–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

13. TÁNH TƯỚNG TƯƠNG SONG

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 9945)
13. TÁNH TƯỚNG TƯƠNG SONG
Theo Kinh Điển. Tánh Tướng Tương Song. Chân Nguyên Trực Giác, là một quyết định Sở Đắc Toàn Diện rốt ráo Không Dư chẳng thiếu sót, mới được gọi là Chân Nguyên Trực Giác. Bằng giai đoạn đầu hay tu đến nửa chừng mà sở chấp tương song vẫn chưa tận thấu tỏ thông tỉ mỉ mà hoàn toàn giải thoát. Do đó nên chi mới phát Đại Nguyện. Bi Chí Dũng. Giới Định Tuệ cùng Lục Ba La Mật Đa, cốt đầy đủ bộ phận, đầy đủ trí hóa ngôn hạnh gọi là Đức Trí Tương Song, Chân Nguyên Chánh Giác.

Nơi Tương Song nó có rất nhiều lớp kết hợp tương song. Từ Phàm Phu, tương song phàm phu. Hàng Quân tử Vĩ Nhân hoặc Thánh Tăng đều có hàng lớp tương song với nhau gọi là Tri Kỷ, bạn chí thân gọi là: Tố nào chơi theo Tố nấy. Vật nào công dụng theo vật nấy, món nào ra món ấy, chỉ vì Tánh hợp Tướng mới hóa ra Tương Song, Tương Song từng giai cấp cho đến Thân Mạng lai sanh các hàng Thánh Tiên cùng Chư Bồ Tát thảy đều công dụng tương song tu cầu quả vị. Nơi Quả Vị chủ yếu Tương Song mới đặng Hóa Thân Phật Tướng, hay Bồ Tát Tướng. Mặc dù Bồ Tát Phật không có tướng, nhưng nó phải có cái gì tương song mới hình thành Chánh Giác.

Đa số các bậc tu hành, tu thời chỉ biết mình tu chớ nào rõ tương song chính là nơi bảo toàn Đức Tánh quả vị, do lẽ ấy nên Bồ Tát không bao giờ làm Ác, Bồ Tát chẳng bao giờ làm mất phẩm hạnh nên chi Bồ Tát lai sanh kiếp kiếp thảy đều không có Tội Lỗi, chỉ vì chúng sanh đồng ứng tương song cứu độ thôi. Các bậc tu hành nếu khởi điểm biết tự trọng lấy mình, biết tự tôn cơ bản đạo đức công quả lấy mình thì không bao giờ nguyền rũa chưỡi bới hoặc giả đánh đập làm thiệt hại cho bất cứ một ai, đó chính là bảo trì Tương Song, bảo trì công quả thứ vị tu chứng của mình vậy.

Từng Pháp Môn tu hành vẫn có tương song mới tu nương nơi pháp môn giải thoát, từng một hành động cử chỉ tương song mới hóa sanh Phước Điền hay Chánh Báo cùng Thọ Báo do chỗ tương sanh. Thời Đức Thế Tôn còn tại thế Ngài rất chú trọng về chỗ tương song Tánh Tướng hợp hóa của pháp môn cho các bậc tu đang thực hiện. Thành thử dù cho các bậc Tín Tâm lễ bái, từ tài thí đến thân mạng chăng vẫn thực hiện trong Lục Ba La Mật Đa cốt bảo trì tương song tu đạt. Mỗi một khi Tín Chúng lỗi lầm vọng ngữ lầm lỗi hét la thù hận gọi là Giới Cấm nơi giới cấm để kìm hãm tương song hấp thụ thành hình mà thọ báo Ngạ Quỷ Địa Ngục.

Tánh Tướng Tương Song nầy nó có hai lối. Một lối thứ Nhất là Tu Thân Sửa Tánh theo khuôn khổ Phật Thánh Tiên đặng tương song trở thành Giác Ngộ hoặc tánh Bồ Tát cùng tánh Tiên Thần. Hai nữa là chưa biết gìn giữ tánh tình trong khi tu tập buông lung bừa bãi Tăng Thượng phê bình chỉ trích tất cả Đạo Chúng chính bản thân chưa sửa đổi thì nó tương song hình thành, từ chỗ tánh tình mà hữu hóa Tánh Tướng tương song với những loại tánh tình nói trên phải thọ báo, dù cho bậc có Thiền Trí vẫn phải thọ nghiệp không sai chạy.

Có một khi Đức Thế Tôn còn tại thế, Ngài cùng Tứ Chúng đi kinh đàn đến thành Xá Vệ, đi ngang qua rừng Kỳ Lộc, có cái ao Kỳ Đô. Bỗng từ dưới ao có con cá Chạch vươn đầu lên bái chào Đức Bổn Sư ba lần, Ngài gật đầu ba cái. Ông A Nan nhìn thấy thưa hỏi: Bạch Thế Tôn, vì duyên chi mà con cá Chạch lại vái chào Ngài?

Đức Thế Tôn nói: Nầy A Nan. Con cá Chạch cách nay gần Một Trăm Năm là một Tu Sĩ, tánh tình bôi bát tu thì có tu, nhưng tu lấy cá tánh nơi mình nhiều hơn là dung hòa. Do đó phải che chiếc nhà ở gần khu rừng Kỳ Lộc trước mặt là cái ao. Mỗi khi có người đến hỏi pháp được ông ta giải cho kẻ ấy nghe, nghe xong khen tặng tán dương được nhà Tu Sĩ đãi cơm nước tử tế. Bằng nghe xong thưa hỏi, vặn bẽ thì nhà tu sĩ kia chưỡi mắng đuổi đi, do tánh tình tập nhiễm tánh tướng hữu hóa thành hình con cá Chạch phải chịu thọ báo ở nơi nhỏ hẹp bùn lầy tong một kiếp hoặc nhiều kiếp. Nay gặp Ta mừng rỡ vái chào.

Đức Bổn Sư Ngài Vô Thượng Chánh Giác, tận thấu từng lớp lớp của chúng sanh, mỗi nơi, mỗi chốn tánh tướng Tương Song hợp hóa trưởng thành nhiều loài, nhiều súc vật nhiều lớp lan thứ bậc. Tất cả đều có Tánh, có tướng hình riêng tư của nó, có trí hóa khôn ngoan, nơi khôn ngoan của tánh trí đó nên mới gọi là Phật Tánh, cho nên các bậc tu hành Ngài mới tùy căn tánh mà hóa độ, căn tánh chính là cái tánh tương song, nhanh trí hoặc thiểu trí từ quá khứ đến hiện tại Ngài tùy nó mà hóa độ gọi là căn tánh tập nhiễm.

Đức Bổn Sư Ngài khéo thuyết đạo, Ngài biện minh từ kẻ quan niệm bé nhỏ thiểu trí phàm phu đến phát tâm dũng mãnh lên hàng Đại Trí, chủ yếu lướt qua từng nơi cô động sở chấp, Ngài hóa giải sự ngăn chấp trở thành thông đạt. Ngài lại nhìn đến kẻ thường sa đắm nơi thương con, thương cháu sống trong cái sống ái nịch bao vây của pháp giới mà cứu độ kẻ ấy thoát ngoài vòng ái nịch, do quan niệm vướng nơi cô đọng thành hình tương song đầy gai góc.

Đến thời Hạ Lai lạc pháp Tương Song hòa hộp với pháp môn để tu chứng, bị lạc lỏng, do nơi Tu Hành chưa có căn bản Sửa Tánh tu tâm, dùng Công Năng nơi Công Quả mà trực giác thành thử tu thì có, mà Đạo Hạnh vẫn rỗng không. Xem kinh pháp hiểu, nhưng thực hành kém làm sao nhập tạng để giác chân, cho nên mới có càng tu bao nhiêu thì lại càng lạc lỏng bấy nhiêu, chỉ vì chưa tương song làm sao Tận Giác.

Nếu tường tận mỗi pháp môn phải tu như thế nào thực hiện ra sao đến mức độ tương song liền tu đạt đến đích. Nói đến Pháp Môn Tịnh Độ. Thể Tánh nơi pháp môn Tu Hành trong Bốn Tướng: TỪ BI HỶ XÃ. Từ mỗi công việc tu hành từ lớn, đến nhỏ phải cho tròn nguyện. Gặp phải hoàn cảnh gay hấn, tâm không vướng đọng nhờ nơi Hỷ Xã nên không phiền trách oán cừu, tu một thời gian đương nhiên Thân Tâm sống nơi Thường Lạc, không còn lòng đau khổ, chẳng còn sân hận đối với diễn cảnh của bà con gia tộc. Tự nơi nó tương song đến NGÃ TỊNH, đó chính là Lý Sự tương song Pháp Môn Tịnh Độ. Dù cho bậc ở nơi Nhân Thế nhưng Tánh Tình đang nung đúc Tây Phương Cực Lạc thì vẫn là Tây Phương Cực Lạc.

Bằng tu về Pháp Môn Tri Kiến Giải Thoát, thời Tâm Chí ít nhất phải thanh thoát, cố gắng đừng cho Cô Đọng chấp pháp, mới gọi là pháp môn giải thoát. Đem sự hiểu biết nơi mình áp dụng trên mọi hoàn cảnh, cố đặng chỗ thực hiện chứng tri, nó mới trưởng thành tương song tri kiến. Nếu bậc tu hành đem lý trí chưa thực nghiệm cho mình đã từng kiến tri nào hẳn là tri kiến. Vì sao? Vì Trực Giác nó phải Lý Sự tương song mới tận tường trực giác. Pháp Môn giải thoát chính phải nương vạn pháp không mắc miếu, thám sát tường tận viên thông suốt suốt không cô đọng, tu đạt đến vẹn toàn rốt ráo Chân Nguyên, đó chính là nơi thực tiễn của Lý Chân, nương Lý Sự chân thật mà tường giác Chân Lý vậy.

Sự Tương Song nó rất dễ lầm nhận nơi lý trí, từ nơi quan niệm, khởi sanh tưởng niệm mà thọ niệm chấp trước, chỉ trừ ra tu đúng với Pháp môn giải thoát thì không vướng vào lầm nhận mà thôi. Nên chi Bồ Tát Hạnh nương vạn pháp cốt thâm nhập pháp giới mà thu nhận giác chân thành đạt chánh giác, do đó nên chi mới gọi là:Bồ Tát tu Vạn Hạnh. Từ nơi Tịnh Bất Tịnh không chướng đối với hàng tu cầu giải thoát. Trí Tuệ nơi hàng tu Bồ Tát là trí tuệ Bất Thối Chuyển, Trí Tuệ bất thối chính Bát Nhã Trí, Trí Tuệ nầy không chấp trụ, không vì khởi niệm Tương Song, lý trí quan niệm, tự cho mình là Bồ Tát Lai Trần cứu độ.

Đối với Tương Song chính là pháp môn KHÔNG HAI Nhất Niệm thực hiện từ Tánh hộp Tướng, từ Lý đến Sự dung thông, từ Đạo Hạnh và Trí Tuệ đồng đẳng, Thân Tâm vẹn toàn, Tướng Tánh trưởng thành Ngã Tịnh. Nơi Ngã Tịnh của bậc Ngã Tịnh Bất Khả Thuyết, vì sao? Vì nó vượt tầm văn tự, vượt hẳn thuyết minh, chỉ tu hành đến Quân Minh Chứng Thị Không Hai của bậc Chánh Giác.

Nơi tương song nó thật là kỳ diệu, sự lầm lạc của các bậc tu hành khó mà hay biết đặng. Chỉ trừ ra bậc tu tìm các pháp sâu đậm để tu mới hiểu biết đến tận biết nó mà thôi. Tương Song nó từ nơi Tánh Tình mà xuất hiện qua các Hoàn Cảnh. Một trong hai người bất đồng tánh tình bất bình đẳng nó liền xuất hiện Bối Cảnh gây hấn. Nếu một trong hai người Cá Tánh cố thủ, thì bối cảnh nầy nó diễn mãi lâu ngưng từ việc nhỏ nó đổ vỡ ra to, họ chỉ tranh nhau nơi Cá Tánh mà thọ nghiệp. Hàng Tu Hành biết Sửa Tánh nhiếp thâu Pháp Giới, thời tánh kia ít nặng nơi cá tánh của mình, lý sự nhẹ cảm qua từng cơn sóng gió hoàn cảnh, thuận cũng như nghịch về với giác tánh đặng như tánh, gọi là Hiện nhất thiết sắc thân tam muội.

Sự tu hành tuy nhiên là Khó, nhưng chỗ khó không bằng biết lãnh hội pháp môn để tu, khi tu đúng với pháp môn liền kết quả đến đích. Nơi khó khăn nhất là Bậc tu Thông Đạt đặng, nhưng chưa tận thành luôn luôn bị trở ngại mà ngăn chấp dừng trụ, cho đến nỗi Chân Nguyên Trực Giác chớ chưa tận thành còn phải trải qua Thi Hành Bổn Nguyện mà hoàn toàn Chánh Giác, cho nên được gọi là Bồ Tát Phật, con đường thi hành Bồ Tát Phật chớ chưa phải là Phật Chánh Giác. Bằng Bồ Tát tự làm ra Tướng Phật, vẫn chưa phải là Phật, vì sao? Vì Phật không có tướng, Phật chỉ Thị Hiện đầy đủ từng lớp lớp không thiếu sót bao trùm khắp khắp Phật Tướng.

NAM MÔ CẨM NANG CHỈ ĐẠO
TÁNH TƯỚNG TƯƠNG SONG
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN