- DUY NHẤT PHÁP MÔN NHƯ LAI TẠNG
- 1. VÔ THƯỜNG
- 2. VÔ NGÃ
- 3. NHÂN DUYÊN
- 4. NHÂN DUYÊN SANH
- 5. DUYÊN KHỞI
- 6. KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH
- 7. PHẨM CÔNG ĐỨC
- 8. PHỔ CHIẾU QUANG NHƯ LAI TẠNG
- 9. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
- 10. KHỞI TÍN
- 11. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP. MỘT LÝ MỤC GIẢI QUYẾT VŨ TRỤ CÙNG NHÂN SINH
- 12 TÂM PHÁP BẤT NHỊ TÂM CẢNH KHÔNG HAI
- 13. HẠNH NGUYỆN
- 14. VẠN PHÁP ĐỒNG Y
- 15. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG
- 16. CHÁNH TÍN
- 17. PHÁP ĐẢNH ÁO ĐẠI GIÁP
- 18. PHI NHÂN DUYÊN
- 19. CHÁNH BÁO
- 20. PHÁP TÁNH VIÊN DUNG BÌNH ĐẲNG
- TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
- 21. BẤT ĐỘNG
- 22. PHÁP THÍ
- 23. TƯỚNG TÂM
- 24. TÁNH TƯỚNG
- 25. TỰ TÁNH
- 26. TU CHỨNG hay CHỨNG TU?
- 27. CÁC PHÁP
- 28. TRÒN DUYÊN
- 29. HÀNH THÂM PHÁP GIỚI
- 30. TÂM BẤT NHỊ
- 31. PHẬT PHÁP DO ĐÂU KHÓ NGHE KHÓ LÃNH HỘI?
- 32. CHỈ QUÁN LUẬN
Vì tất cả chỉ mong muốn đòi hỏi: TĂNG.
Bởi TĂNG nên CẤU, Vì Cấu mà tạo thành Nghiệp để mê mờ, đồng nương theo mê ấy, đòi hỏi CHÂN THIỆN MỸ?
CHẲNG KHÁC NÀO: Có vị Trưởng Giả kia, giàu sang tột đỉnh của cải tiền bạc dinh dư vô số. Trưởng Giả có một đứa con tuổi còn thơ nên khờ khạo.
Một hôm Cậu Bé nghe ngoài thành có đám Hát, Cậu liền mon men đi xem. Khi xem xong Cậu trở về liền phát sinh mơ ước: Phải chi mình có được Bộ Áo và Cân Đai hay khuôn mặt HỒNG TÁO thời thích biết là bao. Cậu có ngờ đâu là Mặt Hồng Táo họ vẽ. Cậu có biết đâu Áo Giáp đóng tuồng, nên ngỡ thật Cậu ước ao đòi hỏi.
Thế rồi Cậu bỏ nhà ra đi để tìm cho được Mặt Hồng Táo và Áo Giáp Cân Đai. Cậu đi mãi ngày kia đến một Thành Phố Chợ Quán. Cậu nhìn thấy có bán Áo Giáp sặc sỡ, Cậu nào có biết nên Cậu nghĩ thầm... Ta đã tìm đặng Áo Giáp, chỉ còn cái mặt của Ta thay đổi là xong.
Cậu bèn vào xem, lúc xem xong theo ý nghĩ của Cậu, nên lấy Áo Giáp ra đi. Kẻ bán hàng đuổi theo bắt lấy lại bộ Áo Giáp. Cậu đâm ra phiền trách kẻ bán hàng đã ỷ thế cướp giật Áo Giáp của Cậu đã tìm ra, nhưng không được hưởng. Thế rồi Cậu nghĩ phải chi mình lớn mạnh thì người kia làm gì dám cướp đoạt Áo Giáp mình đã tìm ra. Từ đấy Cậu nuôi hy vọng lớn khôn tìm Áo Giáp và làm sao trở thành mặt HỒNG TÁO.
Ngày qua ngày.... Cậu quên mình là con của một vị Trưởng Giả. Cậu phải đi lang thang cầu thực, từ nơi nầy đến chốn nọ, khi ở Đình lúc nằm Chợ. Nhưng nào có quên sự mơ ước Áo Giáp Cân Đai mặt mày trở thành khác Chúng?
ĐÓ CHÍNH LÀ:
-Tất cả mong muốn đòi hỏi TĂNG gốc mê lầm sai biệt, nên từ BẢN THỂ CHÂN NHƯ Thường Còn Bất Biến, lại vọng khởi lần mơ theo mơ, tưởng thật, đòi thật chốn mơ. Chẳng khác câu chuyện Cậu Bé.
Nên Phật nói là Hư Vọng Điên đảo. Lầm nhận Huyển Hóa làm Chân Thật. Còn nơi Chân Thật không nhận, cho là Huyển Hóa.
VỀ PHẦN TRƯỞNG GIẢ:
Từ lúc cậu bé ra đi. Trưởng Giả cho tất cả những người hầu cận thân cận tìm khắp nơi không gặp. Ngày đêm năm tháng trôi... Trưởng Giả mong đợi, vì tuổi cao già đến, lại thêm phần giao Tài Sản cho Cậu Bé. Nhưng không gặp...
Thế rồi một hôm. Các người hầu cận và thân cận, tin cho Trưởng Giả biết đã gặp Cậu Bé. Trưởng Giả mừng rỡ sắp sửa đón con. Nhưng các hầu cận thân cận đồng thưa: Kính thưa Trưởng Giả chúng tôi gặp đặng Cậu, cùng nhau đến gần Cậu, thời Cậu sợ hãi xem chúng tôi như là bọn ĐỒ TỂ đến ví bắt con lợn. Cậu lẫn trốn la hét, không còn nhớ ra chúng tôi nữa, do đó không đem về được.
Trưởng Giả suy nghĩ và nói với các người. Phải rồi, phải rồi! Có lẽ, có lẽ: Con của Ta, vì xa cách Ta lâu ngày nên quên hẳn. Vậy Ta cùng các Ông đến gặp nó. Sau sẽ dùng phương Pháp đưa nó về. Nói xong Trưởng Giả cùng các Hầu Cận thân cận đồng đi...
Đến Làng Nhỏ xa Đô Thị, có một Chợ lá chòi tranh. Khi ấy các Hầu Cận mới thưa chỉ cùng Trưởng Giả nơi Cậu Bé ẩn náu. Trưởng Giả lần bước đến nhìn thấy Con thân thể tiều tụy. Trưởng Giả vội bước đến để nắm tay, thời Cậu Bé sợ hãi lùi bước, nét mặt xanh nhợt thất thanh hét và chạy lẫn trốn. Chẳng khác nào Trẻ thơ bị Voi rượt vậy. Trưởng Giả nhìn theo Con thương hại.
Sau khi ấy bèn nói với các Hầu Cận và Thân Cận: Con của Ta, nó lầm bị NGŨ ĐỘC nên chi sự NGHE THẤY BIẾT sai biệt mà quên hẳn Ta, quên hẳn các Ông, quên hẳn vườn tược đất đai của cải tài sản của nó. Vậy các ông nên vì Ta mà tìm tất cả phương pháp tùy thuận theo sự lầm lẫn của nó mà dìu dắt nó trở lại BỔN LAI cũ.
Các Ông cũng nên nhớ: TA chỉ vì con, nên lúc nó thơ ấu Ta sợ nó sai lạc, nên TA có khâu vào trong chéo áo của nó một tấm ngọc LƯU LY. Trên tấm ngọc có khắc bốn chữ: BỔN LAI HOÀN CHÂN. Lúc các Ông xem xét nếu con Ta bớt sự lầm mà nhận được TA, thời các Ông tháo tấm khảm ngọc để con TA TIN NHẬN cùng về với Ta. Dặn dò đâu đấy xong, Trưởng Giả bèn từ biệt Thân Cận Hầu Cận mà trở lại Gia Trang.
Còn phần các Thân Hầu Cận cùng nhau nghĩ bàn, sắp đặt lề lối ăn mặt cùng cử chỉ nghèo khổ hay đi lang thang, và tập nói năng thèm muốn, y như Cậu Bé để gần Cậu. Cậu khỏi sợ.
Đến ngày được gần, thời gian tìm hiểu, biết đích Cậu bị vọng đảo sai lạc mà mộng ước, ÁO GIÁP CÂN ĐAI với khuôn Mặt trở nên HỒNG TÁO. Khi ấy các Thân Hầu Cận mới bàn tính, đồng thời lập ra một GÁNH HÁT cốt cho vừa vẹn với sự mơ của Cậu để gần hoặc dạy dỗ Cậu cho thoát khỏi nơi lầm về chung cùng với Trưởng Giả.
Từ ngày CẬU BÉ được vào GÁNH HÁT, Cậu rất thích cố công tập HẠNH cùng các ĐIỆU BỘ như: Đi Đứng Nằm Ngồi uy nghi phải lối. Cậu nuôi tất cả niềm TIN để đoạt đến MẶT HỒNG ÁO GIÁP cùng là Phướng Lọng Tràng Phan sung sướng giàu sang theo chí nguyện của Cậu. Lúc Cậu đặng vui, là lúc các Thân Hầu Cận khen hay bày cho Bài Hát, hoặc đã thuộc được bài, khi Cậu buồn vì mộng ước chưa thành hay nôn nóng chưa cho mình có ĐỊA VỊ trong tuồng hát.
Những trạng thái ấy, làm cho Thân Hầu Cận phải tùy lúc dạy dỗ, tùy khi nói năng, lại tùy theo kiểu cách để lần đưa hiểu biết cho Cậu được giải mê lầm. Nhưng Cậu nào có biết sự nhọc nhằn của Thân Hầu Cận, nên đôi lúc oán thương lẫn cùng thương oán, sự nghi ngờ ấy có hàng vạn lần triệu lớp, cứ thế mãi đến khi Cậu được hiểu biết rằng:
ÁO GIÁP MẶT HỒNG. Chính là thứ lớp diễn tuồng chẳng phải là Mục Đích. Từ đó Cậu sinh ra suy nghĩ: TA SẼ VỀ ĐÂU? Với bao suy nghĩ khác. Nhưng lạ thay! Cậu muốn xa lìa GÁNH HÁT, khỏi chỗ đóng tuồng mà chẳng đặng. Vì nó cứ lãng vãng khuôn mặt HỒNG TÁO ở chốn CÂN ĐAI. Cậu in tuồng đứng giữa cảnh phân vân. Chính Cậu thời Cậu cũng khó mà hiểu Cậu. Thế rồi một ngày Quyết Định của Cậu...
Mới đến Thân Hầu Cận kính thưa: Tôi không còn ưa thích MẶT HỒNG hay ÁO GIÁP. Tôi chỉ mong sao được như Quý Ông. Ngày dạo chơi thư thả, sắc mặt dung thông bình dị. Khi đóng tuồng lại thực hay, thực khéo chẳng cần học ai mà biết Hát, không cần hỏi ai lại đặng sự tỏ thông chỉ bày thêm cặn kẽ.
Lúc bấy giờ các Thân Hầu Cận mới thử thách và vặn hỏi: Cậu có TIN Ta không? Cậu thích ÁO GIÁP hay MẶT HỒNG Ta sẽ cho Cậu? Khi ấy Cậu Bé kính thưa: Tôi rất Tin các Ông. Nhưng đối với chiếc Áo hay khuôn Mặt vẽ kia, nó không thực, nó là tấm tuồng hư vọng, nếu nói nó là thực chăng cũng thực trong Sân Khấu HÁT CA mà thôi. Bởi tại tôi một thời lầm nó để nuôi ảo mộng mà sống theo KỲ VỌNG ĐẢO ĐIÊN. Tôi đến xin các ông giúp cho tôi được yên hay bình dị y như các ông, ấy mới là Chí Nguyện ngày nay.
Khi bấy giờ các Thân Hầu Cận xem xét đâu đó mới lần lượt đem sự thật ra nói cặn kẻ tỉ mỉ cho Cậu Bé biết và lấy trong chéo áo của Cậu Bé một tấm KHÁNH NGỌC. Cậu Bé nghe đâu nhớ đó chẳng thiếu sót và được xem tấm ngọc LƯU LY: BỔN LAI HOÀN CHÂN Cậu ta mừng rỡ cảm tạ Thân Hầu Cận đồng cùng với các ông về với Trưởng Giả.
Đó chính là một sự lầm TĂNG. Để chỉ nơi mê mờ sai biệt thành thử CẤU TẠO nghiệp VỌNG ĐẢO gọi là Chúng Sanh. Cùng để chứng tỏ sự sáng suốt không lầm của Chư BỒ TÁT, PHẬT.
CHẲNG KHÁC: Cậu Bé lầm mơ MẶT HỒNG ÁO GIÁP. Còn Thân Hầu Cận và TRƯỞNG GIẢ. Biểu Dương cho BỒ TÁT, PHẬT. Nên chi làm Chúng Sanh thường theo KỲ VỌNG mà Bị Biến Đảo Điên trở thành THAM MUỐN, chỉ vì Sự Muốn không phải lối, để mà Muốn, nó cũng gọi là ngược chiều nên có THAM SÂN SI. Trong Tham Sân Si có BỐN TƯỚNG quan trọng nên trở thành TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI, lại làm cho tất cả Tam Thiên khó thoát TRẦN LAO hoàn toàn Giải Thoát.
BỐN TƯỚNG ẤY LÀ:
THỨ NHẤT: THIÊN TƯỚNG:
Nơi Thiên Tướng là một Tướng ưa thích CẦU KỲ NGƯỢC CHIỀU. Cũng như: CẬU BÉ nói trên mơ MẶT của TUỒNG HÁT trở thành Mặt mình. Hay kẻ xem ẢO THUẬT lầm cho là thật, mà mong muốn Ảo Thuật trở thành Chơn Thật.
Vì THIÊN TƯỚNG mà có các Cõi: THIÊN TIÊN-THẦN THÁNH. Vì Thiên Tướng mà có tất cả ưa thích THẦN THÔNG TÀI PHÉP. Còn Chư Bậc GIÁC NGỘ đối với trên là một TRÒ ĐỂ DIỄN, cũng gọi là DỤNG ĐỘ chớ chẳng phải là CHÂN LÝ.
THỨ HAI: NHÂN TƯỚNG:
Nơi Nhân Tướng là một Tướng Ưa Khen Thích Tặng, Nhận phải, cho Đúng về phần mình, hay được kẻ nói theo nâng muốn hợp mình như : Ông Đạo Đức, Nhơn Từ, Qúi Phái, Hạnh Tốt và Khôn Ngoan liền sinh Tâm mừng rỡ. Bằng ngược lại thời giận hờn ghét bỏ. Nơi Nhân Tướng lại Cố Thủ, Năng Chấp Thường Trụ, nó là một Pháp CẤU TẠO Ghét Thương Phải Quấy năng phân biệt Giai Cấp. Nếu chẳng hiểu đặng sự nguy hại của Nhân Tướng vội chấp nhận mình Đúng, hơn ai cả thì khó tu, khó đoạt đến CHÂN LÝ vậy.
THỨ BA: CHÚNG SANH TƯỚNG:
Nơi Chúng Sanh Tướng là một Tướng THƯỜNG TĂNG HAY GIẢM. Khi Tăng thời TỰ CAO KIÊU MẠNG nhận mình là: THÁNH. TÀI ĐỨC Tập Quán cố thủ thành BẢN NGÃ CẦU KỲ.
Lúc GIẢM thì cho mình là: NGU DỐT NGHIỆP NẶNG PHÀM PHU hay CHÚNG SANH MỜ MỊT. Chúng Sanh Tướng nó có trạng thái lạ lùng không chừng chẳng đổi. Vì lẽ ấy mới thành hình TAM GIỚI và SƠN HÀ ĐẠI ĐỊA
CŨNG NHƯ:
TỰ CAO thích lớn thành SƠN (Núi)
TỰ HẠ cho thấp thỏi thành HÀ (Sông)
TỰ RỘNG RÃI nghêng ngang thành ĐẠI (Lớn)
XẤU XA GANH TỴ phân biệt thành ĐỊA (Đất)
Từ Sơn Hà Đại Địa Giới Hạn phân chia mà có TIỂU ĐỊA. Nơi Tiểu Địa tức là THÂN Giả Hợp, lầm nhận Thân chịu làm CHÚNG SANH sống trong Giới Hạn gọi là Chúng sanh Giới. Nếu chẳng hiểu thì nguy hại Sanh Tử. Bằng hiểu biết nương nhờ nó mà tu đặng cứu cánh Giải Thoát vậy.
THỨ TƯ: THỌ GIẢ TƯỚNG:
Nơi Tướng Thọ Giả là một Tướng. Khi lầm thì nó dễ lầm. Lúc Giác thời nó dễ Giác. Vì nó linh động tùy thuận thường tưởng nó là THẬT. Lại thường cho nó là GIẢ. Nó chính là VÔ MINH, mà nó cũng là ĐẠI GIÁC. Kẻ mê nếu sơ xuất một khởi chẳng suy nghĩ kịp nhận trong cái Mê tưởng Ngộ. Còn Bậc tu hành khá ngỡ NGỘ chấp nhận thành MÊ. Nó là một Pháp phải rốt ráo thời, nó rốt ráo. Còn mê lầm thời, nó vẫn mê lầm. Bằng đứng trong BỐN TƯỚNG thì nó là GIẢ TƯỚNG. Nếu thoát Trần Lao vượt BỐN TƯỚNG thời nó lại là THẬT TƯỚNG vậy.
BỐN TƯỚNG hiện sanh không ngoài một KHỞI TĂNG buổi ban đầu. Còn CẤU TẠO thành NGHIỆP là hậu quả TĂNG SAI. Do đó ngày nay mới mắc miếu mê lầm. Nếu không KHỞI TĂNG, nào bị GIẢM? Bằng không Cấu Nghiệp nào nó ĐỘNG? Đã không Động đâu có TỊNH? Do Tăng mà Cấu, bởi Cấu thành Nghiệp, có Nghiệp có Động, đã Động phải TỊNH. CŨNG NHƯ: Có LỬA thời có KHÓI, mà KHÓI cũng do LỬA. Nếu không Lửa cũng không Khói.
Vì lầm nên bị Bốn Tướng. Nay tu hành để Tỏ Biết chu đáo, đặng chốn KHÔNG LẦM. Chớ chẳng phải tu mà đến chỗ Không của VÔ VI hay PHI PHI TƯỞNG.
Theo bài nầy để chỉ: Từ cái TĂNG mê lầm của CẬU BÉ, nên có gánh hát. Nếu cậu không sai lầm thời chẳng có Gánh Hát làm chi. Đó chính là một Biện Minh CHỮ KHÔNG sai lạc và nơi KHÔNG vì hết Vọng, gọi là không còn Vọng, may ra có phần giúp cho Bậc tu tránh chỗ lầm KHÔNG mà KINH BÁT NHÃ bị oan.
TRÒN DUYÊN:
Tròn Duyên là một Pháp Tối Diệu Trùm Khắp, nó có đầy đủ từng lớp, nếu Bậc tu hành Tích Cực công dụng Pháp Tròn Duyên, thời nó lại cung đốn vẹn vừa từng sự Hiểu Biết Toàn Mỹ Tuyệt Đích. Nhờ nó mà đặng TRÒN NGUYỆN cùng rốt BA THÂN VIÊN MÃN.
Tròn duyên chính là một Pháp, không đòi hỏi sự lặng lẽ của TĂNG GIẢM CẤU TỊNH hay CỘNG, BẤT CỘNG. Vì sao? -Vì nó không có dùng CÁI MUỐN của nó, nó chỉ duy nhất Tròn Duyên là đặng.
