–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

9. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 17258)
9. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
PHÁP ĐẢNH TÙY THUẬN CHÚNG SANH THỊ HIỆN CÁC CÕI

PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG cũng là CÁI BIẾT tròn khắp Bất Nhị. Vì Pháp Đãnh trùm khắp vốn sẵn Bình Đẳng như vậy, nên tất cả đều có Cái Biết không thiếu sót. Nhưng chỉ vì Tự Ngã thọ chấp sai lầm BỜ NGĂN GIỚI HẠN nên gọi là: Chúng Sanh Giới hay Chúng Sanh. Chớ thật ra Cái Biết chẳng có Bờ Ngăn Giới Hạn thì cũng không có Chúng Sanh hay Chúng Sanh Giới.

NÊN CHI: Phật đặng Cái Biết viên dung trùm khắp Chúng Sanh Cái Biết hạn lượng giới ngăn .

Phật Đã biết - Chúng Sanh chưa biết. Phật Giác Ngộ - Chúng Sanh mê lầm Phật và Chúng Sanh hơn nhau chỗ Mê và Ngộ.

Do những lối ngăn cách như thế nên Pháp Đãnh vốn thì Nguyên Sẵn, Cái Biết chung cùng. Nhưng chúng sanh Tự Ngã của mỗi Bậc biết riêng tư thành thử đóng vào khuôn Bị Biết. Cái Bị Biết ấy chính là Cái Muốn từng phần, do cái muốn từng phần đó mà Pháp Đãnh tùy thuận theo từng bậc hiểu biết tạo thành Cảnh Giới, gọi là Chánh Báo hoặc Chịu Báo.

NÊN PHẬT NÓI: Tất cả chúng sanh từ thế gian hay ly thế gian hoặc trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, thảy đều thọ lãnh các Cõi mà an trụ. Chỉ vì Cái Biết riêng tư ưa muốn và mong cầu Pháp Đãnh thọ chấp Tập Khởi trong Kiến Chấp thành tựu lấy Cõi. Từng đoạn này qua đoạn kia để bắt lấy gìn giữ Cái Biết biệt ngăn cho phần ấy là của mình.Nên chi họ TỰ TẠO LẤY CÕI, RỒI TỰ LÃNH LẤY CÕI. HỌ TẠO, HỌ NGỠ LÀ AI BAN CHO HỌ,

Vì như thế nên chi chúng sanh ưa muốn tu Tiên đặng thành Tiên. Muốn làm Thiện được hưởng Phước Báo. Muốn Sát-Đạo-Dâm phải bị sa đọa nơi Địa Ngục, Súc Sanh và Ngạ Quỷ. Đó là do Tự Tạo lấy Cảnh Giới Thiện, Bất Thiện, gọi là Vay-Trả vậy.

Chính do Cái Biết viên thông hay ngăn cách lớn nhỏ Thanh Thô mà tùy thuận Pháp Đãnh thị hiện. Lại Thọ Báo về THÂN của các loài, Thân lớn, Thân Nhỏ, Thân Thanh. Thân Thô, duy chỉ có CÁI BIẾT trở thành THÂN.

NÊN PHẬT NÓI : Nó Biết thế nào, Nó Muốn thế ấy. Nó thành tựu như vậy, chớ chẳng ai ban cho nó.Chỉ nó Biết-Muốn mà đặng.

Vì như vậy các Bậc tu hành để cầu lấy

CÁI BIẾT rộng rãi Thường Còn Bất Biến, gọi là BIẾT MUỐN mà Thành Tựu Trọn Nguyền như Sở Nguyện. Muốn đặng như vậy phải Phát Bồ Đề Tâm cùng thực hành Tứ Nhiếp Pháp và Lục Ba La Hạnh. Con đường ấy Chư BỒ TÁT đã làm hay đang làm gọi là BỒ TÁT HẠNH. Mặc dù hiện tại các Bậc tu hành chưa phải là Bồ Tát, nhưng nên vào TRƯỜNG Bồ Tát để mà học, sau sẽ trở thành Bồ Tát. Chư Bồ Tát trước kia Cái Biết vẫn có Bờ Ngăn, vẫn hay phân biệt, vẫn chìm đắm mê mờ. Nhưng có Chí Nguyện Kiên Dũng phá Bờ Ngăn, không nhận lấy Cái Biết nhỏ nhen eo hẹp, mà thực hành Tứ Nhiếp Pháp cùng Lục Ba La Hạnh để cỗi mở Cái Biết trùm khắp đặng Tri Kiến Giải Thoát Tự Tại Vô Ngại vậy.

Các Bậc tu hành nên nương theo TỨ NHIẾP HẠNH để thu nhiếp các Thuận-Nghịch mà đặng Cái Biết rộng rãi phá Bờ Ngăn Chấp của kẻ Dại người Khôn, kẻ Xấu người Tốt , để được từ Cái Biết phân biệt đi đến Cái Biết dung hòa như sau :

TỨ NHIẾP HẠNH CÓ:

1- ĐỒNG SỰ NHIẾP 2- ÁI NGỮ NHIẾP

3- TỰ LỢI NHIẾP 4- BỐ THÍ NHIẾP

Bốn Pháp Hạnh thu nhiếp ấy giúp cho các Bậc tu hành cổi giải tâm gút mắc, phá chấp Tự Ngã, cầu lấy Hiểu Biết mình và mọi kẻ, nó là một phương thức giải Bờ Ngăn, lập đặng Trí Tuệ. Nếu tu hành mà chẳng thi hành Tứ Nhiếp Hạnh thời chẳng khác nào AO SEN kia khô nước giữa chất Bùn Đất không vào đặng cây Sen vậy.

Sau đây là chi tiết của TỨ NHIẾP HẠNH:

ĐỒNG SỰ NHIẾP: Đồng Sự với tất cả mọi người không phân biệt giai cấp. Khi bậc tu hành khởi tâm khinh khi, ghét bỏ, chê bai hoặc thù hận, thì nên điều ngự Tâm dẹp bỏ, để cùng với mọi kẻ hòa hợp và cùng để tự mình soi kẻ ấy có những tánh chi mà tỏ biết chung, hoặc làm cho họ đặng Trí Tuệ Tăng Trưởng hay Tâm vui trong Lục Hòa, cùng đi vào con đường Chân lý hiểu biết chung cùng đặng đồng hưởng Phước Điền. Đó gọi là: Đồng Sự Nhiếp Hạnh.

ÁI NGỮ NHIẾP: Từ một lời nói chân thật Hiền Đức vừa nơi miệng mình thốt ra làm cho tất cả mọi kẻ đặng cảm mến, bạn bè quyến thuộc bắt chước, lại tan dẹp tất cả hận thù nơi thâm tâm mình, mà ngược lại hòa giải cho tất cả được Lục Hòa êm đẹp. Còn làm cho họ đặng Trí tuệ Tăng Trưởng, hay vui trong Lục Hòa cùng chung vào đường Chân Lý, đồng hưởng Phước Điền. Đó gọi là Ái Ngữ Nhiếp.

TỰ LỢI NHIẾP: Bậc tu hành hiểu biết và

sự lợi ích để phá mê bởi ngăn chấp nên bị biết. Khi đã tỏ biết nó ích lợi cho mình, mà cái lợi ấy muốn giữa mình có lợi, kẻ khác đặng lợi, nên thực hành Tự Lợi chung với Tha Lợi. Cũng như mình và người đồng chung cái lợi ấy nên tất cả mọi kẻ từ bạn bè đến quyến thuộc đều dùng phương tiện tinh xảo làm cho tất cả đặng mến phục thu nhiếp đồng dìu dắt họ chung hưởng Chân Lý Thường Còn, khiến cho họ được Phước Điền. Đó gọi là Tự Lợi Nhiếp.

BỐ THÍ NHIẾP: Vì trong sự tu tập nên Cái Biết rộng rãi, Tâm Ý mở mang. Nay muốn cho tất cả phá bờ ngăn mà Tâm được mở, nên dùng phương tiện Bố Thí để thu nhiếp tất cả bạn bè quyến thuộc bắt chước làm, để cho họ từ nơi Tâm Ý eo hẹp, lề thói nhỏ nhen khiến họ đặng lớn lao mà Cái Biết rộng rãi. Khi lãnh Bố Thí của mình và sau bắt chước mình mà Bố Thí cùng chung vào sự ích lợi Chân Lý đặng cùng an hưởng Phước Điền. Đó gọi là Bố Thí Nhiếp.

Khi đã thực hành Tứ Nhiếp Hạnh thời đi liền với LỤC BA LA đặng có sự Nhiếp Tâm trên con đường BỒ TÁT HẠNH trọn vẹn. Cũng chẳng khác nào vào đến TRƯỜNG học phải cho đủ môn để Tỏ Biết vững vàng một khi có Bờ Ngăn Nghi Chấp thời Bậc tu hành mới đủ Công Năng để PHÁ BỜ NGĂN vậy.

Sau đây là LỤC BA LA HẠNH và cũng là Chi Tiết các HẠNH để hiểu mà tu sửa thực hành:

1- BỐ THÍ HẠNH 2- TRÌ GIỚI HẠNH

3- TINH TẤN HẠNH 4- NHẪN NHỤC HẠNH

5- TRÍ TUỆ HẠNH 6- THIỀN ĐỊNH HẠNH.

Chi Tiết như sau:

BỐ THÍ HẠNH: Có Tài Thí, Pháp Thí, Vô Úy Thí, Tự Lợi và Tha Lợi Thí.

TRÌ GIỚI HẠNH: Tất cả Phẩm Hạnh và Đức Hạnh bảo tồn. Trên công việc Đạo Tràng nên làm theo những gì mà mọi kẻ ưa thích thì Bậc tu nên làm, còn chẳng ưa hoặc họ chê bai pháp Bất Tịnh hay họ cho Sát Đạo Dâm là Phi Pháp trong Đạo Tràng thời Bậc tu hành chớ nên làm. Miễn sao tùy thuận xuôi dòng để đoạt đến Cái Biết chung, đó gọi là TRÌ GIỚI HẠNH.

TINH TẤN HẠNH: Siêng Năng tu trong Lục Ba La chẳng ngừng, đoạt đến Cái Biết chung cùng không nghỉ, bảo tồn lời hứa chẳng cho Bất Tín với tất cả bạn bè quyến thuộc để cho họ bắt chước mà làm Tinh Tấn Hạnh. Đó gọi là TINH TẤN HẠNH.

NHẪN NHỤC HẠNH: Nhẫn Nhục đặng dung hòa tỏ biết, nhẫn nhục mới đặng xuôi dòng Tỏ Tâm. Từ nơi Biết của mình viên thông với Cái Biết mọi kẻ mà Nhẫn Nhục. Duy chỉ có nhẫn nhục mà thu nhiếp cho họ đặng sự gần mình để mình gieo Chân lý lại cho họ được hưởng Chân Lý, cùng với tất cả đặng ích lợi Tri Kiến Giải Thoát, do vậy mà lập Nhẫn Nhục Hạnh.

TRÍ TUỆ HẠNH:Khéo tầm hiểu Cái Biết sâu đậm khi chưa Biết mà nay được Biết, khi chưa Nghe mà nay được Nghe, khi vì Bờ Ngăn Cái Biết nhỏ nhen nay được Cái Biết rộng. Trước tu tập mờ tối nay đặng Biết Đạo Tràng lần đến trọn vẹn gọi là Trí Tuệ Hạnh.

Lại nay khéo dùng lời nói làm cho tất cả bạn bè quyến thuộc được tùy theo mức biết của họ mà thuyết pháp, làm cho kẻ ưa thích Nghe liền đặng Nghe mà thọ lãnh, dùng vừa tầm gọi là Khéo Trí. Nếu lời nói chẳng đúng tầm mức của kẻ nghe, hoặc cao quá hay thấp quá chưa phải là Trí Tuệ Hạnh, mà chính bậc nói bị Mất Hạnh. Trí Tuệ Hạnh cũng vậy.

THIỀN ĐỊNH HẠNH:Tức là Hạnh Thiên Thừa. Bậc tu Thiền Định làm cho Trí Tuệ mở mang. Từ nơi làm Hạnh có một căn bản rõ đặng từng Bậc mà làm cho họ ưa thích Đạo Tràng, ưa thích Cái Biết rỗng rang cùng khắp. Lại trong lúc gần tất cả bạn bè quyến thuộc cùng tất cả mọi người chẳng có ý khoe khoan, thâm tâm kín nhiệm để tỏ thấu trong Lục Ba La Mật Đa đặng vào Biển Cả chẳng còn Bờ Ngăn gọi là GIỚI HẠN hay CHÚNG SANH GIỚI HẠN. Đó gọi là THIỀN ĐỊNH HẠNH.

Con đường tu PHẬT là một con đường để các Bậc tu tìm đặng CÁI BIẾT trùm khắp viên dung. Khi Cái Biết đặng như thế thì đặng PHÁP ĐÃNH NHƯ LAI THỌ KÝ THÀNH PHẬT.

Từ Cái Biết đóng khuôn trong Bờ Ngăn Chấp đến Cái Biết tròn khắp viên dung được Tự Tại Vô Ngại gọi là TRI KIẾN GIẢI THOÁT, chớ chẳng chi là GIẢI THOÁT. Vì sao? Vì tất cả đã giải thoát từ lâu. Hiện giờ Bậc tu còn mắc miếu đang BỊ BIẾT nên bị Sanh Tử, chớ nào có ai Sanh Tử đâu mà Ảo Tưởng vậy.

NAM MÔ PHÁP HẢI THANH TỊNH
ĐẠI PHÁP ĐẢNH THỌ PHẬT