–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

3. CHÂN LÝ LÀ MÓN ĂN THẬT THỂ

17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 11209)
3. CHÂN LÝ LÀ MÓN ĂN THẬT THỂ
Có vị Thiên Nhân đến thưa gởi với Thiền Sư: Kính thưa Thiền Sư, theo tôi nhận xét, tôi cùng các Chư Thiên thảy đều do nơi tham mà trôi dạt trong sanh tử. Vì nghĩ đặng như thế nên mới quyết tâm lìa Tham tu cho thành Phật. Khi chúng tôi giải bỏ cái tham trên cõi Thiên, lại mang vào cái tham rộng lớn ở Cõi Phật, thì đương nhiên chúng tôi bỏ nhỏ cầu lớn. Đó chính là lời chân thành nhờ Thiền Sư chỉ giáo về cái Tham của chúng tôi đang khó nghĩ. Vị Thiên Nhân thưa gởi xong ngồi lại một bên.

Lúc bấy giờ Thiền Sư mỉm cười hỏi: Nầy Thiên Nhân, Chân Thiện Mỹ của Thiên Nhân lạc mất, nay thật hành cốt để hoàn lai, như vậy Thiên Nhân có tham hay không? Đối với Chư Phật cũng như thế.

Vị Thiên Nhân mừng rỡ, liền nói lên: Té ra Quyền Hạn Giới Hạn nơi mình, mình biết dùng đúng với Quyền Hạn Giới Hạn để đòi lại Quyền Lợi thì chẳng có chi gọi là Tham. Tôi chưa bao giờ được nghe nay được nghe. Thật là Định Tuệ chính môn cứu cánh lầm lẫn, nếu tôi chưa gặp đặng Thiền Sư, chưa thọ lãnh lời chỉ giáo thì dù có vô tỉ kiếp cũng không bao giờ rõ sạch nghiệp Tham. Thật chưa bao giờ được biết nay được biết. Thiên Nhân tán thán xong đảnh lễ cáo từ lui gót. A Nan nên biết: Nếu kẻ tu Thiền Định, nhưng chẳng dừng Tâm Dâm, cũng như kẻ nấu đá sạn mà muốn trở thành cơm, dù cho ngàn kiếp cũng chỉ là sạn nóng, chẳng bao giờ gọi là cơm.

Thiền Định Hạnh: Tức là Hạnh Thiên Thừa. Bậc Tu Thiền Định làm cho trí tuệ mở mang. Từ nơi làm Hạnh có một căn bản rõ đặng từng bậc mà làm cho họ ưa thích Đạo Tràng, ưa thích cái biết rỗng rang cùng khắp. Lại trong lúc gần tất cả bạn bè quyến thuộc cùng tất cả mọi người chẳng có ý khoe khoang. Thân Tâm kín nhiệm để tỏ thấu trong lục Ba La Mật Đa đặng vào biển cả chẳng còn bờ ngăn gọi là Giới Hạn hay chúng sanh giới hạn. Đó gọi là Thiền Định Hạnh.

Đức Thế Tôn Ngài đã vạch sẵn một chương trình tu tập Lý Sự Đồng Song rất tỉ mỉ công phu, không một lời thiếu sót, không một sự nào chẳng tận từ chơn chánh liên hệ với nhau. Từ nơi Phẩm Công Đức đến tu tập thi hành Lục Ba La Mật Đa và Tướng thu nhiếp, gọi là Tứ Nhiếp Pháp. Ngài thường nói: Tướng hay Nhiễm Tâm. Nếu Tướng Sát Đạo Dâm các ông chẳng lìa để tu, thời dù cho trí tuệ Thiền Định chăng, Tâm vẫn tập nhiễm sanh tử. Vì sao? Vì Tướng chính Tâm, lầm lẫn lấy trong bỏ ngoài mà nhận Tâm ra Tướng.

Tướng Thiền Định cũng là một Tướng giúp cho trí tuệ cứu cánh. Tin Phật Pháp, tin chân lý và Tin mình chẳng còn sự nghi. Nó lại giúp cho rõ biết cùng khắp Pháp Giới, đi vào Bát Nhã Ba La Mật Đa, thâm nhập Bát Nhã Đặng Chánh Giác Chân Nguyên tận từ Nhất Tướng đồng nhất thể trùm khắp Như Tướng vậy.
Nơi Tướng Pháp Lục Ba La chung gồm để thật biết, nó là một pháp môn rất cần cho bậc tu đặng trọn biết chu đáo tỉ mỉ. Vì sự phân biệt để nhận lãnh: Tướng chính Tâm.

DƯỚI MẮT THIỀN SƯ: MỤC ĐÍCH CỦA THIỀN

Trước hết tôi nói về Thiền, mục đích chính của Thiền là để cho Tâm được Tịch Tịnh, rỗng rang Tâm Tịch Tịnh trí tuệ mới phát huy và để thân tâm được hòa đồng với Vũ Trụ. Buổi Thiền ấy mình làm chủ, không để sự cầu xin nào xen lẫn trong buổi Thiền của mình làm giảm giá trị buổi Thiền.

Ví dụ: Lúc các ông ngồi Thiền mà cầu xin Phật gia hộ, giúp đỡ cho buổi Thiền được Định, hoặc giả cầu xin việc này việc nọ, thì chính ra buổi Thiền ấy của tu cầu chứ chẳng phải của chính mình. Mình chỉ biết trong buổi Thiền đó chỉ có một mình mình trong vũ trụ nầy mà thôi. Khi Thiền gặp niềm vui chẳng mừng, gặp việc Dữ chẳng Sợ, thì buổi Thiền được kết quả. Từ buổi Thiền nầy qua buổi Thiền khác, ngày tháng cứ thế tiếp nối đi qua, nếu giữ được quân bình như thế thì Thiền mới cao được. Còn Thiền lơ là, thì Tâm Thần uể oải vì chính nó đòi nợ mình. Nếu các ông tu hành lấy Sửa Tánh làm cứu cánh, Thiền Định làm phương tiện thì chớ nên bữa Thiền bữa bỏ, làm cho thân thể dễ bị mệt mỏi, tâm không sảng khoái thì thân thể bị bạc nhược, các ông bà nên lưu ý.

Từ nơi Bố Thí không kể lể đến Trì Giới Tinh Tấn, Nhẫn Nhục thảy đều Nhất Tâm cố giúp càng giúp mọi người chu đáo bao nhiêu vẹn toàn không cầu Tri Ân Trả Nghĩa, gọi là Trí Tuệ Thiền Định. Nếu bậc nầy có Tu Thiền lại càng qúy, bằng chưa Tu Thiền vẫn có Trí Tuệ sáng soi./-

ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT
Khai Thị năm 1983,
Thiền Sư Bồ Tát Di Như ghi chép lại.