–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

26. THUYẾT MINH LUẬN

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 9303)
26. THUYẾT MINH LUẬN
Mỗi buổi sáng, mặt trời vừa lên trên đỉnh đèo, có gió mát, không khí toàn vùng dễ chịu. Mỗi một lúc ánh vàng soi khắp, cây lá đá chen bóng vàng óng ánh những hạt sương loang dần do nắng sớm. Có vài ba chiếc xe đang chạy bò đủng đỉnh qua khúc đường cong cong.

Nhìn dưới chân đèo về hướng Tây, xa xa một khu rừng trảng dựa ngọn núi xanh, lưng chừng núi, có con suối bạc lấm tấm hai bên bờ suối, có những tảng đá tròn tròn lớn nhỏ chồng chất nhau in tuồng đoàn voi đen đen trắng trắng, do thế mới gọi là Rừng Vạn Tượng, Suối Trăm Voi, sự sắp xếp thiên nhiên không có chi là lạ, nhưng thanh thú nhất, rừng Mẫu đất êm, gió lành ít bệnh,lại hiếm loài thú dữ, chẳng có Côn Đồ ẩn núp.

Theo tục truyền. Từ xa xưa, chưa rõ Niên Hiệu thứ mấy. Có Nhà Võ Sĩ Đạo ẩn thân tại khu rừng nầy với hàng trăm môn đệ, tập luyện ở ăn trong Tòa Cổ Miếu, hiện nay sân nền Cổ Miếu còn yên, nền có những phiến đá lớn dài, mỗi phiến đá có thể vài chục người mang đến đào lót nền Cổ Miếu. Còn dòng suối trăm Voi, do các môn đệ lúc luyện tập mang lên sắp xếp dọc theo bờ suối, lâu ngày phong sương gió cuốn, những tảng đá trở thành hình tròn nghe lời nói, những bậc đứng nhìn cũng có thể tin được lời truyền tục trên là đúng.

Đến nay Nhà Thiền Sư Hiền Triết, Thiền Sư đã từng dẫm nát, đã từng trãi qua tứ phương năm hướng chung hộp Đạo Đời, Đời Đạo, qua chẳng biết bao trở lực cùng tỏ rõ thế nhân, tự tạo lấy hiểu biết thật biết đến quá biết về với thân mạng, chẳng còn nói hai chữ hơn thua hay được mất, nhà Thiền Sư Hiền Triết hay nghĩ đến hai câu:

Vết chân dẫm nát Nhân Thiên Giới
Lưu lại Trần Gian nửa Đoạn Đường


Họ còn nhớ, tất cả mọi người vẫn còn nhớ câu chuyện của Cụ Già kể lại. Đầu tiên Thiền Sư đặt chân đến vùng đất địa bàn, khu rừng Vạn Tượng, trong buổi sáng tinh sương. Ngài đi trên chiếc xe chuyên chở hành khách, xe bị hỏng giữa đèo nửa đêm, sáng tinh sương xe sửa chữa xong, mời hành khách lên xe, đến lược mời Thiền Sư, Ngài lắc đầu, tay xách chiếc đãy lặng lẽ đi dọc xuống đèo, Ngài đi ngang qua vùng đất trũng, vùng nầy dân làng trồng trọt, gặp Cụ Già chào bái Thiền Sư, hai bên chào hỏi nhau, cụ già vui vẻ, hướng dẫn. Sau cụ già mời Thiền Sư về nhà cụ yên nghỉ, Thiền Sư chấp thuận.

Ngày tháng trôi qua, Thiền Sư trụ trì rừng Vạn Tượng, dân làng ái kính, họ hay phát sanh rất nhiều về Huyền Thoại về Ngài, từ chỗ đồn đãi nhỏ, đến nơi đồn đại lớn. Có lắm bậc nghe đồn, đến bái lễ chiêm ngưỡng van vái trước khu rừng, xong ra về. Có Bậc vào tận khu rừng, đến chòi lá, không gặp Thiền Sư, họ đặt trên bàn lương thực, lễ bái xong ra khỏi khu rừng, lòng phấn khởi. Có Bậc đã đến dòng suối Trăm Voi, Thiền Sư đang ngồi êm lặng trầm ngâm suy ngẫm, Bậc kia chưa nhìn thấy, lúc Thiền Sư đứng lên, họ kinh hoàng lễ bái, xin thọ giáo huấn từ, Thiền Sư khai thị vài điều yếu điểm, mừng rỡ bái từ Thiền Sư.

Lúc ra về mới nhận chân được lời chỉ dạy của Thiền Sư, đa phần đã từng kiến diện với Thiền Sư thảy đều công nhận Ngài có những cử chỉ an lành, tánh tình bình dị vui vẻ. Ngài thường mặc y áo màu sắc đồng hợp với màu đá trăm voi, cho nên những bậc ít lưu tâm khó nhìn gặp Ngài đặng. Khi Thiền Sư đến trụ trì rừng vạn tượng, thấy Cảnh hợp Tình, Tình với Cảnh thích thú nên chi Ngài nhất định an trú, nhất định kiểm chứng Tổng Trì, vì Ngài tận thấu trọn vẹn, nên Ngài nói:

Hôm nay ngưng bước giang hồ.
Dừng chân lập lại Bản Đồ nghìn xưa.


Thiền Sư chẳng cầu Tỏ, những gì về thoát Lý, thoát Chân, thoát Vọng, thoát Khởi, thoát Tập, thoát Nhiễm. Những điều ấy, đối với Thiền Sư thảy đều vô lý. Thiền Sư cũng không lấy chi làm lạ, chỗ tư tưởng suy diễn, luận diễn, kiểm chứng hay Quán chúng soi, điều hành vọng hoặc phân chia tĩnh nơi thân mạng, trí hóa soi, hàng ngày, dù cho Thiền Sư không bao giờ KHỞI nó vẫn DỤNG, chưa bao giờ MUỐN, nó vốn HÀNH. Những điểm nầy quá ư quen thuộc đối với Thiền Sư.

Vì sao? Vì đúng thời khóa, nó vẫn THOÁT, đúng lúc an nhiên nó lại SUY. Đúng nơi hộp hóa nó TỰ QUÁN sáng soi, còn nơi phân chia TĨNH TỌA suy ngẫm Chân Nguyên mục đích nơi Thiền Sư nói lên lời cao đẹp, vạch rõ đường lối CHÍ TÔN PHẬT THẾ, lúc Chí Tôn còn tại thế đã thuyết minh mà tất cả chưa hiểu đặng làm cho CÁN CÂN tu học chênh lệch hai bên, mất chân giá trị Bảo Pháp lời Vàng tâm huyết.

Thiền Sư đã từng Trực Giác Tự Ngộ, nó không có chứng từ ngôn thuyết, nó tận thấu lời Chí Tôn trải qua ghi chép Tam Tạng Kinh Điển không thiếu sót dư thừa, vẹn vừa từng lớp lớp tu học. Kinh Điển nầy có hai điều cần phải nhắc nhở cho tất cả những bậc tín tâm tu học. Thứ nhất kinh pháp mãi luân theo Chư Vị Bồ Tát cốt nhắc nhở, thứ hai đưa đón những bậc phát tâm. Do hai điểm trên mà Thiền Sư ưa thích nhất. Ngoài ra Thiền Sư chưa bao giờ thêm bớt đường hướng Chí Tôn. Thành thử TĨNH TỌA Suy Ngẫm không ngoài Chân Nguyên chủ đích nơi Thiền Sư cả.

Sự quen thuộc, quá ư quen thuộc đối với Thiền Sư. Mỗi buổi sáng tinh sương, Ngài ngồi bên dòng suối, an nhiên thanh thoát, Kiểm Chứng Tổng Trì tất cả, cùng tất cả kiểm nhận Ngài đã từng qua những khúc eo nào trên con đường tu hành. Lúc Khai Hoang đặng, Thiền Sư miệng lẩm bẩm tán thán, có khi Ngài xoa đầu đập vế vun vai in tuồng nắm bắt Bảo Châu Ngọc Bích. Có một hôm Thiền Sư đứng lên đi vòng bảy vòng dọc ngang bờ suối, Ngài bước trên từng tảng đá hình trăm voi, xong đâu đấy tĩnh tọa an nhiên kiểm trì con đường Trung Đạo.

Thiền Sư tĩnh tọa rất lâu, khuôn mặt Ngài thay đổi từng lúc, có khi Ngài gật đầu hay mĩm miệng cười in tuồng thỏa thích, Ngài nói: Tuyệt tác thay, an lành thay Chí Tôn Vô thượng. Kể cả hàng bá thiên vạn triệu thế kỷ, cho đến ngày nay, Thế Giới với con người sống trên mặt đất liền, cho đến Tiên Thần Thánh Hóa hay Thánh Triết, Thánh Nhân, hoặc giả nhà Thiên Tri Vĩ Đại lần lượt ra đời, ngự trị đời chẳng biết bao thời cuộc đổi thay, thay đổi di chuyển không ngừng, mấy ai là Bậc NHÂN THẬP TOÀN, từ nơi ƯU chỗ KHUYẾT nó không ngoài TƯƠNG ĐỐI CÓ KHÔNG là hai con đường lựa chọn mãi miết đuổi theo xây lâu đài mộng đẹp trên lối sống tương sanh con đường Tương Đối, cho là Được Mất Có Không vinh dự, thật đáng buồn cười thay hư vọng?

Thiền Sư suy tưởng đến đây châu mày nói:Kẻ ngu xuẩn nhất chính TA. Kẻ hư vọng tham cầu mang Phật Đạo vào con đường lệch lạc mà công nhận tu cầu Giải Thoát Môn. Ta hiếu kỳ lựa chọn một trong hai điểm THANH THÔ THIỆN ÁC. Ta ngỡ rằng THANH là Phật Đạo. Thiện tạo Giác Chân tu lấy một chiều, còn một hướng Ta đành vứt bỏ, may mắn thay, nếu Ta huân tập nung đúc Thiện Căn, Ta phải lầm tu nơi Phước Báo. Bằng thâu nhận Thanh Hương có lẽ lúc hình thành sa vào Tiên Đạo thì sao? Tuyệt tác thay! Hôm nay Ta mới thấu nhận con đường TRUNG ĐẠO TÔN chính một con đường duy nhất, thâu nhận tất cả hai bên. Thiện Ác Có Không mới tu đạt Tuyệt Đối thoát khỏi tương sanh mới điều hòa không chênh lệch. Té ra Phật Đạo Tâm Chí dung thông, Tương Đối chốn lầm than, Tuyệt Đối nơi Giải Thoát, lành mạnh khỏi Dị Phân nào ngăn cách Dị Biệt. Nơi Kinh Điển đường Trung Đạo mà Đức Thế Tôn đã ấn chỉ Trung Thời Hiền Kiếp, đường hướng Chỉ Đạo cho Tín Chúng phải thực hiện hai bên, phải đồng hòa Tương Đối mà sở đắc Tuyệt Đối mới mong Giác Ngộ. Nó cách xa Bá Thiên vạn triệu thế kỷ trước, nó gần nhất đối với thế kỷ Hai Mươi nầy, thế mà chính Ta đã lầm lẫn, thời làm sao các bậc tu hành tránh khỏi sự lầm lạc như Ta?

Hay thay! Cao quý thay Chí Tôn Vô Thượng, Ngài chỉ đạo TRUNG TÔN, chớ nên BỎ LẤY chung khắp sự lầm lạc tương đối, phải tương tranh, thiếu thừa sa đọa cùng điều đau khổ do nơi DỊ BIỆT nên Bất Đồng, do chỗ CÓ KHÔNG sanh ra THAM VỌNG, do GANH TỊ phải HỒ NGHI, sự đen trắng, trắng đen hai con đường Sanh Tử.

Giờ nầy phút nầy, Ta mới nhận được Đức VÔ THƯỢNG CHÍ TÔN, chính bản thân nơi Ngài vốn không tự hào mình đã phát minh con đường Trung Đạo, nên chi Ngài Tuyên Thuyết con đường nầy đã có từ bá thiên vạn triệu thế kỷ Chư Phật đã từng nói ra, ngày nay Ngài chỉ là bậc thừa hành thuyết ngôn lại. Còn Ta, Ta đứng vào phương diện kiểm chứng thân mạng ta. Nay Ta tự thán lấy Ta là kẻ Xuẩn thứ ngu mà học đòi Tri Kiến, dù Ta có Tri Kiến chăng, nơi Tri Kiến của Ta đều khiếm diện, chỉ có mỗi một bên Thiện Chí, Thiện Chân,Thiện Cảm, chưa hòa đồng Thiện Ác Chí, Thiện Ác Chân, Thiện Ác Cảm để tỏ thấu hai nơi chung về với một tuyệt đối Chân Như Tri Kiến.

Thiền Sư suy ngẫm đến đây, Ngài thở dài nhìn bóng cây ngã bóng, Thiền Sư đứng lên bước đi từng bước một, Ngài nói: Ta ngu, chắc hẳn từ vô thủy đến nay tất cả con người thảy đều ngu hết, cho đến Chư Tiên Thiên vẫn phải mờ mê, dù có nói ra tất cả thảy đều cho Ta là kẻ đi CHĂN BÒ thuê mướn, cổ tuyền Phật Đạo, nào có ngờ đâu. Đức Thế Tôn cùng TA có một CHÍ NGUYỆN cứu vãng quần sanh hãy tu vào con đường Trung Đạo đoạt lấy TUYỆT ĐỐI TƯƠNG ĐỒNG mà Chung Hoàn CHÁNH GIÁC.

Sự kiểm chứng nơi Thân Mạng hình hài Trí Óc của Ta, nó có đầy đủ suy ngẫm Tịnh, Bất Tịnh, tạp khởi từng yếu điểm hoặc giả lang bang vu vơ mộng tưởng ảo tưởng trừu tượng, ngoài ra nó không ngoài cái sống để tưởng, chốn đến cần phải giải, nơi Nghiệp cốt đặng Hóa. Ta cùng thân mạng tranh đấu nhau, lăn lộn nhau, đập phá nhau chưa từng thấy, chính Ta đặng thấy. Khi nhận đặng con đường Trung Đạo để mà tu. Ta phải tu từng bước một, từ giai đoạn nầy đến giai đoạn nọ phải gìn giữ cho tròn, gặp khi Bất Tịnh lòng nơi ta Hỷ Xả. Đến một ngày nào, chính Ta mới hay lời Chí Tôn nói: TỪ BI HỶ XẢ là mục tiêu nầy lòng Ta tự sanh BÁC ÁI đồng hóa Nhân Sinh.

Lạ thay? Tuyệt tác thay bước đường TRUNG ĐẠO thâu nhận Tịnh, Bất Tịnh dung thông, nếu chưa thực hiện thì làm sao thấu đặng chỗ Từ Bi Hỷ Xả để lúc năng phân chướng đối đồng hóa Chân Như? Khi những bậc tu TỰ TÁNH TỎ TÁNH mới nhận thấy con đường TRUNG ĐẠO là một con đường Quán Chúng biết lỗi nơi chính mình mà hoan hỷ tha thứ lỗi lầm cho kẻ khác, biết đặng Nghiệp mình mới nhận được căn nghiệp kẻ gần nhau. Tỏ thấu Tánh Chất mình mới thâu nhận được Vũ Trụ Hư Không Như Lai Nhãn Tạng, hòa hộp chung khắp tận tận ngọn ngành mà Chánh Giác. Vì sao? Vì Đời muôn mặt, đất có muôn nơi, còn Thiện Ác thì cùng khắp. Bậc toàn chân toàn thiện phải là Bậc Quản Lý Toàn Diện, thấu đạt hai nơi, tỏ tường Vũ Trụ, đồng đẳng Tánh Chất di chuyển gió mây trọn vẹn mới điều ngự khỏi lầm mê hoàn toàn Chánh Giác.

Thiền Sư suy ngẫm đến đây, Ngài bèn chỉnh đốn y áo, quây mặt hướng Đông lễ bái bảy lần, Ngài âm thầm thưa gởi: Bạch Thế Tôn Vô Thượng, Ngài chính Bậc Chí Tôn vuông tròn chung khắp, đồng đẳng bá thiên vạn triệu, bá thiên vạn hạnh, vô lượng vô biên Công Đức Phật về với đẳng đẳng Tôn Chánh Giác, do đó cho nên dưới mắt Phật thảy đều đồng đẳng Như Lai, Vô Phân Biệt Tính, Vô Thọ Chủng Lai, Vô Hoàn Thể Giác, Vô Xứ-Xứ Trụ, nay con xin kiểm chứng thừa lệnh thuyết minh, giúp đời nầy, đời sau nương Trung Đạo Tôn tu đoạt Giác Chân trùm khắp.

Cao quí thay dưới mắt Phật đồng đẳng Quân Minh. Bậc Chánh Giác là bậc toàn diện chư Phật hiện toàn thân, từ một hơi thở cho đến lời Vàng Minh Thuyết thảy đều hiện Phật, đều xưng tán sát na Vi Trần Phật, không còn hai tướng, chẳng có chỗ kiểm chứng hai bên, Ngài còn Ấn Chỉ nơi Kinh Pháp Vạn Hiệu Vạn Phật.

Đối với Phật Đạo. Một Vị đã từng Trụ Trì từ bá thiên vạn kiếp. Đến kiếp hiện tại đặng Khai Thị, liền Ngộ Nhập Vô Thượng Chánh Giác, đồng đẳng Vị Cổ Phật hàng nghìn xưa. Bằng tu đứng, tu nằm, tu ngang, tu dọc, chưa thực hành Trung Đạo, chưa bao quản vạn triệu để nhiếp thâu, chỉ tu trì một Pháp ưa chuộng, còn vạn pháp y nguyên, vẫn đặng xưng tán một hiệu danh Phật đó.

Đức Bổn Sư chung nạp khiêm toàn đầy đủ bá thiên vạn Phật trên Chánh Giác. Khi Ngài thuyết minh Vạn Phật Kinh thảy đều do Công Đức Vô Lượng Vô Biên nhiếp độ thành Phật danh hiệu. Mỗi khi Đức Bổn Sư chứng tri Thành Đạt là Phật xứng danh, gọi là THƯỜNG TINH TẤN Danh Phật. BẤT THỐI CHUYỂN DIỆU QUANG PHẬT, không ngoài hai tướng chung khắp Chánh Giác Vô Thượng.

Hay thay, Vi diệu thậm thâm thay. Tất cả đồng danh thảy đều Công Đức Vô Lượng. Tất cả Tràng Phang Bảo Cái Bảo Châu thảy đều an nhiên vô lượng Công Năng mà thành tựu danh hiệu. Sự kết quả không ngoài con đường tương đối trở về với tuyệt đối của Trung Đạo Tôn Phật Thừa thành đạt. Chính nơi Ta con đường tu cầu Giải Thoát vẫn đồng với Lý Trí các bậc tu hành tín tâm nhất điểm. May thay, Ta thực hiện hòa hợp, thực hành tự quán qua nhiều trở ngại nhiếp thu tu cầu Giác Tướng về với Như Tướng Viễn Thông, tận thấu mà tường tận PHÁP THÂN tỏ rõ nguồn phát hiện Thị Hiện Sát Na Phật, Vi Trần Phật, Thanh Quang, Huỳnh Quang Phật. Mỗi Chư Phật Thị Hiện thảy đều do Công Đức Vô Lượng nơi Ta, chính Ta không ngoài ai là Bậc đã xây dựng cho Ta, nếu đời nầy hoặc giả đời sau, lãnh hội đặng lời Ta đã nói trên, Thực Hành Tự Lực cùng Tha Lực, Tự Lợi và Tha Lợi thời đồng đẳng sự việc Chư Phật đã làm nay Ta phải làm, Chư Phật đã khai hoang đường hướng cho Ta, nay Ta phải có nhiệm vụ Tha Lợi cho những bậc khác, để báo ân Tam Thế Phật, gọi là Tự Độ cùng Tha Độ.

Thiền Sư vừa nói đến đây. Ngài ngữa mặt nhìn hư không in tuồng bày tỏ, sự lạc lõng nhận chân với con đường Tri Kiến quá khó, mỗi một quan niệm nhỏ sai, xa xăm vạn dặm cách biệt nhau với con đường giải thoát vô tận cùng, duy nhất chỉ có hóa giải nương theo Trung Đạo bước lần TỪ BI HỶ XẢ liền trơn, Được Mất không mừng hoặc Buồn khổ, hơn thua chẳng lấy đó làm chứng từ. Có hay không xem đó nó đã từng lai vãng. Thuận Nghịch do lòng mong muốn quan niệm mà ra, Phải Trái chưa hợp tình, chưa hợp lý với mỗi con người. Ta thật biết, còn biết hơn dòng đời trôi dạt. Các bậc tu hành hay phân đối mà mãi mãi không xong chạy theo hàng Nhị Thừa Tu Chứng, làm thế nào để minh tỏ con đường Trung Đạo Nhất Tôn, sở đắc Pháp Thân vẹn toàn Chánh Giác? Dù Ta có kêu gọi khuyến tu có hàng vạn lời kêu gọi, nó chẳng khác nào Tam Tạng Kinh Điển lời Vàng Vô Thượng Chí Tôn đã từng phơi bày hơn hai nghìn năm, mấy ai đã xem đến???

Thiền Sư Hiền Triết vừa suy ngẫm thuyết minh xong, quay về chòi lá, dòng suối đá với trăm hình con Voi êm lặng, sỏi đá lôm chôm cây rừng mát mẻ, ánh nắng vàng rạng rỡ, lá rừng phe phẩy như chào đón Thiền Sư.

NAM MÔ TRUNG ĐẠO NHẤT TÔN HỘI THƯỢNG