bạch Châu cùng Huỳnh Châu, Bảo Cái kết đính hằng hà sa số Châu Ngọc cốt trang nghiêm Quốc Độ.

Nơi Chánh Báo có hằng hà sa số Quốc Độ, mỗi Quốc Độ thảy đều có sự Trang Nghiêm Trang Trí như trên đồng với hằng hà sa số các hàng Bồ Tát, các hàng chư Thiên, các hàng chư Long Thần Hộ Pháp, chư Hộ Pháp Bồ Tát cùng nhau rải hoa cung kính tán thán không ngừng, sự trang nghiêm Quốc Độ chư Phật bất khả thuyết, bất khả tư nghị, duy chỉ có Nhất Tâm TIN liền đặng.

TỰ TẠI ĐẠI BI nói chân thật, đối với Đức Phật lời VÀNG đưa ra, các bậc TÍN THÀNH thọ trì KHỎI PHẢI TU vẫn thành Phật. Vì sao? Vì Phật không có Vạn Pháp, đã không có Vạn Pháp nào có Chúng Sanh ? Đối với Bồ Tát có vạn pháp, không có Hoàn Cảnh, nên Bồ Tát nhiếp độ vạn pháp chẳng lưu tâm đến hoàn cảnh. Về phàm phu không thể nhìn đặng vạn pháp, chỉ nhìn nơi mình có hoàn cảnh, nên chẳng nhận ra vạn pháp.

Trong ba giai đoạn trên, ba tư thế khác nhau. Nơi tư thế phàm phu thấy hoàn cảnh thuận nghịch ràng buộc ngăn cách, lúc mong thoát khỏi phàm phu tính đặng an nhiên tự tại thì phải tu pháp môn CỔI GIẢI TÂM lướt qua các Hoàn Cảnh được gọi là THÙ THẮNG TÂM. Khi có thù thắng mới có Trí Tuệ để lãnh hội vạn pháp tu trì PHÁ CHẤP MÊ đến tỏ pháp sở đắc CHÂN KHÔNG, đã qua đặng nơi hoàn cảnh phàm phu tính. Liền sau lúc đó phải thật hành Hạnh Nguyện cốt qua con đường BỒ TÁT HẠNH để tròn các PHẨM NGUYỆN. Có như thế mới đứng trong vòng THÁNH đoạt đến Sở Nguyện. Bằng chưa thật hành Hạnh Nguyện, xa lìa ĐẠO TRÀNG trong thời gian ngắn phải mắc miếu vương vào các pháp lộn vòng Chúng Sanh Giới lâm nơi KIẾN DỤC.

Còn chư Bồ Tát thật hành Hạnh Nguyện từ ĐẠO đến PHẨM không thiếu sót cốt nhiếp độ vạn pháp để tỏ pháp trọn Chánh Giác, chư Phật thọ ký thành Phật.

Pháp Độ Chánh Báo chư Phật trọn quyền ấn chứng thành Phật. Pháp Độ chư Phật vi diệu như thế nên thời quá khứ Thượng Kiếp Đức Thế Tôn chưa thành Phật đang còn Tu Sĩ, Ngài đến cung kính cúng dường, chiêm ngưỡng lễ bái Đức NHIÊN ĐĂNG PHẬT, Đức Nhiên Đăng Phật mới Thọ Ký Trung Kiếp thành Phật với Danh Hiệu: BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. Sau Đức Bổn Sư Thể Hiện Chỉ Đạo Thọ Ký DI LẠC TÔN PHẬT cùng các hàng Bồ Tát đến các bậc Hữu Học Vô Học đều thành Phật của mỗi thời tùy hỷ, nơi DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH đó là lời chân thành quyết định.

Nói về Chánh Báo Thân Phật trong thời THƯỢNG KIẾP đặng thành tựu đứng bậc nhất. Thời nầy các bậc tu trì Chánh Tín có hằng hà sa số, vô lượng vô biên thành Phật, qua giai đoạn sau Thượng Kiếp yếu kém căn cơ sai phần Chánh Tín chẳng đặng như trước, nên rất hiếm thành Phật, mà đa số thành TIÊN ĐẠO gọi là Đắc Quả. Đến phần sau nữa càng ngày càng sa sút chánh tín liền đắc quả nơi THẦN THÁNH ĐẠO.

