- 31. CHÂN LÝ THỰC TIỄN THẬT TU THẬT CHỨNG
- 32. CHỈ QUÁN LUẬN PHẬT TÁNH CHƠN TÂM ĐỒNG THỂ
- 33. TÍN NGƯỠNG VỀ VỚI CHÁNH TÍN
- 34. HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC PHẨM PHẨM
- 35. THUYẾT MINH THỂ DỤNG
- 36. GIẢI THOÁT KHÔNG GIẢI THOÁT DO HỢP HÓA - BẤT HỢP HÓA
- 37. TRÍ TUỆ CỨU CÁNH
- 38. SỰ VẬT HÓA HỮU SANH HỮU TƯỚNG
- 39. TỰ HÓA VẬT HÓA THẦN HÓA
- 40. TUYỆT MỸ THAY! THÁNH HIỀN! PHẬT GIÁC!
Khi Bồ Tát Tu Đạt TRÍ TUỆ, Sở Đắc Huệ Nhãn, Đại Ngộ, Chánh Giác nơi Bồ Tát, chừng ấy Bồ Tát Tổng Trì Đà La Ni Tạng. Ngài nói: TA thời dụng TRÍ TUỆ không hai Cơ Bản Tu Đạt Phật Trí, cầu Diệu Quả Bồ Đề. Còn chúng sanh Đựợc Mất, Có Không, Sống Chết, Tử Sanh theo điên đảo không ngoài TÂM THỨC điều hành, TẠNG THỨC chủ trì bao quản, ước mơ động vọng. Ý THỨC eo hẹp nhỏ nhen lề thói sống cạnh tranh môi thuẫn lợi danh, tham lam cá nhân củng cố, nên chúng sanh hay nghi, thường chấp.
Nếu Chúng Sanh là bậc HỮU HỌC, thì TÂM THỨC nọ, nó lưu chuyển trưởng thành TRÍ THỨC, nhờ THỨC-THỨC thường hóa được hóa, gọi là TRÍ HÓA, trí hóa tùy bản năng HỌC LỰC HÓA, Khả Năng nên có Lý Trí thành đạt hay thông đạt nền Văn Hóa, thành tài nhiều cơ cấu.
Bằng Chúng Sanh phát Tâm tu hành, TÂM TÍN NGƯỠNG xem Kinh Pháp, đọc tụng kiên trì, tu phương thức nào chăng không ngoài TÂM THỨC, Tâm Thức lưu hành, bậc tu thời đảo điên vọng loạn, TÌM THỨC đẩy đưa Ý THỨC nghi chấp. Dù bậc tu giải nghi phá chấp, không chấp vẫn bị chấp không. Sự Lý đảo điên, chạy vòng không ngoài điên đảo. Từ vọng loạn chạy dài, vẫn chưa qua nổi loạn vọng hồ nghi, tu như thế nào Minh Tâm, Kiến Tánh? Dù Kiến Tánh, Tánh nó vẫn không sửa sai. Bằng Minh Tâm, thì Tâm đang vọng động không ngừng, làm thế nào Chứng Thị?
Ba phục diện:Chúng Sanh sống theo TÂM THỨC. Bậc HỮU HỌC TRÍ HÓA theo TÂM THỨC. Vị tu Phật xem Kinh Pháp, đọc tụng Kinh Điển TÌM THỨC Ý THỨC không ngoài TÂM THỨC hiểu biết Bị Biết cùng Bị Tu. Ba điểm trên thảy đều lầm lạc. TÂM THỨC điều hành quanh quẩn, khó khăn giải giới, tận thấu chu toàn đặng, vì sao? -Vì Chúng Sanh tu Chúng Sanh, chưa TRÍ TUỆ CỨU CÁNH, làm thế nào là con đường đến THÁNH Ý GIÁC NGỘ?
Bậc Tu Phật rất cần THÀNH THẬT, THIẾT THA TÍN NGƯỠNG. Tin PHẬT PHÁP TĂNG. Đức Tin cao độ chừng nào, chính mình TỰ TÍN khả năng Công Năng, nhịp nhàng lần theo lời Phật dạy. Bằng bậc tu chưa có Đức Tin, Thân Tâm mình không bao giờ tin mình, Tri kiến dù có tu chăng vẫn chung cuộc Mê Tín, cầu Phước Báo mà thôi.
Vì sao? -Vì vọng loạn đảo điên nơi TÂM THỨC. Tâm Thức chẳng khác nào Tia Chớp chân trời, ánh trăng dưới nước, lay động không ngừng. Chúng sanh lầm lấy, vì Tâm Thức nó không khác mấy với Con Ngựa điên loạn, mang Tâm Chí Chúng Sanh cuồng quay vọng loạn không ngừng, vòng quanh mù quáng, làm thế nào Giác Ngộ?
Bậc Tu Phật phải có Công Đức Bản Năng. Bản Năng ngự trị kiềm chế Tâm Thức qua những cơn vọng loạn, giải Tâm Ý ngổn ngang, gọi là BẢN THỨC, lúc đã có Bản Thức Bản Năng giải nghiệp, bằng chưa Bản Thức vẫn còn mơ hồ con đường Tu Phật, dù cho có hiểu biết Phật Pháp chăng, vẫn chưa hiểu chi cả. Vì sao? -Vì biết lỗi lầm chúng sanh mà chính Thân Tâm mình bậc tu đang lầm lỗi TỰ MÃN theo TÂM THỨC.
BẢN THỨC điều ngự KHÔNG BUỘC, KHÔNG MỞ, thấm nhuần dung thông bao nhiêu thì TRÍ TUỆ phát triển bấy nhiêu. Tùy bậc tu Giải Nghiệp Thức, đạt Trí Tuệ Căn Bản. Thời Lạc Pháp lầm Tâm Thức khôn ngoan, khôn hoang là Trí Tuệ, nên tu hành kém, ưa chuộng môn KHÔNG TU mà chứng, có bậc lầm nơi vọng tưởng ngỡ là Chơn. Có bậc càng tu nhận thấy càng Vọng Loạn đảo điên tận diệt vạn Pháp, lâm nơi Tịnh Biệt Vô Dư. Bậc tu vọng tưởng làm Chơn sa vào Tà Kiến, Dục Kiến.
Chân lý nhà Phật, tùy mức độ khả năng, căn cơ Trí Tuệ Tu Chứng, không còn cách nào hơn cả. Công phu tinh tiến triển khai Trí Tuệ. Có Tu mới có Chứng. Khi kết quả hoàn mỹ không Chứng cũng không Tu. Chính như nhiên khi mê lầm giải lầm trưởng thành Giác Ngộ, Tu Phật mức độ nào, nhận chân theo mức ấy, CÔNG PHU đầy đặn. TÂM CHÍ vững vàng, THIỆN CĂN, THIỆN CHÍ, ĐỨC TÁNH đầy đủ thì tất cả thảy đều đầy đủ không sai. Lời BÌNH ĐẲNG, Y CHỈ PHẬT TÔN. Năng Thuyết bất Năng Hành khó thành đạt.
Bồ Tát giải nói xong êm lặng, sau Ngài tiếp: Nhẫn Nhục - Trí Tuệ - Thiền Định. Trí Tuệ Nhẫn Nhục Thiền Định nầy khai hoang TRÍ TUỆ phát triển. Nhẫn Nhục có hai lối: Lối thứ nhất BỊ NHẪN NHỤC. Lối thứ hai: Bậc có Bản Năng điều ngự Bản Thức, dụng Nhẫn Nhục kiềm chế Tâm Thức khỏi dục vọng, tranh giành hơn thua mà nhẫn nhục, vì nhẫn nhục lìa Ngã, Ngã Sở, đúng với tinh thần Trí Tuệ, Thiền Định, vì sao? Vì Tâm Thức động vọng, Thiền Định là TỊNH TÂM, đã TỊNH TÂM TRÍ TUỆ. Trí Tuệ lìa tất cả nhận thấu tất cả, Trí Tuệ không mắc miếu nơi đâu, thì đâu đâu thảy đều tận thấu. Còn phần Tâm Thức động vọng từng hồi, hồi nào cũng phải lẫn quấy tùy Chúng Sanh Phải Quấy nào do nơi Tâm, tuy nói Tâm đặng mà không đặng mảy may nào cả, chỉ cuồng quay TÂM THỨC mà thôi.
TỊNH TÂM, THIỀN ĐỊNH vốn chung TRÍ TUỆ. Không Tịnh Tâm Trí Tuệ vẫn không. Không Thiền Định nào phát huy Trí Tuệ? Bậc tu phải có BẢN THỨC kiềm chế Tâm Thức. Bản Thức phải có yếu tố năng lực kiên trì Chí Dũng Thù Thắng Tinh Tấn Bất Thối Tâm, Nhẫn Nại Bất Chuyển Bồ Đề, đánh đổi qua từng giai đoạn Tu Chứng, từ Phàm Phu trưởng thành THÁNH Ý. TRI KIẾN GIẢI THOÁT.
Lời Vàng hướng dẫn chỉ dạy. NGHE đặng là khó, Nghe đặng thực hiện chưa đặng phải KIÊN TRÌ THỰC HIỆN đặng càng khó hơn, vì sao? -Vì Nghe đặng, nhờ dẹp điên đảo loạn tưởng nơi Tâm Thức mà Nghe đặng. Còn thực hiện chưa đặng vì yếu kém thực lực Công Năng, nên chưa thực hiện đặng. Bậc tu phải cần tu hơn thế nữa mới thực hiện đặng.
Đương thời cuối thế kỷ 20, cận kề 21, đa số tu TỰ TÁNH TỎ TÁNH, nghiên cứu nhà Phật cũng khá nhiều. Phái Thiền Tôn ưa chuộng không ít, có nhiều nước thành lập cơ sở khang trang, nhiều nơi Tu Thiền cần Trí Tuệ, vừa nghiên cứu vừa Tu Thiền, hoặc Tu Thiền Dưỡng Sinh, Tọa Thiền Võ Đạo Thần Giao Cách Cảm. Những chỉ tiêu Tu Thiền trên thảy đều trực thuộc về NHÂN THIỀN hay NHÂN THIÊN THIỀN là tốc độ cao nhất, vì sao? -Vì Thiền Dụng TÂM THỨC mà Tu Thiền, chưa TRÍ TUỆ CỨU CÁNH THIỀN. Trí Tuệ Cứu Cánh mới là NHƯ LAI THIỀN TRI KIẾN GIẢI THOÁT.
Phật Đạo mục đích đưa Tín Chúng giải thoát. Phật đã từng nói: TƯỚNG giải thoát từ lâu, TÂM chúng sanh mắc miếu chưa giải thoát. Nên chi Tu Thiền đặc điểm về TÂM truyền, Tâm Liễu Ngộ. Khi đang tu tập Thiền Tọa chớ nên Chấp Trụ Trụ Chấp, lâm vào TÂM THỨC đảo điên cuồng vọng, Hành Giả có đầy đủ hiểu biết năng khiếu, kiên trì Chí Dũng lập trường mới Tu Thiền đặng. Vì sao? Vì Dụng BẢN THỨC cai quản TÂM THỨC, lìa THỨC hồi TÂM, có nghĩa lìa vọng về CHÂN sở đắc TRÍ TUỆ TÂM. Tại sao Trí Tuệ Tâm? Vì Tâm độc lập trơn liền, chen lẫn Thức trở thành Tâm Thức, Thức thời Động Vọng trở thành Pháp, Hành Giả Tọa Thiền Tỏ Pháp, Thức không còn, Tâm về với Tâm nên gọi Trí tuệ Tâm. Tu Thiền chủ yếu phát Trí Tuệ Cứu Cánh, Ấn Quyết Tâm, Tuệ phát trực nhập đắc Tâm, Trực Ngộ Chân Giác, lìa Chân CHÁNH GIÁC, tu như thế NHƯ LAI THIỀN.
Tôn phái Thiền, Tùy theo Tâm Thức của mỗi Hành Giả mà hướng giáo, không tùy thuộc học hỏi Văn Tự Tu Thiền, vì Thiền Môn không TỰ. Bậc Thiền Sư thấu đạt TÂM THỨC lưu động phiên diễn tất cả, nên tùy nơi mỗi Hành Giả, lập Tông ấn giáo Tu Thiền. Các Hành Giả, bổn phận TÍN HẠNH NGUYỆN bất thối tự lập phát huy Thiền Tông. Tu Thiền không có cấp bậc nào mà có Cấp Đẳng Thiền, Phái Thiền có CHỦ THỂ, CHỦ TÁNH, Thiền Tôn đi sâu Bản Năng tìm lực Chủ Trì Phổ Chiếu làm con đường Giác Ngộ, bản năng Tự Lập duy nhất. Có ý nghĩa vạn Pháp duy Tâm. Vũ Trụ Bản Thể Thân Tâm duy nhất không hai. Dưới mắt Thiền Sư, thấu đạt tất cả, tất cả đều Thiền Sư, ngoài ra không có Từ Ngữ nào giải đặng.
Thiền Tôn một Giáo Môn cực điểm đánh đổi mê lầm về với Giác Ngộ Tận Giác. Khi Hành Giả nhập môn Tu Thiền, Vị Thiền Sư chứng minh Nhập Môn. Lễ nhập môn xong, Hành Giả tu tập Thiền Tọa, tối đa hai thời Thiền Tọa, ngoài ra Vị Thiền Sư giáo huấn từng vị Hành Giả riêng, còn Nghi Luật thời TÂM KHẨU Ý kiểm soát. Thân khẩu ý KÍN NHIỆM, mỗi tháng hai lần phát hiện Tâm Thức, mãi mãi từ Ba Năm đến Bảy Năm lúc nào tỏ ngộ nguồn mê nơi Tâm Thức, thường chấp, thường trụ hoặc hay trụ chấp thiệt hại như thế nào, đâu đó sạch sẽ, lúc bấy giờ mới làm Đại Lễ NHẬP LƯU. Nhập Lưu mỗi một Hành Giả, biệt lập ở riêng mỗi vị một cái CỐC, công phu Thiền Tọa, Tứ Thời Công Phu. Trước khi vào LƯU CỐC các vị thảy đều THỀ NGUYỆN. Có vị thề: Tu chưa Đắc Đạo, thề chưa rời khỏi CỐC.
Tinh Thần Tín Hạnh Nguyện Tọa Thiền, Tôn Phái Tu Thiền cực điểm. Khi đã hiểu thấu sự lý lầm mê do nơi TÂM THỨC, dùng BẢN THỨC cực điểm lời nguyện tinh thần bất khuất, giải trừ Thần Thức viễn vong trở về với NHẤT TÂM GIẢI THOÁT, Thiền Tôn tận dụng HIỂN GIÁO MẬT TÔN gọi là VIÊN GIÁO, TIỆM GIÁO, ĐỐN GIÁO là bước tu toàn diện, đầy đủ viên dung Tri Kiến Giải Thoát. Đa phần thời Hạ Lai nầy, nhiều bậc chưa thấu đáo. Tu Hiển Giáo chuyên ròng Hiển Giáo. Tu Thiền quan niệm Mật Tôn Siêu Hình Vạn Tượng, tu ròng Thiền Học Đốn Học, Tu Tiệm gìn giữ Tiệm, nếu không chung kết, tổng hợp làm thế nào Liễu Đạt Chánh Giác?
Đặc Điểm Thiền Tôn, bậc kém Tọa Thiền, đảo điên Động Vọng, nơi động vọng đảo điên trực thuộc TÂM THỨC. Dụng BẢN THỨC ngự chế động vọng đảo điên. Khi Hành Giả Tọa Thiền khá đặng TỊNH TÂM, nhờ Tâm Tịnh thời Tâm Thức cải hóa, trở thành THẦN THỨC, Thần Thức Tâm Thức thảy đều trong vòng mê loạn tham muốn. Một bên Tâm Thức do Thân Tâm, còn một bên Thần Thức, Tâm hóa Tinh Thần lung lạc nên gọi là Thần Thức lưu hành qua từng vọng tưởng. Thiền Tọa phải kiên trì không trụ xứ Thần Thức, Bản Thức vẫn ngự chế không trụ xứ Thần Thức, Thiền Tọa di chuyển chung khắp, các Cảnh Giới các Cõi. Thiên Biến Vạn Hóa, làm cho Hành Giả ưa chuộng mà trụ xứ, Hành Giả có Trí Tuệ Huệ Nhãn tránh khỏi lầm lạc. Bằng chưa Tu Đạt đến, không nên trụ, không nên chấp trụ một pháp nào, không vui mừng tự ngã một Cõi nào, bằng chấp trụ đều Mù Quáng. Miễn ngự trên Thần Thức di chuyễn khắp khắp Tam Thiên, Đại Thiên Thế Giới, bất luận cao thấp Cảnh Giới thảy đều nương nơi Thần Thức, Tỏ Ngộ Thần Thức Thiền Tánh.
Nơi NGHE THẤY BIẾT Bình Đẳng, nhưng Bất Bình Đẳng, giai cấp trình độ: có Tu, chưa Tu, có Chứng, chưa Chứng, kể ra không hết đặng. Khi Nghe, lúc Thấy, được Biết cùng chưa đặng Biết sai biệt nhau. TẬN GIÁC CHÁNH GIÁC ĐỒNG ĐẲNG nhau. Tu Phật Đạo Phật rất BÌNH ĐẲNG, vì Lầm Mê Giác Ngộ xa cách nhau, khó diễn giải, đã khó diển giải, khó nhận lãnh, được gọi là BẤT KHẢ TƯ NGHỊ, khó nghĩ bàn.
Bậc Thiền Sư:Dưới sự nhận định, xa cách hẵn Bậc Hành Giả đang tu Thiền Tọa. Vì sao? -Vì Bậc Thiền Sư nhìn nhận Tổng Quát, do đó Thiền Sư nói:Một nơi Phải, hoặc cái Phải của một Chúng Sanh cho là Phải. Trong giờ phút đó Vũ Trụ Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới mới có hàng bá thiên vạn triệu Chúng Sanh đồng cho Phải, gọi là THẾ GIỚI HẢI PHẢI. Mỗi một Chúng Sanh cho là QUẤY, thì liền có bá thiên vạn triệu Chúng Sanh đồng cho là QUẤY, gọi là THẾ GIỚI HẢI QUẤY. Khi Đức Phật Thọ Ký, Bá Thiên Vạn Phật đồng thọ ký. Mỗi một vị đắc Chân Lý liền có Bá Thiên vạn triệu đồng đắc Chân Lý, gọi là CHÂN LÝ HẢI. Một Bậc Đạt VÔ THƯỢNG ĐẲNG, liền có Bá Thiên vạn triệu bậc Tu Đạt VÔ THƯỢNG ĐẲNG, gọi là THƯỢNG ĐẲNG THẾ GIỚI HẢI.
Từ chốn TÂM THỨC lầm mê, có bá thiên vạn triệu lầm mê nơi TÂM THỨC, vô lượng vô biên đại Mê, cuồng Mê, vọng Mê TÂM THỨC HẢI. Bản Năng phải ngự chế xem xét lỗi lầm, qua từng cái Mê sạch sẽ hết thức giải Mê GIÁC NGỘ. Từ nơi Tâm Thức Hành Giả Tọa Thiền trở thành THẦN THỨC, Thần Thức rộng rãi bao la, thanh thoát cực điểm, Đại Lung, Đại Lạc, Đại Cường, Đại Vĩ, lên xuống cuồng quanh, thiên biến vạn hóa, theo CHƠN THỂ Pháp Tánh, Hành Giả lầm nhận vui mừng an trụ hoặc giả ưa chuộng thích thú cho đó cực điểm không ai bằng, liền thọ chủng Thần Thức lâm vào Ngoại Giáo.
Bằng bậc liên trì tận thấu TÂM THỨC liệt hạ tranh giành, THẦN THỨC tham lam Đại Vọng, không NHIỄM, chẳng Lìa, TRÒN GIÁC. Ví như bậc đã tự mình phát hình nhìn xem Vũ Trụ thuyên diễn, một tấm tuồng Mê Ngộ, CHÁNH GIÁC
Kỷ niệm Trung Thu