- 1. ĐỐI VỚI VŨ TRỤ
- 2. NHÀ THIỀN SƯ KHI TÌM ĐẶNG...
- 3. CHÂN LÝ LÀ MÓN ĂN THẬT THỂ
- 4. THIỀN SƯ HẠ SANH NĂM 1918...
- 5. DƯỚI MẮT THIỀN SƯ ĐÃ TỪNG SÁT THẬT
- 6. KỶ NIỆM MÙA KIẾT HẠ NĂM ẤT SỬU, 1985
- 7. KHI BẤY GIỜ THIỀN SƯ NHẬP XONG CHÁNH ĐỊNH
- 8. KỶ NIỆM NGÀY KHAI NGUYÊN PHÁP TẠNG, 12-1 BÍNH DẦN, 1986
- 9. TRÍ HOÁ LÀ CHÚNG SANH VỌNG TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO
- 10. BẠCH THƯỢNG SƯ TRƯỚC KIA CHÚNG CON CHƯA RÕ VÔ MINH
- 11. ĐẾN NAY NHÀ THIỀN SƯ HIỀN TRIẾT
- 12. THIỀN SƯ VỪA TĨNH TỌA XONG...
- 13. BẬC NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ....
- 14. BỒ TÁT GIẢI NÓI XONG ÊM LẶNG
- 15. HÔM NAY ĐÚNG BẢY NGÀY...
- 16. THIỀN SƯ TỪ MÁI CHÙA TÂY BƯỚC RA...
- 17. THIỀN SƯ TĨNH TOẠ XONG...
Họ ngỡ thế gian là khổ, họ chỉ mong thoát khổ nơi tâm khảm hoài mong làm như thế nào thoát khỏi trần lao, họ tu trong một kiếp tu, chưa bao giờ nghĩ đến hiện tại, nơi hiện tại lướt qua hóa giải đặng thoát sinh. Họ mong tu giải thoát cầu lấy giải thoát, nhưng chưa bao giờ giải thoát, khắc phục để thực hiện, mỗi một khi bị va chạm đến chỗ của họ đã từng thụ sanh.
Dù cho họ tin tưởng ngoài thế giới loài người có chẳng biết bao nhiêu thế giới sung sướng thanh nhàn đẹp đẽ gấp trăm nghìn lần nơi nhân thế. Họ mơ ước đến nơi đặng sanh trong cõi đó bằng ước mơ tưởng niệm, chớ chưa hóa giải cốt tu đạt đến chỗ Giác Niệm.
THẾ NÀO LÀ GIÁC NIỆM.
Giác Niệm là những bậc đã từng huân tập, biết tỏ rõ, làm Thiện được sanh Thiên an hưởng, làm ác phải sa đọa làm thân trâu ngựa, sống trong hoàn cảnh cực hình, do đó nên chi làm Thiện bằng cách nào vẫn thụ sanh trong chốn Thiện mà thụ hưởng, còn Ác phải sa đọa vô cùng. Chính Ta đã từng sát thật hai nơi nên tư tưởng dung thông thanh thoát thiện căn, đào tạo Thiện Chí, truy tầm giác niệm về với chính Ta mà đặng thoát sinh bất diệt.
Ta không vì Thiện mà an trụ, không vì ác mà thù hận ghét vơ, cũng không vì tốt tham cầu, nơi xấu vứt bỏ, từ nơi thực hành quen thuộc, ban đầu Ta cố gắng để dung thông đến giai đoạn, mới nhận thấy quen lần sống nơi Bản Chất, nó làm cho Ta bất ngờ nghĩ lại, thời chính Ta đã hóa giải vạn triệu lần lướt qua từng giai đoạn thụ sanh, nếu Ta đứng lại nó không chấp, vẫn bị thụ sanh trong chấp không vậy.
Ta nhịp nhàng kiểm soát từng duyên Khởi Sanh Diệt, Diệt Sanh, mới nhận chân nơi nó, cuộc sống hàng ngày chẳng biết bao sanh diệt, khi mơ màng chưa phân định thời tìm công việc hằng ngày để làm cho giải cơn tịnh biệt, vì tịnh biệt là nơi an trú trụ sanh của lười trễ nằm yên, phải làm chủ động thụ sanh tịnh biệt.
Nương nhờ nơi chủ động vạn pháp nên không Trụ Chấp hai bên có không Thiện Ác mà huân tập đặng Giác Chân, lần nơi Pháp Giới Hành Thâm, cốt làm sao đặng thâu nhận Giác Tánh. Ban đầu tu như thế, thực hiện như vậy, huân tập nhiều Giác trở thành Đại Giác. Nào ngờ đâu đã từng, từ đầu đến cuối chỉ có Thụ Sanh và Thoát Sinh qua từng Sanh Diệt không trụ chấp mà hoan hỷ Giác Niệm, mới hay Niệm Giác nó diễn hóa thay đổi từ thân tâm hồi sanh Giác niệm.
Khi toàn thân đều hóa, lý trí viễn thông, theo thứ lớp tỏ rạng, mới hay nơi chốn thụ sanh, trở thành bá thiên vạn ức nơi chốn, nơi nào chốn ấy, từng lớp lang thể chất của nó đã sẵn, vì Bổn Lai Diện Mục của nó như thế. Tại bản thân mình nuốt nó vào thì nó hóa như thế, biết làm sao mà nói nó đặng. Chỉ trường hợp nuốt nó vào rồi kinh nghiệm, lại nhả nó ra, giác Chân Tướng nó, được gọi là Giác Niệm, đến khi đầy đủ toàn khắp, gọi là toàn thân hợp hóa tận thành./-
ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT
Khai Thị năm 1983,
Thiền Sư Bồ Tát Di Như ghi chép lại.