Thần Thánh Đạo đến thời Trung Kiếp rất hiếm, Thần Đạo được tôn sùng, vì nghiệp căn cầu đảo điên loạn mơ màng thành thử thời bấy giờ đối với Pháp Độ Chánh Báo Thân Phật chẳng còn ai biết đến, duy chỉ phát sanh ÁC ĐẠO tế lễ bằng máu huyết trâu bò. Quỉ Đạo sát sanh cúng tế bằng xương thịt súc vật sống. THẦN ĐẠO đánh đập bùa chú. MA ĐẠO khỏa thể phơi xác ép thân làm cho tất cả sống nơi Chú Ngải cuồng tín chịu nơi BIỂN Sanh, Tử, Bệnh, Lão, Khổ, cùng không ngừng các mối Đạo Sư Ếm gieo rắc ghê sợ kể không hết đặng.

TRƯỚC KHI TÂM NGUYỆN NÓI RÕ ĐẾN ĐOẠN NẦY:

TỰ TẠI ĐẠI BI ban bố cho Tín Chúng PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM lập Đại Lễ Chiêm Ngưỡng Lễ Bái cung thỉnh ĐỨC GIÁO CHỦ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT chứng minh lời chân thành chủ yếu xưng tán pháp Tối Thượng mà Ngài đã từng Đại Bi chỉ dạy. Đến nay Hạ Kiếp lạc lối tu trở thành Hạ Pháp gọi là Mạt Pháp. Chúng con xin Lễ Bái đặng diễn nói lên lời chân thật, cúng dường báo ân Đức Giáo Chủ cùng xây nên ngôi Tam Bảo chân truyền, đồng thời mong cho các bậc tu thức tỉnh phát tâm trở thành Thượng Trung Hạ duy nhất.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Lành thay! Lành thay! Đức Bổn Sư Thể Hiện đúng lúc vào cuối thời Trung Kiếp, tuổi thọ của nhân loại đã giảm không ngoài 100 năm một kiếp. Ngài là vị Cứu Tinh, Ngài khéo đem pháp Tối Thượng Chỉ Đạo. Ngài khéo đem Chánh Báo Thân Phật từ thời Thượng Kiếp đã đặng hưởng đến cuối Trung Kiếp vẫn tồn sinh khỏi đoạn duyên Phật. Ngài tùy căn cơ, tùy vọng đảo, tùy mơ màng, tùy khởi niệm, tùy Thọ Ngã, Sở Ngã trụ chấp tùy nơi Chứng Tri kiến chấp, tùy nơi Chánh Báo Phước Điền, Thọ Báo Ngạ Quỉ, Súc Sanh, Địa Ngục mà Ngài xướng lên 10 danh hiệu để cứu độ 10 lối nghi ngờ, 10 điều vướng mắc, 10 chốn Thọ Chủng giới sinh. Ngài lại chỉ bày BỐN LỐI rành mạch tuyệt mỹ, để từng cấp, từng bậc, từng hồi giảng giải cho các bậc Năng Sở Kiến Tri Thọ Ngã trở thành CHÍNH KIẾN thoát khỏi KIẾN DỤC hoàn toàn GIẢI THOÁT.

THẾ NÀO LÀ BỐN LỐI NĂNG SỞ KIẾN TRI GIẢI NÓI?

• Lối Thứ Nhứt: NHƯ LAI PHÁP. Lối Như Lai Pháp nói pháp Bình Đẳng. Lối Như Lai Pháp xóa mờ Kiến Vọng, tiêu giảm vọng ước đảo điên tập nhiễm nơi Thánh Đạo, Thần Đạo, Tiên Đạo, Thiên Đạo nơi Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, ba cõi sáu đường Ác Đạo, Quỉ Đạo, Ma Đạo, cho đến mộng tưởng thành Phật sở đắc Chân Lý nơi KIẾN DỤC, KIẾN NGÃ, KIẾN CHẤP, VỌNG NGÃ đảo điên mơ màng cầu mong thảy đều sạch sẽ, đưa cho các bậc tu CHÍNH KIẾN duy nhất Thọ Ký Chánh Báo Thành Phật.

• Lối Thứ Hai: PHẬT PHÁP nói về Quyết Chỉ Ấn Chứng Chánh Báo. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài đã từng nói tất cả sự trang nghiêm các Quốc Độ, tất cả Công Đức thành tựu sung mãn chư Phật, các Tối Thắng Diệu Âm chư Phật, các ấn chứng Thọ Ký trải khắp Chánh Báo Trang Nghiêm từng Quốc Độ chư Phật. Ngài cũng đã nói lên nơi Chánh Tín cúng dường các hàng Đại Bồ Tát, các hàng Bồ Tát, các hàng Bồ Tát Ma Ha Tát cùng các chư Thiên Hộ Pháp không thiếu sót ở nơi Kinh Pháp vi diệu Thậm Thâm để cho Nhân Loại tu tập Chánh Tín đặng thọ ký thành Phật.

• Lối Thứ Ba: BỒ TÁT HẠNH NGUYỆN, nói về pháp môn Nhiếp Độ, pháp môn Thu Nhiếp, pháp môn Tự Lợi Tha Lợi, pháp môn Lý Sự đồng tu. Các hàng Bồ Tát nương nhờ nơi Hạnh Nguyện có Trí Tuệ Giác Tâm, từ nơi Tâm Quán nhận thấy qua từng pháp môn Giải Thoát, qua từng pháp giới Giải Thoát, qua từng Năng Sở trụ chấp giải thoát, qua từng kiết sử nghiệp lậu giải thoát, qua từng Thọ Ngã Kiến Ngã, Chủng Ngã giải thoát, qua từng sanh diệt, diệt sanh, tu chứng vô sanh giải thoát, qua từng SẮC, THỌ, TƯỞNG HÀNH, THỨC giải thoát, qua từng Thiên Tưởng, Nhân Tưởng, Chúng Sanh Tưởng, Thọ Giả Tưởng giải thoát, qua từng CÓ-KHÔNG Thật Tướng Vô Tướng Tam Muội pháp môn giải thoát, qua từng Năng Sở Kiến Tri tập khí giải thoát. Hạnh Nguyện đến không còn môn giải thoát đó chính là GIẢI THOÁT.

• Lối Thứ Tư: Lối thứ tư nầy chung gồm các pháp môn chỉ dạy tu. Từ nơi TU TÂM vì tâm bó buộc, tâm vặc mắc, tâm tham vọng, tâm điên đảo, tâm mong cầu, tâm tự ngã, tâm phân biệt, tâm dị biệt, tâm chướng đối, tâm khinh ghét, tâm chê bai, tâm keo kiệt, tâm ích kỷ, tâm lừa dối, tâm thù hận, tâm tạo tác. Do đó mà trở thành NGHIỆP. Tùy nơi nghiệp mà sinh hoàn cảnh. Từ hoàn cảnh sanh ngăn cách. Bởi ngăn cách nên phải dùng Thù Thắng Tâm lướt qua các hoàn cảnh để mà tu. Phải tu CỔI GIẢI TÂM cho đặng Thanh Tịnh Tâm Thọ Lãnh các pháp. Lúc đã rõ pháp ít nhiều liền có nghi chấp, dụng trí tuệ phá Nghi giải Chấp, đó chính là yếu môn thứ tư vậy.

TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM chẳng biết nói làm sao đây, bốn lối chỉ đạo tuần tự đón đưa linh động tuyệt mỹ làm cho tất cả Tứ Chúng đương thời của Đức Giáo Chủ Bổn Sư Giác Ngộ, thật vi diệu, thật tuyệt đích khó nghĩ bàn, khó tán thán, lưu đến thời nay vẫn còn dấu vết Tam Tạng Kinh.

Tam Tạng Kinh đang còn giữa thời Hạ Kiếp, tuổi thọ nhân loại không đầy 80 năm trong một kiếp. Thần Đạo không còn. Ác Đạo Quỉ Đạo đã hết vì nhờ tiêu giải sát sanh. Nhưng Ma Đạo thịnh hành gấp vạn lần của thời Thượng Kiếp, Ma Đạo khôn khéo, bên trong đạo Phật mượn Tam Tạng Kinh diễn nói, bên ngoài Đồng Bóng làm các Thần Linh.

Dù cho có bậc tu hành Tín Tâm chăng, hoặc giả đã tìm đặng CHƠN TÁNH để tu nơi tự tánh, nương nhờ vào kinh pháp chí tâm đi nữa mà chưa tỏ rõ thế nào là Như Lai Pháp, thế nào là Phật Pháp, thế nào Bồ Tát Pháp, thế nào Chúng Sanh Pháp để công dụng minh định tỏ rõ khỏi nghi ngờ, may ra tránh khỏi. Bằng còn nghi còn ngờ, còn chưa tỏ rõ vẫn bị lâm vào MA ĐẠO tàn phá.

Đến nỗi có những bậc Minh Chánh tỏ rõ, tỉ mỉ đứng ra Chỉ Đạo cốt đem đến nguồn sữa tươi nuôi dưỡng các con đang thèm khát, thì MA ĐẠO tồi phá bên trong lập thành ĐỒ CHÚNG bắt buộc đòi hỏi MINH SƯ phải tuân theo chương trình bọn chúng. Chúng nào có tỏ sự Giác Minh, chúng nào có biết được bốn lối: NHƯ LAI PHÁP, PHẬT PHÁP, BỒ TÁT PHÁP cùng CHÚNG SANH TU HÀNH PHÁP mà sử dụng hoàn giác. Chúng chưa giảm TÁNH MA, chúng chưa thật hành HẠNH NGUYỆN, chúng chưa hoàn tất TỰ LỢI NƠI MÌNH, LỢI THA NHÂN LOẠI. Chúng chỉ KIẾN DỤC chạy theo Danh Giả, đòi hỏi thèm khát sự TÔN KÍNH bên ngoài mà trở thành như thế.

Có bậc thật Tín Tâm tu lâu ngày chầy tháng, trí tuệ kém cỏi, kinh pháp dẫy đầy thật đáng kính nể được ở nơi kho tạng Bảo Pháp. Nhưng chưa biết sử dụng LỜI VÀNG thì kho tạng trở thành vô giá trị. Chưa biết được nơi linh động cứu chữa căn bệnh mê lầm, cứ mãi ôm ấp lối NHƯ LAI PHÁP mà thọ ngã. Khi đã thọ ngã mới công dụng Giáo Phẩm của mình mà chỉ trích. Chớ nào có ngờ đâu lúc Đức Bổn Sư Ngài vì kẻ mơ ước Thọ Ngã SỞ ĐẮC mà Ngài nói Như Lai Pháp: "NẾU CHẤP NHẬN MÌNH ĐẮC LÀ CHƯA ĐẮC," cốt làm cho kẻ kia lìa Thọ Ngã. Đến nay bậc Tín Tâm đem ra chỉ trích làm cho Tín Chúng tự hóa MA ĐẠO đua nhau tiêu diệt trở thành Tôn Chỉ Phật Đạo mất giá.

Từ Thân Tâm bên trong MA ĐẠO tàn phá, chỉ vì chưa thật hành Hạnh Nguyện, chưa thường tu Chủ Quán Tâm Giác cốt Giác Tâm đúng với tinh thần Phật Đạo, chưa tỏ tánh để nhận rõ BỐN LỐI mà sử dụng đúng lúc, đúng thời, đúng chỗ, thì làm sao tránh nổi sự tàn phá của MA ĐẠO. Khi tu trì mong mỏi cho mau thành đạo, tâm ý ưa chuộng nghe hoặc nghiên cứu pháp nào là pháp KHỎI TU mà Đắc Đạo, còn pháp môn phải tu thì cho đó là MÊ CHẤP, đâu có rõ bậc đã từng rốt ráo mà mãi Thọ Chấp Đạo Tràng. Đức Thế Tôn Ngài phải sử dụng Như Lai Pháp cốt làm cho bậc kia Chánh Giác.