Tròn Duyên là một Pháp dung thông bình đẳng bất nhị, ai có Tâm Chí cố gắng thảy đều làm đặng. Từ ĐỜI thi hành Tròn Duyên thì trong Nước được Âu Ca Thái Bình, mỗi gia đình mà lập Pháp Tròn Duyên thì đặng Hạnh Phúc, xóm làng gìn giữ Tròn Duyên thời chẳng có Trộm Cướp. Về ĐẠO lập Pháp Tròn Duyên Thân Tâm thanh bình đoạt đến Chân Lý hoặc vào Tịnh Độ. Nếu một Người biết, một Nhà biết, một Nước biết. Cứ thế chuyền nhau cùng khắp TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI để thi hành Pháp Tròn Duyên thời tất cả liền biến thành TỊNH ĐỘ
Tròn Duyên bảo tồn từng giai đoạn PhẨm NguyỆn, từng Pháp soi biết, từng mỗi NHÂN VỊ cùng THỂ CÁCH của mỗi Bậc, mỗi Người đã lập chí làm, hay tu học mà thực hiện nó.
Từ Bậc TÍN HẠNH NGUYỆN biết giữ vẹn. Bậc thi hành BI TRÍ DŨNG hoặc LỤC BA LA hay BA LA MẬT ĐA, cùng với Bậc lìa NGÃ, SỞ NGÃ đặng tu với mục tiêu Tròn Duyên không chán thì tỏ đặng PHÁP MÔN KHÔNG HAI mà rõ Pháp TỐI THƯỢNG đến SỞ ĐẮC gọi là GIÁC NGỘ.
Cho đến Bậc GIÁC, Bậc ấy: vì tất cả còn lầm mê nên mới phát sinh BỔN NGUYỆN, do lẽ đó nên đem BẢN GIÁC cung đốn cho tất cả. Vì vậy Bậc GIÁC NGỘ mới nương theo mê để Tận Độ thành thử chỉ dạy giảng nói, làm cho tất cả được TRI KIẾN GIẢI THOÁT, như thế gọi là: CHƠN SƯ.
Còn Bậc tu hành lìa NGÃ, NGÃ SỞ đồng nương theo VÔ NGÃ đặng khỏi Cấu Nghiệp, mắc miếu mà cầu nhận BẢN GIÁC của THIỆN TRÍ THỨC được Tròn Duyên cùng TIN VÂNG KÍNH gọi là: CHÂN TỬ. Bằng chưa phải, hay chưa đặng như trên thời nên cố gắng cho được một CHƠN SƯ, cho đồng một CHÂN TỬ.
Pháp Tròn Duyên là một Pháp trùm khắp dung thông vượt tầm Bất Tăng Giảm, lại tạo nên ĐỨC HẠNH song toàn. Nếu tu hành cùng chung ĐẠO HỮU, mỗi Bậc đều lấy đích Tròn Duyên đối xử hay giúp đỡ với nhau, thời hiện tại chốn Đạo Tràng ấy trở nên LỤC HÒA CHÁNH PHÁP. Từ hàng THÁNH TĂNG xưa và Chư BỒ TÁT vẫn gìn giữ Thể Cách Tròn Duyên đặng Tròn Nguyện... nên mỗi lần nói ra một lời thì phải CUỐN LƯỞI BẢY LẦN mới nói. Vì sao? -Vì Khơi Duyên phải thi hành cho Tròn Duyên. Nhờ thế mà đi trong Vạn Hạnh HÀNH THÂM BÁT NHÃ, đến LỤC BA LA MẬT ĐA không thọ chấp sự vui- buồn-mừng-phiền-được-mất-phải-quấy,chỉ mục tiêu Tròn Nguyện. So như ĐỨC DUY MA cùng với ĐỨC DI LẠC các Ngài vẫn nhắm Tròn Duyên trên với ĐỨC THẾ TÔN dưới với Bậc lãnh Pháp do lẽ ấy mà ĐỨC DUY MA Ngài nói: (nơi mục Xuất Gia) như: Các Ngươi nay ở trong Chánh Pháp, nên cùng nhau Xuất Gia. Vì sao? -VÌ PHẬT RA ĐỜI KHÓ GẶP.
Lúc bấy giờ Trưởng Giả Tử nói: Thưa Cư Sĩ, Chúng tôi nghe PHẬT dạy. CHA MẸ KHÔNG CHO -KHÔNG ĐƯỢC XUẤT GIA.
Ngài nói: Phải. Các Ngươi Phát Tâm Vô Thượng BỒ ĐỀ đó chính là Xuất Gia, đó chính là đầy đủ GIỚI PHÁP.
Thật là lời nói vẹn toàn, kính trên nâng dưới của Ngài DUY MA. Còn về thời Hiện Kiếp của Họ Lý. BỐ ĐẠO HÒA THƯỢNG (Di Lạc) trong quyển Nhì TỪ BI ÂM trang 21, Ngài cho Ông họ TRẦN CƯ SĨ tám câu THI, nơi câu thứ tư trở xuống rằng:
Nếu Người Tri kỷ nên an phận
Dẫu kẻ Oan Gia cũng Cộng Hòa
Miễn tấm lòng nầy không Quái Ngại.
Mười Phương chứng đặng Lục Ba La.
So lời Đức Duy Ma và Hòa Thượng Bố Đạo hai Ngài dạy thật là Tấm Gương đầy đủ khó bàn. Nhưng dù có trích dịch ra đây chỗ Đúng Sai chăng, cũng là lời Tinh Hoa đẹp.
Bậc mà đã cố tâm thi hành lập Pháp Tròn Duyên, Bậc ấy không thể nào dùng TĂNG GIẢM chênh lệch gọi là Tròn Duyên đặng. Vì sao? Vì nếu TĂNG có quy định Hạnh Nguyện là: GIEO DUYÊN. Bằng quá tầm thời TĂNG DUYÊN, Nếu Tăng theo CÁI MUỐN của mình buộc kẻ khác phải tu thì SI MÊ. Còn Giảm trong lúc bị Tăng dùng Giảm để ngự chế cho đặng viên dung, đó chính là khéo tu Tròn Duyên. Nếu Giảm đi quá mức liền đến VÔ VI PHÁP hoặc buông trôi tự sinh ra biếng trễ.
Cùng Bậc tu dùng BI TRÍ DŨNG, tuy Bi Trí Dũng như thế nhưng nó có BA BẬC. Từ Sơ Khởi dùng lòng TỪ BI. Bậc khá hơn thì TẬP sự BI TRÍ DŨNG. Bậc Hạnh Nguyện thi hành BI TRÍ DŨNG. Bậc đã từng thi hành mới nhận thấy BI phải có TRÍ mà TRÍ cần DŨNG nó rất liên kết nhau, bằng thiếu sót một trong ba hay Nặng Nhẹ sự TĂNG GIẢM cũng không thành tựu Tròn Duyên vậy.
Về phần LỤC BA LA MẬT ĐA không thể nào mà chẳng soi biết sự dung thông vẹn vừa ở nơi BẤT TĂNG GIẢM đặng thi hành Pháp Tròn Duyên mà tiêu CẤU NGHIỆP. Nếu TĂNG bị CẤU, còn GIẢM mắc phải VÔ đó là điễm Tối Thắng nhứt của Pháp Tròn Duyên. So như sau để biết:
BỐ THÍ: NGHE THẤY BIẾT người khổ. Nếu cần TIỀN, nên TÀI THÍ. Không quá BA LẦN, thì dùng Trí Tuệ xét soi, lại tùy nơi sự trợ giúp. Chớ nên quá lắm nó trở thành NGHIỆP để THÍ.
PHÁP THÍ: Có Bậc đến cầu pháp hay cầu tu. Tùy thuận cầu của họ, hay Bậc tu thời chỉ dạy. Họ cần bao nhiêu nói bấy nhiêu. Chớ nên vì mình mà ép, cũng chẳng nên biếng GIẢM nơi chỉ bày. Họ càng gieo duyên bao nhiêu thời chỉ bày bấy nhiêu. Đôi lúc vì Nghiệp Đảo hay các Pháp thử thách của Ngoại Cảnh làm cho họ chẳng biết để gieo duyên. Thì nên nâng họ quá BA LẦN bằng chẳng nghe thì để yên, chớ nên dùng Tăng Quá mà chẳng Tròn Duyên.
TRÌ GIỚI: Trì Giới Tròn Duyên thời Bậc ĐẠI TRÍ mới dùng để QUÁN CHUNG đồng SOI BIẾT RIÊNG. Khi CHUNG QUÁN nó thuộc về Bình Đẳng. Còn soi biết thuộc phần kiểm điểm riêng từng lớp, từng Bậc tỉ mỉ rành rẽ đặng Trọn Biết viên dung Tròn Duyên Rốt Nguyện.
VÍ NHƯ: QUÁN CHUNG thì NHẤT THỂ, mà SOI RIÊNG thời từng PHÁP GIỚI. Bằng QUÁN CHUNG thì VŨ TRỤ , mà SOI RIÊNG thời gọi là Chúng Sanh hay BỐN LOÀI, mà soi riêng từng Loài, từng Vật, từng Người đều có một BẢN NGÃ. Tuy nhiên Bản Ngã nói chung, nhưng Soi Biết đến nó thì mỗi Người, mỗi Bậc riêng khác không đồng từ Tánh Tình đến Cử Chỉ cùng sự Hiểu Biết ít nhiều nặng nhẹ trở thành nhiều thứ bậc. Đó chính là những ưu điểm cho Bậc Trì Giới, sau nầy làm Tròn Duyên mới Tỏ Thấu : CHUNG mà RIÊNG, RIÊNG mà CHUNG đến CHẲNG CHUNG CŨNG KHÔNG RIÊNG.
TRÌ GIỚI: Đặng thật biết Mình và CHƠN BIẾT Người để CHUNG QUÁN, thời tất cả Sẵn Có Chủ Quyền Tự Tin nơi Chủ Quyền đó họ có một căn bản để Tin cùng Chưa Tin là quyền của họ, dù cho một ĐỨC PHẬT hay THÁNH TIÊN, lúc họ chưa TIN cũng đành chịu.
NHƯNG NGƯỢC LẠI: Khi họ ĐÃ TIN thời làm cách nào họ VẪN TIN. Đó chính là một then chốt Bình Đẳng của Muôn Loài Vạn Vật như nhau. Nếu Bậc tu TRÌ GIỚI mà biết QUÁN và biết SOI như thế mới gọi là: TRÌ GIỚI MÌNH, cùng TÔN TRỌNG GIỚI HẠN KẺ KHÁC, để thi hành Tròn Duyên đặng Tròn Nguyện mà SỞ ĐẮC: TỔNG TRÌ ĐÀ LA NI TẠNG.
Bằng Chưa Biết cố ép họ làm, ép tu, ép để đồng hiểu một chủ đích như mình. Dù rằng: THIỆN, BẤT THIỆN đều ép buộc. Nếu họ chưa TIN, chưa theo mình thì liền giận giữ chê bai hay phỉnh báng. Hoặc giả những Người ấy là: Bà-Con Giòng-Họ Con-Cái hay Cha-Mẹ cũng thế. Vì sao? Vì Mình chưa Tròn Duyên, chưa Trì Giới đúng đắn, chỉ dùng CÁI MUỐN ÁI NỊCH ràng buộc làm sao cỗi giải cho kẻ khác?
Pháp Trì Giới Tròn Duyên là một trọng yếu để thi hành đầy đủ LỤC BA LA MẬT ĐA. Nếu Bậc biết dùng thời bậc ấy đi trong Vạn Pháp chẳng chướng ngại, không xâm phạm, lìa hẵn BỐN TƯỚNG mà đặng Trọn Biết Bốn Tướng. Không bỏ chỗ ĐỘNG vì thật Biết ĐỘNG của DỤNG, chẳng thích nơi TỊNH thật Biết TỊNH của ĐỘNG để xây dựng TỊNH mà ĐỘ, trọn dùng ĐỘNG mà DỤNG GIÁC.
NAM MÔ HIỆN GIÁC TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT