–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

28. CẨM NANG GIẢI QUYẾT VẠN PHÁP VỚI CHÚNG SANH

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 9155)
28. CẨM NANG GIẢI QUYẾT VẠN PHÁP VỚI CHÚNG SANH
Hỡi các chân phật tử!

- Chưa giải quyết SANH TỬ, đang còn đi trên con đường Tu Chứng Chứng Tu.
- Có GIẢI QUYẾT Sanh Tử mới LIỄU NGỘ BẢN NĂNG CHÁNH GIÁC.
- Chưa TỎ TÁNH đừng hòng MINH TÂM

“CẨM NANG CHỈ ĐẠO CHÂN TÔN”

CẨM NANG GIẢI QUYẾT: VẠN PHÁP VỚI CHÚNG SANH

Con đường Tu Phật là con đường Duy Nhất, bậc Tín Tâm thiết tha cầu Đạo để giải quyết sanh tử. Bằng các bậc tu hành dù cho thiết tha thành thật đến đâu chăng, chưa chủ yếu giải quyết, vẫn chưa giải thoát.

Đường tu các mối tu phải hiểu thấu Thể Tánh vạn pháp, cốt Tỏ Pháp mới giải quyết Tử Sanh. Nếu tu thông đạt lối tu, thông đạt vạn pháp, chưa tận thấu đường đi lối về, vẫn còn tập khí Sanh Tử, chẳng bao giờ giải thoát.

THẾ NÀO THỂ TÁNH VẠN PHÁP?

Vạn Pháp Thể Tánh DIỆT rồi mới SANH, hay HOẠI xong mới SANH, nơi Hoại rồi mới Sanh là nơi NHƯ NHIÊN HIỆN SANH THƯỜNG CHÂN BẤT BIẾN. Chỉ vì Chúng Sanh lầm lạc Thường Sanh Bị Diệt, mong Diệt bị Sanh, tu sai với thể tánh, thành thử khó giải quyết sanh tử, khó tu đạt Chánh Giác, làm thế nào Giác Ngộ?

Vạn Pháp với Chúng Sanh đồng đẳng không hai, chúng sanh chẳng lầm mê thảy đều là Phật, vì sự lý mê lầm bất tương đồng, chúng sanh thọ nghiệp, thọ chủng, thọ giới làm Chúng Sanh Giới. Khi là Chúng Sanh Giới:

- Một là nương theo Pháp Giới tỏ rõ thâm nhập Pháp Giới để Giải Giới.
- Hai là nương Khởi Sanh, Khởi Diệt, cốt THỊ CHỨNG VÔ SANH giải quyết Sanh Tử.
- Ba là lầm vạn pháp tu hành TỎ PHÁP Đắc Đạo.

Chư Phật nhận thấy chúng sanh Thọ Giới, Thọ Chủng cùng Thọ Nghiệp say đắm nơi SẮC THINH HƯƠNG VỊ Theo Ngũ Dục Thọ Ái, Kiến Dục, nên chi Phật mới nói nơi Sanh Diệt, Diệt Sanh đều là pháp Vô Thường di chuyển thay đổi không ngừng, cốt cho Chúng Sanh chẳng nhiễm trước, để lìa ái dục kiến dục, khỏi mắc miếu nơi Sắc Thinh Hương Vị mà thọ ngã thọ nghiệp, Tâm không nhiễm trước mới tương đồng với Thể Tánh Vạn Pháp mà Giác Ngộ. Còn phần chúng sanh phải sống trong chập chờn Đói No, Sướng Khổ cùng Sống Chết, mỗi một con người cho đến hàng triệu con người chẳng có con người nào có lẽ sống vĩnh viễn cả, do đó kiếp con người giàu sang danh giả thảy đều cuộc sống tạm bợ, đời sống vô ý nghĩa đối với họ.

Lúc con người phát Tâm tu hành, tìm lẽ sống bất diệt, thoát khỏi Vô Thường về với Thường Còn Bất Biến. Những con người nầy rất hiếm, đa phần tu để tu cho ổn định nó có một lẽ sống nương nơi đường tu hành mà sống an lành. Khi đã mang lại sự kết quả nơi họ, nhiều ít tùy nơi Thành Thật và Thiết Tha mà đáp số kết quả, đương nhiên những bậc ấy hăng say, nhiễm Đạo, mới nhận cảm Bản Thân mình quá ư nhiều nghiệp. Nghiệp kéo lôi bê trễ, Nghiệp ngăn cản đường tu do Tâm Thức chấp nghi, nghi chấp, Nghiệp nó chướng đối từng phần, va chạm từng cơn, từng khúc. Mắt sanh chướng ngại kẻ bạo tàn. Tai nghe rủa nguyền, nguyền rủa độc ác thô bỉ cho đã cơn tức tối của mọi người phát hiện. Bậc tu hành lành lẽ bèn Niệm Phật để giải trừ về KHẨU, Niệm Pháp (xem Kinh Pháp) cốt Tỏ Tâm cung kính cúng dường Chư Tăng cốt lãnh hội đường hướng tu học.

Từ hàng nghìn xưa cho đến hiện nay, Đạo Phật đã có TÔN CHỈ cùng MỤC ĐÍCH nơi Chư Tăng hướng dẫn, ĐẠO LÝ làm con người Xây Dựng Bản Thân. GIÁO LÝ con đường thâm nhập tỏ rõ lời chỉ dạy Kinh Điển. THỰC HÀNH mới Chứng Tri Bảo Pháp, kết quả công cuộc tu hành.

Nhưng lạ thay! Lý thì nó có Bá Thiên vạn Lý, nói như thế nào nghe ra cũng phải. Còn Trí lại có trình độ khác nhau nơi cao chốn thấp. Từ Thánh đến Phàm, từ Tiên Thần đến bậc Giác Ngộ thảy đều mỗi bậc nghe rõ mỗi lời, mỗi nơi nghe thông mỗi chỗ, mỗi cấp, mỗi tầm số thảy đều thực hiện theo nơi, tầm số mình, nào mấy ai nghe suốt bá thiên vạn Lý Trí đồng nhất đâu mà thực hành đúng với lời Vàng Kinh Pháp? Khi bấy giờ Bậc Chánh Giác bậc đã suốt thông thấu đáo Lý Trí chung khắp Thế Gian và Xuất Thế Gian Tam Thiên Vũ Trụ, nó có từng GIỚI, từng Phần, từng Giòng, từng Họ, Giới nào giống nào tai nghe quen thuộc, mắt nhìn thường an, miệng nói thường lệ, nên chi không còn Chướng Ngại khó nghe, khó hiểu, đồng trong một giới thảy đều thông cảm nhau. Bằng khác Giới, phải THỌ GIỚI, thâm nhập giới mà nghe thấy biết thật sự không còn chướng ngại, nên chi mới nói: Các bậc tu hành phải tu nơi GIỚI ĐỊNH TUỆ. Khi VÔ THƯỢNG TÔN tỏ rõ ngọn ngành nên đã nói:

Nếu biết sớm chiều chưa thoải mái
Hương nguyền nên giữ tấm tình trong.


Con đường Tu Phật đã có một Giới nơi Đạo Tràng hãy THỌ GIỚI ĐẠO TRÀNG, TRÌ GIỚI theo TÔN CHỈ có một tinh thần Quyết Định gọi là ĐỊNH, khi GIỚI đồng với ĐỊNH xong liền Lãnh Hội bảo pháp gọi là TUỆ. Lúc đã có sẵn Trí Tuệ phải thực hiện BA LA MẬT ĐA về với CHÂN TÔN TRỰC GIÁC.

Cao quí thay lời vàng chăm chỉ cứu chữa các con bệnh mê lầm thật chu đáo tỉ mỉ thay, mấy ai đã tỏ rõ thâm tình của Chí Tôn Vô Thượng? Từ ngôn từ Ấn Quyết các chư Tăng lãnh hội tu hành, ban bố GIỚI ĐỊNH TUỆ cũng cố nghiêm túc quá đà, nên chi GIỚI ĐỊNH TUỆ kia trở thành vô ích lầm mê. Giới gìn giữ Giới. Định Tọa Thiền Xuất Định hay Ổn Định hoặc Cố Định, tùy theo chư Tăng chỉ đạo liền phát sanh Trí Tuệ. Làm như thế, giải như thế tất cả thảy đều có mỗi một Định Hướng Tận Diệt Nghiệp, tận diệt hiểm sâu độc ác, xa lìa nghịch pháp, huân tập thiện chân, dùng Tịnh Diệt tu cầu đại thanh tịnh sa vào Tiên Đạo, trái với Thể Tánh Vạn Pháp, nên chi khác xa với con đường giải quyết vạn pháp với chúng sanh, bao giờ tu đạt đến Chánh Giác?

Các bậc tu hành, lầm đường lạc lối thành thử tu hàng vạn triệu kiếp chưa hình thành, chưa đoạt đến hoàn lai Chân Thiện Mỹ. Vì sao? Vì tu chỉ biết mình tu nhận lãnh chốn tu hành củng cố theo khẳng định, làm thế nào Trí Tuệ thoát sanh truy tầm duyên căn tận gốc để mà Tri Kiến Giải Thoát Môn?

Dù cho hàng Xuất Gia hay Tại Gia cũng đều là Giới Xuất Gia cùng Giới Tại Gia, mỗi GIỚI đều giữ trọn. Bằng làm Con Người phải giữ trọn tiếp đãi hoặc đối xử với con người cho trọn. Nếu là con người tự mang lấy Man Tâm Dã Thú thì thử hỏi có phải con người chăng?

Tinh thần nơi Đạo Phật cũng như thế. Khi bậc Xuất Gia nên chủ quán Thế Gian Giả cốt xuất ly Thế Gian, lìa hẳn Cấu Tịnh dị biệt giữa giới Xuất Gia cùng Tu Tại Gia, khỏi bị vướng vào sanh Tâm phân Dị Biệt. Còn Bậc Tại Gia phải nâng cao tinh thần hướng thượng, nhìn tất cả lý sự khổ đau của quần chúng, mới sanh tâm Đại Nguyện lướt qua từng bối cảnh mà tu hành. Đây chính là một bước đầu con đường Tri Kiến. Vì sao? Vì Xuất Gia là Pháp Môn VÔ VI Xuất Thế, Công Đức không màng, Công phu chẳng bỏ, lợi ích không cầu, Danh Nghĩa chẳng Tham, đó mới thật Xuất Gia Tri Kiến Giải Thoát. Còn bậc Tại Gia, gần Phàm Phu không làm mất hướng thượng nơi Thánh Ý.

Bậc tu hành rất cần hiểu sâu thâm nhập, mới rõ thấu Thể Tánh Vạn pháp để mà tu. Bậc chưa bao giờ hiểu thấu thể tánh Vạn Pháp, cuộc di chuyển vạn pháp, linh động nơi vạn pháp, thời dù cho tu bá thiên vạn kiếp chưa bao giờ giải quyết đặng Tử Sanh,vẫn trong vòng Tập Khí Sanh Tử mà Sanh Tử trôi giạt Luân Hồi. Đây là một mục đề căn bản, vạch lối để các bậc tu hành tìm chân tu trên con đường Giải Thoát. Khó khăn thay! Con đường Tu Phật, bậc tu hành dù cho viễn đạt đến đâu chăng, còn Tập Khí vẫn còn Sanh Tử, còn trong vòng Phật Pháp, Pháp Phật vẫn còn Tử Sanh. Dù bậc Đắc Đạo Tri Đạo khéo Thuyết Đạo đều là bậc tỏ rõ đường đi lối về Đạo Phật, làm sao thoát ly Đạo Phật mà Giải Thoát. Dù Phật đã dạy:Đạo Tràng Cứu Cánh Giải Thoát chăng, chưa giải quyết Sanh Tử vẫn chưa giải thoát khỏi Tử Sanh.

Đương thời Quá Khứ. Có một Vị Đại Sư Chỉ Đạo, một hôm có Vị Trưởng Giả đến thưa hỏi:

- “Bạch Đại Sư, Tri Kiến Giải Thoát. Còn Sanh Tử hay chăng?”

Đại Sư đáp: “Tri Kiến Giải Thoát không còn Sanh Tử.”

Thế mà Đại Sư vẫn đi trong Sanh Tử, hiện thân kẻ đưa đò, cốt tìm cho đặng vị Minh Sư thưa hỏi, mãi đến 18 kiếp mới gặp Minh Sư. Vị Đại Sư thưa hỏi như trên, Minh Sư đáp:

- “Còn Tập Khí chưa viên đạt, con đường Sanh Tử vẫn Tử Sanh.”

Đại Sư mừng rỡ bái tạ mới nhập Bát Đại Niết Bàn. So những điểm trên đủ tỏ rõ, con đường Sanh Tử là một con đường ấn quyết sanh tử, con đường quan trọng nhất cho bậc tu cầu Chánh Giác hoàn toàn Giải Thoát, không còn tập khí Sanh Tử là như thế.

Con đường nầy các Bậc, các Chư Tổ đã từng qua giải quyết sanh tử, gọi là MINH TÂM KIẾN TÁNH. Bậc tu trước tiên phải Minh Tâm tận soi Kiến Tánh. Tánh nó có bốn chỗ DỤNG khác nhau, bốn chỗ dụng nầy phải tận thấu mới thoát sanh, thoát diệt, tường tận chu đáo mà giải thoát.

THẾ NÀO LÀ BỐN CHỖ DỤNG?

- Một là: THỂ TÁNH vạn pháp Diệt xong mới Sanh.

- Hai là: Khi Chúng Sanh Thọ Chủng, chúng sanh Thọ Nghiệp thì Thể Tánh thuộc về Chúng Sanh gọi là CHỦNG TÁNH. Nơi Chủng Tánh nầy gồm có Chủng Tánh Bồ Tát cùng Chủng Tánh Chúng Sanh Tánh.

Chẳng khác nào Vị Trưởng Giả giàu có Tài Sản to lớn, vật dụng đầy đủ không thiếu sót. Trưởng Giả mang ra chia cho các con. Mỗi đứa con một món, không còn nguyên vẹn, không còn là Tài Sản. Thể Tánh và Chủng Tánh cũng như thế, do đó nên chi, mỗi mỗi chúng sanh mang lấy mỗi CHỦNG TÁNH. Chúng Sanh Tánh thành thử TÁNH và TRÍ của mỗi chúng sanh đồng đẳng, gọi là BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ của mỗi con người chia ra Lý cùng Trí chung gồm bao nhiêu chúng sanh có bao nhiêu Lý Trí. Lý Trí nầy thường xẩy ra chuyện đồng và bất đồng trong hàng Chúng Sanh Giới, do đó nên chi có NGHIỆP, nặng nhẹ trở thành Chánh Báo và Thọ Báo Sanh Tử Luân Hồi.

- Ba là: PHÁP TÁNH, Pháp Tánh trực thuộc về mỗi mỗi Chủng Tánh ưa chuộng mà đài thọ Cảnh Giới, đài thọ tùy theo Sở Nguyện cung cấp như ý nguyện. Chung gồm tất cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, cho đến Ngạ Quỷ, Súc Sanh cùng Địa Ngục Tứ Loài thảy đều tùy thuận biến hiện, không ngoài cơ cấu khởi sanh, bị diệt thảy đều là động cơ Pháp Tánh.

- Bốn là: Thể Tánh Vạn Pháp bị phân đối chia phân do CHỦNG TÁNH, chủng tánh củng cố trưởng thành Pháp Tánh, Pháp Tánh điều động diễn biến không ngừng bao che PHẬT TÁNH, lầm mê chúng sanh chưa chu đáo tận tường nó là: VÔ MINH gây nên con đường sanh tử. Bốn chỗ Dụng diễn hành mãi cho đến Hàng Bồ Tát nhiếp thâu vạn pháp, nhiếp thâu Lục Đạo, tự tánh tỏ tánh vẫn chưa đủ chu đáo phải trải qua hàng Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, những bậc Đại Bồ Tát tu Ma Ha Bát Nhã, Ba La Mật Đa sạch sẽ, chu đáo không còn Chỗ Dụng nào, thảy thảy tận thấu liền lạc mới không còn Tập Khí Sanh Tử.

TU NHƯ THẾ NÀO SẠCH SẼ BỐN CHỖ DỤNG?

- Một là: Nương nơi vạn pháp Tỏ Pháp mới sạch sẽ THỂ TÁNH, bằng củng cố, đứng yên, hư vọng mong cầu đến vẫn chưa đến, gọi là: Sanh Diệt, thường sanh hay bị-diệt vẫn chưa sạch sẽ Thể Tánh vạn pháp.

- Hai là: CHỦNG TÁNH, Kể từ hàng Chủng Tánh Chúng Sanh đến Chủng Tánh Bồ Tát qua hai tầm số khác biệt nhau giữa PHÀM và THÁNH, Con người với bậc Quân-Tử cùng kẻ Tiểu Nhân .

Chúng Sanh Chủng Tánh. Bủn Xẻn, Thù Hận Ương Hèn, Ganh Tị, Vặc Mắc, Lười Trễ, Tự Ái, Tự Mãn, Tự Tôn, Tự Sanh, Tự Ý, Tự Lợi, cuộc sống chết không ngoài CÁI ĂN, Cái Mặc. Những điểm trên khi va chạm nhau. Bủn xẻn trở thành so tính hơn thua. Được Mừng Mất Phiền gây thành Thù Hận Oán Cừu, Ương Hèn chưa bao giờ vươn mình, khi có kẻ vươn mình sanh ra ganh tị, tranh giành, tranh giành từ lời nói đến sự việc là phát sanh Vặc Mắc, gặp sự việc va chạm cá nhân bộc lộ Tự Ái, ưa thích cầu danh thường Tự Tôn mình là Đạo Đức, Tự Tôn là bậc Quân Tử, Tự Sanh ghét kẻ Tiểu Nhân chính mình tự mang nghiệp Tự Mãn, nơi Tự Mãn thành thử có riêng tư trở thành nơi Tự Ý đồng Tự Lợi.

Bậc tu hành cần nhất hóa giải Chủng Tánh Chúng Sanh Tánh, Chủng Tánh Chúng Sanh Tánh là nguồn gốc lầm mê, chủng tánh Chúng Sanh Tánh là sợi dây ràng buộc các bậc tu hành, dù tu cho đến mức nào, nó chưa sạch sẽ vẫn còn nằm nơi Chúng Sanh Thành Phật, Phật với Pháp Giới chúng sanh mà thôi. Mỗi một khi Chủng tánh chưa sạch phát sanh ganh tị, tự ái tự mãn cho nó là Nghiệp chẳng phải là Nghiệp, bởi tại chưa sạch sẽ chúng sanh trở thành ganh tị, tự ái, tự mãn mà thôi. Lúc sạch sẽ trơn liền, không bao giờ có những đố tật như trên đã nói. Phật Đạo Công Dụng phương thức cho chúng sanh giải nghiệp gọi là Nghiệp Chướng, Nghiệp Thức, Nghiệp Lậu cùng Kiết Sử, cho đến Nghiệp Căn, Nghiệp Trần cũng không ngoài giải sạch sẽ Chủng Tánh Chúng Sanh Tánh là một yếu tố cần nhất vậy.

Đến thời Chúng Sanh bước qua Chủng Tánh Bồ Tát Tánh nó không thể nào căn cứ được. Vì sao? Vì đương khi Thọ Nghiệp, chủng nghiệp chủng tánh nơi Chúng Sanh Tánh tiêu giải nhiều ít mà phát nguyện bước qua, thành thử có năng khiếu Thọ Lãnh Bảo Pháp, hiểu biết trọng yếu mà phát tâm nguyện. Do cớ sự trên nên chi Phật nói:Nơi Mê, chốn Ngộ nó không có Hạng Lượng, Mê làm Chúng Sanh, Giác Ngộ thành Phật. Lý Sự thành Phật thì rất dễ, mà giải quyết Sanh Tử thực hiện Chánh Giác khó khăn vô cùng, vì sao? Vì phải Tu mới Chứng, khi Chứng xong gọi là Không Chứng cũng Không Tu.

Hàng Bồ Tát chẳng còn Tánh Tự Mãn, Tự Ái, Tự Tôn, Tự Ý, Tự Lợi cùng Tự Sanh. Vì sao? Vì Tự Mãn, Tự Ái, Tự Tôn, Tự Ý đều là Pháp Hư Vọng, nó thường sanh hay diệt, thường cấu hay tịnh, chưa hẳn thuộc về Thể Tánh Chơn Như của Vạn Pháp. Lại nữa:Tự Mãn, Tự Ái, Tự Tôn đến Tự Ý liền Tự Sanh Tăng Thượng sai lạc với con đường Giải Thoát. Bồ Tát thật tỏ rõ những Tánh kia còn dung túng, còn tập nhiễm, còn cô đọng gìn giữ nó, dù cho thuyết pháp thuyết minh lời lẽ in tuồng như Phật chăng vẫn là lời Ma Thuyết.

Hàng Bồ Tát khai trừ Chủng Tánh Bủn Xẻn Thù Hận ganh tị và vặc mắc, những Tánh nầy không bao giờ trưởng thành Phật Đạo. Vì sao? Vì Bủn Xẻn sanh nở thù hận, Ương Hèn là nơi chốn trú ẩn của chủng tánh chúng sanh an dưỡng nơi Ngạ Quỷ, Súc Sanh cùng Địa Ngục. Lại nữa, Chủng Tánh Bồ Tát chủ yếu nhiếp thu Pháp Giới cốt tường tận. Từ Chủng Tánh Chúng Sanh Tánh của mỗi nơi, mỗi chỗ, Thọ Nghiệp tất cả Vũ Trụ Tam Thiên có hằng hà sa số khởi sanh, từ nơi sanh ấy Thọ Chủng phát hiện Cảnh Giới các Cõi, gọi là Thượng Sanh Hạ Kiếp không ngừng. Bồ Tát kiểm chứng nơi Thâm Tâm nơi ngưỡng vọng, Bồ Tát mới hay kẻ LƯỜI TRỄ là kẻ vặc mắc đứng thứ nhất, vặc mắc lười trễ mới phát sanh nghi ngờ, nghi ngờ tự sanh ra muôn nghìn Pháp Giới, vô tận Pháp Giới là một nơi sanh diệt không ngừng, do đó nên chi Hàng Bồ Tát phát nguyện Tinh Tấn, phát nguyện Đại Nguyện BI CHÍ DŨNG lướt qua từng Pháp Giới hóa giải nghi chấp. Bồ Tát thật tỏ rõ nơi nghi chấp nầy, chưa hóa giải Chủng Tánh Chúng Sanh còn cặn bã nào mang lấy nghiệp quả của chủng tánh ấy. Cũng như Chén Ngọc Bích không bao giờ chứa đựng món ăn nhơ nhớp, hàng Bồ Tát nhiếp thu suốt thông vạn nẽo, lại còn phải phẩm chất hôi tanh, do cớ sự trên nên chi Bồ Tát hóa giải gạn trừ sạch sẽ Chủng Tánh Chúng Sanh, thật thụ vào hàng Bất Thối Bồ Tát mà Tu Đạt.

Bồ Tát nhìn nhận tại sao các hàng tu chưa đến, chưa có một Lý Sự chứng minh, phải đi vòng với Chúng Sanh Tánh mà Thọ Nghiệp? Do nơi chưa sạch sẽ, nên Lý Sự bất tương song, chỉ tu nơi ngưỡng vọng mong đến mà chẳng đến. Còn hàng Bồ Tát không tu cầu đến mà đến, vì Bồ Tát, tu sửa tận gốc nên tất cả vạn pháp hồi tôn không còn mới sạch sẽ.

Bồ Tát biết rõ căn nguyên của chúng sanh Chủng Tánh vướng phải lỗi lầm mà Thọ Nghiệp mang pháp giới Thụ Sanh, còn cuộc sống hằng ngày do DIỄN CẢNH Bối Cảnh, Nghịch Cảnh, mãi lăn lóc nơi diễn cảnh bối cảnh, chưa bao giờ đặng an nhàn như Bồ Tát.

Thế Nào Là Pháp Giới?

Thế Nào Diễn Cảnh?

Pháp Giới nó trực thuộc Cố Định nền nếp sống, lẽ sống đang sinh sống của mỗi chúng sanh, không ngoài Thiên Sống, Nhân sống, A Tu La Sống, Ngạ Quỷ, Súc Sanh cùng Địa Ngục đang sống hiện tại Thế Gian, chia ra rành mạch củng cố mà sống gọi HOÀN CẢNH hay Số Kiếp con người.

DIỄN CẢNH, diễn cảnh do nơi khởi sanh trong từng thứ lớp trình độ giai cấp chúng sanh mà ra, mỗi một chúng sanh thảy đều Bình Đẳng Tánh Trí, mỗi mỗi đều mang lấy Lý Trí giai cấp trình độ mình, cuộc sống nó không ngoài CẢNH SANH TÌNH, bậc khác hơn lấy TÌNH mà Sanh Cảnh, chính là bậc Đạo Đức, được gọi là Quân Tử.

Từ Nhân Sinh hay Tứ Loài trong Vũ Trụ Tam Thiên đều hấp thụ SẮC PHÁP, nếu chẳng có Sắc Pháp thời chúng sanh không phát sanh Trí Tuệ hiểu biết đặng, cuộc diễn tiến đảo điên, Cảnh sanh Tình kết nạp, nên chi mới có Kiến Dục Ái Dục, được gọi là NGŨ DỤC Tham Lam, diễn cảnh thăng trầm xuống lên không dứt, nó in tuồng Pháp Giới, chính nó cũng là Pháp Giới Khởi Sanh, Khởi Diệt, Cấu Tịnh tạo thành vòng đai Luân Hồi Sanh Tử.

Hàng Bồ Tát thật tỏ rõ. Từ nơi Tánh Trí suy nghĩ nơi chủng tánh, do nơi Tư Tưởng phát huy Hồi Tưởng, Tư Tưởng làm Chủ Động của Suy Tưởng (suy nghĩ), trưởng thành Quán Tưởng đến Định Tưởng, mới phát hiện hành động cho nên mới gọi là:Tư Tưởng làm Mẹ Đẻ Hành Động. Hành Động này nó trực thuộc trình độ giai cấp của mỗi chúng sanh có mỗi hành động. Chủ Đích nơi nó xuất phát Tánh Tình cũng là Tánh Trí Hành Động, không ngoài đồng Hộp Hóa giữa chúng sanh với nhau, hay Bất Hợp Hóa mà có Diễn Cảnh Thuận Nghịch là hai con đường chúng sanh phải chịu lấy.

Bồ Tát thật rõ, còn rõ hơn thế nữa nên CHỨNG THỊ Vô Sanh. Thân Khẩu Ý liền lạc không sai lệch, nhờ như thế mới có uy nghi, uy thế của Bồ Tát. Bồ Tát liền Tuyên Thuyết:NHẤT NGÔN TRI KIẾN PHẬT làm cho tất cả nương nơi Bồ Tát, đó chính là con đường Bồ Tát Độ Chúng Sanh.

Khi Bồ Tát viên dung nương nhờ nơi tu trì Chủ Quán, Bồ Tát thường Quán Thế, pháp môn Quán Thế của Quan Thế Âm Như Lai Phật là con đường tự tại của Bồ Tát, con đường nầy nhiếp thâu đầy đủ Tịnh Bất Tịnh thảy đều Hiện Thân cứu độ. Bồ Tát thường đứng trong Diễn Cảnh Bối Cảnh của chúng sanh mà cứu độ, do đó nên chi Bồ Tát mới viên dung Nghe Thấy Biết tận tận, được gọi là: HIỆN NHẤT THIẾT SẮC THÂN TAM MUỘI.

Hiện Nhất Thiết Sắc Thân Bồ Tát đã từng lìa Ngã cùng Ngã Sở không còn Tự Mãn, Tự Ý, Tự Lợi, Bồ Tát Quân Minh Tha Lợi, do đó nên chi tỏ rõ THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG Tam Muội Pháp Môn làm Chủ Trì Thực Vô, Vô Thực, Chứng Tri Bát Nhã, gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát. Bồ Tát Ma Ha Tát không còn tập khởi, tập nhiễm trần lao, vì đã trải qua Chủng Tánh Chúng Sanh Tánh cùng Bồ Tát Tánh, Thực Chứng.

Hàng Ma Ha Tát đã thấu đạt Pháp Tánh là chỗ Dụng thứ ba, cũng là một yếu tố đáng kể nhất, trên con đường Vạn Pháp với Chúng Sanh, chúng sanh lầm lạc sa vào các Cõi cùng các Cảnh Giới Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới cho đến Tam Thế Phật phải Thị Hiện Cứu Độ nơi mù quáng của chúng sanh. Kim Cang Kinh đã nói:

Nhất Thiết Hữu Vi Pháp.
Như Mộng Huyển Bào Ảnh.
Như Lộ Diệt Như Điển
Ưng Tắc Thị Như Quán.

Pháp Tánh kia nguyên thể vốn Vạn Pháp, Như Nhiên Bất Biến, do nơi Chúng Sanh lầm lạc Thọ Chủng, trở thành Bị Biến Diệt Sanh, thêm vào đó phát sanh hư vọng đảo điên, vạn pháp kia tùng theo hư vọng đảo điên mà ứng hiện, thành thử gọi là PHÁP TÁNH VIÊN DUNG BÌNH ĐẲNG, có nghĩa tất cả Chúng Sanh, nó nghĩ như thế nào thảy đều ra thế ấy, đứng trước khía cạnh bá thiên Vạn Lý đến Vạn TRÍ thảy đều có cái Chân Lý PHẢI nơi nó, cho đến nổi TÁNH nào, CHẤT nào, PHẨM LƯỢNG nào, vẫn đều Chánh Báo Thọ Báo không sai với nó, tựa như Bóng với Hình, làm cho tất cả chúng sanh khó thoát khỏi Tử Sanh cùng Sanh Tử trong khi đã từng sạch nghiệp, sạch Lý vẫn còn Tử Sanh Sanh Tử, dù cho bậc tu hành không chấp nhận Pháp Tánh Vạn Pháp trao trả hư không vô tận, vẫn bị nơi KHÔNG của Pháp Tánh điều động thì sao?

Bậc Ma Ha Tát nhìn nhận, trước kia Chúng Sanh Trí Tuệ thuộc về Viên Dung Như Lai Trí. Như Lai thời không thể chỉ, còn viên dung Như Lai làm như thế nào để biện minh. Nhưng Tập: CẨM NANG nầy cốt lưu cho tất cả các bậc tu hành dễ nhận-chân thực hiện vào con đường giải quyết Tử Sanh thành thử phải diễn giải trên.

Trí Như Lai Viên Dung chung khắp. Khi Chúng Sanh Thọ Chủng Tánh Chúng Sanh, thì Trí kia vướng vào TẠNG THỨC, nhưng tất cả thuộc về Hạt Giống Như Lai nên Trí Hóa phải tùy thuộc nơi Như Lai Tạng. Như Lai Tạng trực thuộc về mỗi Tạng Thức củng cố nhận lấy Tạng mình làm bảo trì Lý Trí Như Lai Tạng với Pháp Tánh lại đồng thể như nhau, do đó từ nơi Phải Trái Tốt Xấu Hư Nên tất cả Ngôn Từ, Ngôn Thuyết thảy đều chung qui NHƯ VẬY.

Tạng Thức mỗi mỗi chúng sanh đồng NGHE THẤY BIẾT, nhưng bất đồng do nơi Chủng Tánh khác nhau. Phần Pháp Tánh do chúng sanh lầm lạc Tạng Thức mộng tưởng mới hình thành, do mong muốn mà ứng hiện, tùy tùy từng lớp ứng hiện không thiếu sót, cho đến nổi những bậc giải Lý tầm Chơn vẫn là Chân Lý Pháp Tánh ứng hiện, lầm lẫn thụ chấp kiến tạo an trụ lầm nơi sở chứng của mình, nào ngờ vấp phải mù quáng, cho nên không thể công dụng Văn Tự Minh Thuyết hoặc Thuyết Minh để phơi bày cho tường tận, nơi chốn diễn biến của Pháp Tánh. Duy nhất các bậc tu hành vừa hiểu biết vừa THỰC HIỆN mới THÂM NHẬP, mới VIÊN DUNG nơi TỎ TÁNH mà thôi.

Khi tỏ rõ tận thấu Pháp Tánh mới được gọi là MINH TÂM, lúc thu nhiếp Pháp Giới tường tận hàng hàng lớp lớp mỗi mỗi khẽ động giao tế, từ tư tưởng đến hành động Cớ và Sự, nhiễm như thế nào phát sanh Lục Căn, Lục Trần, Thân cùng Tâm phương diện nào, gọi là CHỦNG, phương thức nào cho là Nghiệp. Sự Lý đọng vọng, Bậc nào dùng SỰ làm Phật Sự, kẻ nào dùng LÝ tu hành, Tánh cùng Tướng kết nạp hình thành như thế nào thảy đều tận tận không hề thiếu sót, đó mới gọi là MINH TÂM KIẾN TÁNH, ngoài ra chớ nên dùng Có Sắc Pháp hay Sắc Tướng Cầu Báo. Lại chớ nhận Không, dụng Trí nơi an trụ xứ, hai điểm này bậc tu chưa Thông Đạt, Tận Thành, hãy còn nghi vẫn phải thực hiện đến lúc giải quyết đặng Chúng Sanh cùng Vạn Pháp, rất tường sai, Ly tận đoạt Chơn. Vì sao? Vì TẬN TÁNH tỏ chơn đường đi lối về SANH TỬ. MINH TÂM Trực Ngộ PHÁP TÁNH diễn hành, Thọ Chủng TÂM THỨC trực thuộc NHƯ LAI TẠNG điều động.

Bồ Tát Ma Ha Tát. Trước tiên phải là bậc tu đạt Bát Nhã Trí, khi Bát Nhã Trí viên thông ra vào Viên Giác mới Chứng Tri Ma Ha Tát. Bậc tu cầu phải đi vào con đường Tứ Nhiếp Pháp cùng Lục Ba La Mật Đa. Ba La Mật Đa thành tựu Bát Nhã Trí, đoạn trên đã nói: Chớ nên dùng KHÔNG lìa Trí mà an trụ xứ rất tai hại đường tu, sai với Tinh Thần Giải Thoát.

Ma Ha Tát đã giải quyết Ba chỗ DỤNG. Chủng Tánh Chúng Sanh Tánh và Bồ Tát Tánh, tu đạt đến Tận Tận Vô Minh, Vô Minh liền Tận, chưa bao giờ hàng Bồ Tát Tận Diệt Vô Minh, thành thử trơn liền, không còn PHẬT CHỦNG là Phật Tánh nữa. Bồ Tát thành Phật Độ Sanh, trải qua xây dựng Quốc Độ SẮC TƯỚNG Bất Biến Thường An Bất Diệt vậy.

Hàng Ma Ha Tát rất thâm nhập Lý Chí của các lời Phật Ngôn chỉ giáo hướng dẫn chúng sanh trên con đường Giải Thoát. Chư Phật dặn dò tất cả các bậc tu hành chớ nên Chấp Trụ, lìa hẳn Lý Sự đảo điên mộng tưởng, phải tu cầu lãnh lấy sự tu cầu bằng Pháp Vô Lậu, sẽ kết quả Vô Biên Xứ, Vô Định Xứ, tỏ Vô Tận Xứ rốt ráo giải thoát Niết Bàn hai cánh cửa Niết Bàn mà Chánh Giác cho nên Phật nói: KHÔNG ĐẮC mà ĐẮC. KHÔNG CHỨNG mà CHỨNG. KHÔNG ĐẾN mà ĐẾN. KHÔNG Công Đức mới gọi là CÔNG ĐỨC. KHÔNG THÂN mới là THÂN. Những Ấn Chỉ Phật Tôn nầy, chỉ có hàng Ma Ha Tát, đã từng thấu, vì sao? Vì hiện diện chúng sanh đang còn Bốn chỗ DỤNG, đang trực thuộc vạn pháp tử sanh chưa giải quyết sanh tử, trong lúc đảo điên hoài vọng năng chấp bị trụ lầm lẫn Sở Đắc Chứng Tri, thảy đều mơ màng nơi diễn ảnh, mộng tưởng Niết Bàn hai cửa HỮU VÔ, làm thế nào Chánh Giác? Đây là những điều các hàng Ma Ha Tát trải qua thâm nhập, nên chi hàng Đại Bồ Tát NGHE THẤY viên dung, tỏ rõ tận tận Vô Biên Xứ, chưa hề có chỗ nghi nào cả. Có một thời VÔ THƯỢNG TÔN Ấn Chỉ, cốt cho tất cả các hàng Tín Tâm tu tập, hãy nương theo đó mà nhận chân Pháp Tánh, tư tưởng hình thành Ngài nói:

THÂN thời đầy đủ vẹn toàn.
Phần Tâm Trí Óc, của Tiên Thánh Thần.
GIÁC Hoàn chính thật là THÂN.
Tại sao, ngơ ngẩn phân vân nỗi gì?
Tìm đâu, nhìn thẳng bài Thi.
Lời TA đã nói những gì PHẬT TÔN.


Trải qua hàng bao nhiêu năm, hiếm bậc tu hành hiểu đặng. Vì sao? Vì lời Ấn Chỉ vẹn toàn, tất cả các hàng tu chưa đến nơi Giác Tướng, đang còn vướng vào BỐN CHỖ DỤNG quay quần, từ Chủng Tánh đến Pháp Tánh là nơi Tiên Thánh Thần sở chấp an trụ, bậc tu đa phần chỉ đang tu để tỏ đường tu, thành thử chẳng nhận chân giá trị Ấn Quyết. Khi Chúng Sanh đang ở nơi chốn thấy, chưa bao giờ thấy đặng. Lúc Chúng Sanh vượt tầm chốn Thấy mới Thấy đặng mà thôi, gọi là: Ở nơi Nghiệp chưa thấy đặng Nghiệp, thoát khỏi Nghiệp mới thấy Nghiệp. Hàng Chủng Tánh Bồ Tát đang nhiếp thâu vạn pháp, chưa tường tận vạn pháp, đến khi bước sang Ma Ha Tát mới tỏ rõ vạn pháp là CÁI GÌ?

PHẦN BA.
ẤN CHỈ VỀ SẮC TƯỚNG

Phần Sắc Tướng chung gồm Sơn Hà Đại Địa Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, Tam Thế cùng Tịnh Độ, Quốc Độ chư Phật, cho đến Tứ Loài, thảy đều Hiện Tướng từng lớp Chúng Sanh, từng hàng chư Thiên, chư Tiên, chư Bồ Tát cùng chư Phật Thị Hiện, mỗi mỗi lớp lớp đầy đủ trong thế giới, ngoài các Cảnh Giới thảy đều thị hiện như nhau. Chúng sanh cùng chư Phật, Bồ Tát với chư Thiên, Ma Tằng, Quỷ Quái, Hải Tặc Sơn Lâm cho đến bậc Thiện Căn, Thiện Chí, Thiện Cảm, Thiện Nhân đồng hiện Thân Thể Sắc Tướng, cốt cách hình dạng ấy tiêu biểu thời Quá Khứ, nên chi hiện tại HIỆN.

Do đó nên chi Thế Giới của con người, đứng trong một nước đều nhìn nhận có từng hàng, từng lớp người, từng giai cấp cử chỉ hành động sai khác nhau khó ăn ở đồng đẳng nhau. Bằng hộp hóa với nhau gọi là Tri Kỷ. Diễn Giải như thế để tiêu biểu trong một nước chung gồm đầy đủ hạng người quá khứ đã từng trực thuộc sinh sống các Cõi Thượng Sanh, Hạ Kiếp nay trở lại Thế Gian với những điều, một là Bị Sanh từ Cõi Trời hoặc Cõi Tiên nơi Thượng Sanh Bị Hạ Kiếp. Hai là từ Địa Ngục Ngạ Quỷ, Súc Sanh nay ĐẶNG Sanh về Nhân Thế. Ba là LAI Sanh con người sanh lại con người. Bốn là ĐƯƠNG Sanh các hàng Bồ Tát Thị Hiện Cứu Độ chúng sanh. Sự hỗn hợp nầy không riêng chi ở Thế Gian các Cõi, các Cảnh Giới thảy đều hỗn hộp sanh sản đầy đủ từng lớp Hiện Sanh Hiện Tướng Bá Thiên Vạn Cõi trong Vũ Trụ về với một Cõi mà Hiện Thân.

Bậc tu hành trên con đường giải quyết Vạn Pháp với Chúng Sanh, những vị nầy tu hiện tại, nhiếp thu quá khứ, tận dụng Sắc Tướng lìa Sắc Tướng nhiếp thu Giác Tướng thu đạt Như Tướng Tận Giác, con đường nầy là một pháp môn: PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN GIÁC.

Bậc nầy khi đã từng biết sự hiện thân sắc tướng đầy đủ hạng người không thiếu sót vũ trụ Tam Thiên thăng trầm lăn lộn không ngoài lầm mê sanh tử, tự SANH sợ DIỆT, Tự MÃN sợ KHINH, Tự TÔN sợ THỊ, Tự Ái nên rụt rè cố thủ trở thành Bản Ngã Cá Nhân, phát sanh bao nhiêu nghi ngờ Ganh Tị, cho nên các Cõi có hình tướng Sắc Tướng thảy đều phục vụ Căn Bản là TỰ SANH làm con đường Sướng Khổ lẽ sống, sự sống, cung cấp sắc tướng trường tồn, phụng sự Sắc Tướng bất diệt, phải lầm vào THỌ NGÃ GIẢ TƯỚNG, Thọ Ngã Giả tướng là nơi hư vọng nên khởi sanh liền Diệt, khởi cấu khởi tịnh để an trụ nơi thường an, bậc tu hành đang còn Chủng Tánh, chủng tánh ấy chưa sạch sẽ dù cho tưởng bằng Tướng chi không ngoài GIẢ TƯỚNG, giả tướng nọ nó không ngoài bốn chỗ DỤNG như trên đã nói.

Bậc tu Tự Tánh Tỏ Tánh thường Quán Sắc Tướng không nhiễm Trướng gọi là Phật Pháp Bất Ly Thế Gian Giác. Bậc nầy gần thế gian Tâm không mắc miếu, hóa giải nghi chấp nên chi nơi cái thấy thường thấy lỗi lầm nơi thân tâm mình mà hối cải.

Lại nữa: Thật tỏ rõ con đường tu cầu Giải Quyết Tử Sanh, nhận lấy hiện tại nhiếp thu quá khứ, còn về phần Vị Lai, kiểm chứng nơi Công Đức Công Năng Bất Thối, do đó nên chi như nhiên tỏ rõ thời quá khứ. Còn hàng Tiên Thần cùng hàng Nhị Thừa với Chúng Sanh Tánh tu cầu tỏ rõ Quá Khứ Vị Lai hơn hiện tại tỏ ngộ bản thân Tâm không nhiễm trước, của hàng Bồ Tát, vì sao? Vì hàng Nhị Thừa Tiên Thần chỉ lìa trần cấu mà nhiễm Pháp Tánh, Tận Diệt Bất Tịnh lại nhiễm Thanh Hương, lìa Tối nhiễm Sáng, lìa Thô nhiễm Thanh trở thành không nhiễm, trái lại bị nhiễm trước.

SẮC TƯỚNG là một chốn phơi bày Hiện Tướng thời Quá Khứ nay đã kết chung hình thành nên ứng hiện đủ màu sắc, từ Tướng Hình Cử Chỉ đến Hành Động thanh thô giữa Nhân Loài, mặt ngoài nhìn thấy nó bất đồng, nhưng bậc Giác Tướng thấy nó rất đồng theo Tánh Trí Bình Đẳng của nó hiện ứng thân nơi nó, hoàn cảnh hiện hữu của nó, trở thành rất nhiều Thế Đứng trong xã hội hiện đại nầy.

Khi bậc tu cầu lấy Hiện Giác, phải hiện từ nơi Thế Gian đến Xuất Thế Gian đầy đủ Vũ Trụ tỏ rõ Nhân Loài nó như thế nầy, nó phải hưởng như thế ấy. Nó như thế nọ nó phải chịu như thế kia. Nó như thế khác, nó phải đi theo thế khác mà lãnh lấy trách nhiệm sướng khổ, do tại nơi nó mà ra, chớ chẳng ai làm cho nó phải như thế. Thế Đứng nơi Sắc Tướng phải tận tận. Thị Hiện Viên Dung suốt suốt đó là Giải Thoát, chớ không chi Giải Thoát.

SẮC TƯỚNG Thân Hình, không bao giờ thay đổi mà nó vẫn đổi thay, gọi nó không khác mà khác. Hoàn cảnh khẳng định không bao giờ thoát nổi. Nhưng nó lại vẫn thoát sinh đến mức rất an bài.

Bậc không khác mà khác. Hoàn cảnh không thoát nổi mà thoát rất an bài. Những bậc nầy có Căn Bản tự lượng lấy mình, tự chính bản thân phải bổ sung những điều thiếu khuyết, bằng dư giả phải giảm đi. Tự Trọng mình, Tự Tôn không khinh rẽ kẻ khác, đây là một cơ bản tiến thân Sắc Tướng đáng kể.

Những bậc không khác mà khác. Không thoát mà thoát nó vấp phải BA điều kiện nầy phải trải qua hàng bao nhiêu Công Năng Công Đức mới vượt khỏi, bằng vô tư không khai triển khó thành đạt được mục tiêu trên để đi trên con đường giải quyết Sanh Tử.

THẾ NÀO LÀ BA ĐIỀU KIỆN GIẢI QUYẾT?

· Điều Kiện thứ nhất: TRÌNH ĐỘ TRÍ TUỆ.

· Điều Kiện thứ hai: TƯ THẾ. GIAI CẤP.

· Điều Kiện thứ ba: HOÀN CẢNH THUẬN LỢI.

Hoàn Cảnh thuận lợi rất là hiếm, vì sao?
Vì nơi Diễn Cảnh hằng ngày, diễn cảnh nầy do trong hoàn cảnh phát hiện, hay do ngoại cảnh thâm nhập mà phát sanh vì Sắc Tướng va chạm bất tương đồng thường xẩy đến. Khi Nhân Sanh có điều kiện thứ ba hoàn cảnh thuận lợi, lại sanh Trí Tuệ kém, xác thân lười trễ, giai cấp hoài mong hơn là thực tế, nên sự Công Năng yếu khó vượt qua để tỏ rõ sống chết tử sanh nguy hại đến mình làm sao thoát khỏi? Ba điều kiện trên nó mãi chênh lệch kéo dài cho đến bá thiên vạn kiếp Tử Sanh, Sanh Tử không ngừng, nếu hiện tại không giải quyết thời đừng mong đợi Vị Lai nó an bài.

Trên Quả Địa Cầu có gần đến một phần tư Tín Chúng về Đạo Phật, có đến bảy mươi phần trăm bậc Tín Tâm với Phật Đạo. Nhưng rất hiếm bậc chu đáo thâm nhập Tỏ Tánh như thế nào, chưa tận thấu Minh Tâm suốt suốt ra sao để giải quyết con đường sanh tử, Vạn Pháp với Chúng Sanh, thì làm sao tiến thân rốt ráo với Ba ĐIỀU KIỆN đang vấp phải?

Tập CẨM NANG Giải Quyết là Tập đã từng qua diễn khúc đắng cay, trải qua hàng bao nhiêu thế kỷ truy tầm thăng trầm vô số kể. THỊ HIỆN, ỨNG HIỆN chẳng biết bao nhiêu bận. Nay mới mang ra diễn giải khúc nôi tạo thành CẨM NANG Cúng Dường chư Phật lưu lại bậc Tín Tâm, đưa đón Quần Sinh vào con đường duy nhất GIẢI THOÁT MÔN cứu thế, Thọ Ký Nhân Sinh giai thành Phật Đạo.

SẮC TƯỚNG vốn thể Như Nhiên Giải Thoát. Vì sao? Vì Sắc Tướng diễn xuất từ nơi:THÀNH TRỤ cho đến HOẠI KHÔNG chớ chưa hề có DIỆT, nó rất phù hợp với con đường tu Giải Thoát. Vì con đường Giải Thoát nương nơi Vạn Pháp Tỏ Pháp, Pháp HOẠI hết lầm trở thành TỎ PHÁP chớ chẳng Diệt Pháp Ngộ Pháp bao giờ. Nó lại nương nơi Sanh Tử, giải quyết Tử Sanh, HOẠI, Tử Sanh trở thành BẤT DIỆT, không còn chốn Diệt Sanh liền thành BẤT BIẾN, BẤT BIẾN TRONG SẠCH nào có Ba Điều vấp phải?

VƯƠNG TÔN Thọ Ký
Kỷ niệm ngày Đại lễ 30 tháng 9 Ất Sửu