TỰ TẠI ĐẠI BI nói lên thời Hạ Kiếp MA ĐẠO tàn phá PHẬT ĐẠO cực kỳ nghiêm trọng, làm cho đạo Phật chỉ còn TẤM BẢNG DANH HIỆU, còn bên trong các bậc tu thân tâm dật dờ theo Ma Chúng đến nỗi Nhân Sinh phải ứng khẩu kêu ca là MA GIÁO, tự sanh nản lòng bất tín, như thế mà hàng Chúng Tăng đa số chưa thức tỉnh, hàng Phật Tử đa số chưa chỉnh trang, làm cho Nhân Sinh chẳng nơi nương tựa, chỉ còn mỗi một nước TIN PHẬT BỔN SƯ thời Trung Kiếp.

Nhân Loại đang đứng trước thời Hạ Pháp, sự TIN PHẬT hòa lẫn với tâm nghi ngờ sợ hãi của Nhân Sinh chỉ vì Ma Đạo khuấy nhiễu lộng hành, dù cho có vị Minh Sư toàn vẹn cũng khó khăn đem ban cho mọi kẻ Tròn Tin. Vì bậc tín tâm cầu đạo hiếm hoi, chỉ có mến đạo, quí đạo, tín đạo chăng nữa, vẫn phải tu nơi Tâm Tín Dụng dò xét. Do đó khó giải mê chấp, thành thử tâm còn chứa đọng cuồng tín hơn chánh tín. Lỗi ấy không phải nơi đâu mà có, bởi lạc pháp THIẾU TÌNH mà ra nên nó như thế.

TỰ TẠI ĐẠI BI nghiêng mình cung kính chiêm ngưỡng đọc tụng thời Chỉ Đạo Đức Thế Tôn tuyệt mỹ đúng lúc đúng hồi, Ngài xóa mờ vọng tưởng điên đảo, Ngài trấn an giải chấp thường trụ hay chấp, Ngài khuyến khích kẻ lười biếng trễ tu, Ngài giải bày siêng năng kém trí, Ngài lại khéo nói lên pháp môn THIỆN XẢO trấn tĩnh kẻ đã Thọ Ngã, kẻ đã chẳng chịu chừa bỏ ÁC CĂN. Ngài chỉ Đạo rất linh động sống động làm cho các bậc tu hành tránh khỏi chán chê tu tập nhất tâm TRI ĐẠO, thật khó tán thán cho hết đặng.

Lúc Ngài còn tại thế, nhân sinh thời ấy nặng về DANH GIẢ triều cống Vua Quan, còn thêm nơi đó là mơ ước ảo huyền nơi THIÊN TƯỞNG chen lẫn ÁC ĐẠO, THẦN ĐẠO nên chi Thọ Nghiệp Ác Căn rất nhiều, thọ chủng tranh giành quá lắm, Ngài mới nói lên Chánh Báo Nhân Thiên, trừ giải đố tật tạo lấy Phước Điền đặng sanh nơi Cõi Trời mà thọ hưởng, làm cho Tứ Chúng tin cẩn lìa bỏ Sát Sanh tiêu giảm nghiệp căn đố tật, gia công tu tập để thoát trần lao giải khổ. Trong một thời gian Tôn Chỉnh Đạo Tràng tầm mức tu hành đã khá, Ngài mới nói: "CÁC PHÁP NHƯ HUYỄN" làm cho Tứ Chúng chấp pháp chẳng Thọ Ngã, có chiều hướng tu tập nơi pháp Thường Chân. Nhờ tu pháp Thường Chân mà sở đắc pháp Chân Thường Bất Biến, nên nhận thấy nơi lầm mê diễn cảnh Huyễn Hóa vốn Thường Chân trở nên Tâm chẳng nhiễm, trí tuệ sáng soi các vọng đảo tiêu giảm lần mà TRI KIẾN PHẬT.

Có những bậc Tâm tính eo hẹp nhỏ nhen ích kỷ bủn sẻn, phát Bồ Đề Tâm Nguyện sau trở thành tâm rộng rãi, tính dung hòa, lòng Tự Lợi Tha Lợi, đó là Yếu Môn của Giải Thoát. Có những bậc lười biếng trễ tu, nghi ngờ thường chấp từng lời nói của mọi kẻ, từng trong công việc hành sự của mọi người, nay không còn lười biếng, chẳng còn nghi ngờ, Tâm Tự Tại Vô Ngại, ngôn ngữ khoát đạt, đó chính là Yếu Môn của Giải Thoát. Có những bậc kém Trí đặng Trí Tuệ. Có những bậc Ác Căn được trở nên Thiện Căn Phước Điền, đó chính là Yếu Môn của Giải Thoát. Nhờ lối chỉ đạo tuyệt mỹ như thế nên các bậc tu hành nương vào Chơn Tánh yếu môn mà hoàn toàn Giải Thoát.

Ngài lại công dụng Pháp Môn THIỆN XẢO để trấn tĩnh từng bậc không làm mất Công Đức và quả vị của Tứ Chúng. Từ hàng Nghịch Hành Bất Tịnh đến sự Tác Quái Lộng Hành thảy đều cho đó là HẠNH NGUYỆN của mỗi bậc. Thật tuyệt đích thay! Lời THIỆN đối với tinh thần Tối Thượng Đại Từ Bi không mất, lời khéo đưa tinh thần Siêu Đẳng bất diệt Thường Còn trùm khắp bao dung tất cả không thiếu sót.

Ngài lại nói NHƯ LAI PHÁP cốt giải trừ THIÊN TƯỞNG, giải trừ PHIỀN NÃO, giải trừ THỌ CHẤP, giải trừ XƯỚNG DANH, giải trừ KIẾN DỤC, giải trừ BẤT BÌNH ĐẲNG, giải trừ PHÁP GIỚI, PHẬT GIỚI, BỒ TÁT GIỚI đưa đến Chánh Kiến thật chứng.

Ngài lại vì Đại Bi nói Báo Thân Phật trang nghiêm NHẤT THỂ, cốt cho Nhân Sinh tu đến Chánh Tín được pháp độ thành Phật. Ngài vì tình cứu độ TAM THIÊN, cứu độ LỤC ĐẠO BA CÕI, cứu độ chúng sanh thành Phật, Ngài nói lên TỊNH ĐỘ TÂY PHƯƠNG, ĐÔNG ĐỘ DƯỢC SƯ để cho tất cả chúng sanh lìa NGÃ TƯỚNG giải thoát.

Thế nào là NGÃ TƯỚNG? Nơi Ngã Tướng gồm có: THIÊN NGÃ TƯỚNG giải thoát. NHÂN NGÃ TƯỚNG giải thoát. CHÚNG SANH NGÃ TƯỚNG giải thoát. Khỏi lầm chấp pháp mà giải thoát gọi là THỌ GIẢ TƯỚNG giải thoát.

Ngài lại rất mong, Tâm Chí hướng thượng của Ngài, lòng Đại Bi Hỷ Xả, Siêu Đẳng bảo trì Chánh Báo Thân Phật vẹn toàn nơi Ngài, lưu lại đời nầy đời sau các bậc Tín Chúng nhìn theo tấm gương ấy Hành Sự hay Chỉ Đạo y như Ngài, từ Tinh Thần đến chí hướng phải là bậc hoàn mỹ Tối Thượng.

Ngài nói: -"Các ông cũng nên biết, từ đời nầy đến đời sau các ông nên bảo trì lấy quả vị của các ông, đồng bảo trì Chân Truyền chánh pháp. Khi các ông biết bảo trì trọn vẹn đương nhiên các ông thọ lãnh Chánh Báo trọn vẹn, nó chẳng khác nào HÌNH với BÓNG vậy. Các ông Tâm Chí phải Hướng Thượng. Muốn hoàn toàn tâm chí hướng thượng phải thật hành NHƯ LAI TƯỚNG, lấy tình duy nhất đối xử từng bậc, từng lớp đúng theo Tinh Thần ĐẠI BI, ĐẠI HỶ, ĐẠI XẢ.

Tinh thần ấy chính là NHƯ LAI TƯỚNG. Nói đến Như Lai thì không có Tướng, nhưng trùm khắp bao dung, đó là: TƯỚNG NHƯ LAI. Lại nữa, Như Lai không có Tướng, nhưng các ông tha thứ lỗi lầm cho tất cả, chớ nên bươi móc nói xấu, tranh giành ngôi thứ, địa vị hoặc tranh nhau từng lời nói, giáo phẩm hay kỳ thị Tôn Giáo làm cho đoạn duyên tu Phật, đó là TƯỚNG NHƯ LAI. Các ông thật hành đúng đắn như thế, đương nhiên lúc các ông Hành Sự Phật Sự thì Hành Sự Phật Sự đó, đã nghiễm nhiên THỪA HÀNH NHƯ LAI SỰ.

Bằng các ông là bậc Chỉ Đạo, đương thời Chỉ Đạo ấy các ông đã thừa hành Như Lai để chỉ đạo, chớ chẳng phải các ông Chỉ Đạo với Ngã cùng Ngã Sở của các ông. Vì sao? Vì thực hành như thế, thi hành như vậy chính là một tinh thần Siêu Đẳng căn bản đồng hóa Nhân Sinh lề lối Tối Thượng mà Chư Phật đã làm, nay các ông thừa hành Như Lai Không thiếu kém. Do chẳng thiếu kém mà đầy đủ Chư Long Thần, Chư Hộ Pháp cùng Hộ Pháp Bồ Tát đến chư Thiên, Chư Thượng Đẳng Đẳng Thần đều hộ trì Chánh Pháp.

Ngược lại, nếu các ông Hành Sự Phật Sự hoặc giả đương trương đứng ra Chỉ Đạo hãy còn bận tâm Thương Ghét, mang tâm tranh giành ngôi thứ, địa vị cùng tranh nhau nơi Ngôn Ngữ để cốt KỲ THỊ TÔN GIÁO, để cho mình tư riêng tự lợi lấy mình, dù cho các ông có diễn giải BỐN TƯỚNG, BỐN LỐI rành mạch chăng, thì nào có Như Lai Thị Hiện như vị ở nơi trên đã nói, thì lời nói ấy không phải là lời nói của Như Lai mà là lời nói ấy cương vị chính là lời của CHÚNG SANH TƯỚNG chỉ đạo.

TỰ TẠI TÂM, nói lên lời chân thành rất tự tại, các ông nghĩ xem: Không bao giờ tự mình lấy BỘT hòa ĐƯỜNG cho đó là SỮA. Phải tìm Cỏ Tươi cho Bò nó ăn, ăn xong bộ máy tiêu hóa nơi nó biến chất thành SỮA, chừng đó mới thật là SỮA BÒ. Đối với Chân Lý phải là món ăn thật thể của các vị THẬT TU, thành tựu Công Đức Công Năng Hướng Thượng ưu tú Hỷ Xả thông đạt, đó chính là một con đường DUY NHẤT chư Bồ Tát đã lần theo vết chân Chư Phật đặng thành Phật. Phàm phu phải nương theo Hạnh Nguyện Bồ Tát mới thành tựu. Còn về phần nơi ĐẠO PHẨM các bậc tu hành nên lìa hay nên ở Đạo Tràng tu tập? Chẳng khác nào kẻ sản xuất SỮA BÒ, hỏi nên cho bò ăn cỏ hay không nên cho bò ăn cỏ? Con đường ĐẠO PHẨM rất cần đến Sự Tu Chứng thành tựu quả vị Niết Bàn, không hai Tướng, chẳng khác mấy với SỮA BÒ thật thể vậy."

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN