–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

31. CHÂN LÝ THỰC TIỄN THẬT TU THẬT CHỨNG

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 10155)
31. CHÂN LÝ THỰC TIỄN THẬT TU THẬT CHỨNG
CHÂN LÝ THỰC TIỄN là con đường rất thiết thực, mang sự hiểu biết chính mình thực hành cho tất cả những bà con giòng họ bạn thân, cùng tất cả hàng xóm được chứng tri, nhìn nhận cao đẹp quý hóa, lại làm tấm gương soi sáng vừa cứu ngay thân mạng mình, vừa đưa đường hướng dẫn cho tất cả các bậc ưa chuộng Đạo Đức. Đối với các bậc Tu Phật hay Tôn Giáo hoặc Đạo Giáo nào chăng nữa vẫn sử dụng căn bản chính là TÍN NGƯỠNG, sau khi nhập môn phải TIN VÂNG, Tin Vâng cơ bản thực hành xây dựng Đạo Đức, xây dựng Trí Tuệ, xây dựng phát tâm tu cầu. Khi bấy giờ Ái Kính bậc Tôn Sư Đức Tin Chân Lý Giáo Môn mà thành đạt như chí nguyện.

Con đường Tu Phật, Tôn Chỉ Đạo Phật giải lầm mê về với Giác Ngộ. Bước đầu tiên Tín Ngưỡng đồng với Phát Bồ Đề Tâm rộng rãi, giải bỏ những lề thói nhỏ nhen vặc mắc, Tâm Chí rộng rãi bao dung, biết thương người như thân mạng chính mình. Khi bậc tu hành biết nhận lấy Vũ Trụ làm Nhà Cửa, lấy Quần Chúng làm bà con giòng họ, lãnh lấy món ăn biết đặng những món ăn nầy do tất cả gia công đủ lực kiến tạo để nuôi dưỡng tu hành Tri Kiến Giải Thoát, bằng mỗi một thân mình, ta không bao giờ kiến tạo nổi. Đây chính CÁI BIẾT TẬN CÙNG, CÁI BIẾT BẤT DIỆT nơi những vị tu đúng với CHÂN TÔN ĐẠO PHẬT. Vì sao? Vì bậc tu đúng Chân Tôn chính tu đúng Pháp Môn Bất Diệt Thường Còn Bất Biến Thân Tâm, Thường Còn Bất Diệt Tinh Thần Hướng Thượng cầu Đạo Bồ Đề, đoạt Quả Vị Tối Thượng, nên chi đã từng khởi Tâm Tối Thượng. Tâm nầy không bao giờ ích kỷ lạm dụng bất cứ mỗi một Sự Việc lớn nhỏ trái với Hạnh Nguyện trong con đường tu cầu Diệu Quả. Bậc thực hiện theo con đường Chân Lý, bậc nầy lìa Cá Nhân, Cá Tánh, lìa Bản Ngã, Lý không bao giờ Chướng, vì biết nghe tu học Đa Chúng, tu học tư tưởng ảo tưởng trở về Tự Tánh, thọ trì Kinh Pháp thâm nhập Lời Vàng Tạng Pháp nơi Chư Phật ban cho mà Sở Đắc Chân Lý. Khi Sở Đắc mới nhìn nhận Pháp Môn Bất Diệt chư Bồ Tát thọ trì. Con đường sanh diệt, diệt sanh thời các bậc đang tu hóa giải nghiệp, hóa giải Tâm, hóa giải Nghi Chấp, nương nơi vạn pháp tương đối, tu cầu tuyệt đối, tu như thế, hành như vậy. Chớ nên cực đoan, tiêu cực nghiệp mà ngồi yên, chớ nên nặng về lý lẽ, lý trí mà vấp phải lý sự gọi là Sự Chướng, Sự đã Chướng thì Lý vẫn Chướng, tu nơi giả tưởng nặng hơn Chân lý Thực Tiễn, lầm mê vào Pháp Tánh,làm thế nào Tri Kiến Giải Thoát?

THẾ NÀO LÀ PHÁP BẤT DIỆT GIẢI THOÁT?

NGHE THẤY BIẾT đều là Vạn Pháp. Khi đã lầm mê liền có nguồn Mê Bất Diệt vô cùng tận. NGHE THẤY BIẾT. Lúc tu Bất Diệt giải lầm mê, vẫn con đường Chứng Đạo Vô Sanh Bất Diệt vô cùng tận Chánh Giác. Vì sao? Vì mê lầm tu nương lầm mê, sạch lầm hết mê là Giác.

Nói đến CÁI NGHE, nó viên dung ghi nhận đầy đủ âm thanh ngoài ý định mọi từng lớp, dù cho bàng quan chưa lưu ý chăng Cái Nghe vẫn thu nhận. Thể Tánh Cái Nghe bao dung, chung gồm trải ra từng lớp lớp, tùy theo Giới nghe nhận, tùy nơi bậc nghe nhận không thiếu sót giới nào hay bậc nào. Do đó nên chi Cái Nghe Viên Dung. Bậc tu Bất Diệt phải viên đạt GIỚI ĐỊNH TUỆ, mới đúng chỗ Nghe từng giới giới, thấu đặng chốn Nghe của từng Giới, từng bậc không lầm lạc, bậc Nghe như thế mới tận thấu Nghe. Vì sao? Vì không nơi chốn nào là PHẢI TRÁI, có phải trái chăng hợp từng Giới thì Phải, không hợp nhau là Trái thôi. Do nơi thứ bậc trình độ giai cấp kể không hết nổi, có hàng hà sa số từ giới hạng, đến giới sanh qua tử giới. Nói đến Pháp Giới Chúng Sanh Giới thì Giới nào, Tánh Chúng Sanh nào nó sẵn có Thường Còn Bất Diệt nơi nó, bất di bất dịch của nó. Chớ nào phải Ta đi sanh diệt đâu mà cầu Bất Sanh Diệt? Ta nào có Vô Thường đâu mà gọi Ta thường còn thành Phật? Ta Tận Tận Thấu còn thấu hơn thế nữa, không chấp trơn liền hoàn toàn Giải Thoát.

Bậc tu cầu bất thối chuyển, chớ vì lời nói khen chê mà thoái chuyển, chớ vì lời nói hay giỏi, đánh giá cao nghe theo, hãy nhìn nơi sức chịu đựng bối cảnh không nao núng bình thường Tâm không loạn ảo. Vì bậc như thế đã biết tu tập quán chúng nghe biết được từng GIỚI, vì sao? Vì lời nói trực thuộc tùy theo từng GIỚI. Bậc biết nghe phải ĐỊNH và TUỆ nhận cái nghe. ĐỊNH cốt rõ từng Giới. TUỆ thấu rõ hoàn cảnh khỏi lầm nhận. Nơi lầm lạc do nơi cái Nghe lầm lạc sanh ra chướng đối cùng các nghiệp ngăn cản không ngừng. Cái Nghe tự do thoải mái, cái Nghe Bị nghe, cùng với cái Nghe Được Nghe. Ba trường hợp trên đây:Cái Nghe tự do thoải mái, đối với những bậc viễn đạt, không còn chướng ngại, phân biệt Cái Nghe, khi nghe từng giới sanh nói, hoặc giả trình bày, bậc nầy nghe xong hóa giải. Kẻ lãnh hội đặng mừng rỡ, do đó có Tự Do Thoải Mái đồng nghe. Hai nữa là:Cái Nghe Tự Lợi, được lợi cho mình về Tài Chánh, Danh Lợi, mưu sĩ thành công vẫn tự do thoải mái. Còn Cái Nghe Bị Nghe vì kém Tín Ngưỡng, kém Tin Vâng tu hành mức độ thấp. Khi nghe, chưa nhận đặng mà phải nghe, đây cũng gọi là Bị Nghe, lúc bị nghe thời tu vẫn bị tu, lơ là chễnh mãng, những bậc nầy nên cố gắng lướt qua khỏi bị nghe đến được nghe, biết nghe những gì chưa nghe, nay đặng nghe những gì chưa biết, nay được biết. Cái Nghe là một yếu điểm con đường Giải Thoát toàn chân, Cái Nghe cũng nguồn mê bất tận, vì sao? Vì Nghe tháo mở TỎ THÔNG nghi chấp, cũng cái Nghe vướng mắc thâm tâm nghi ngờ cố chấp không thể giải. Duy chỉ có GIỚI ĐỊNH TUỆ tự tu tự lượng mà thôi.

CÁI THẤY. Nói đến Cái Thấy của Cái Thấy rất đơn giản khô cạn, tầm thường thì làm sao Nhân Loài có Cái Sống để mà đặng sống. Vì sao? Vì Cái Thấy nơi cái Thấy nó không ngoài SẮC TRẦN Cây Cỏ Núi Sông Nhà Cửa Tiền Bạc, Vàng Ngọc, Tốt cùng Xấu, Đen và Trắng, thấy Chồng, thấy Vợ, thấy Con Cái. Cái Thấy của Cái Thấy nầy tầm thường thấp kém phàm phu tục tử. Dù cho có đặng Phước Báo, lúc Thoát Sanh đặng lên cõi Trời chăng vẫn là Cái Thấy của cái Thấy Chúng Sanh Thấy, gọi là Nhân Tưởng, Thiên Tưởng, Chúng Sanh Tưởng thảy đều thứ lớp Chúng Sanh Thọ Giả Tưởng mà thôi.

CÁI THẤY, rộng rãi bao la vô cùng tận tận, chưa hẳn nằm vào cái thấy NHỤC NHÃN Sắc Trần mỗi một chỗ thấy đâu thôi là cái thấy nhỏ nhen eo hẹp tầm thường khô cạn, cái thấy nó sẵn thấy các nơi như: Suy Tưởng Thấy, Hồi Tưởng Thấy, Niệm Xứ Tưởng vẫn Thấy. Chủ Quán Tưởng Thấy (sáng soi) Mơ Tưởng Thấy, Định Tưởng đến Thường Tưởng cùng Mơ Tưởng, Thường Tưởng Mơ Tưởng lâm nơi Vọng Tưởng mà Hoài Tưởng, Hoài cùng Vọng thường điên đảo Mộng Hành, tu khó trở về với Chân Lý Thực Tiễn, gọi là Mê Tín. Tất cả những điểm diễn giải trên, chung gồm lại thảy đều một Cái Thấy. Bậc tu biết nhận định chung gồm lại tất cả là Một thì Thấy hết. Bằng chưa biết nhận, năng phân bị biệt, chỉ mỗi một cái Thấy riêng tư từng thứ lớp, gọi là GIỚI THẤY, chưa BIẾT THẤY.

CÁI BIẾT. Nó bao quản tất cả cái Nghe cùng Thấy. Cái Biết nó cũng là PHÁP mà nó vẫn là TÂM, tùy theo mức tu nhận định, tùy theo đường tu sở chứng. Có bậc tu chứng PHÁP. Cũng có Bậc Sở Đắc TÂM, nên gọi là TÂM PHÁP BẤT NHỊ (là không hai), duy nhất nhất có Một. Khi kẻ lầm mê chưa nhận chân liên hệ, Cái Nghe vô tư tiêu cực thì cái nghe kia trực thuộc về Pháp, cái nghe nơi cái nghe chưa biết chi cả pháp nơi pháp. Lúc Nghe nhận Định, thì Định trở về TÂM, trực thuộc cái BIẾT, bấy giờ Tâm Pháp duy nhất nghe biết tường tận. Cũng như:Cái Thấy bàng quan, vô ý chưa nhận, vô tư chưa nhìn, thì cái Thấy nọ phục diện Pháp. Cái Thấy nơi cái thấy chưa biết chi cả cũng gọi là Pháp với Pháp. Khi nhận Thức, thời Thức về TÂM trực thuộc cái BIẾT. Bấy giờ TÂM PHÁP BẤT NHỊ THẤY BIẾT QUÂN MINH. Được gọi là CÁI BIẾT chung cùng NGHE THẤY. Sự NGHE THẤY BIẾT chung cùng không ngoài GIỚI ĐỊNH TUỆ. Khi bậc đa trí vĩ nhân hay bậc tự tu sử dụng tỏ thấu từng Giới, thông đạt từng ngành, thật biết từng Căn Cơ và Tánh Chất Tâm không quái ngại, vạn pháp không lầm, gọi là CHÂN LÝ SỞ ĐẮC, rốt ráo BẢN THỂ TÂM.

Con đường TU PHẬT, chủ yếu giải lầm mê về với Giác Ngộ. Sự sống còn vẫn là Pháp. Chết là Mất vẫn Pháp. Ăn uống nằm ngồi đi đứng, nhất cử, nhất động đều là Pháp, không ngoài vạn pháp, Nghe Thấy Biết trên đều là Pháp. Bậc tu hành đưa vạn pháp về với Tâm, Tịnh Tâm hóa giải không hai liền TRỰC NGỘ. Bằng chấp Pháp, Tự Ngã nơi Pháp, Tự Mãn nơi Pháp xưng danh, xưng tướng, xưng Sắc Hình thảy đều Tâm rung vọng động điên đảo, phải chạy theo vạn pháp diệt sanh, sanh diệt, chính điểm một điều đáng chủ ý: Vạn pháp thanh tịnh thì Tâm thanh tịnh, Tâm thanh tịnh không nương tựa Thanh hay Tịnh Viên Tịch Chơn Tâm, nếu nương tựa thanh tịnh chưa hẳn Chơn Tâm. Cần dẹp Động, dẹp Động là Tịnh Pháp đưa đến Tịnh Tâm, TÂM mới hóa giải động vọng nghiệp pháp. Cái Biết, Biết trong động vọng, vẫn Pháp biết Pháp. Cái Biết thanh tịnh dung hòa không vướng đọng, trực thuộc TÂM PHÁP BẤT NHỊ là TRÍ TUỆ. Vì sao? Vì không Ngã hay Ngã Sở. Bậc có Trí Tuệ rất hồn nhiên, bình dị, trọn hòa Giác Trí.

Lầm Mê Giác Ngộ thường biến dạng Mê và Ngộ, do như thế nên Chơn Tâm phải năng biến bị biến thành Tâm Pháp. Pháp và Tâm sai lầm vì động vọng, vọng động Pháp Tâm trưởng thành PHÁP TÁNH, làm cho tất cả vọng tưởng lìa Chơn Tâm, đảo điên Sống Chết hoài vọng mơ màng cầu báo mới có Chánh Báo Thọ Báo Nghiệp Sanh thành Chúng Sanh Tánh, Chúng Sanh Tánh là Tánh Sanh Diệt, Diệt Sanh qua từng giai đoạn thụ nhiễm, cái sống lẽ sống không ngoài Pháp Giới, nên gọi là Chúng Sanh Giới. Đức THẾ TÔN nhập Niết Bàn. Chư Tổ thừa kế chỉ dạy đã thấu đạt lầm mê cùng Giác Ngộ khỏi lầm hết mê với phương pháp Tự Tánh Tỏ Tánh, Minh Tâm Kiến Tánh được gọi Pháp Môn Đốn Giáo. Pháp Môn Đốn Giáo thích hợp với bậc Đại Căn, Đại Trí Dũng Mãnh hóa giải chấp mê. Tự Tánh phát minh cốt thấu đạt Pháp Tánh những cơn lầm nhận, lìa Ngã Ngã Sở nghi chấp thì động vọng tiêu giảm, Động Pháp trở thành Tịnh Pháp Viễn Dung. Thân Tâm vọng đảo trở thành Thâm Tâm Viên Tịch mà Liễu Ngộ. Khi Liễu Ngộ Chúng Sanh Tánh, thì Chúng Sanh Giới cũng không còn, đây gọi là con đường Đốn Giáo hàng Bồ Tát Hạnh Nguyện Thật Tu thời Thật Chứng không sai chạy.

Bậc Liễu Ngộ Chánh Giác, tận thấu lý sự lầm mê khởi điểm từ Duyên Căn chưa tỏ thấu bị vướng mê lầm. Khi tỏ rõ còn tỏ rõ tận thấu tỉ mỉ rốt ráo hơn thế nữa giải thoát Chánh Giác. Bậc Chánh Giác toàn chơn, toàn thiện cùng khắp không thiếu sót.

Khi Thọ Sanh Bị Sanh làm Chúng Sanh Giới, Giới Chúng Sanh là Giới bất di bất dịch yên yên, làm thế nào nẩy nở Pháp Thân vận chuyển? Đã không vận chuyển lưu hành thì không có Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Vì sao? Vì Pháp Giới là Thể nơi Sắc Tướng Hình Tướng, đã Tướng thì không thay đổi, không thay đổi được gọi nó Thường Còn, Chúng Sanh Giới phải vô tri vô giác thời sao? Đằng nầy vạn pháp, vạn pháp lại có sẵn Thể Tánh nơi vạn pháp, Thể Tánh phải linh động, linh động là Pháp Tánh, yên yên là Pháp Giới.

Pháp Tánh tùy thuộc theo khuôn khổ của Giới, có như thế nên mỗi chúng sanh có mỗi một Tánh, chuyển luân ra hằng hà sa số Chúng Sanh Tánh. Tùy cấp, tùy bậc tùy thứ vị. Thượng Sanh, Hạ Kiếp di chuyển qua lại thay kiếp nhau niệm niệm Diệt Sanh, Sanh Diệt. Bậc rộng rãi an lành thì Hóa Sanh từng kiếp, còn eo hẹp khổ đau than phiền trách móc thời Diệt Sanh. Bậc tu hành đa phần quan điểm hóa giải Pháp Giới tận diệt kiếp nầy được sanh kiếp khác, quan điểm như thế bị lầm sai. Vì sao? Vì Diệt Pháp Giới nầy đến Pháp Giới kia vẫn như nhau không sai khác. Duy chỉ thay đổi Tánh. Tánh hiện tại xấu xa bủn xẻn tham lam hư vọng, thay đổi Tánh trở thành thanh cao, rộng rãi bố thí ban cho thực tại khỏi hư vọng. Con đường tu Sửa Tánh, Minh Tâm tận thấu Pháp Tánh trở về với Phật Tánh.

Phật Tánh Tự Tánh Di Đà Muôn Phương Tịnh Độ. Bậc nầy Tận Tận nguồn mê, sạch sẽ vận chuyển khứ lai thảy đều do Pháp Tánh, Pháp Tánh chính là Vô Minh, khi Vô Minh minh tận, Phật Tánh hiện tiền, Vô Minh Pháp Tánh đang còn lấy Một Pháp thảy đều Pháp Giới Thụ Sanh. Vì sao? Vì Phật Tánh Viên Minh, Pháp Tánh biến dạng hằng hà sa số vô lượng vô biên vô cùng tận. Pháp Tánh thị hiện ứng hiện đủ nơi khắp chốn, liền có Pháp Giới bao che bảo trì, vạn pháp vạn pháp vốn là Pháp Tâm biến dạng tùy theo Thượng Hạ thọ chấp. Do lẽ ấy nên chi Pháp Tánh sạch Vô Minh không còn, Chánh Giác. Hóa giải nguồn mê phải Tu Tự Tánh Tỏ Tánh, đây gọi là Thật tu Thật Chứng

VÔ THƯỢNG TÔN Ấn Chứng
Hoá Thân Đức TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
Chính là ĐỨC VÔ THƯỢNG TÔN DI LẠC
Hạ Lai Trần Thế: 1918 - 1993