–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

2. NHÀ THIỀN SƯ KHI TÌM ĐẶNG...

17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 11852)
2. NHÀ THIỀN SƯ KHI TÌM ĐẶNG...
Nhà Thiền Sư khi tìm đặng Thiền Trí duy chỉ có mỗi một khởi đầu. Lúc bấy giờ nhìn nơi thân Tứ Đại nhận thấy trong Thân vô số vi trùng, chia ra nhiều giống vi trùng, mỗi một giống chung hợp nhau mà sống không bao giờ giống này lạc nơi kia mà sống được. Như vi trùng máu sống theo máu. Vi trùng mủ sống nơi mủ, vi trùng nước bọt hoặc đàm đều sống trong thể chất phù hợp đó.Về bản tánh vi trùng mỗi giống thảy đều có phận sự linh động di chuyển của chúng nó, giống nào đều phải theo linh động di chuyển trong thể chất của nó. Chúng nó được có mỗi một cái là đồng nhau linh động, đồng nhau di chuyển chạy đều trong thân không ngừng trệ, thành thử nuôi dưỡng được thân. Thân Tứ Đại nhờ nó mà sống. Nó nhờ thân Tứ Đại được chất dung thông sinh trưởng.

Khi nhà Thiền Sư đã nhận chân nơi thân Tứ Đại bèn đem mỗi một thân của mình so với triệu triệu nhân sanh, mới nhận thấy chính mình là một con vi trùng đang sống trong vũ trụ đồng với Nhân Sinh. Sau khi tự nghĩ nếu mình Tự Ngã cho mình khôn ngoan, tìm đặng Chân lấy mình, chẳng biết nhân sinh đã có một lý lẽ chân chính hơn mình, thì chính mình chưa thấm vào đâu cả.

Từ đó mới dùng Thiền Trí để nhiếp độ những điều chưa tỏ đặng tỏ, những chi chưa biết đặng biết, những chi chưa thi hành nay phải thực hành nhiếp độ Ngộ Nhập ngay nơi mình làm của mình nhập. Những gì chưa chu đáo nay hoàn mỹ chu đáo, không còn tu trên ảo vọng xa xuôi để cầu Giác, mà ngay nơi thật hành Chánh Giác.

Nhờ nơi Diệu Quang Sát Trí mà thật biết chúng sanh nó chẳng phải là Nhân Sinh, mà chính chúng sanh đang ở trong thân Tứ Đại gọi là chúng sanh tính. Chúng sanh Tính ấy chẳng đâu xa lạ, chính nó là các giống vi trùng trong thân mạng. Khi chúng diễn âm trong thân thì đương nhiên nhà Thiền Sư phát sinh tư tưởng. Tư tưởng có bao nhiêu thì chủng tánh Vi Trùng đều có bấy nhiêu. Thiền Sư thực hành thông thái bao nhiêu thời những giống Vi Trùng khôn ngoan bấy nhiêu. Đến lúc nhà Thiền Sư thành Phật thì các vi trùng Trưởng thành Bồ Tát Quốc Độ.

Nhờ Thiền Trí sáng soi thân tâm để phá mê thường chấp mà trực giác Sở Đắc Tam Muội Pháp Môn, Nhiếp Độ Nhân để thật tỏ rõ tư tưởng hiện nó đang lầm nhận chính là chẳng phải của nó.

Bậc đã đến mức Thiền Định nhiếp độ Thiên, thì Bậc nầy đã là Minh Sư các Cõi cùng cảnh giới Chư Thiên Tiên Thần Thánh Đạo, du hành cùng khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới mới nhiếp độ, bằng chưa tỏ rõ, tâm đang còn cầu vái van xin thì chưa phải là nhiếp độ, mà đang tu Thiền vậy.

Bậc nhiếp độ Chư Thiên trong Ba Cõi phải Sở Đắc Chân Thiền, tỏ rõ bổn lai thể tánh đồng viên thông Pháp Tánh. Nhờ tận giác như thế, nên rõ ràng Chánh Báo của Chư Thiên, Tiên, Thần, Thánh mỗi nơi Nhiễm hóa thế nào mà trở thành các Cõi, Cảnh Giới. Từ chốn Thọ Ngã thi hành huân tập Tự Ngã để lãnh lấy Thần Thông Tài Phép ra sao thảy đều tỏ rõ, tỉ mỉ tường tận không sai chạy mà nhập Chánh Định Tam Muội Nhiếp Độ Thiên.

Bậc tu Thiền và bậc chưa tu Thiền, Cái Biết vẫn đồng đẳng nhưng Tánh Biết khác xa vời vợi. Bậc Tu Thiền nhờ nơi Tánh Biết mới có thể biết được Vũ Trụ Nhân Sinh. Về tín ngưỡng các hành tinh đến Vũ Trụ Nhân Sinh hay Thiên Sinh, Tiên Sinh nơi hành tinh nào vẫn có mỗi một Tâm Tín Ngưỡng in nhau nhưng xướng danh tôn sùng mỗi hành tinh khác nhau. Nếu chưa lập Đạo Hạnh như thế thì dù cho có Tu Thiền một ngàn năm cũng chưa xê dịch. Bậc Tu Thiền đã từ di chuyển Thần Thức đến Cảnh Giới nào thì thân liền đồng ứng hiện, hợp chung in như người trong Cảnh Giới đó không sai tí nào cả. Từ ngôn ngữ đến Hạnh Kiểm như nhau, nhờ thường ra vào xuất nhập hàng trăm ngàn Cảnh Giới cùng các Cõi như vậy nên Sở Đắc Hiện Nhứt Thiết Ngôn Ngữ Tam Muội và cũng nương nhờ Tự Lợi Tha Lợi nên nhận giác được Hiện Nhứt Thiết Sắc Thân Tam Muội.

