Khi tôi viết những lời thưa gởi hay làm cho tôi nhớ lại.
Trong thời năm 1967 đến năm 1969 là thời kỳ Đạo Phật bị phân đối quá nhiều, giữa Thiên Thừa Tu Sĩ và Nhân Hạnh Cư Nhân bị chiếc áo Thiên Thừa
bôi bát.
Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm toàn bộ, ấn hành năm 1937, tôi đã đặng xem. Ngài nói: Nầy A Nan, ông nên nhớ đến thời Mạt Pháp. Bọn Ma Vương nó phá Ta từ bên ngoài không nổi, nó lại tồi phá từ bên trong, nó vẫn danh giả tu hành, ăn mặc như Ta, đăng đàn thuyết pháp, ngôn hạnh đều giống Ta. Nhưng có một nỗi cạnh tranh, nhai nuốt lẫn nhau quyền uy chức vị, tự hào cao cống, khó tường tận đặng bọn chúng. Lúc bấy giờ A Nan thưa thỉnh, bọn ấy như thế nào. Bọn ấy đều gọi là bọn Thích Tử. Lúc bấy giờ tôi mới xin thành lập Tôn Giáo, dùng áo Thiên Thừa làm nơi nghi lễ hành lễ, còn Tứ Chúng cuộc sinh sống hằng ngày, lấy Nhân Hạnh lăn chung với quần chúng không khác biệt dị phân giữa Thiên Thừa và Nhân Hạnh. Mới có câu thi:
“Đạo Đời hợp nhất, trường tồn Phật Tôn”. Làm định hướng đưa con người sống chung thực tế mà tu đạt chân lý hữu hiệu. Do nơi khắc biệt mà các Tôn Giáo Tu Chùa dùng chiếc áo Thiên Thừa đua nhau đến hỏi rất nhiều câu hóc búa. Có những vị, họ buộc tôi ẩm thực trường trai, hoặc ăn mặc Thiên Thừa thì họ đồng tình Nhập Môn tu học. Tôi vẫn an nhiên.
Có một hôm, vào khoảng 10 giờ sáng, Thị giả lên thưa. Vị Thượng Tọa ở tỉnh Thừa Thiên mong gặp. Tôi từ nơi Tịnh Thất bước xuống. Tôi nhìn thấy: Vị Thượng Tọa đã già hay quá già, ăn mặc Thiên Thừa, tay cầm chiếc gậy, vai mang Bao Đãy, tháp tùng theo Cụ có một chú tiểu lại quá trẻ ngây ngô. Hai bên gặp nhau vui vẻ vái chào, xong đâu đấy với bộ tách trà, bát hương còn nóng.
Tôi được biết pháp hiệu nơi cụ là: Nguyên Phong quản lý một ngôi chùa khá lớn tại tỉnh Thừa Thiên (Huế) tuổi thọ nơi cụ đã 72 tuổi.
Cụ liền thưa gởi: Tôi được nghe danh Thầy, nay tôi được biết Thầy, tôi có hai điều thắc mắc, tôi đã từng hỏi các Vị Sư, chưa đáp lại để tôi yên dạ, nay gặp Thầy tôi xin thưa hỏi, Thầy minh xác giải đáp cho tôi nói xong lặng yên chờ Tôi giải đáp.
Tôi nói: Kính thưa Cụ. Chỉ sợ chưa biết nghe chớ chẳng sợ không biết nói, nói mà nghe đặng mới nhận lời nói hay hữu ích, bằng nghe chưa đặng thì lời nói kia có nghĩa lý gì.
Cụ đáp: Thầy cứ nói, Tôi cứ nghe chẳng có chi mà Thầy không nói.
Tôi khen, hay lắm, hay lắm cụ cứ hỏi, tôi sẽ nói.
Cụ Nguyên Phong hỏi:
Tại làm sao, do duyên gì bậc mới tu, nhìn nhận thấy mình với Phật rất gần. Đến khi tu lâu thì thấy chính mình với Phật quá xa, mịt mù thăm thẳm hở Thầy?
Câu thứ hai: Tôi thường nghe hay nghe, Thầy nhập Chánh Định, như vậy có giờ nào Thầy ngủ không Thầy?
Tôi đáp: Nầy Cụ. Cụ hãy nghe câu chuyện Tôi kể ra đây, Cụ liền nhận thấu lời Tôi giải đáp câu đầu. Cụ liền gật đầu chấp nhận.
Khi có người mẹ, thường ngày, mỗi đêm mang con ra tắm rửa, đứa bé khóc la. Người mẹ chỉ nơi vách tường nói: Kìa Ông Kẹ kia kìa, con để mẹ tắm chớ Ông Kẹ bắt con. Đứa bé nhìn lên bức tường rồi im lặng.
Đối với bậc mới tu cũng thế. Ban đầu vọng tưởng sống trong thường tưởng. Đến mãi tu hành đã có tuổi đạo am tường Phật Pháp, vô biên thề nguyện học, hiểu biết tùy công năng, thông đạt tùy nơi Trí Tuệ Đạo Hạnh, nơi tỏ tâm nhìn nhận bản thân mình, so với Phật xa xôi là như thế. Cụ Nguyên Phong yên lặng gật đầu chấp thuận.
Qua câu thứ hai, Tôi nói: Thưa Cụ câu này dễ nói nhưng khó nghe, sự khó nghe, khó hiểu chưa nhận chân liền cho Tôi là bậc biện tài giải đáp. Nhưng Tôi cứ nói, phần cụ cứ nghe, để đặng thấu giờ nào, đặng gọi là giờ Tôi ngủ.
Hiện tại có Tôi, có Cụ, có nơi cơn sống Bất Tăng Giảm tỷ lệ một ngày đêm là 24 tiếng đồng hồ. Mỗi một năm chỉ 12 tháng, mỗi một tháng như thế trọn vẹn 30 ngày, nơi kiếp sống hạn lượng, không thể nào hơn kém.
Về phần nơi Tôi thời các Chân Tử, hiện diện thế gian cùng xuất thế gian hằng hà sa số, vô hạng lượng khó giải cho hết đặng. Như thế có giờ nào là giờ Tôi ngủ đâu.
Khi nói xong. Cụ Nguyên Phong, đứng lên bái đồng thời xưng tán, danh bất hư truyền. Cụ vui vẻ chuyện trò thân mật. Tôi mới nói với Cụ như thế nầy:
Giữa chúng ta gặp nhau, đến hiểu nhau đồng mến nhau, tôi muốn sửa lại pháp hiệu của Cụ, cốt kỷ niệm trong thời gặp gỡ, Cụ gật đầu, tôi nói hai chữ NGUYÊN HOÀN, Thượng Toạ vui mừng thọ lãnh. Đến hơn một năm sau, Tôi đặng nghe Cụ Nguyên Hoàn viên tịch.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN