–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

5. PHẬT LỰC

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 12477)
5. PHẬT LỰC
PHẬT LỰC là một vấn đề Chủ Quyền, toàn năng toàn diện ĐỨC TRÍ thâu đạt tất cả MA LỰC, làm chủ trùm khắp Vũ Trụ Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, Vô Thượng Đẳng Chánh Giác thành PHẬT.

Ngoài ra, từ Phật Giới Quốc Độ đến hàng Đại Bồ Tát tận độ Chúng Sanh, nhưng đứng nơi Quả Vị đồng hướng Như Lai Phật cầu lấy Chánh Báo Kim Thân Đại Báo Bát Đại, chưa chủ quyền toàn diện vẫn chưa gọi Phật Lực.

Khó thay! Khó Thay! Mấy ai đã thấu đặng? Bằng diễn hành đặng Phật Lực, mấy ai đã tin đặng nơi Diệu Dụng Bồ Đề Tối Thượng? Chỉ có Phật Chánh Giác mới am tường Chánh Giác. Từ nơi diễn hành Hạ Lai Mạt Pháp vốn liên hệ với hiền kiếp Trung Thời và Thượng Sanh đồng một.

Cao quý thay! Chính mình cứu độ, chính mình diệu dụng trùm khắp Tam Thế chư Thiên, ra vào các Cõi, liên hệ giao cảm cùng Chư Phật, cốt bồi đắp cứu vãng Chư Thiên Tứ loài thoát nơi lầm mê sanh tử. Chính bậc toàn quyền ứng dụng, cho đến Vạn Phật đều áp dụng Phật Lực như nhau, thế giới rồng người nào hay biết.

Tất cả Tứ loài Tiên Thần Thánh Hóa thảy thảy đều tôn kính nơi Phật Lực nhiệm mầu cứu cánh, đại lực cứu độ, cứu vãng con người, nương nhờ nơi Phật Lực tu hành Chánh Giác.

Từ nơi Phật Lực nhiệm mầu cứu thoát, cho đến phò hộ bình an chia ra quá nhiều lý sự cầu cứu nhiều giai cấp trình độ mong cầu. Do như thế, ngày nay đa số làm cho Đạo Phật mang tiếng tiêu cực hay bọn ngoại giáo tế lễ, đưa con người tín tâm vào nơi tu hành cuồng tín van cầu, hơn là tự chính bản thân Sửa Tánh, lập Thiện Căn hóa giải Ma Lực.

Đối với Phật Lực dung thông cứu độ, không có riêng ai. Nhưng sự cứu độ phải đồng nơi Thể Chất, tín tâm thiện căn vi bản. Vì sao? Vì Phật Lực ở nơi Thiện Căn đạo đức, tâm chí bao dung xuất xứ. Những bậc tu hành hay bậc chưa tu chẳng hạn lượng, miễn có bản năng chân thiện, tâm chí bao dung tu cầu tri kiến, tu cầu thành Phật, liền đặng phổ chiếu Phật Lực cứu độ. Phật Đạo, ĐỨC BỔN SƯ đã nói lên bài Hương Tán để tất cả những bậc tu hành hiểu biết như sau:

HƯƠNG TÁN
Lư hương sạ nhiệt PHÁP GIỚI.
Mông Huân, liên trì hải hội tất diêu văn
Tùy xứ Kiết Tường vân.
Thành ý phương ân
Chư Phật hiện toàn Thân.

NGÀI DẠY:

Lư hương này có chất thơm, vẫn là Pháp Giới. Nơi chất thơm cuộn theo vầng khói không thể dùng văn tự giải nó đặng.

Nó tùy thuận nơi xứ sở an lành đồng chất như chính nó đã nương hợp nơi đây. Bậc tín thành ở một phương nào vẫn đặng đáp ân. Bằng rõ đặng nó liền chứng thị.

Đối với ĐỨC BỔN SƯ là một vị cứu tinh tuyệt tác, tâm chí vẫn lo nghĩ đến muôn loài vạn vật chìm đắm nơi sanh tử luân hồi, cầu mong Phật Lực cứu độ, Ngài đã đem hết Huyết Tâm Vô Thượng ấn chỉ rõ ràng, nhưng nào dễ chi đặng, vì chúng sanh đang bị trị do Ma Lực, cho đến Chư Thiên, Chư Tiên Thần đều bị trị trong vòng đai Ma Lực, không thể Tự Lực mà thoát nổi, chỉ tu hành thiện căn, thiện chí trở thành Đạo Đức thời Phật Lực mới cứu độ thôi. Bằng chưa có Thiện Căn đạo đức khó mà phổ chiếu.

Lại nữa: Từ nơi Nhân Trí, Thiên Trí đến A Tu La Thần Trí mỗi nơi, mỗi cảnh giới đều phải công dụng nơi trí của mình. Đối với Hạ Sanh từ Cõi Nhân trở xuống thời phải dụng Nhân Trí tối đa. Khi Thượng Sanh Cõi Trời mới công dụng Thiên Trí hoặc Tiên Thần Trí, thành thử nơi Trí Hóa có mức độ hạn lượng. Chỉ có Thiện Căn Thiện Chí hướng thượng liền đặng thoát sanh về Trí Tuệ, bằng cố hữu thời nó vẫn đứng yên, có như thế nên gọi là: Chúng Sanh Giới.

Bậc đã hoàn tất, thành tựu công đức sung mãn, thành Phật, vượt tầm trí tuệ Vô Thượng Đẳng Trí, vận dụng Phật Lực, mỗi mỗi đều thị hiện, có thể trong một ngày hoặc một sát na thị hiện trùm khắp Vũ Trụ Tam Giới, làm thế nào Nhân Loài Thiên Loài và Tiên Loài cho đến Chư Bồ Tát hay biết đặng?

Phật Lực rất bình đẳng an nhiên, bao dung quãng đại do đó nên khi Bậc Tu hành tròn nguyện lực, thời Thân Tâm bao dung bình đẳng kia thị hiện bao dung bình đẳng vô lượng Công Đức Phật mà tiến tạo Quốc Độ. Quốc Độ là hàm chứa trang nghiêm bảo pháp do Phật Lực hiện hành, Chư Bồ Tát an trú, do như thế nên Bậc Thiện Căn, Thiện Chí đến mức nào chăng làm thế nào nhìn nhận đặng.

Đến nỗi, khi ĐỨC BỔN SƯ còn tại thế, Tôn Giả A NAN trí tuệ đa văn, thiện căn thiện chí hãy còn nghi Thế Tôn trụ xứ đang sống nơi TA BÀ Thế Giới ô trược, Ngài bèn dùng Phật Lực đưa A Nan thị chứng Quốc độ, bình đẳng an bang, nơi kinh pháp đã nói.

Tuyệt tác thay! Những điểm lành, tu kết quả không hai tướng, kinh pháp chỉ rõ, lời dặn tận tường, tất cả tu nơi Phẩm Hạnh nào thảy đều không mất. Chớ nên vu vơ như mọi người đang còn nghi chấp. Mỗi một điểm lành con người đang kiến tạo, dù cho những điểm ấy đặng Phước Báo Nhân Thiên, còn hơn Sa đọa tăng thượng.

Kinh DUY MA đã nói nơi Phẩm PHẬT QUỐC như sau:

TRỰC TÂM là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh không đua vạy sanh sang nước đó.

THÂN TÂM là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, Chúng Sanh đầy đủ Công Đức sanh sang nước đó.

NHẪN NHỤC là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, Chúng Sanh đầy đủ 32 tướng tốt sanh sang nước đó.

Phải chăng tu tập, tu trì cùng tu hành, các Phẩm Hạnh, mỗi Phẩm đều Chánh Báo đáng kể chăng?


Những bậc tu, thân tâm bao dung, trí tuệ thanh thoát, trí hóa bình đẳng, bất ngờ Sở Đắc Bình Đẳng Tánh Trí, Tâm lại thường quán khắp Vũ Trụ, Sở Đắc Quán Đảnh Như Lai, thân tâm Công Đức Phẩm cúng dường Như Lai. Sau khi thành Phật thân tâm là Như Lai trùm khắp. Đối với Bậc Chánh Giác thân vốn Như Lai, đó chính như nhiên không hai tướng.

Nơi Kinh DUY MA, Ông A NAN xin sữa:

Ông Duy Ma quở trách:Ông A Nan, ông chớ nên nói thế, Như Lai bất diệt, Như Lai nào có bệnh, ông nói như thế bọn ngoại giáo nghe, họ tự sanh lòng sanh diệt. Làm cho A Nan bở ngỡ chưa phân định được, liền bưng bình bát trở về. Sau đó trên hư không mới gọi:Ông nên lấy sữa để Đức Thế Tôn dùng. Vì tất cả Chúng Sanh đang bệnh nên Phật mới thị hiện bệnh, chớ nào phải Ngài bệnh.

Thật cao quý thay! Có mỗi một điểm tựa nhỏ mà Chánh Báo vô tận, thân tâm bao dung, biết trọng cho tất cả mọi người, tha thứ cho tất cả mà tự đặt mình vào cương vị quá ư tuyệt mỹ. Do đó nên chi Bồ Tát phát Đại Nguyện rằng: Như Lai vô biên thề nguyện sự. Những bậc tu hành, trên con đường tu tập vẫn tu cầu trí tuệ Bát Nhã cốt cúng dường Như Lai. Trí Bát Nhã chưa hẵn là trí rỗng không, Trí Bát Nhã chính là trí bao dung không thọ chấp tự cao, tự mãn, tu hành đến rốt ráo tận giác.

Thời ĐỨC BỔN SƯ cho đến Thượng Kiếp nơi Chư Phật quá khứ, thảy đều công dụng, tận dụng Phật Lực. Chính nơi Ngài, tình trạng đương kim chỉ đạo cho Tứ Chúng, chẳng biết làm thế nào cho Tứ Chúng tin được lời vàng phát hiện từ nơi Kim Thân Phật Lực tiềm năng vô lượng trao tặng Bảo Pháp để cho sự lãnh hội tương thông, do đó nên chi Ngài trang nghiêm chỉ thẳng. Ngài nói:Các ông hãy tin lời Ta nói thật, cốt nhắc nhở sự lưu tâm lãnh hội, hai nữa, bậc rõ đặng giá trị Kim Thân Phật Lực thời liền Sở Đắc chân lý do nơi chuyển luân Phật Lực tương thông. Khi mà ĐỨC BỔN SƯ cầm cành hoa đưa trên Hội Trường, chính MA HA CA DIẾP nhận lãnh liền chứng thị: THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG Tam Muội Pháp Môn, đó phải chăng tương thông Phật Lực?

THẾ NÀO LÀ: PHẬT LỰC và PHẬT TÁNH

PHẬT LỰC viên dung bất biến chủ quyền sáng soi, còn Phật Tánh thường nhiễm hay trú, Phật Lực toàn năng chủ lực. Từ nơi Phật bị che mờ nơi Tánh, nên gọi là PHẬT TÁNH. Phật Tánh khi bị Tánh liền trở thành nhiều tánh, nơi Tánh thường sanh, nơi thường sanh nên thường diệt. Bằng nơi Tánh thường sanh hay diệt không trụ chấp gọi là Như Nhiên Tánh, nếu trụ chấp bị thọ chấp gọi nó là Nghiệp.

Các bậc Tu Hành sửa Tánh cốt sáng soi đặng tỏ tánh mới tu đạt Bản Thể Tâm, gọi là Minh Tâm Kiến Tánh.

Nơi Tánh hay sanh thường diệt, năng biến lầm mê hay nhiễm bị nhiễm. Căn cứ mỗi một vị hay mỗi chúng sanh thảy đều có một Căn Tánh tập khí che Phật, nên mới có câu: Nhất Thiết Chúng Sanh giai hữu Phật Tánh.

Nơi Căn Tánh tập khí, chính căn tánh sanh tử không ngoài BA CÕI, SÁU ĐƯỜNG. Có bậc căn tánh ưa chuộng Thiên Tiên nơi Ba Cõi. Có kẻ thọ bẩm ưa thích tàn bạo, hoặc ngay thẳng từ tốn như: Thiên, Nhân, A Tu La, Súc Sanh, Ngạ Quỷ cùng Địa Ngục, tất cả từ ngôn ngữ đến hành động phát hiện tiêu biểu cho mỗi giới Căn tánh tập khí.

Mỗi một Tánh tập khí, hiếm bậc thật tỏ rõ nơi Căn Tánh mình. Vì sao? Vì mỗi một Tánh cơ bản tập khí, ngoài ra có hằng hà sa số Tánh ra vào thay đổi phụ thuộc. Do nơi Vọng Khởi nên nó diễn hóa mà thành nhiều Tánh. Từ con người cho đến Chư Tiên Thiên trong Tam Thế Vũ Trụ bản thể thảy đều vòng đai luân hồi sanh tử.

Tánh phụ thuộc diễn hóa gọi là Ma Tánh. Khi chưa qua nổi sự ngăn cản trở ngại gọi nó là MA LỰC. Bằng thâm nhập thời phải lai sanh nơi Cõi chủng tánh đã thọ nghiệp gọi là Chủng Nghiệp. Sự Luân hồi nơi sanh tử chẳng tìm đâu xa, chỉ nhìn ngay lúc còn hiện diện sinh sống, gọi là: Nó ăn ở như thế nào, khi chết sẽ sanh về nơi ấy.

Bậc tu hành lúc qua trở lực, khi tận thấu diễn hóa vạn pháp mới biết đặng không có Ma Tánh, qua từng trở ngại tế vi, do nội tâm phát hiện mới liễu thông sự ngăn cách cản trở nơi Ma Nghiệp, nơi nghiệp lực của Ma Lực nó rất đáng kể. Khi các bậc tu hành qua các trở lực, nhiếp độ trong sạch căn tánh liền Chân Giác Ba Cõi, Sáu đường, trở thành TỰ TÁNH PHÁP THÂN, rốt ráo Pháp Thân mà Chánh Giác Bát Đại. Bằng chưa Chánh Giác, Nơi Tự Tánh, Tự Ngã Pháp Thân thời thảy đều Pháp Giới Phật Giới. Khi đã vương nơi Phật Giới an trụ Pháp Thân, thời gian liền thị hiện Tam giới Độ sanh Tận Giác Vô Thượng Chánh Giác Bát Đại Niết Bàn.

Thật khó khăn thay! Bậc Vô Thượng Chánh Giác chủ quyền Phật Lực thành Phật. Còn cái khó nữa là những bậc tu hành gặp đặng Phật, nên chi ông A NAN mới nói trên bài:

KHAI KINH KỆ

Mở đầu Khai Kinh, thật là Vô Thượng thậm thâm vi diệu Pháp. Nơi bá thiên vạn kiếp khó gặp, Tôi khiêm nhiệm lời văn đắc bảo trì. Nguyện giải toàn lai chân thật nghĩa.

Những sự khó khăn trên thành Phật và gặp đặng Phật, đó là điểm nội dung chớ chưa phải là Tâm Trạng. Nơi Tâm Trạng của bậc Vô Thượng tận độ Chúng Sanh mới thật khó khăn vô kể.

Chúng Sanh đa bệnh Phật phải Đa Hạnh, tùy thời mà tận độ, tùy nơi thế mà Hiện Thân. Mặc dù Phật Lực chủ quyền, nhưng nào ai hay biết? Duy chỉ có Phật mới biết đặng Tâm Trạng chung của Bổn Nguyện mà thôi. Trước sự đồng cảnh ngộ, đồng tình trạng gay go mâu thuẩn cùng đồng định hướng đưa cho tất cả các tín tâm đến Căn bản Thường Chân Tỏ Tánh gọi là Đồng Bổn Nguyện Nhất Thiết Trí, lý sự khó khăn, đồ chúng gây tạo, thời thế suy tôn hay bài bác, con người có ưa chuộng tín tâm hoặc bất tín đều phải trải qua cho tròn nguyện. Đến nổi ĐÔNG ĐỘ DƯỢC SƯ lập Đại Nguyện, Tây Độ A DI ĐÀ phát nguyện Tây Phương cứu độ. Từ nơi ngôn thuyết của Chư Bồ Tát, từ chỗ Phật Thuyết Đại Thừa Tối Thắng Diệu Âm nơi Pháp Hoa Kinh Đại Lực.

Tình trạng Đại Bi nơi Chư Phật cùng Chư Vị Bồ Tát đối với Chúng Sanh vô kể khó nghĩ bàn. Vì sao? Vì chúng sanh mãi lầm mê đi vào ba đường ác, Đức Phật ĐÔNG ĐỘ nguyện đưa đến Trực Giác cho chúng sanh. Khi chúng sanh tu hành còn non nớt, túc mạng ngắn ngủi, lâm chung Ngài nguyện đưa về Tây Phương Tịnh Độ để tiếp nối tu hành. Chúng Sanh vì lầm than cực khổ tai nạn liên hồi, liền có QUÁN THẾ ÂM cứu độ, lúc tu hành quên nhớ không chừng, tín tâm đặng ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT giúp đỡ. Nơi Bổn Nguyện qua từng thời có PHỔ HIỀN HẠNH trợ giúp, thật ra không thể nào kể hết, từ Phật SÁT NA đến VI TRẦN PHẬT tất cả thảy đều công dụng TÌNH Duy Nhất Phật Lực cứu độ chúng sanh. Nơi Tình duy nhất kia lại có trạng thái Nghiệp Chủng Chúng Sanh vật lộn, thật khó khăn vô kể. Đó phải chăng đồng Tình Trạng gay go mâu thuẩn chăng?

Cho đến nỗi, TA phải Tự Nguyện:Dù Nhân Sanh có bạc đãi Ta Chăng, Ta vẫn đưa cho con người Giác Ngộ. Nực cười thay cho Bổn Nguyện Đồng Sanh, đích chung một lối, diễn tuồng hai phương, nơi Bài Thi Tự Thán ngày 11 tháng 07 năm 1977 (Đinh Tị) rằng:

TỰ THÁN CẢM THI

Chí Tôn. Ngài thấu chăng Ngài.
Thượng Sanh, Hạ Kiếp diễn hai thứ tuồng
Ngài Thái Tử triệu đời vang Tiếng.
Tôi Cư Nhân bốn biển nào hay
Bên vai Bao Đãy ăn mày.
Chung thời một hướng, phơi bày hai phương.
Nói ra Thiên Hạ xem thường.
Nào ai đã hiểu con đường Đồng Sinh.
Thời Hạ Kiếp sống mông mênh.
Thượng Sanh tuy thế dân tình ấm êm.
Hạ Kiếp điên đảo sanh phiền.
Phần tôi gánh chịu, lời nguyền Hạ Lai.
Sức kiệt sức, gối vùn vai.
Chí còn Vận chuyển Phật Đài còn xây.
Làm xong dân chúng sum vầy.
Bóng này đã khuất, Đông Tây khó tìm.
Nhắn lời, Tôi chẳng nói thêm.
Ấn Chỉ Tư, Bảo Phẩm Chân Truyền Nhất Tôn.
Khuyên Phật Tử khéo Bảo tồn.
Còn non Bảo Vật, nước còn trơ trơ.
Còn Tình Chân Tử đón chờ.
Thời còn Hiện Thể, giải mơ phá lầm.
Trăm năm vẫn nhớ trăm năm.
Lời thơ Cảm Thán, Trăng rằm trung thu.

NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN DIỆU ÂM PHẬT