Bậc Tu Thiền thật biết từng tư tưởng của Thiên Quan, Tiên Quan, Thần Quan, Thánh Quan đồng với Nhân Sinh Quan đều theo quan niệm từng trình độ mỗi một Cõi hay Cảnh Giới theo nơi Thức Tịnh cực đối tạo thành không thể nào vượt khỏi tầm hiểu biết hơn. Duy nhất chỉ có Thiền Trí mới rõ biết chung gồm giữa mình cùng khắp các Cảnh Giới mà thôi.

Tu Thiền còn được nghe được hơi thở của thảo mộc cùng quả địa cầu, nhịp nhàng di chuyển cho đến các loài chim chung hòa với tiếng gió reo trở thành muôn ngàn câu Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng không ngớt. Đồng với tiếng nhạc Trời của Chư Thiên trổi lên từng lúc thanh bình. Nhờ nghe thấy mà tận biết tất cả đang lầm tưởng sinh mơ ước hoài ảo mà thiếu kém thực thể phát tâm để Tri Kiến.

Bậc Tu Thiền nhờ nhận Tánh để thấy biết, có nhận tánh thấy biết như thế mới tự tánh tỏ tánh nên minh tâm kiến tánh thấy biết dung thông khỏi lầm. Còn bậc chưa tu Thiền cũng dùng cái thấy để thấy, thấy đặng mới biết, chưa thấy thời chưa biết, nên thường bị biết, khi bị biết thì bị lầm.

Bậc Tu Thiền dù có ngồi trong cốc chăng vẫn nhận biết được Nhân Sinh có nơi quan niệm Đúng, có chỗ chưa rõ quan niệm Sai, lầm nơi quan niệm sai chạy theo chỗ sai mà sanh tử, chớ bậc Tu Thiền đã thật biết nơi Bổn Tánh nên quyết định không sai chạy.

Ta có Linh Hồn, đó chính là thật đúng không sai, lúc Nhân Sinh đang cơn mê lầm, chạy theo từng Cá Tánh từng quan niệm đảo điên, giờ phút trước qua giờ phút sau, hai Đức Tánh khác nhau thì hai Cái Ta và hai Linh Hồn. Từ nơi hai Linh Hồn của ta mãi mãi dung dưỡng thay đổi cho đến ngày hôm nay thì mỗi một Nhân Sinh có đến hằng hà sa số vô lượng vô biên cái Ta và cái Linh Hồn, đâu có phải mỗi một cái như từ trước mà nay lầm nhận? Đó là chỗ quan niệm sai.

Bậc Tu Thiền thật biết Thể Tánh của Thiền nếu chưa biết được thể tánh, theo quan niệm mình mà dự đoán để tu Thiền thì sai lạc trở thành Tiên Đạo gọi là bậc khá nhất, ngoài ra còn điên khùng mất trí phổ truyền bừa bãi sa Địa Ngục.

Thể Tánh Thiền thì thuyên diễn đủ mọi hình thức gọi là: Nó Muốn Thế Nào Thì Nó Về Thế Ấy Tùy Thuận Theo Cái Muốn Nơi Nó Nó Đến. Do Thể Tánh Thiền nó như thế nên chi Ngoại Giáo mới có quan niệm sai lạc về vấn đề Xuất Hồn nhập cảnh. Còn về Chân Truyền Giải Thoát thì dụng Thiền để có Thiền Trí sáng soi lìa Bản Ngã, nương theo Vô Ngã nhiếp độ tất cả Bản Ngã Giả Tưởng đoạt đến Chân Ngã Chánh Giác.

Đại Ngã mê lầm liền diễn hóa ra hằng hà sa số vô lượng vô biên Tiểu Ngã Giả Tưởng, lầm mê Thọ Ngã Giả Tưởng gọi là Bản Ngã. Bậc Tu Thiền đúng với tinh thần Chánh Giác thời nương theo Vô Ngã, với mục đích nhiếp độ Bản Ngã. Các Bản Ngã ấy chính là Tiểu Ngã. Khi nhiếp độ hoàn tất hằng hà sa số vô lượng vô biên Tiểu Ngã, thời trọn vẹn Đại Ngã. Có chu toàn Đại Ngã mới có Bát Đại Niết Bàn.

Bằng trong thời đang tu trì thọ chấp nơi Tiểu Ngã nào thì chỉ Chánh Báo hoặc Thọ Báo nơi Tiểu Ngã đó thôi. Khi Tiểu Ngã Giả Tưởng đó còn thì cảnh giới thân mạng còn. Lúc Tiểu Ngã Giả Tưởng tan vỡ thì bị tan vỡ. Bậc Tu Thiền chưa đúng với tinh thần nói trên gọi là Ngoại Giáo. Vì sao? Vì xuất hồn đương nhiên chưa có Tâm Thọ Ngã, nhưng lầm nhận mỗi một Tiểu Ngã huân tập Tiểu Ngã ấy cho đúng với Thiên Đạo hoặc Tiên Đạo. Khi đã thành hình Tiểu Ngã đúng với Tiên thì liền nhập vào Tiên cảnh, còn đúng với Thiên Giới thì đến nơi Thiên Giới. Nên nhớ Tiểu Ngã nó tùy nơi hiệp mà đến thụ thai nơi nó hiệp./-

ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT
Khai Thị năm 1983,
Thiền Sư Bồ Tát Di Như ghi chép lại.