- 1. ĐỐI VỚI VŨ TRỤ
- 2. NHÀ THIỀN SƯ KHI TÌM ĐẶNG...
- 3. CHÂN LÝ LÀ MÓN ĂN THẬT THỂ
- 4. THIỀN SƯ HẠ SANH NĂM 1918...
- 5. DƯỚI MẮT THIỀN SƯ ĐÃ TỪNG SÁT THẬT
- 6. KỶ NIỆM MÙA KIẾT HẠ NĂM ẤT SỬU, 1985
- 7. KHI BẤY GIỜ THIỀN SƯ NHẬP XONG CHÁNH ĐỊNH
- 8. KỶ NIỆM NGÀY KHAI NGUYÊN PHÁP TẠNG, 12-1 BÍNH DẦN, 1986
- 9. TRÍ HOÁ LÀ CHÚNG SANH VỌNG TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO
- 10. BẠCH THƯỢNG SƯ TRƯỚC KIA CHÚNG CON CHƯA RÕ VÔ MINH
- 11. ĐẾN NAY NHÀ THIỀN SƯ HIỀN TRIẾT
- 12. THIỀN SƯ VỪA TĨNH TỌA XONG...
- 13. BẬC NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ....
- 14. BỒ TÁT GIẢI NÓI XONG ÊM LẶNG
- 15. HÔM NAY ĐÚNG BẢY NGÀY...
- 16. THIỀN SƯ TỪ MÁI CHÙA TÂY BƯỚC RA...
- 17. THIỀN SƯ TĨNH TOẠ XONG...
Thiền Sư mang đôi hài, bước khỏi chõng tre, ngồi vào chiếc ghế, bẻ cành củi khô, viết dưới mặt đất! Phật. Phật nói Phật nghe, chúng sanh chỉ nghe, chúng sanh lại tự ý nói. Thiền Sư viết xong cười xòa, Ngài tiếp. Chưa bao giờ chúng sanh lãnh hội đặng lời Phật nói, vì chúng sanh quan điểm,
Phật nói đều là lời Phật Giới. Chúng sanh đang nghe chỗ nghe kia đều là nơi nghe giới sanh, làm thế nào nhận lãnh để nghe lời Phật nói?
Lạ thay! đối với Phật Ngài luôn luôn giải Giới bởi chúng sanh giới lầm mê, do đó mới hóa giải mọi bề, trái lại chúng sanh thêm mê mọi cách, cho nên thường nhiễm dơ sạch, sạch dơ, tốt sanh xấu diệt, do đó Phật tận thấu từng cơn, cho đến chừng nào trơn liền mới cảm thông lời Phật nói.
Khó khăn thay cho sự lầm mê vòng đai Pháp Giới, di chuyển linh động làm sinh chúng nhiều kiếp thọ sanh, đối với thân mạng Ta phải lên xuống thăng trầm mới tận tường Pháp Giới tỉ mỉ Diện mục Bổn lai từng lớp lớp. Nhiều khi Ta nghĩ lại, nhiều lúc phải phân vân, chúng sanh nó tuy gần, nhưng tuyệt tình xa vời vợi. Ta không còn nói năng hay chờ đợi. Tận dụng thể chân phát hành Biệt Tôn Vô Thượng Đẳng, chính tình lời chỉ thẳng trực chỉ tận Giáo Ngôn mong mang đến chốn trường tồn để tri ân Tam Thế Phật. Thiền sư nói đến đây, Ngài nhìn vùng mây trải nhìn lại lá vàng rơi nhìn đời sau Tận Thế, Ngài bèn vỗ vế đứng dậy xoa tay, châu mày nghĩ ngợi, Ngài đến chiếc chõng nằm dài chưa dám nói.
Bỗng bên ngoài con bướm bay thẳng vào nhà, bướm chưa biết lối ra, còn đang bay qua bay lại. Thiền Sư nhìn nói, nở nụ cười tươi, Ngài nói: Nầy bướm, chính mày là Pháp Giới, mày có giới hai cánh bay, có giới đôi lông mày, sáu chân mày đều là Giới. Bổn Lai Diện Mục bay lên đáp xuống, thực dụng những mật hoa. Vì kiếp mi đậm đà xinh xắn, do hoa nở sinh, Ngài đứng lên cầm chiếc quạt giấy, đưa bướm bay bổng ra ngoài.
Đối với Thiền Sư Ngài thường nghĩ về vấn đề Pháp Giới. Ngài bước đi trên thảm cỏ xanh, nhìn lại bàn chân của Ngài đã có sẵn từng Giới cùng với Thị Danh nào là Thị Danh ngón cái, ngón giữa, cùng ngón út, bàn chân, gót chân, mỗi mỗi đều là Giới cùng thị danh cả. Ngài nhớ lại Kim Cang Kinh, lời dạy của Như Lai. Nó chẳng phải là: Thế Giới nhưng thị danh Thế Giới, Ngài so lại. Nó chẳng phải là: Ngón tay ngón chân đầu cổ tai họng, nhưng thị danh nơi nó là ngón tay ngón chân đầu cổ tai họng. Bướm kia nó cũng đầy đủ giới cũng vẫn có thị danh.
Thật hay thay cho thị danh danh giả để cho nhân sinh tứ loài nương nơi đó mà giao cảm nhau trong một nước con người với con người đồng hiểu biết từ ngữ ngôn ngữ nhau. Đứng nơi thị danh Pháp Giới thời từ hoàn cầu thế giới nó có quyết định như nhau, tuy vốn thị danh nhưng thị danh chung kết đều giới. Đến giai đoạn tỏ Giới thời nhận chân là: Nó chẳng phải Pháp Giới, Thị danh là Pháp Giới, chính thật Pháp Giới. Cũng như nó chẳng phải là thế giới, nhưng thị danh thế giới, thật là thế giới.
Thiền Sư đã qua từng khúc eo Pháp Giới. Từ nơi Tâm Chí Quán Chúng của Ngài. Tạng Thức sáng soi ý thức, trưởng thành Pháp Giới, do ý thức cố thủ nên gọi nó là Nghiệp Thức, bằng ý thức không thủ thời như nhiên vạn pháp diễn hành từ pháp nầy đến pháp kia, chẳng có chi gọi là Pháp Giới. Trường hợp nầy, Thiền Sư đã từng trải qua, chỉ vì nương nhờ Tâm Chí mà soi tỏ đặng bằng chưa đến mức độ công dụng tâm trí thì chưa bao giờ tỏ rõ Pháp Giới cùng Nghiệp do đâu mà phát sanh. Vì sao? Vì đa số, cho đến những bậc tu đại tín thành, chưa có chí dũng thời toàn nương nơi Tâm Thức để tu.
Thiền Sư nói: Tâm Thức và Tâm Chí nó chỉ một thể mà hai lối dụng khác nhau. Tâm thức nó thao thức chuyển hình thành được gọi là Tâm Pháp chung một, thành thử tỏ Pháp liền tỏ Tâm, Tâm không ngoài Pháp. Nhưng Tâm kia bậc tu hành chưa có Chí Dũng trải qua các Pháp thì làm sao tỏ Pháp cùng Tâm? Bậc được dùng Tạng Thức để soi Nghiệp Thức chính là những bậc sẵn có Chí Dũng, Chí Dũng nương nhờ Công Đức mà có, chưa có Công Đức chưa phát sanh Chí Dũng.
Thiền Sư nghĩ lại. Vạn Pháp như huyễn, lướt qua khỏi nhìn lại mới nhận chân nơi huyễn của nó. Bằng đứng yên làm sao kiến tri cho đến chỗ huyễn thành Chân? Thiền Sư rất cần Bổ sung những điểm chi thiếu khuyết trên bước đường tu hơn là tu cầu tiến thân trong quả vị. Vì sao? Vì Chưa Bi Chí Dũng, chưa Tín Hạnh Nguyện thời làm thế nào, kết quả đặng chỗ Chánh Tín Chân Tôn hay Đạo Hạnh cao dày chỉnh trang Tịnh độ? Nếu chưa Nguyện thời làm như thế nào thu đoạt toàn năng trọng thành Ba Thân Viên Mãn?
Thiền Sư rất biết thật biết. Trí Bát Nhã viên dung, trên con đường tu hành nghiêm túc là một điều tối quan hệ cho tất cả những vị Đại Chí Đại Bi nương nơi Đại Nguyện mới thâu đạt phá vỡ Vòng Đai Pháp Giới. Bằng tu yên chờ đợi, tu lợi riêng mình, lặng thinh Tịnh Nghiệp ra vào chưa biết, cầu miết chẳng thông, chưa đồng bao giờ kết quả.
Vì sao nó như thế? Vì Pháp Giới duy nhất có một từ ngữ chung gồm bao phủ lầm mê. Nhưng nó lại có Ba lối phát hiện Pháp Giới. Tu đạt chung khắp gọi là Ba Thân Viên Mãn, bằng sai lệch thì khó khăn trở về Chánh Giác.
Bậc tu rất cần nhiếp thâu Ba lối là như thế?
THẾ NÀO LÀ BA LỐI NHIẾP THÂU?
– Một là: Tưởng Tưởng phát hiện Pháp Giới.
– Hai là: Hành Động Thuận Nghịch Pháp Giới
– Ba là: Nguyên Tướng Bất Diệt Pháp Giới.
Nguyên tướng Pháp Giới là hiện tướng Sơn Hà, Đại Địa, Tứ Loài cho đến cảnh giới các Cõi Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới Hoàn Cầu, nói chung hữu sắc hữu giới, hữu ngôn hữu giới, hữu tưởng hữu giới. Gọi là nguyên tướng Pháp Thân Bất Diệt.
Về tưởng tưởng phát hiện Pháp Giới, khởi điểm là tư tưởng nhận định thấy tư tưởng, khi hiện tưởng liền thấy biết hiện tưởng, lúc quán chúng cùng khắp liền tỏ thấy quán chúng, nó có nhiều viễn tượng lành mạnh tối sáng nên nó là Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội chưa khẳng định minh sát, chỗ có và nơi không phải tu hành nơi Pháp Môn Tam Muội.
Tư tưởng thể tánh nơi nó khởi sanh, khởi diệt. Khi chẳng còn sanh diệt, diệt sanh qua từng giai đoạn thì nó là Thường Tưởng. Lúc chuyên chú để soi nó lại được gọi là Định Tưởng. Bằng tìm tòi chân lý, tìm hiểu lý chân, tìm gần đủ cách, cho nó thị danh Tiềm Thức, phân biệt từng môn, từng lớp lang lớn nhỏ gọi đó là Ý Thức năng phân. Bao quản tỏ thấu từng phần chẳng câu nặng nhẹ gọi nó là Tạng Thức, hợp tánh Như Lai để phơi bày Pháp Giới gọi đó là Như Lai Nhãn Tạng.
Tư Tưởng Pháp Giới, từ thế gian đến xuất thế gian. Từ Chư Phật Chánh Giác cho đến chúng sanh lầm mê tu cầu Chánh Giác gọi là Vòng đai Tam Thế, đường lối Phật với Chúng Sanh thành Phật.
Lại có Tam Giới Chư Thiên trở thành Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới cho đến rồng người. Mười Tám cõi Trời quản lý thế gian. Mỗi giới, mỗi cõi nói chung đều là Tư Tưởng, về Chánh Báo Thọ Báo bất đồng nên cao thấp khác nhau về lý tưởng mà thụ sanh lớp lớp không ngoài trong Như Lai Tạng Giới.
Thiền Sư, Ngài nghĩ đến đây lặng thinh, hai tay nâng lấy chiếc đầu, tóc Ngài đã trở thành trắng nhiều, đen ít lâm râm giữa Tam Thế. Chúng sanh và Phật lần tiến, Ngài thở một hơi dài như tiếp nối hư không vô tận. Thiền Sư nhìn lên nói: Bậc tu đạt Ba Thân viên mãn Chánh Giác, nhìn lại quãng đường dài đã trải qua rất tường tận chu đáo, tuy nhiên như thế mà vốn nó có mạch lạc thụ sanh cùng thoát sinh ra từng thứ bậc. Chánh Báo cùng Thọ Báo chẳng sai chạy tí nào chẳng mảy may nào dư thiếu. Còn bậc đang tu thời chưa biết mình tu những gì để mà tu, thật khó khăn thay nơi mê chỗ giác.
Lúc bấy giờ Thiền Sư. Đắn đo chưa muốn nói, dù Ngài nói ra nó chẳng dư, không thiếu của lời Đức Chí Tôn đã từng diễn giải nghìn xưa. Nay Ngài tuyên đọc lại với một chân lý chung gồm mà lời biện minh hơi khác của thời cơ Ngài đương nói, để khai hoang mở lối Tam Thân Tứ Trí hợp hòa Chánh Giác.
Thiền Sư an nhiên nói: Thật khéo thay. Khó khăn thay cho con đường giải thoát viên mãn ba thân, nó phải kết hợp đầy đủ các giáo môn, mỗi pháp môn đều có trợ giúp vào con đường viên mãn, chớ chưa hẳn mỗi một pháp môn tu Thiền mà liễu thông tận giác. Bằng không tu Thiền thời chưa Đắc Đạo. Tọa thiền chứng tri đắc đạo, tận tường pháp Giới thâm nhập viên thông, môn Thiền chủ động bấy nhiêu thôi. Nực cười thay, cho kẻ tu Thiền đòi phải thấy, cái thấy nơi thấy của kẻ tầm thường như thấy Trời Phật Tiên Thánh, thấy những gì mà điên đảo đảo điên vọng khởi để mà thấy, chớ nào có chủ tâm cho mình thấy nghiệp, cho tỏ đặng tâm, cho khỏi sai lầm mắc vào pháp giới, mới thật cái chánh kiến tri mà đặng tri kiến.
Đối với Thiền Sư đã từng trải qua, những gì Chư Bồ Tát đã làm, Thiền Sư vẫn tu để làm, những gì Chư Phật đã đi qua, nay Thiền Sư nương nơi đó để đặng đi. Ngài nói đến đây trầm ngâm lặng lẽ, sau liền nói tiếp, Thiền Sư nhắc lại: Phần trên Ngài đã phân tách một thể mà hai dụng, hai lối tu hành khác nhau như: Tâm Thức và Tâm Chí cùng một thể, nhưng những bậc tu hành dùng Tâm Thức, thường tiêu cực tu cầu hơn là dụng Tâm Chí tu đạt giải thoát. Vì sao? Vì Tâm Thức thuộc về Sắc Pháp chiêm ngưỡng. Sắc Tướng tác dụng Chánh Báo Nhân Thiên, ngoài ra nhìn thấy toàn diện hoàn cảnh an nhiên thanh tịnh qua hoàn cảnh, chưa nhận chân là Pháp Giới, hóa giải pháp giới từng cơn liễu ngộ, đến cuối cùng, bậc tín tâm tu tập phải qua Pháp Giới Cõi Trời Sắc Cứu Cánh, liền sắc tướng về nơi Như Tướng mà giải thoát, hai nữa sau khi tuổi thọ lâm chung phải Tưởng Niệm, hoặc không Tưởng Niệm mà vào Chánh Báo Hữu Dư Niết Bàn hay Vô Dư Niết Bàn chưa vẹn Tam Thân Duyên Mãn Tu Phật trong lúc đang tu, rất quan hệ khởi điểm như thế nào, đến kết chung toại nguyện như thế ấy, đó là thường.
Còn về Tâm Chí để tu cầu, thì Tâm kia phải có Chí đương nhiên Huệ nọ phải có Định. Định Tuệ tức là Chí Tâm cho nên Đức Chí Tôn Ngài nói: Chí Tâm Qui Mạng Lễ, phải chăng có Chí cùng Nhất Tâm Đảnh Lễ.
Cao đẹp thay những vị biết sử dụng Chí Tâm để tu cầu giải thoát. Vì sao? Vì Tâm Chí nó trực thuộc về Tạng Thức tu gần Như Lai Tạng, mới thám sát đặng Pháp Giới đảm phá Vô Minh. Còn Tâm Thức là lòng tu theo ưa thích Pháp Giới hơn là Tự Tánh Giải Giới.
Thiền Sư Ngài nói đến đây lắc đầu suy tính. Đạo Phật chủ yếu các bậc tu hành phải tự phát tâm Chí Dũng mới thọ trì bảo pháp tỏ rõ lối tu mà lướt qua từng pháp giới thâm nhập khỏi chốn lầm mê, chớ tu nơi ngưỡng vọng làm sao tỏ pháp? Mấy ai đã từng biết, chính Thiền Sư vẫn chưa ngờ, Chí Dũng Tâm mới thông. Tu nơi Tạng Thức tâm đặng bao dung, chí nương nơi hướng thượng nhờ như thế nên Chánh Báo thọ hưởng trong Tam Thiên, Đại Thiên Thế Giới tùy theo thứ bậc mà thọ lãnh cảnh giới, hơn là ý thức thọ báo eo hẹp nhỏ nhen chịu nơi Pháp Giới thọ sanh trong vòng Sanh Tử.
Phần hai về: Hành động thuận nghịch pháp giới vẫn có tầm quan trọng, không kém phần tưởng tưởng pháp giới Tạng Thức sáng soi, các ông nên chú ý.
Hành động là một biểu tượng quá khứ tiền kiếp gần nhất, hiện kiếp này lai sanh. Nó cũng ảnh hưởng do tập nhiễm của tánh tình nhiễm trước chung quanh bè bạn dòng họ mà ra. Bậc tu hành chuyên chính quán sát thật biết trên con đường tiến bộ tu cầu của mình có hai điều đáng kể nhất cần phải thực hiện. Thế nào là hai điều đáng kể? Một là hóa giải pháp giới cốt tường tận pháp giới là điều đáng kể. Hai nữa là hành động làm cho những người chung quanh mình cảm mến, tán thán cốt thực hiện thuận hành để nhiếp thu Pháp Giới đó chính là điều đáng kể. Từ nơi khởi điểm thật biết hai điều đáng kể nên chi bậc tu hành chuyên chính mới chứng tri Vô Sanh Pháp Nhẫn mà thực hiện Nhiếp Thu Pháp Giới tận tường Pháp Giới nơi Pháp Môn Vô Sanh Pháp Giới, Vô Diệt Pháp Giới đặng tường tận Pháp Giới. Nếu tường tận Pháp Giới mới thấu đạt đặng Bổn Lai Diện Mục pháp giới mà tận giác Tam Thân tận thành viên mãn.
Sự trọng yếu của phần hai, lối hai này đáng kể nơi trọng trách thành đạt, nên Phật dạy phải thực hành Tứ Nhiếp Pháp, phải đồng hành và đồng sự nhiếp giữa các bậc cùng chúng sanh, cốt hoàn toàn không thiếu sót mà viên mãn. Có Đồng Hành Nhiếp, có Đồng Sự Nhiếp, có thực hành nguyện cùng Hạnh Nguyện mới chu đáo Hiện Nhất Thiết Sắc Thân trên bước đường hành động.
Thiền Sư Ngài suy tính đến đây Ngài thở dài, miệng lẩm bẩm: Lạ thay, tác tệ thay cho quan niệm lầm sai của chúng sanh. Ta nói đến Tứ Nhiếp Pháp Lục Ba La Mật Đa thì họ chẳng nghe đặng tí nào. Vì danh từ này họ đã từng đọc, từng biết họ đều quan điểm tầm thường quen thuộc. Đứng nơi lý trí của họ, nếu bậc tu đào sâu thực hiện Tứ Nhiếp Pháp, khi thật tỏ mới cho Ta nói ra đây chính là một điều thiết thực. Hành động nhiếp thâu hợp hóa giữa mình cùng tất cả mà sở đắc Hiện Nhất Thiết sắc thân, đồng hành đồng sự là một pháp môn Đạo Hạnh tối thượng, liên hiệp với Như Lai, đặng Như Lai thọ ký thành Phật. Hành động thuận và nghịch đều là Pháp Giới, chỉ có đồng hành đồng sự nhiếp thâu tường tận mới thâm nhập Pháp Giới trưởng thành ba thân viên mãn mà thôi.
Còn lại phần ba là: Nguyên Tướng Bất Diệt Pháp Giới, phần nguyên tướng bất diệt này vô cùng siêu đẳng có hằng hà sa số lớp chúng sanh nhìn nhận khác nhau như chung cùng thảy đều sống trong nguyên tướng pháp giới, bằng thoát khỏi vòng đai pháp giới thì mới hay chính mình lầm mê, sự nhận thức của mình sai biệt nơi chốn nguyên tướng bất diệt để tìm tòi cảnh giới Niết Bàn siêu hình vạn tướng do sự lầm mê mà phát sanh hoài vọng đảo điên nơi mộng ảo.
Khi bấy giờ có một vị đến thưa gởi Đức Thế Tôn: Bạch Thế Tôn. Ở nơi đây nó là Đời Ngũ Trược ác thế hay Bồ Đề Bất Diệt? Ở đây là thế gian hay Tịnh Độ Niết Bàn con Kính nhờ Đức Thế Tôn chỉ giáo.
Ngài nói: Ở đây cũng là Đời Ngũ Trược ác thế. Nó cũng là Bồ Đề bất diệt nào sanh? Nó vẫn thế gian, Tịnh Độ Niết Bàn, Ngài dạy xong lặng thinh không nói.
Vị kia thưa hỏi? Con kính nhờ Đức Thế Tôn Ngài quyết định một từ ngôn. Niết Bàn hay Tịnh Độ. Thế gian hay Bồ Đề con nhận lãnh làm ấn quyết. Đức Thế Tôn Ngài đáp: Nầy trưởng giả, Ta không thể ấn quyết nơi nầy, chốn nầy chỗ nầy, địa giới nầy là nơi chốn chỗ Niết Bàn hay Tịnh Độ. Vì sao? Vì ấn quyết Tịnh Độ Niết Bàn, ông không tu, chưa chứng đang còn sanh tử, tử sanh trong vòng đai pháp giới, lâm nơi Ngũ Trược ác thế tử sanh, thì lời ấn quyết kia Ta hoàn toàn chịu trách nhiệm hư dối sao? Bằng Ta ấn quyết nó là thế gian, nó đầy ngũ trược, ác trược thế gian. Ông tu hành tinh tấn giải giới lầm mê chứng tri Niết Bàn, tỏ rõ Bồ Đề an lạc thì trái lại lời ấn quyết nơi Ta là không thật sao?
Thiền Sư đang suy nghĩ câu chuyện trên của vị thưa hỏi Đức Thế Tôn, Ngài vô cùng tán thán Đức Chí Tôn thấu nguyên tướng, thị hiện đầy đủ cho từng lớp chứng tri giác tướng sắc tướng cùng với tận tướng Niết Bàn của Ba đơn vị Chánh Báo, Thọ Báo nơi phàm phu sắc tướng chốn Bồ Tát Giác Tướng cùng Chư Phật tận tướng. Lành thay khéo thay cho nguyên tướng Bất diệt.
Hay thay, tuyệt tác thay, cho Thượng Cầm Hạ Thú vẫn thường còn hàng hàng triệu triệu năm chưa bao giờ mất tướng. Đến con người tướng của người đời đời không mất tướng, triệu triệu vẫn còn nguyên, lại như Tiên Thần Thánh Hóa, Chư Phật, Thánh Tăng thảy thảy bất diệt. Tại sao nói nó bị diệt, do lầm mê phát sanh cớ sự.
ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT
Khai Thị năm 1986,
Thiền Sư Bồ Tát Di Như ghi chép lại.