- 1. TẬP DƯỚI SỰ NHẬN ĐỊNH VŨ TRỤ VỚI CON NGƯỜI
- 2. TÓM LƯỢC
- 3. BẢN NĂNG KHẢ NĂNG CON NGƯỜI
- 4. ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI
- 5. DƯỚI MẮT THIỀN SƯ ĐỐI VỚI VŨ TRỤ
- 6. VŨ TRỤ LÀ MỘT KHO TẠNG HÀM CHỨA
- 7. VŨ TRỤ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
- 8. THỂ CHẤT CÙNG TIỂU NGÃ GIẢ TƯỞNG ĐỒNG NHẤT
- 9. TIỂU NGÃ CỦA CÁC ÔNG TRẢI KHẮP VŨ TRỤ
- 10. XUẤT ĐỊNH NHẬP CẢNH TÙY THUẬN THEO TIỂU NGÃ
- 11. THỂ CHẤT TÁNH CHẤT NGUYÊN TINH NHƯ THẾ NÀO?
- 12. BẬC THÁNH TĂNG THOÁT SANH NHƯ THẾ NÀO?
- 13. DƯỚI SỰ NHẬN ĐỊNH CON NGƯỜI VỚI VŨ TRỤ
Đạo Phật thật biết BẢN NĂNG nơi con người nói chung, sự ưa thích nơi con người nói riêng, mỗi con người ưa thích như thế nào thì nó thi hành như thế ấy, nó tự tạo rồi nó tự than lấy nó, chớ chẳng ai bắt buộc lấy nó đặng. Kể từ khắp thế giới mỗi người đều có bản năng ưa chuộng lý tưởng đó nên mới có nhiều phe phái, sự ưa chuộng đó chính nó là như nhiên nơi bản năng xuất phát. Nhưng cứ để cho con người như nhiên hành sự thì thế giới nầy không ai ở với ai nổi, nên mới có kỷ luật ƯA CHUỘNG CÓ TRẬT TỰ. Con người phải sống trong vòng ưa chuộng có trật tự đó, đối với con người cho là cuộc sống như thế giả tạo, vì sao? Vì bản năng của con người chưa đúng với Nguyện Vọng sở thích nơi mình thực thể nó thành giả tạo, có giả tạo như thế mới thanh bình đời sống.
Đạo Phật đối với con người rất sống động, cũng đã biết bản năng con người trổ thành vạn thứ hoa theo vạn lối sống, bản năng con người như nhiên nếp sống con người. Đạo Phật muốn đánh đổi chí hướng con người, Đạo Phật không bắt buộc chiều hướng phải nghe theo Đạo Phật đem những điều lợi ích chỉ dạy, đồng thời khai thác Bản Năng cùng Khả Năng trưởng thành Công Năng, khi con người có Công Năng thì Cái Thấy, Nghe đồng với sự Biết liền đổi thay cùng nhau một hướng định.
Cũng như: Vạn thứ Hoa kia, tuy nó màu sắc khác nhau, hương vị vốn khác nhưng mỗi thứ nó có giá trị cao quí nơi nó, chớ chưa phải thứ nầy quí, thứ hoa kia không quí đâu. Nhà Khảo Học Thiên Tài mới làm cho các loài hoa đồng nhìn, đồng thấy biết chung khắp các hoa thảy đều có giá trị như nhau, nên chi mới cho một thứ hoa đứng ra ngoài nhìn vào vạn thứ hoa để biết rõ vạn thứ hoa, mỗi thứ đều có Thể Chất Hương Vị cao quí, sắc thái như nhiên nơi nó. Nhà Khảo Học cứ thực thi như thế lần lượt hoa nào cũng đặng nhìn xem sự nhận định Bình Đẳng, nơi Thấy, Biết như nhau đồng một định hướng, đạo Phật hướng dẫn con người có một Trí Bình Đẳng hướng định đồng nhất cũng như thế.
Đạo Phật tường tận Bản Năng Khả Năng con người Trí Óc con người phải trao giồi hướng thượng mới có một công năng siêu việt đoạt đến Vũ Trụ Tri Kiến Giải Thoát nếu cứ mặc nhiên thời trình độ cao cống chí khí ương hèn thấp kém kia không làm thế nào đến đích cho đặng, nên mới có GIỚI, ĐỊNH, TUỆ. Giới Định Tuệ có ý nghĩa: Nơi Trí Tuệ lần tiến phải có Giới Hạn lần tiến chớ nên chấp nhận bừa bãi phát sinh buông lung tự mãn, khi trí tuệ căn bản tư tưởng giải mê phá nghi chấp đến vô giới hạn, nơi trí tuệ có định hướng Hướng Thượng nương theo các bậc Thánh, Tăng đến đích khẳng định.
Đạo Phật đã rõ Bản Năng Khả Năng nơi con người có thể nung chí kiên dũng phụng sự mục đích sẽ đến tuyệt đích, nhưng vì nhận định thấp cao chênh lệch trở thành trình độ rộng hẹp lớn nhỏ bị phân nhiều thứ lớp, đạo Phật biết như thế nên nói: LỜI DẠY THỜI PHẬT THỪA, lúc con người lãnh hội tự nó chia ra thành TAM THỪA, chưa phải tự nó muốn như thế, vì tại tạo Công Năng sút kém nên sự lãnh hội sút kém mà thôi.
Khi con người đứng trước sự đời, lúc con người bước vào Đạo Tràng tìm đến mức độ tỏ giác thì họ hay nhìn nhau dị biệt, nghe nhau trái với tư tưởng ngôn hạnh trở thành sắc thái cử chỉ bất hòa nhau nên khó tìm hiểu nhau bằng chân thật Đức Tánh nhau, đạo Phật mới nói: “Các ông nên CỖI GIẢI TÂM làm cho Tâm Thông vì đặng ích lợi tăng trưởng hiểu biết. Các ông nên phá nghi chấp, vì đặng sự ích lợi Viên Dung liền tỏ tánh nhau Giác Ngộ.”
Đạo Phật lại còn áp dụng những giáo khoa chỉ dạy cho con người LÝ SỰ TƯƠNG SONG, CHÂN NGUYÊN TRỰC GIÁC như sau:
Đứng trước sự làm thực tế nơi con người, một là hứa cứu giúp cho kẻ khác về Nhân Lực Tiền Bạc, Áo Quần, cơm gạo hay gánh vác hoàn cảnh với nhau phải làm cho tròn bổn phận gọi là BI, chính con người đứng ra cứu giúp phải có CHÍ DŨNG bất thối nên đặng nó: BI CHÍ DŨNG tương song liền lạc với nhau mới nên sự giúp.
Bằng đứng nơi tinh thần chướng đối, tinh thần thù hận, tinh thần ganh ghét, tinh thần vướng đọng từng giai đoạn do bối cảnh trước lời nói sơ ý mà xảy ra thì đạo Phật mới nói TỪ, BI, HỶ, XẢ. Khi con người biết sử dụng Từ Bi Hỷ Xả thời nó rất có lợi về tinh thần đủ mọi mặt như: ĐẠO ĐỨC thân tâm liền tỏ rạng đặng TỰ TẠI. VÔ NGẠI nơi hiểu biết đặng hiểu biết cùng khắp, Tạng Thức viên thông đặng gọi là: TỔNG TRÌ ĐÀ LA NI TẠNG, cho nên tài liệu kinh có nói câu: Vô Ngại Tự Tại Đại Bi, Tổng Trì Đà La Ni Tạng.
Sự thực hành trong Đạo Phật để giải tỏa con người sống trong Vũ Trụ chưa đặng hoàn mỹ do tại nhận định lạc lối Tu Chứng thành thử ít kết quả hữu hiệu. Nếu biết nhận định giá trị hướng dẫn đạo Phật từng lời nói, đến phương pháp hướng dẫn con người khai thác Tự Tánh có đầy đủ Tinh Thần LÝ đồng SỰ tương song, bước lần nơi Thực Hành cùng Quán Sát tỏ rõ, thời mới nhận định được Đạo Phật đưa con người từ nơi thực tại khởi điểm đến thực tại Tu Chứng rất tế nhị tuyệt mỹ, nên con người gọi là: BẢO PHÁP LỜI VÀNG. Vì vậy nên:
“SỢ CHƯA BIẾT TU, CHỚ ĐỪNG SỢ KHÔNG GIẢI THOÁT.”
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN