- DUY NHẤT PHÁP MÔN NHƯ LAI TẠNG
- 1. VÔ THƯỜNG
- 2. VÔ NGÃ
- 3. NHÂN DUYÊN
- 4. NHÂN DUYÊN SANH
- 5. DUYÊN KHỞI
- 6. KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH
- 7. PHẨM CÔNG ĐỨC
- 8. PHỔ CHIẾU QUANG NHƯ LAI TẠNG
- 9. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
- 10. KHỞI TÍN
- 11. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP. MỘT LÝ MỤC GIẢI QUYẾT VŨ TRỤ CÙNG NHÂN SINH
- 12 TÂM PHÁP BẤT NHỊ TÂM CẢNH KHÔNG HAI
- 13. HẠNH NGUYỆN
- 14. VẠN PHÁP ĐỒNG Y
- 15. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG
- 16. CHÁNH TÍN
- 17. PHÁP ĐẢNH ÁO ĐẠI GIÁP
- 18. PHI NHÂN DUYÊN
- 19. CHÁNH BÁO
- 20. PHÁP TÁNH VIÊN DUNG BÌNH ĐẲNG
- TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
- 21. BẤT ĐỘNG
- 22. PHÁP THÍ
- 23. TƯỚNG TÂM
- 24. TÁNH TƯỚNG
- 25. TỰ TÁNH
- 26. TU CHỨNG hay CHỨNG TU?
- 27. CÁC PHÁP
- 28. TRÒN DUYÊN
- 29. HÀNH THÂM PHÁP GIỚI
- 30. TÂM BẤT NHỊ
- 31. PHẬT PHÁP DO ĐÂU KHÓ NGHE KHÓ LÃNH HỘI?
- 32. CHỈ QUÁN LUẬN
KHÁC NÀO: TRƯỞNG GIẢ kia biết rõ từng món đồ dùng trong LÂU ĐÀI của mình, khi cần đến chẳng chút ái ngại. Lúc hết dùng đem sắp xếp không nghi ngờ. Thân Tâm đã biết nên trơn liền chẳng vướng đọng ĐÚNG-SAI.
Đối với Bậc Toàn Giác thật biết các Pháp chân thật cũng thế. Nên dù các trường hợp Hành Dụng THUẬN-NGHỊCH, TỊNH BẤT TỊNH chăng vẫn vẹn vừa đúng lúc. Lại có một Quyết Định đưa các Bậc nằm trong BẢN NGÃ thoát khỏi TRẦN LAO mà đặng TRI KIẾN hoàn toàn GIẢI THOÁT, không còn Tập Khí Sanh Tử. Lại Bậc ấy chẳng có lấy một NGHI.
Nói đến Bậc như thế thật khó nghĩ bàn, thì làm sao đem so tính với Bậc hiện hữu mê mờ lầm lẫn? Hay các hàng TU CHỨNG từ thấp đến cao, hoặc trong lúc còn tu, hay Bậc đã ĐẮC PHÁP nhưng chưa rốt ráo? Cùng HẠNH NGUYỆN ĐỘ SANH hãy còn lý bí, sự hiểu biết lưng chừng như:
- Chưa tỏ rõ phân định thế nào là CÓ? Thế nào lại KHÔNG? Đó gọi là Bậc NỬA CÓ NỬA KHÔNG. Còn Bậc đã TỎ PHÁP TRI KIẾN nhưng chưa rành mạch thật biết sự dùn-thẳng, chung-riêng đường lối TỐI THƯỢNG? Khi đi lúc về các Pháp. Dù cho những Bậc ấy có đem Luận Giải in tuồng Thật Biết Thông Đạt chăng, nhưng chưa thể nào sắp xếp các Pháp như: MÓN ĐỒ DÙNG của mình để HIỆN GIÁC an trụ rốt ráo. Nên mơ màng dùng TƯỞNG hay KHÔNG TƯỞNG. Nghi ngờ CHƠN GIẢ GIẢ CHƠN?
- Bằng có Bậc Tỏ Biết nơi chốn TÂM SANH PHÁP. Chính mình tạo chốn CHÁNH BÁO hay CHỊU BÁO. Các lý giải in tuồng thật biết chốn ĐIỀU NGỰ Pháp, nhưng lúc thi hành bị Pháp Điều Khiển nó Tương Phản nhau làm cho rời rợt ngẩn ngơ Không lối thoát. Vì sao?
Vì BẢN NGÃ còn chứa đọng chưa trơn liền rốt ráo. Lại tự lầm nâng mình Trọn Biết Chơn Như Tự Tánh. Vô Tình hay cố ý tu PHÁ CHẤP, lại tạo Pháp để mà CHẤP.
BẢN NGÃ và TỰ TÁNH khi chưa biết cho nó không sai khác. Đến lúc biết thời mới nhận định đặng nó sai khác muôn trùng. Vì sao? -Vì Bậc trong khi mê mờ đến thời tu tập lần biết ĐANG BIẾT là BẢN NGÃ. Còn Bậc GIÁC NGỘ THẬT BIẾT hoàn toàn là TỰ TÁNH. Đó chính điểm sai khác.
Khi ĐỨC A DI ĐÀ Ngài đã trọn vẹn TỰ TÁNH Ngài nói: TỰ TÁNH DI ĐÀ. MUÔN PHƯƠNG TỊNH ĐỘ. Chính thực đối với Đức A DI ĐÀ mới đặng như thế. Bằng những Bậc nằm nơi BẢN NGÃ, nếu vang nói câu trên hoặc lầm tưởng mình đã trọn đến Tự Tánh, thì Bậc ấy phải đành chịu: BẢN NGÃ QÚA ĐÀ -MUÔN PHƯƠNG PHÁP GIỚI.
ĐỨC THÍCH CA MÂU NI PHẬT. Khi Ngài đoạt VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC. Ngài cũng nói: THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ. DUY NGÃ ĐỘC TÔN.
Tuy hai lời nói của Hai VỊ PHẬT khác nhau, nhưng chung gồm một chỗ chỉ: CHƠN NGÃ TỰ TÁNH, thật hoàn toàn rốt ráo vậy.
BẢN NGÃ nếu dùng đến QUÁN chung cùng và trùm khắp, thì nó lại có sẵn nơi BỐN LOÀI (Thấp-Noản-Thai và Hóa Sinh) không thiếu. Mà quán riêng từng Bậc thì MỖI BẬC MỖI LOÀI, từ Hạ đến Thượng từng trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, Lục Đạo hay Tinh Trùng thảy đều có Bản Ngã.
BẢN NGÃ lại vốn có Đặc Tánh của nó là: THƯỜNG TRÚ THƯỜNG ĐI gọi là VÃNG LAI DI CHUYỂN. Nên bậc soi biết thì mới nhận thấy nó: CÓ ĐI, CÓ LẠI. Khi tu hành đoạt đến Viên Tịch thì không thấy nó ĐI-LẠI
Do lẽ ấy nên Bậc TỰ TÁNH CHƠN NHƯ nói với Bậc nằm trong BẢN NGÃ để quyết định lìa nó, bậc ấy chỉ thẳng nó là: KHÁCH chẳng thật, chớ nên chấp nhận lấy nó mà lầm mê. Hãy nương vào VÔ NGÃ lìa BẢN NGÃ Trần Lao đặng tu tập mà đoạt Chánh Giác vậy.
BẢN NGÃ thường trú như thế, nên không có chổ nào mà chẳng đến, lại chẳng có nơi nào mà không đi. Nó liên tục thay đổi nên dễ bị lầm nhận nó là: MÌNH. Còn BỔN LAI TỰ TÁNH của mình lại chẳng nhận, trở nên lầm lẫn. PHẬT gọi là Mê lẦm Điên Đảo vậy.
Khi đã trót theo BẢN NGÃ, tưởng nó chính Mình, thời rất khó biết được sự lầm nhận để mà soi nó, nên ngỡ Tự Tánh Bổn Lai, vì vậy phải cuồng quay sai biệt, ý nguyện của mình bị Tương Phản. KHÁC NÀO: CÂY MONG LẶNG. GIÓ CỨ THỔI.
Chính Bậc tu hành nào cũng vậy. Họ rất mong cải tạo trừ mê, nhất tâm cầu TRI KIẾN đến chốn THƯỜNG CÒN BẤT BIẾN. Nhưng nào có đặng toại nguyện đâu? Vì sao? -Vì đã bị lầm lấy KHÁCH làm CHỦ còn CHỦ làm TÔI TỚ thì làm sao có một chủ quyền lập Pháp? -Có một chân chánh để trọn lãnh PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG? Mà đặng THỌ KÝ. BỔN LAI TOÀN MỸ? Đó cũng là một sự sai lầm của TRUYỀN KIẾP. Một sự tu tập ĐÚNG-SAI vậy.
Bậc tu hành cần nhất TỎ PHÁP cùng ĐẮC PHÁP gọi là THẬT THẤY Rõ Chân cũng là TRI KIẾN. Điểm thứ hai lại cần đến sáng soi Sự LƯU HÀNH BẢN NGÃ đặng khỏi lầm vì nó mà đoạt đến GIẢI THOÁT. Điểm thứ Ba cần đến HẠNH NGUYỆN ĐỘ SANH mà đến CHÁNH GIÁC TỰ TÁNH.
BẰNG CHƯA BIẾT. HOẶC KHÔNG CHỊU BIẾT HAY CHẲNG CẦU BIẾT thì dù có tu gấp mấy chăng cũng không ngoài BẢN NGÃ để tu vậy.
Càng HÀNH mà không chịu Tỏ Biết, thì lại càng dung túng nuôi dưỡng Bản Ngã thật lớn to. Nếu hiểu biết mà không Làm lại đúc nung BẢN NGÃ cho thật chắc cứng. Đó là lời ưu tú Di Truyền của Chư PHẬT, đem lại sự TRÒN DUYÊN TRỌN NGUYỆN để Thật Biết tỉ mỉ chẳng còn Tập Khí Sanh Tử mà hoàn toàn Giải Thoát. Nên nhớ lấy.
BẢN NGÃ là nguồn gốc phát sanh Cõi Trời và Người lại tạo thành LỤC ĐẠO, Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới do chấp nhận lầm lẫn mà thành.
NÊN PHẬT NÓI: Nó muốn thế nào, nó đặng thế ấy. Do BẢN NGÃ hương vị ngọt bùi Thường Chấp thành tựu các Cảnh giới. Chính nó tự tạo Cảnh Giới, rồi cũng chính nó mong van cầu khẩn cho đặng Cảnh Giới của nó tạo mà an trụ. NHƯ LAI thật biết và biết hơn thế nữa, nhưng NHƯ LAI không Tập Nhiễm Thụ Chấp, nên hoàn toàn Giải Thoát chẳng còn Tập Khí Sanh Tử vậy.
Bậc tu hành nên so lời nói trên để hiểu. Nhưng khi chưa biết đến BẢN NGẢ nó là: KHÁCH, thì dù có đem hết toàn lực để tu hay chiêm ngưởng củng cố đánh đổi mong nhận đặng sự TRI KIẾN GIẢI THOÁT chăng, thì nó cũng là Tri Kiến, cũng là Giải Thoát. Nhưng chẳng đặng hoàn toàn. VÌ sao? Vì nó còn mộng đảo Tập Nhiễm thanh thô hương vị Tập khí Sanh tử.
Bằng THẾ GIAN GIỚI, BẢN NGÃ nó chính là NGHIỆP. Nghiệp nặng nhẹ do nơi Ngăn Chấp nhiều ít mà thành ra muôn trùng vạn lối trở nên Nghiệp Tương Phản và Tương ứng, Đồng Nghiệp và Biệt Nghiệp nên có THƯƠNG GHÉT, PHẢI QUẤY, RIÊNG TƯ cùng HỶ NỘ ÁI Ố đến THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH. Đều là Thế Gian Pháp để vay trả, trả vay nơi Sanh Tử Luân Hồi không ngừng nghỉ.
BẢN NGÃ NÓ CÓ HAI ĐƯỜNG LỐI:
Một là: Xa lià, củng cố, Tận Diệt, TẬN DIỆT ĐỊNH. Đó thuộc về hàng NHỊ THỪA TU CHỨNG.
Hai là: Nương theo VẠN PHÁP VIÊN THÔNG. Dùng phương tiện Hạnh Nguyện Độ Sanh như: BI CHÍ DŨNG, GIỚI ĐỊNH TUỆ cùng LỤC BA LA MẬT ĐA, TỨ NHIẾP PHÁP và BÁT NHÃ để thâm nhập Pháp Giới. Bậc ấy cần tỏ biết BẢN NGÃ là: KHÁCH LƯU HÀNH để Trọn Biết tỉ mỉ khỏi lầm hết MÊ. Khi hết mê đặng CHÁNH GIÁC, gọi là HIỆN GIÁC của hàng TU CHỨNG TỐI THƯỢNG vậy.
CŨNG NHƯ: Có Hai TRƯỞNG GIẢ nọ, thảy đều trọn quyền làm CHỦ tòa LÂU ĐÀI. Nhưng cả Hai ông đều một cảnh LẦM. Do sự lầm nhận KHÁCH là CHỦ của tòa Lâu Đài, còn mình làm TÔI TỚ. Nên phải chịu tất cả quyền điều khiển của VẠN KHÁCH. Đó Vạn Cảnh của Luân Hồi cũng thế.
Sau chỉ vì sự nhọc nhằn khổ cực, sự đòi hỏi không ngừng của KHÁCH mà hai vị Trưởng Giả đồng chán nản, lòng hằng mong ước thoát sanh ra khỏi nơi ao tù TỨ KHỔ. NĂM ẤM -TRẦN LAO. MƯỜI ĐIỀU RÀNG BUỘC.
- Một ông thì quyết chí diệt ly, xa lìa bọn KHÁCH chẳng nói năng với chúng, không để chúng đụng đến Thân Tâm. Bọn KHÁCH bèn để yên cho TRƯỞNG GIẢ vài Căn Phòng AN TRỤ. Đó là hàng NHỊ THỪA đến chốn HỮU hoặc VÔ mà an trụ lấy Một.
Còn TRƯỞNG GIẢ kia cũng có một chí mong ước thoát khỏi chỗ khổ cực nhọc nhằn, chẳng khác với TRƯỞNG GIẢ trên. Nhưng thường Nghi Hoặc và cũng thường TỰ hỏi lấy mình, tại sao bọn CHỦ lại đông thế? Nếu là CHỦ sao lại chẳng ở mà cứ đi về thay đổi? Lâu ngày liền TỰ BIẾT MÌNH LẦM. Cũng nhờ có Nghi Chấp mà rõ biết sự lầm nhận của Mình.
Nhưng TRƯỞNG GIẢ còn bình tĩnh và rộng rãi hơn, không vội gì đuổi KHÁCH, để nhìn xem và rõ biết từ cử chỉ đến Hành Động ngôn ngữ từng mỗi một KHÁCH đến trăm nghìn vạn ức triệu, đồng rõ biết tận cùng toàn bộ của KHÁCH không thiếu sót.
Khi đã THẬT BIẾT thì chẳng còn sợ hãi rụt rè và không còn lấy MỘT NGHI, nên Trưởng Giả làm vẹn vừa đúng đắn và có một Quyết Định quá ư Thù Thắng. Trưởng Giả bèn ăn mặc y áo chỉnh tề, tựa ngồi nơi Toà SƯ TỬ. Trưởng Giả cho mời tất cả KHÁCH không thiếu sót một ai, Trưởng Giả tuyên đọc tỏ rõ tỉ mỉ tuần tự theo thứ lớp làm cho tất cả Khách đều kính nể tôn trọng CÔNG ĐỨC cao dày của Trưởng Giả.
Đồng thời KHÁCH cũng Nhất Nguyện thân cận gần gủi bên TRƯỞNG GIẢ đặng tạo lập chung hưởng sự giàu có, do dưới quyền của Trưởng Giả điều khiển. Từ đó Trưởng Giả trọn quyền làm chỦ TÒA LÂU ĐÀI, lại trọn quyền sai khiến tất cả KHÁCH, thật là TOÀN VẸN DUY NHẤT.
Một LẦM NHẬN của Hai vị TRƯỞNG GIẢ, và các Bậc TU CHỨNG cùng khắp trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, trở thành có trạng thái TU HÀNH trong hai lối TRI KIẾN và GIẢI THOÁT khác nhau.
MỘT BÊN: -TẬN DIỆT thì rốt cùng vào VÔ DƯ NIẾT BÀN.
-Còn TẬN DIỆT ĐỊNH thời đến HỮU DƯ NIẾT BÀN.
MỘT LỐI NỮA: -HIỆN GIÁC TỎ BIẾT SỞ ĐẮC TỰ TÁNH VIÊN MINH MUÔN PHƯƠNG TỊNH ĐỘ RỐT RÁO ĐẠI NIẾT BÀN vậy.
NAM MÔ ĐÔNG ĐỘ HIỆN GIÁC
DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI