–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

4. PHẬT ĐẠO ĐỐI VỚI GIÁO MÔN

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 11365)
4. PHẬT ĐẠO ĐỐI VỚI GIÁO MÔN
Lúc bấy giờ, ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ đã kết nạp Giáo Ngôn Trực Chỉ bài thứ Ba. Ngài sai ông Tôn Giả Pháp Khả cùng với Pháp Quyên mang vào Sàigòn cho Tứ Chúng tu học. Còn một nửa sai Kim Xoa là đứa con gái của Ngài ra Qui Nhơn Đà Nẵng hai tỉnh để cấp cho.

Mùa Kiết Hạ Ngài rất thong thả, vì công việc chăm sóc có Thu Minh và Kim Oanh thu xếp. Về phần Chánh Điện tại Trung Ương có Pháp Hậu và Tạng Thuận, phục vụ lúc Ngài cần đến.

Ngài nhập Chánh Định hằng ngày không nhàm chán, vì sao? Vì Chánh Định thường tịch là nơi an trú, trong thời gian thực hành Bổn Nguyện chờ đến Nhập Niết Bàn, do như thế không nhàm chán. Có đôi lúc Ngài thường nói với Tứ Chúng: Ta chỉ đạo, tất cả những giáo lý biên soạn rất yếu điểm tu tập trên con đường Tri Kiến Giải Thoát rất cần thiết, những yếu điểm ấy Đức BỔN SƯ chưa giải kịp hoặc Ngài đã giải, nhưng chưa thuyết minh đúng với thời Hạ Lai Mạt Kiếp, đa phần sự tu tập lười trễ, tận dụng kém Công Năng của các ông, lại hay theo kiến dục mà thọ ngã. Do lẽ ấy nên tôi mới bổ sung thuyết minh rành mạch đầy đủ hóa giải có tài liệu tu trì hậu thế. Từ bài Thi Văn đến Giáo Lý cùng Giáo Ngôn chỉ tu hành dụng Tâm Giác mà nhận lãnh tường tận.

Các ông nên nhớ. Cứ mỗi một thời có một Đức Phật thị hiện, chính lời Phật đều là lời PHÁP HOA chánh giác, được gọi là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh đễ ghi nhớ đọc tụng, chớ chưa mấy ai nói, gọi là kinh Pháp Hoa hay tự nhận là giải Kinh Pháp Hoa cả. Ta đã từng biết như thế, từng nói như vậy. Sự tu hành nên áp dụng Hạnh Nguyện mới tỏ lời minh thuyết tu trì. Các ông gần bên ta nhiều hay ít, sự tu hành lâu mau dài ngắn, thời nơi Công Quả của các ông tự nguyện sở cầu, không sai chạy, hay mất mát, được lành lẽ công đức mà Chánh Báo không sai chạy. Vì sao? Vì Ta áp dụng chỉ đạo, con đường tu tập tuần tự theo Bi Hoa Kinh Tối Thượng, Bi Hoa Kinh là mỗi một bước đi của Chư Bồ Tát cùng Chư Phật đã đi, đến các hàng Tứ Thánh đang đi, tất cả sự tu trì chứng minh đều nơi kinh Bi Hoa thọ ký. Các Bậc tín tâm tu trì phẩm hạnh công đức lớn nhỏ gìn giữ trọn vẹn nhất tâm đảnh lễ chu toàn vẫn có phước báo đến chánh báo tùy nơi sở nguyện mà trọn hưởng.

Ta đã soi hoặc giả đã từng soi, đối với nhân sanh, bậc có nhân cách, biết tự trọng, biết nhân cách con người, liền có uy tín, còn đặng tất cả con người kính nể, chánh báo phước điền thay, huống chi bậc phát tâm tu hành chánh tín, làm gì không được giải thoát hay sao?

Những bậc đang tu, phát tâm hay Đại nguyện, rất cần thi hành lời nguyện, đó gọi là Bổn Nguyện chung cùng với Chư Phật. Bằng phát nguyện chưa thi hành lời nguyện thời có phải chăng lý thuyết chẳng thực hành làm sao tri kiến?

Kinh Bi Hoa từ lời nói đến việc làm, từ nơi minh thuyết phải giải quyết chu toàn không thiếu sót. Bi Hoa Kinh đối với bậc tu, từ nơi thực hành đến Thị Chứng, từ nơi hạnh nguyện đến tỏ thông, nên chi phải có công năng tu trì đoạt thật tỏ rỏ bất nhị, Bi Hoa Kinh chính là một Tạng Kinh tất cả Chư Phật chỉ đạo cùng chứng minh từng thứ lớp cho các Bậc, từ mỗi Công Đức đến Chư Bồ Tát tri kiến giải thoát .

Trên bước đường tu tập, nơi nhận chân của các bậc tu hành, rất khác biệt nhau, do thành thật tâm, dù cho tâm ấy đang trong lúc lầm mê chăng nhưng chân tâm thành thật đã từng nung đúc, nhờ như thế nên một ngày nào lộ diện mà sở đắc chân không trên con đường tu Bồ tát Hạnh, bằng có sự thiết tha tâm cầu đạo trước sau vẫn toại nguyện, vì sao? Vì nương nhờ nơi Bi Hoa Kinh thành đạt.

Khi đương thời ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT ngài thuyết đạo Tối Thượng, cho bậc hóa giải chấp mê, trí tuệ công năng kiến tạo, cứu cánh giải thoát cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề. Còn trên bước đường tu tập, tu trì và tu hành tuần tự Chứng minh nơi Bi Hoa Kinh cốt tận tường sở đắc.

Còn bậc thành thật, thiết tha tâm, trí tuệ kém, khó thực tiễn hóa giải chấp mê, Ngài liền chỉ thẳng nói thẳng kinh:PHẬT THUYẾT DI ĐÀ KINH cốt các bậc tu hành chuyên trì đọc tụng, chuyên trì Niệm Phật Di Đà liền vãng sanh Tịnh Độ, như thế đủ chứng tỏ tùy thuận căn cơ chỉ giáo, chứng tri nơi Bi Hoa Kinh thành đạt. Nơi kinh Di Đà Phật thuyết, Ngài khéo léo nói thẳng Tự Tánh thành lập, Tự Tâm kiến tạo, Tự Nguyện tu trì thành đạt như sau:

CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ

Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội:

VÔ LƯỢNG QUANG NHƯ LAI

VÔ BIÊN QUANG NHƯ LAI

VÔ ĐỐI QUANG NHƯ LAI

DIỆM VƯƠNG QUANG NHƯ LAI

THANH TỊNH QUANG NHƯ LAI

. . . . . . .

Ngài Ấn Chỉ trong mười hai mục, cốt khai thị cho bậc tu hành tự tánh viên đạt, tự tánh viễn thông, tự tánh hóa giải cốt, chính nơi tự tánh thành lập, nơi viên đạt kiến tạo thành lập viễn thông.

Ngài nói, các ông Tự tánh thành lập tu trì không có hạn lượng, chẳng suy tính biên giới, chớ nên chướng đối, chớ dung dưỡng ảo mộng tối tăm, tâm đặng thanh tịnh dung thông liền thành tựu An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội. Đó chính lời ấn chỉ cho tất cả bậc tín tâm thành thật, tự giác phải chí tâm đảnh lễ cốt lãnh hội lấy.

Nói đến thiết tha thành thật tâm thì đã quá nhiều bậc tu hành thiết tha thành thật, họ vẫn nhất tâm đảnh lễ nhưng khó nhận chân, thế nào để thực hiện nơi thiết tha thành thật tâm cầu Đạo Bồ Đề cho khỏi sai lạc Chân Tôn Mục Đích?

CÂU CHUYỆN: NHẤT TÂM CẦU CHÁNH GIÁC

Thời quá khứ, có nhà Vua Chân Thành cầu Đạo, rất thiết tha tu trì. Nhà Vua tu đủ chiều hướng, nhiều lúc muốn bỏ cung vàng để lang thang cầu đạo.

Nhà Vua gặp đặng vị Thượng Sư, nhà Vua bái kiến cung thỉnh đàm luận. Nhà Vua hỏi vị Thượng Sư:

Làm như thế nào, tu như thế nào Nhất Tâm cầu Đạo Chánh Giác?

Vị Thượng Sư từ tốn nói:Ngày mai bệ hạ làm một cây cầu, bề ngang vừa tầm một người đi qua, bề dài từ 10 thước hoặc có hơn vẫn được. Hai bên cây cầu, bệ hạ cho một số vũ nữ lõa thể múa hát, dọc hai bên cầu. Đồng thời, bệ hạ lựa một tên tử tội, bệ hạ bảo với nó rằng:Nhà ngươi tay bưng ly rượu đầy, đi qua khỏi cây cầu, rượu không đổ, ta tha tội cho, bằng rượu đổ thì sẽ bị tử hình. Nhà Vua gật đầu thọ lãnh thực hiện.

Sau ba hôm, nhà Vua mời Thượng Sư đến bái tạ ơn nhờ Thượng Sư đã giúp cho. Vì sao? Vì nhà Vua thực hành, lưu tâm truy tầm nơi Tâm Ý của tử tội, hơn là đơn giản nhìn xem sự diễn hành nơi hình tướng, nhà Vua đặng cái nhìn nơi Không Tướng mà Sở đắc tự biết. Biết đặng con đường Sanh Tử quan trọng cận kề nên tử tội chuyên chú vào ly rượu không bị đổ mà thoát tội, chẳng nhìn nơi sắc dục cầu vui, đó chính là điểm tinh hoa chuyên chú.

Khi nhà Vua nhận biết trọng lượng con đường tu, chẳng lấy nơi ẩm thực cao lương mỹ vị làm quan hệ. Chỉ quan hệ Nhất Tâm cổi giải an nhiên mà thôi, nhà Vua đặng cái sống Giác tỏ sáng soi hơn là lề lối cầu sanh sống.

Các ông nên biết: Sự Nhất Tâm thiết tha nó nằm nơi tinh tấn trưởng thành, chớ nó chẳng phải ở nơi thiết tha tâm lười trễ, chính nó vốn ở nơi hóa giải đặng thông, chớ nó chẳng ở nơi cố chấp mà đến. Nó lại ở nơi Công Năng đặng tiến, chớ nó chưa phải nhất tâm cầu vái mà thành. Vì vậy nên chi bậc thiết tha phải thực hành tinh tấn, thực hành hóa giải tâm ngăn, kiến tạo công năng kết quả nhất tâm đảnh lễ, đó gọi là tu đúng, hành đúng với mục đích Chân Tôn Chánh Tín.

Bậc tu hành đúng với Chân Tôn Chánh Tín, liền có đường dây tự sống, cùng mạch lạc để sống. Còn bậc mới phát tâm, chưa từng mạch lạc dù có tín tâm hay thiết tha chăng vẫn tu hành lạc lõng. Vì như thế nên con đường tu Phật là một con đường chưa nên kể Tu đã lâu hay mới tu hành. Một khi đường tu có mục đích Chân Tôn thì mới phát nguyện vào con đường tu Bồ Tát Hạnh. Bậc Bồ Tát Hạnh thường hóa giải mê chấp, lúc giải xong ngăn chấp, đó là món ăn thực nơi Bồ Tát. Bồ Tát tự quán lấy Tâm Tánh di chuyển nơi mình, lúc gặp phải hoàn cảnh khó giải, bậc này công dụng hóa giải an lành, tâm không phiền trách, đó chính là y áo Bồ Tát. Bồ Tát đã qua nhiều đối tượng gây cấn, đôi mắt thanh tịnh như nhiên, đó chính là Bồ Tát Nhãn Tịnh không còn đối tượng, tận nhìn quân minh chân giác. Nhờ Đạo Hạnh kiên trì nên Bồ Tát mới đặng đôi mắt NHÃN TẠNG VỆ TINH soi khắp Thế Gian cùng Xuất Thế Gian không lầm lạc. Lại công dụng PHÁP ĐẢNH nơi đỉnh cầu nhập định xuất định viễn thông tam giới, có thể đo lường trọng lượng sắc thái nơi các Cõi trong Tam Thiên Vũ Trụ, di chuyển từng sát na thoải mái, không khác nào các nước văn minh dùng PHI THUYỀN khám phá Vũ Trụ. Do nơi công năng kiến tạo tường tận không còn mảy may nghi chấp, bậc này thường nói:Ta chẳng còn lấy một nghi chấp nào cả.

PHẬT ĐẠO ĐỐI VỚI GIÁO MÔN

Khi Đức BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Ngài còn hiện thế, Ngài chỉ dạy Tứ Chúng tu tập, được gọi là PHẬT ĐẠO (Đức Phật chỉ dạy), dưới mắt Ngài không thành lập Giáo Môn. Vì sao? Vì Chúng Sanh đa bệnh Phật tận dụng đa hạnh hóa giải, nên chẳng có Giáo Môn. Từ những cuộc hành đạo vẫn không trụ xứ, đến thuyết giải vẫn không cho Trụ Chứng, chỉ phát tâm Trực Giác mà thôi.

Ngài chuyên về hóa giải quan niệm, hóa giải tư tưởng vọng tưởng lầm lạc nghi chấp con người, Ngài phân định nơi tranh giành tác hại sát sanh trên đường dây Sanh Tử, Ngài tan dẹp cá nhân, cá tánh, ban lời nói ra làm cho con người thông thái đoan trang cùng đĩnh đạt, cốt tự tánh hóa giải, tự giác trên con đường Sanh Tử Bệnh Lão Khổ. Từ chỗ Tu Sửa sai lầm, đến làm thâm nhập, gọi là TU HÀNH.

Ngài là Bậc Chánh Giác, Ngài là Bậc Tri Đạo. Ngài đã từng thuyết giải nơi khu rừng hoặc Vườn đất do bậc tín tâm cung thỉnh. Ngài thuyết pháp 49 năm, bậc sở đắc gọi là Chư Bồ Tát. Mỗi vị Bồ Tát duy chỉ Sở Đắc một Pháp Môn. Lúc Ngài nhập Niết Bàn có 12 TÔNG do Chư Bồ Tát Sở Đắc hướng dẫn Đạo Chúng mới được gọi là ĐẠO PHẬT.

Ngày nay, đến thời Hạ Lai Thị Hiện vẫn không Giáo Môn, tùy căn, tùy duyên hóa độ. Từ nơi TẠNG THỨC lầm lẫn mờ mịt đảo điên, thọ giới Tiên Thần làm nơi tu trì hư vọng, nên Ta mới lấy NHƯ LAI TẠNG lập giáo hóa giải nên được gọi là PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO. Ta không xây cất Chùa làm nơi Trụ Xứ. Ta chỉ đến những bậc Tín Tâm phụng hành theo lời chỉ giáo. Ta chỉ cần những bậc tu hành TIN nơi lời hóa giải, VÂNG để thực hành tu tập, KÍNH Bảo Pháp Chân Truyền, gọi là Nhất Tâm Đảnh Lễ thành PHẬT. Lời Thệ Nguyện nơi Ta, chính là bài thi: KÍNH DÂNG ĐỨC THẾ TÔN CHÁNH BIẾN TRI. Ta đã ban hành từ lâu trong các tập tài liệu Tu Phật.

Nay Ta tuyên rõ: sự thực hiện Phật Đạo đối với Giáo Môn chung khắp, lưu cho Tứ Chúng Pháp Tạng Phụng Hành.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN