–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

29. TƯ TƯỞNG ĐẠI DIỆN LINH HỒN

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 9662)
29. TƯ TƯỞNG ĐẠI DIỆN LINH HỒN
Do như thế nào Tư Tưởng đại diện Linh Hồn?

Vì tất cả Nhân Sinh Tứ Loài sống không ngoài Tư Tưởng. Tư Tưởng làm Bá Chủ hoàn cầu, cho đến Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới chung khắp Vũ Trụ, nếu không nương theo tư tưởng thời không thể nào có cái sống, tuy nhiên tư tưởng nó có sẵn sự lý vui buồn sướng khổ được mất, nhưng không thể nào mất hẳn tư tưởng làm nơi sống cho con người đặng.

Nói đến dòng Tư Tưởng thường Tư Tưởng là tư tưởng, còn Linh Hồn là linh hồn, chớ chẳng thể nói tư tưởng là linh hồn đặng. Khi dòng tư tưởng phát huy có hệ thống, sáng suốt gọi nó là trí tuệ, chậm chạp đen tối, lầm lẫn cho nó là ngu xuẩn, thành thử mới có trình độ, chia ra giai cấp, cấp nào dùng tư tưởng theo giai cấp đó, trình độ đạo đức hoặc phi đạo đức thảy đều sử dụng, tuân hành tư tưởng của mình mà phát hiện, thật khó mang tư tưởng của giai cấp nầy sang trình độ kia mà sử dụng, chỉ trừ ra tâm chí bản năng của mỗi con người, tự chính mình phải cấu tạo, huân tập một thời gian làm cho tư tưởng lành mạnh, mới sử dụng được mà thôi, bằng cố ép giúp đỡ trong khuôn khổ nào chăng vẫn đều là kém phần kết quả như ý đặng, Vì sao? Vì mỗi một tư tưởng, nó có một bản chất độc lập nơi nó, một khi con người cố định mấy ai giải tỏa được nó, duy chỉ có con người đang mang chỗ cố định tự giải tỏa là xong.

Phật Đạo không công nhận Linh Hồn, chỉ chấp nhận Tư Tưởng lầm lạc, vọng khởi đảo điên, nếu tư tưởng trừu tưởng buông lung, gọi nó là loạn tưởng. Từ nơi toàn diện lầm lạc đảo điên, không kiểm chứng tư tưởng của bản thân mình, mải lao theo loạn tưởng, phục vụ vọng tưởng, mong cầu loạn tưởng trở thành nơi chân thật, chẳng bao giờ đến chân thật, thành thử mới có chỗ giả tạo. Nếu tư tưởng giả tạo thì sự việc phải thay đổi, đổi thay theo nhịp nhàng tư tưởng khẳng định, trở thành tạm bợ nơi mức sống của Tứ Loài nói chung, nhân sinh nói riêng từng cảnh giới đều sanh tử luân hồi thay đổi. Do đó nên chi Phật Đạo nói:Vạn Pháp Như Huyển Hóa. Đời là một giấc mơ, phải tu cầu giải thoát nơi mơ vọng về với Chân Tôn chứng trụ.

Còn đứng về phần Nhân Sinh Tứ Loài, công nhận có Linh Hồn cùng Xác Thịt. Có Tâm Linh báo ứng sự linh cảm, thiêng liêng, ngoài ra tận dùng Tâm Thức truy tầm cùng với Ý Thức kiểm nhận chia ra từng văn kiện. Sự đào tạo trên nó lại tùy theo năng khiếu của một người mà kết quả. Nếu chuyên theo Khoa nào, lúc trưởng thành thì dòng tư tưởng khoát đạt theo khoa ấy, trở nên nhiều khoa như : Y Khoa, Dược Khoa, Nha Khoa, Bác Học, Nhà Thông Thái Học, v.v... cũng không ngoài Năng Khiếu và Tư Tưởng nơi Thiên Tài Siêu Việt là cuối cùng của mức tiến thôi, không thể nào thấu đáo đặng Linh Hồn Bất Diệt đặng. Đạo Phật chẳng công nhận Tâm Linh, chỉ thừa nhận Năng Khiếu, cho Năng Khiếu là:Từ nơi Công Đức Phẩm tạo thành Công Năng lần tiến, từ bước đầu Ngạ Quỷ Súc Sanh lên đến Nhân Thiên, chư Thiên, chư Tiên Thần đến Thánh Hóa, mỗi mỗi bước tiến thảy đều cơ cấu chủng tưởng kết nạp hình thành Nhân Tài, Thiên Tài Siêu Việt từ nghìn xưa cho đến nay. Do đó Phật Đạo nói:Các Ông. Chung gồm tất cả Chư Thiên Tiên, trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, thảy đều Thọ Ngã Giả Tưởng hình thành, không ngoài Sắc Thinh Hương Vị Xúc Pháp sanh tử. Sự lầm lẫn nầy, nơi Mong Cầu nầy không ngoài Pháp Tánh biến hóa đủ hình thức, các ông ngỡ là Tâm Linh, chớ chẳng có chi là Tâm Linh cả. Vì sao? Vì các ông Có Tin mới Có Linh, bằng các ông chưa tin đâu có Linh ? Nếu các ông có đức tin mà chẳng soi sáng đức tin nơi mình, thời các ông vấp phải Loạn Tưởng Mê Tín Dị Đoan vậy

Bậc Toàn Thiện Chánh Giác, không công nhận mức độ Mê Lầm Tâm Linh của Bản Ngã Giả Tưởng, sống nơi cuộc sống Quần Chúng Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới Rồng Người, chìm đắm Sắc Thinh Hương Vị, cảm nhận, cấu nhận Thụ Nhận cùng chấp nhận Sắc Thinh Hương Vị. Nơi gốc gác lý sự chấp nhập kia do nơi Tư Tưởng điên đảo vọng tưởng liêu linh hình thành. Bậc Toàn Thiện thấu rõ tỉ mỉ từng li, từng tí của từng mỗi CHUẨN vi trần sát na thay đổi, đổi thay dòng tư tưởng, nhịp nhàng diễn biến làm cho tất cả phải lạc lầm nơi nó mà tử sanh. Bậc Chánh Giác phương tiện THỪA NHẬN cho mỗi Chuẩn, mỗi kết Chuẩn, mỗi Hợp thành Chuẫn, đến giai đoạn trưởng thành Chuẩn theo nơi Tác Động mà ra Vạn Pháp, làm lay chuyển chúng sanh, làm cho chúng sanh phải gây hấn, sống chết vui buồn trở thành Pháp Giới, trở thành Thọ Ngã Giả Tướng, không ngoài Bản Ngã Giả Tưởng, Bản Ngã Giả Tưởng nầy chính nó là Tư Tưởng đại diện cho Linh Hồn của chúng sanh Âm U theo Giả Tưởng mà phải lìa bỏ Chân Giác chưa về nơi Bát Đại. Đại Bát linh hồn Bất Biến thường còn vậy.

Sự thừa nhận nầy làm cho chúng sanh giai thành Phật Đạo, nên chi mới khuyến khích chư vị Bồ Tát Hạnh Nguyện Độ Sanh, Hành Nguyện thâm nhập Pháp Giới cùng với Tu Cầu Bát Nhã, đặng trọn lành thừa hưởng Bát Nhã Trí an vui Cực Lạc, khỏi vòng tư tưởng giả tưởng làm chủ thân mạng, làm chủ vạn pháp, tường tận Chánh Giác.

Lý Sự Hạnh Nguyện nầy là một rường cột duy nhất, vì sao? Vì Chúng Sanh đa bệnh Phật phải thi hành Đa Hạnh, nên chi Bồ Tát phải tận dụng ngôn ngữ thuyết giải Cử Chỉ Đạo Hạnh theo từng thứ bậc phù hộp, làm cho tất cả ưa thích, nương nhờ lý sự ưa thích ái kính mà dìu dắt chúng sanh. Phần Bồ Tát vẫn được lợi, nhiếp thâu tư tưởng từng lớp lớp mà thấu đạt Tư Tưởng Giả Tướng của chúng sanh lầm lạc sanh tử. Vì như thế nên chi Phật dạy, Bồ Tát nương nơi Mê mà trọn Giác. Còn Chúng Sanh truy tầm vọng tưởng Bản Giác trở thành mê.

Khi Bồ Tát tận dụng Đạo Hạnh không, cũng chưa đủ trên con đường tu cầu giải thoát vọng mơ, Đạo Hạnh phải kèm theo Chí Nguyện, mới gọi là Bồ Tát trọn vẹn Hạnh Nguyện. Bằng Đạo Hạnh đứng yên, đạo hạnh gìn giữ củng cố thời trở thành TƯỢNG GỖ CHỒI KHÔ, sống trong tư tưởng Thọ Ngã Rỗng Không khoảng cách.

Bồ Tát có Chí Nguyện, chính là Bồ Tát Hạnh đã từng Hướng Thượng. Bồ Tát Hạnh chưa Chí Nguyện là hạng Bồ Tát giả danh củng cố tư tưởng, chưa bao giờ khai thác tư tưởng nơi mình để sáng soi chung khắp mà Trực Ngộ.

Chí Nguyện Hướng Thượng là một chí nguyện cao cống nhất, chư Phật đã tận dùng trong khi bước sang đạo hạnh TỪ BI HỶ XẢ đạt đến rốt ráo giải thoát hoàn toàn, do đó mà Bồ Tát tu trì Hạnh Nguyện qua từng giai đoạn, từ nơi Thanh Tịnh đến nơi Bất Tịnh, từng lớp lớp chúng sanh, với chủ đích phụng sự cúng dường Như Lai Thề Nguyện Sự thành thử không Ô Nhiễm, không Tập Nhiễm, chẳng mảy may chướng ngại sự việc mình đang hành, sự việc mình sắp làm ngày nay phải làm, chốn rỗng rang của Bồ Tát, với chí nguyện Bồ Tát không có văn tự hay ngôn thuyết để tán thán nổi, duy nhất bậc tu chứng Hạnh Nguyện chung khắp mới tường tận mà thôi, làm sao Chúng Sanh Tiên Thần Thánh hóa hay hàng Nhị Thừa chứng tri đặng. Do Hạnh Nguyện mà Chư Bồ Tát đặng Hành Sự, Kiến Sự Tổng Trì Đà La Ni Tạng vào giòng Như Lai, nhập nơi Chánh Định Tam Muội làm chốn tạm trú của Bồ Tát, đặng Chư Phật thọ ký thành Phật.

Vòng đai Tư Tưởng Đại Diện cho Linh Hồn Bát Đại, gọi là Đại Ngã chung khắp viên minh thường còn, Tư Tưởng ứng trực chủ đích thuyên diễn đầy đủ PHẨM CHẤT VIÊN MINH ĐẠI NGÃ chung khắp. Vì lầm mê chung khắp Thọ Ngã nhận lãnh, mỗi một khía cạnh tư tưởng làm chốn an trụ trở thành Chúng Sanh Giới Hạn. Phần đại diện phải linh động dung thông từ Tịnh đến Bất Tịnh đâu đâu vốn thuyên diễn chẳng thiếu sót, cho nên tư tưởng mới làm chủ động Tam Thiên và Tam Thế Phật. Nơi Tam Thế Chư Phật đồng nương Bổn Nguyện, tận độ chúng sanh rốt ráo mà Chánh Giác. Do đó nên chi mới có Chư Phật Thị Hiện, chúng sanh gặp Phật. Nơi Thị Hiện này là cương vị Hiện Thể của Chư Phật. Còn hàng Bồ Tát lai trần nương Thể mà Hiện thời đặc tránh qui chế Thể Hiện. Chư Phật Hiện Thể có thẩm quyền độc lập, chứng minh Vũ Trụ. Bồ Tát Thể Hiện cứu khổ độ sanh chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng, vì vậy nên chi Chư Phật Toàn Chân Toàn Thiện Chánh Giác.

Đức A Di Đà Phật, Ngài bậc Vô Thượng Chánh Giác Chí Tôn, Ngài Viên Minh trùm khắp tư tưởng lầm lạc của chúng sanh, mỗi một bản ngã giả tưởng thảy đều là Tiểu Ngã Giả Tưởng, làm cho chúng sanh không có nơi thoát sanh khỏi vòng đai Tiểu Ngã, thành thử Chư Phật đồng nói: Chúng Sanh lìa Chân Tâm bất biến, lầm theo vọng tưởng làm Tâm sống theo động vọng. A Di Đà Phật ngài bèn ban hành cứu độ vảng sanh, làm cho chúng sanh kính ái phụng hành TỊNH ĐỘ Vãng Sanh. Tuyệt tác thay Vãng Sanh Tư Tưởng, từ nơi Động Vọng tối đen, trở thành Sáng Tưởng Tịnh Độ, vì sao? Vì Ngài thật tỏ rõ Viên Minh vòng đai sanh tử nơi Tư Tưởng. Các bậc tu hành trên con đường giải thoát. Tư Tưởng nó có hàng hàng lớp lớp diễn mãi không ngừng, chung khắp vô tận vô biên, nó như bãi cát Sông Hằng, mỗi hạt cát đều một khởi điểm, chủng chủng nơi nó khác nhau. Phần chúng sanh Rồng Người Tam Thiên Vũ Trụ, phải tuân hành chấp nhận lãnh lấy một hạt cát. Hạt Cát nầy, nếu biết sử dụng làm cơ giới tu hành thời nó biến thành Hạt Giống Như Lai, bằng lầm mê thì nó lại là Bản Ngã Tiểu Ngã Giả Tưởng. Tiểu Ngã Giả Tưởng không thấu đạt bị làm chúng sanh. Nếu chung gồm bản ngã giả tưởng thấu đạt thì trực thuộc Đại Ngã Niết Bàn, kiến diện Như Lai, vỡ tan lầm lạc, Chánh Giác.

Bậc Chánh Giác nhìn nhận, khi lầm mê phải nương vào nguồn máy vạn pháp tư tưởng, nên mới có lời thệ nguyện Vạn Pháp Vô Biên Thề Nguyện Học. Khi giác ngộ chánh giác kiểm chứng lành lẽ rành mạch tất cả tư tưởng, lý sự nơi tư tưởng cử chỉ hành động thay đổi, đổi thay có mức độ, có liên hệ chủng nghiệp, chủng tánh, chủng tử, của mỗi GIỚI, mỗi hành vi tế nhị thanh thô, diễn xuất, rất tường tận cùng tận tận nguồn gốc điều hành nơi Như Lai Tạng ứng thân hiện, nên chi Bậc Chánh Giác không lấy chúng sanh, không công nhận có chúng sanh mà chỉ nhìn nhận Ứng Thân Hành Dụng của Như Lai, được gọi nó là TẠNG THỨC. Tạng Thức bao trùm lầm lạc, sống chết tử sanh do Tư Tưởng vạn pháp diễn hành. Tư Tưởng không lầm, thì Tạng Thức nào đâu có lạc? Không lầm lạc thì Viên Minh Như Lai kiến diện, kiến diện Như Lai đồng một. Làm như thế, tu như vậy vẫn chưa đủ bổ sung, Hiện Thể Tướng Bát Đại Niết Bàn. Vì sao? Vì Bát Đại phải trãi qua Đại Bát, nhiếp thu Tám Đại tận tận rốt ráo hoàn toàn Chánh Giác.

THẾ NÀO LÀ TÁM ĐẠI?

- Một là: ĐẠI ĐỊA (Đất)
- Hai là: THỦY ĐẠI (Nước)
- Ba là: PHONG ĐẠI (Gió)
- Bốn là: HỎA ĐẠI (Lửa)
- Năm là: HƯ KHÔNG.
- Sáu là: TẠNG THỨC.

Trong Sáu Đại nầy, Vũ Trụ chỉ có Tứ Đại: ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA. Ngoài Đất Nước Gió Lửa ra thì Tứ Loài có thêm Hai Đại Hư Không và Tạng Thức, thành thử Tứ Loài Lai Sanh làm chủ Vũ Trụ. Sự thừa hưởng của Tứ Loài nó không ngoài Chánh Báo và Thọ Báo nhịp nhàng nơi tư tưởng, vì như thế nên chi từ hàng NHÂN THIÊN dụng tư tưởng làm nơi tiến bộ, cho đến hàng Nhị Thừa phải tận dùng Định Tưởng mà sáng tạo Cõi Trời hay thành công các cơ sở chủ đích. Ngoài ra chỉ có Ba Cõi như:DỤC GIỚI. SẮC GIỚI và VÔ SẮC GIỚI cùng các cõi Thiên Tiên thì ứng dụng Hư không Tạng Thức, được gọi là Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Phẩm Lượng cùng chất độ nó tùy theo hàng hàng lớp lớp mà huân tập thành tựu.

Còn lại Hai Đại, vượt tầm gọi là Như Lai Đại cùng Giác Tướng Đại, nên chi lúc không lầm, không lạc kiến diện Như Lai hay Như Lai kiến diện chớ chưa thành đạt Như Lai thì phải thấu đáo Hư Không tận tận thấu Đại Giác Tướng Phật.

* THẾ NÀO LÀ HƯ KHÔNG TẬN TẬN?

Hư Không tận tận là con đường tu của Bồ Tát , Bồ Tát nương nơi Vô Ngã Giả Tưởng nương nơi vạn pháp lìa năng sở không trụ chấp làm mức tiến tận tận hư không mà trọn lành Giác Tướng, cho nên Bồ Tát mới gọi là KHÔNG ĐẮC mà ĐẮC, đó là tuần số nơi hư không không tận vậy.

Trên con đường tu cầu Tri Kiến Giải Thoát toàn diện không ngoài hư không không tận mà Tri kiến Phật, Phật Tri Kiến. Bước tiến nơi hư không không tận rất cao cống khó lấy văn tự hay thuyết ngôn mà giải ra nó đặng, duy chỉ các bậc tu hành thực chứng mới nhìn nhận thọ lãnh sở đắc mà thôi. Từ hàng Nhị Thừa cho đến hàng tu cầu Phước Báo Nhân Thiên thảy đều tận dụng Tư Tưởng, huân tập tư tưởng cho đến định tưởng thanh thoát an trụ nơi Thần Thánh Hóa, nó tùy theo nơi định hướng của mọi từng lớp mà thành tựu cảnh giới, thành tựu Hữu Vi Niết Bàn, hay lầm lạc hư không, nhận lãnh nơi hư không làm có, thọ chấp Niết Bàn không không tận cầu nơi chứng tri mình mà sa vào Vô Dư Niết Bàn. Từ chỗ HỮU (CÓ) cho đến nơi VÔ (KHÔNG), nếu chưa tường tận nơi Hư Không tận tận Giác Tướng hiện tiền, Tri Kiến hiện tại. Vì sao? Vì lìa Giả Tướng tận Giác Chân, xa bệnh mê liền Tận Giác. Bậc đã giác ngộ mới tỏ tường nói lên lời Chánh Giác rằng: NÓ CŨNG CÓ. NÓ VẪN KHÔNG. SẴN CHỖ KHÔNG ĐỒNG NƠI CÓ. Kẻ đọc tụng tin vâng trên văn tự đọc thuộc cốt chứng tri, ngoài ra chưa thấu đáo, làm sao kết quả quả vị chứng tri nơi mình? Thật ra Có Tu mới có chứng, đến hoàn mỹ không chứng cũng không tu hoàn toàn Chánh Giác.

Từ nơi Tam Tạng Kinh Điển, cho đến lời Vàng của CHÍ TÔN đều lời Khai Thị làm cho Tứ Chúng Ngộ Nhập, Ngài rất tường tận thấu đạt nơi chốn lãnh hội Kinh Điển lời Vàng nó không ngoài Văn Tự cùng Ngôn Thuyết cho các bậc đang thọ chủng vạn pháp tư tưởng thường tưởng cho đến định tưởng lãnh hội hiểu biết qua từng lớp lớp nhận lãnh lấy nó. Nó sai biệt với cơ sở chánh giác nơi Chí Tôn Minh Thuyết, thành thử Ngài nói:Ngón tay Ta chỉ Mặt Trăng, chớ chưa hẳn ngón tay Ta là Mặt Trăng, làm cho một số chân phật tử nương nơi kinh pháp tu trì đắc đạo. Lại có bậc lìa hẳn đường hướng, hủy diệt thuyết minh, tư tưởng trở thành Hiện Tưởng, nhận lấy Không chi cả mà lầm vào phi phi tưởng hủy diệt.

Lý Sự lầm lạc nầy. Chưa phải là Chân Lý Cao Siêu Phật Pháp khó hiểu khó nhận chân ra đặng. Cũng chưa hẳn. Tứ Chúng vì Chủng Tánh Chủng Nghiệp ngăn cản Vô Minh che khuất mà sanh tử.

Do nơi Túc Mạng thờ ơ, chưa đầy đủ Phẩm Lượng chưa trọn vẹn Năng khiếu. Nếu các bậc tu hành phải nghiêm túc, lý trí phẩm lượng, bước qua từng bước đồng phẩm chất khoát đạt thanh cao ngang hàng Chí Hướng với Bồ Tát, liền đồng với Bồ Tát có chi là Chủng hay Nghiệp? Cấp nào bậc nào, thứ nào, vị nào hộp hóa trưởng thành quả vị Tu Chứng không sai chạy. Nơi chốn Tinh Tấn nghiêm túc, tự bản thân mình phải tự nâng mình cốt giải quyết Thân Mạng, giải quyết Tứ Đại, giải quyết Tư Tưởng, công dụng Hướng Thượng, cốt khai hoang Tạng Thức về với Chân Như gọi là Như Thức, nếu tu như thế, năng suất như vậy làm gì có Nghiệp?

Đại Sức Quả Vị như Ông TU BỒ ĐỀ, khi đắc pháp Chân Không, thâm nhập tư tưởng, bản ngã giả tưởng, thưa gởi với Chí Tôn Như Lai, diễn đạt nơi Kinh KIM CANG câu Chính Như Lai không thuyết pháp mà con cũng không nghe pháp. Chí Tôn giải: Phải, chính ông không nghe pháp mà Ta cũng không thuyết pháp, tuyệt tác thay! Bằng Như Lai thuyết pháp. Tu Bồ Đề nghe Pháp thời các pháp nầy thảy đều là pháp hư dối, nhận là tư tưởng giả tưởng làm thế nào, thọ trì Giác Tướng để tận tận hư không, qua bên kia không không tận chánh giác.

Đến thời Lục Tổ Huệ Năng Ngài sở đắc Kim Cang câu: Ưng Vô Sở Trụ. Sanh như kỳ Tâm. Tâm không chỗ chỉ, qua tầm số chỉ sanh kỳ tâm, do đó Ngài mới thuyết minh Tự Tánh Di Đà, tỏ tánh Chân Nguyên mà hướng dẫn.

Đương thời Ông Ma Ha Ca Diếp. Đức Thế Tôn đưa cành hoa, Ngài mỉm cười, trao truyền Tâm Ấn Giác Tướng. Ma Ha Ca Diếp chứng tri: Thật Tướng, Vô Tướng Tam Muội Pháp Môn, phải trải qua hàng bao TAM MUỘI vạn pháp Thần Thông Tam Muội, mới chứng tri lìa Có, lấy Không tận tận không không đến nơi Phật Tướng Giác Tướng thì sao?

BỬU SÁM HỒNG DANH
Bạch Đức Chí Tôn Vô Thượng. Ngài ban hành lời Bửu Pháp, tuyệt tác thay, hiếm bậc thừa hành suy tôn lời Hương Phẩm Vị. Đệ tử nguyện suy tôn trường tồn minh thuyết Bát Đại, minh thuyết ấn từ qua từng hàng diễn khúc, làm con thuyền Bát Nhã thâu canh, đưa lý sự lầm lạc trở về nơi Ấn Chỉ Nhất Tôn Phật Thừa Ấn Giáo.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Tuyệt diệu thay! Thậm thâm vi diệu thay! An lành hộp hóa, an lành dung thông, an lành đồng đẳng. Mỗi một khi Hư Không tận tận chu đáo an toàn, giác hoàn Thân Phật, liền đồng đẳng Như Lai, hiện nhiên Bát Đại không còn, không có, Có Không trọn vẹn không thừa, Viên Minh Bát Đại.

NAM MÔ HẠ LAI VÔ THƯỢNG TÔN Kính Bái
Kỷ niệm Đản Sanh 24-12 Âm Lịch