–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

72 Câu Vấn Đáp

17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 5096)
72 Câu Vấn Đáp
Thiền Sư Di Như trả lời 72 câu hỏi của một Chân Phật Tử Pháp Tạng

1. Chìa khóa hoá giải tất cả mê lầm?
* Không chướng, không chấp là Chơn Pháp hóa giãi tất cả mê lầm.

2. Bổn lai diện mục của Thiền Như Lai?
* Bổn lai diện mục của Thiền là Thiền Tánh, của Như Lai Thiền là Như Tánh, vào chân đế của Như Lai Thiền là Như Như.

3. Bổn lai diện mục Lục Đạo và giải quyết rốt ráo lục đạo? Tam giới?
* Bổn lai diện mục Lục Đạo: Mỗi chúng sanh có một chủng tánh tập nhiễm nặng nhất đó là bổn lai diện mục như : Thiên, Nhân, ATu La, Súc Sanh, Ngạ Qủi, Địa Ngục.
* Giải quyết rốt ráo lục đạo: Mỗi môn giải quyết, cứu chữa rốt ráo một bệnh mê lầm:
- Pháp Thiền Định nhiếp độ giải quyết rốt ráoThiên, Thần, Tiên.
- Pháp Trí Tuệ nhiếp độ giải quyết rốt ráo Nhân.
- Pháp Nhẫn Nhục nhiếp độ giải quyết rốt ráo A Tu La.
- Pháp Tinh Tấn nhiếp độ giải quyết rốt ráo Súc Sanh.
- Pháp Trì Giới nhiếp độ giải quyết rốt ráo Ngạ Qủi.
- Pháp Bố Thí nhiếp độ giải quyết rốt ráo Địa Ngục.
* Tam Giới: Bậc tu chưa giác ngộ thường không ra khỏi một trong ba cõi này: Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới.
* Không ham muốn giải quyết rốt ráo Dục giới.
* Không thọ chủng sắc tướng, âm thanh, giải quyết rốt ráo Sắc giới.
- Không chấp Không, nương khởi sanh, khởi diệt, giải quyết rốt ráo Vô sắc giới.

4. Bổn Lai diện mục Tiểu Ngã Giả Tưởng?
* Tiểu Ngã là chủng tánh của chúng sanh. Suy nghĩ là Tưởng là loạn tưởng, khi lầm nó giả không thật. Mỗi người có hằng hà sa số chủng tánh, nặng chủng tánh nào là bổn lai diện mục Tiểu ngã đó, sẽ bị thọ nghiệp về cảnh giới đó.

5. Làm cách nào giải quyết sanh tử?
* Nương vào vạn pháp hiện sanh, hóa giải, trực giác hiện sanh, giải quyết sanh tử. Vạn pháp là Nghe Thấy Biết.

6. Đức Phật ăn cái gì?
* Chư Phật mười Phương ăn Lòng Thành của chúng sanh.
- Chúng sanh tu Phật: cúng trên bàn Phật như: nhang mùi hương hôi, chua, hoa loại cây thường mộc ở ngoài đường, qủa loại không được tươi, khô héo.
- Ma, Qủi thọ nghiệp độc ác cũng tu Phật: họ mang tâm dã Thú, nhất là thời mạt pháp, họ nấu nướng cúng chay nhưng gọi đólà thịt, cá, dâng Chư Phật, cúng xong tổ chức ăn uống linh đình...
- Bậc tu chân chính dâng cúng Chư Phật nhang trầm loại thật qúi, hoa qủa lựa chọn loại tươi tốt nhất.
- Nói chung bậc tu Thọ Báo, Phước Báo, Chánh Báo cũng tu Phật, họ đều dâng cúng Chư Phật. Tướng chính Tâm nên thể tánh dâng cúng, hoàn toàn thấp hèn và thanh cao khác nhau. Do vậy Chư Phật ăn lòng thành của chúng sanh bình đẵng mà Bất Bình Đẵng.

7. Thế nào là Bồ Tát Ma Ha Tát? Trong 55 cảnh giới Bồ Tát, Bồ Tát Ma Ha Tát ở chỗ nào? Kể rõ 55 cảnh giới Bồ Tát.
* Bồ Tát Ma Ha Tát phải là bậc tu thấu đạt Bát Nhã Trí. Trí bát nhã là trí viên thông, ra vào vạn pháp viên giác. Đó chính thị Ma Ha Tát.
* Y kinh thì Tam Thế Phật oan. Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết nên chi bị biết, bị tu. Do đó không chỉ 55 cảnh giới mà trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, Bồ Tát không trụ cảnh giới nào mà trụ. Trụ mà không trụ, miễn sao Bồ Tát MHT ra vào vạn pháp thuận-nghịch, tịnh bất tịnh, hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, tâm không quái ngại, đặng tự tại thọ pháp Tổng Trì Đà la Ni Tạng đoạt Đại Bi, vô ngã nhiếp thâu Đại Ngã.

8. Trong Thập Địa Bồ Tát, địa thứ 7 khác địa thứ 8 chỗ nào? Làm sao thực hiện?
* Trong thập địa Bồ Tát:
- Địa thứ 7 là Viễn hành địa. Bồ Tát đã trực giác kiến diện Như Lai, đang chứng thị được như pháp. Hành dụng được vạn pháp. Thấu đạt phẩm xuất thế gian vào Nhứt Thừa.
- Địa thứ 8 là Bất động địa: Sạch chướng, chấp, nương vạn pháp bất tăng bất giảm, thành tựu Thực tướng Vô tướng tam muội. Nhận chân được thời gian, không gian vốn vô thủy vô chung.
- Khác nhau ở chỗ: Địa thứ 7 Bồ Tát Địa phẩm Nhứt Thừa. Địa thứ 8: Mở màn vào được phẩm Tối ThượngThừa.
- Thực hiện: Chưa Sở đắc Thực tướng Vô tướng Tam muội, Pháp môn không thực hiện được. Bậc sở đắc 3 pháp Môn: Vô Sanh Pháp Nhẫn, Bình Đẵng tánh Trí, Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội được Phật Vương chứng minh thật hiếm.
- Trong CD. Pháp môn dành cho Bồ Tát, đã có ở thiền viện Saigon.

9. Con đường tu hành từ Tri Kiến Phật đến Phật Tri Kiến? Tri Kiến Phật khác Phật Tri Kiến?
* Tri kiến Phật: Tri là biết. Kiến là thấy. Tức thấy rồi hành mới biết Phật, là phải tu và hành từ Có đến Không. Sắc tức thị Không. Chúng sanh giới sạch. Ví như : Một người leo núi, đi từ chân núi vượt xong tất cả chướng ngại, hoàn cảnh, lên được đến đĩnh núi. Nhất Thiết Trí.
* Phật Tri kiến: Phật là Giác. Tri kiến là biết rồi hành thâm mới Thấy từ Không đến có. Không tức thị Sắc.Ví như : Đến đĩnh núi rồi người leo núi phải đi xuống tận chân núi để thương mến, sống chung, thân cận với tất cả chúng sanh đăïng thâm nhập đường đi lối về chúng sanh giới. Nhất Thiết Chủng Trí.
- Tri Kiến Phật là giác ngộ, khác ở chỗ Phật Tri kiến là thành diệu qủa.
- Đúng nghĩa: Mất tất cả để Có tất cả. Giác chỉ giảng, nói giỏi nhưng chưa hưởng được chân lý. Thành đạo là Qủa mới hưởng được chân như. Lìa chân như, thấu đạt như như Tứù thời mỗi động tịnh đều Tương thông Phật Lực.
* Duy chỉ bậc tu tin vâng chư Phật, Chư Bồ Tát mới hành dụng, diệu dụng cho tùy công năng công đức chịu đựng cạn sâu, Sắc tức thị Không đến trước. Tự đi khó có ai biết lộ trình hành cho sạch. Sạch rồi tự biết Kính. Đây là kinh nghiệm. Ai có qua cầu mới hay.

10. Phật Tri Kiến đã rốt ráo chưa? Tại sao?
* Phật Tri Kiến nếu chịu đựng sạch đến chân đế chủng chủng chúng sanh thì rốt ráo. Còn sạch một phần nào, cạn hay sâu thì chưa rốt ráo.
- Ví như: A la Hán, Đại A la Hán, Sơ trụ Bồ Tát, Bồ Tát, Bồ Tát Ma Ha Tát…Tóm lại, tự đi như người mù chưa sạch tận. Tại sao? Điều quan trọng khi thi hành vạn pháp, thử hỏi làm sao mình biết chắc, pháp này hành đúng, không đúng? Vì số đông bậc tu chưa tỏ thông đường đi lối về nơi vạn pháp.

11. Thần thông Pháp Tánh khác Thần thông Tam Muội?
* Thần thông Pháp Tánh chưa giải quyết được Sanh Tử. Do còn tập nhiễm: Không.
- Đắc Thần thông Tam Muội cũng còn sanh tử. Vận chuyễn rốt ráo Tam Muội. Bất tử. Vậy khác nhau xa ở chỗ còn Sanh tử và Bất tử.

12. Làm thế nào vào Chánh Định Tam Muội?
* Vào được Chánh Định Tam Muội phải qua thứ tự sau đây:
- Phải đắc Thiền Trí mới vào được Định. Định có nhiều cấp do Tịnh, Bất Tịnh cạn sâu.
- Phải sở đắc Vô Thượng Đẵng Chánh Giác. Lúc bấy giờ thể tánh chánh giác và thiền trí là một. Khi vận chuyễn tam muội liền vào Chánh định Tam muội.
* Phẩm của chư Bồ Tát, Ma Ha Tát, Chư Phật. Dù Đại A la Hán sở đắc liễu ngộ, chưa đến Chánh Giác, cũng không vào được Chánh Định Tam Muội.
* Kỳ Hạ Lai kiếp này 1918-1993, ngoài Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc đào tạo được Bồ Tát Ma Ha Tát, trong đạo chưa có Chân Phật Tử thứ hai sở đắc Vô Thượng Đẵng Chánh Giác nên khó biết. Do đâu? Có tin Phật hiện tại, nhưng Vâng chưa cực điểm, để được chỉ đạo hành thâm rốt ráo chủng tử pháp giới.

13. Hàng phục cảnh giới bằng cách nào?
Sắc - Thinh - Hương - Vị - Xúc Pháp ra vào không nhiễm.

14. Giải thích "Nó vốn có nó sẵn không, sẵn nơi không đồng chốn có?"
* Các pháp vốn sẵn có trong vũ trụ, khi nó đồng hợp đồng hóa liền có, khi không hợp, không hóa nó sẵn không. Từ nơi chưa hợp hóa nó vốn không, khi hợp hóa nó hàm chứa sẵn có. Phẩm Bát Nhả Trí: Sắc tức thị Không, Không tức thị sắc.

15. Thế nào là Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội Pháp Môn?(Chứng từ biện minh)
*Trong hội trường thời Đức Phật Thích Ca, một hôm Ngài đưa cành hoa lên. Tôn gỉa Ma Ha Ca Diếp mĩm cười. Đức Phật biết Ma ha Ca Diếp đắc Tam muội. Giao Tổ.
*Thực tướng mê. Vô tướng mê. Chính mình cũng mê. Giải ba pháp mê này thành ba pháp tỏ thông đến giác ngộ.
* Đó là Thực Tướng Vô Tướng tam muội Pháp Môn. Còn phải thi hành hàng bá thiên vạn pháp thần thông Tam Muội mới thực chứng lìa có lấy không đặng rốt ráo Chánh Đẵng Chánh Giác.
- Ví dụ cành hoa là chứng từ biện minh.

16. Niết bàn khác Đại Niết Bàn? Niết bàn Chư Phật?
* Thanh tịnh là Niết bàn. Đại thanh tịnh là Đại Niết bàn. Không phải chết rồi mới vào niết bàn.
* Chư Phật đã thành qủa Bát Đại Niết bàn: Địa đại, Thủy đại, Phong đại, Hỏa đại. Hư không đại, Tạng thức đại, Như lai đại, Giác tướng đại.

17. Thể Tánh Pháp Tánh?
* Mỗi chúng sanh thọ chủng một Tánh gọi là Pháp tánh. Tất cả tánh tốt xấu, thiệc ác đều là Thể tánh.

18. Một chữ bao gồm tất cả Ấn Chỉ 1, Ấn Chỉ 2, Ấn Chỉ 3, Ấn Chỉ 4, Ấn Chỉ 5.
* Thành. Ấn là ấn chứng, Chỉ là trực chỉ Tánh: Thành đạo.

19. Thế nào là Hư Không Không Tận? Làm sao đạt? Thế nào là rốt ráo Hư Không Không Tận?
* Hư không không tận là nơi thường trụ của Tam Thế Phật qúa khứ, hiện tại, vị lai đã diệu dụng Thành Qủa Phật. Chư Bồ Tát tạm trú thực hiện thấu đạt Tánh vào vô vô minh diệt. Rốt ráo là vô vô minh tận, tương thông Phật Lực.

20. Tu theo Chơn Tánh?
* Tu và hành sạch Ma tánh như nhiên Chơn tánh hiện. Đo là tu theo Chơn Tánh.

21. Thế nào là Minh Tâm Kiến Tánh?
* Tự mình thấy tánh mình là kiến tánh. Tánh chính Tâm. Hóa giải dung thông tánh. Minh tâm.

22. Trong con đường tu Tỏ Thông Đạt Tận Thành, Minh Tâm Kiến Tánh ở chỗ nào? Làm sao tu đạt Tỏ Thông Đạt Tận Thành?
* Bậc tu say đạo tỏ Tánh. Có Mật mới Thông, Không mật không Thông. Bồ Tát thấu đạt minh tâm kiến tánh, Chư Phật tận thành. Bậc tu duy chỉ tin vâng kính được Chư Bồ Tát hành Dụng mới Đạt, Chư Phật diệu dụng mới Thành.
* Ngay cả chư vị Tôn giả là A La Hán giác ngộ, đại ngộ. Liễu ngộä là Đại A La Hán, dù có nói hay, viết giỏi cũng chưa tự biết hành thâm vạn pháp sao cho đúng, cho sạch hết sanh tử.
- Vì sao? Vì trong hư không không tận chư vị này, chưa tìm được vết chân đường đi chư Phật qúa khứ, hiện tại, vị lai. Vì vậy chưa trực giác được đường đi vào long mạch của Chư Phật

23. Làm sao trọn quyền Ứng Hiện?
* Khi đã đến chánh đẵng chánh giác liền trọn quyền: có Đồng Ứng như nhiên Hiện viên dung suốt suốt.

24. Trong Kinh Đại Bửu Tích, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát dí kiếm vào Đức Bổn Sư ý nghĩa gì?
* Tôi chưa đọc kinh này, cũng không nghiêân cứu nhiều kinh, nhưng ý nghĩa câu này là:
- Pháp Tự Tại rốt ráo chư Đại Bồ Tát diệu hành dụng, thuận nghịch, tịnh bất tịnh dung thông, không những không có tội mà còn khai ngộ chư Bồ Tát tiến đến diệu qủa Bồ Đề.
* Hy hữu thay, bậc tu nào đương thời gặp được Bồ Tát Nhứt Sanh Bổn Xứ là Đức Di Lạc đang thành Diệu Qủa Phật, bậc tu dám đánh đổi hy sinh hết tất cả để cầu đạo, đó chính là tình thức, liền được diệu dụng đắc Tự Tại, đư?c chứng minh hoàn tất rốt ráo danh hiệu đầu tiên Điều Ngự Trượng Phu.

25. Làm sao giải sạch 4 tướng:
- Ngã tướng
- Nhơn tướng
- Chúng sanh tướng
- Thọ mạng tướng

* Duy nhất chỉ thực hiện Vô ngã, Vô sở hữu.
- Kinh nghiệm phải có Bồ Tát Ma Ha Tát, Chư Phật diệu dụng bậc tu cần có Tình Thức mới sạch.
- Có tình thâm được hành dụng để trực giác vô ngả.
- Tình thức chính là tình vô sở hữu, nó tuy hai mà một, tuy một mà hai với Đại Nguyện, liền được diệu dụng Sạch ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ mạng tướng.

26. Thế nào là phàm phu tùy thuận tánh Viên Giác? Thế nào là Bồ Tát Tam Hiền tùy thuận tánh Viên Giác? Thế nào là Bồ Tát lên Thánh Vị tùy thuận tánh Viên Giác? Thế nào là Như Lai tùy thuận tánh Viên Giác?
* Phàm phu là bậc lấy cá tánh tu nên viên giác còn tùy ý.
- Bồ Tát Tam Hiền tùy thuận tánh viên giác chỉ hạnh nguyện thiện căn, thiện chí.
- Bồ Tát xuất Thánh là Thánh Vị tùy thuận-nghịch, Tịnh- bất tịnh, hành dụng diệu dụng tánh viên giác để sạch tận chủng tánh chúng sanh.
- Như Lai tùy thuận Tánh viên giác: hàng Bồ Tát hành thâm sạch chúng sanh giới để tận thành, không tăng không giảm, không cấu không tịnh, đặng rốt ráo không sanh không diệt.

27. Phân biệt Chân Giác, Giác Chân - chân lý, lý chân - thường chơn, chơn thường - Phật Tánh, Tánh Phật - Phật Đạo, Đạo Phật - Đức Trí, Trí Đức - Phổ Chiếu Như Lai, Như Lai Phổ Chiếu.
* Chân Giác: Vốn sẵn có từ vô thủy vô chung, bậc tu đã sở đắc được chân lý là nguyên thể, chính là Chân Giác.
* Giác Chân là bậc tu khi đã sở đắc chân giác rồi, dùng nó hành thâm cho thành tựu Qủa Chánh Giác.
- Chân lý vốn sẵn có, bậc tu sở đắc được chân lý. Lý chân là dùng chân lý đã sở đắc tha độ đặng thâm nhập chủng tánh chúng sanh.
-Thường Chơn vốn sẵn thường còn, Bậc đạt được thường Chơn, dùng như pháp độ sinh đặng thâm nhập Chơn Thường.
- Phật Tánh vốn sẵn sáng tròn đầy, nhưng bậc tu thường nhiễm bị che. Tánh Phật: Bậc đắc Phật Tánh hành dụng, diệu dụng Tánh là Tánh Phật.
- Chư Phật dạy Đạo gọi là Phật Đạo. Chúng sanh tu và hành theo con đường của Phật là Đạo Phật.
* Bậc Thiện căn tu hành tạo Đức trước, sau được gặp Phật đào tạo Trí. Khi đức trí tương song đặng chân nguyên trực giác. Được chư Phật chứng minh làm Tổ.
* Bậc tu ác căn Trí vô ngại tạo sẵn trước, gặp Chư Phật đào tạo Đức. Khi Trí Đức tương song đặng trực giác chân nguyên. Do bổn lai diện mục Ác không sửa nổi Tánh, khó đào tạo.
* Được chư Phật làm đồ dùng, dụng nghịch hành đào tạo bậc tu Thiện Căn, Thiện Chí đạt Đức Trí tương song, lập thành chư Tổ.
- Hiện tại gặp Phật, bậc tu vừa đắc đạo được Chư Phật hiện thân Phổ chiếu Như lai chứng minh.
- Thời mạt pháp này, Khi Đức Di Lạc Tôn Phật đã không còn Kim Thân nơi thế gian, bậc tu vừa đắc đạo được Đức Ngài hiện thân Như lai chứng minh, gọi là Như Lai Phổ Chiếu.
* Kinh nghiệm chỉ Chư Bồ Tát đã kiến diện Như Lai mới nghe, thấy và thọ lãnh được.
- Chưa sở đắc kiến diện như lai, Đức Ngài có hiện thân trước mặt cũng không nghe thấy nên không biết lãnh hội được.
- Bởi vậy, Đức Di Lạc Tôn Phật mới đào tạo cho được Bồ Tát MHT, là bậc Thừa Kế Nhất Tôn, tức chân truyền để cứu độ cho Chân Phật Tử nào của Đức Ngài, trực giác được đặng thọ lãnh.

28. Làm sao phá vỡ tạng thức? Nói rõ từng chi tiết.
* Tạng thức là pháp giới. Bậc tu nương theo pháp giới, tỏ thông, thâm nhập pháp giới thì phá vỡ được pháp giới.
- Bậc tu tin vâng kính cực điểm được Chư Phật diệu dụng, hay Chư Bồ Tát hành dụng, mới đủ công năng công đức phá vở Tạng Thức.

29. Bảy báu trong Bản Thể Chơn Tâm?
* Chơn Như, Như Lai Tạng, Nhất Tâm, Pháp Giới, Pháp Tánh, Pháp Thân, Phật Tánh.
- Một pháp chính duy nhất tu sở đắc Bảy Báu trong Bản Thể Chơn Tâm là gì lại không hỏi?
* Duy nhất chỉ một pháp Nhất Tâm càng lên cao càng khó, vẫn chí dũng niệm niệm Nhất Tâm, sở đắc Nhất tâm là đắc cả bảy báu. Pháp của chư Bồ Tát tiến đến thành Phật.

30. Hành Dụng? Diệu Dụng?
* Bồ Tát đã sở đắc Chánh Đẵng Chánh Giác nhưng tánh chưa hoàn toàn diệu gọi là Hành Dụng. Chư Phật đã tận thành con đường tận độ chúng sanh, gọi là Diệu Dụng.

31. Ý nghĩa câu: "Quán Tự Tại Bồ Tát Hành Thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa"
* Nếu thích, đến Thiền Viện Saigon xin CD11: Trí Cứu Cánh. CD12: Bát Nhả Trí.

32. Then chốt Hạnh Nguyện?
* Hạnh Nguyện: Then chốt là giữ Thiện Căn Thiện Chí để tu hành theo pháp thuận và tịnh. Hàng Thánh Hiền.
* Hành Nguyện: Thuận Nghịch, Tịnh Bất Tịnh dung thông. Hàng Phật Giác.

33. Làm thế nào Trăm Sông về một biển cả?
* Biết hóa giải thì vạn pháp trở về một pháp. Gọi là Trăm sông về một biển cả. Pháp Vô sanh.

34. Giải khổ ách bằng cách nào?
* Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không nhiễm là Ngủ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

35. Thế nào là Vô Thượng Đẳng?
* Vô Thượng Đẵng là Chánh Giác phẩm thứ 9, cao nhất hàng Bồ Tát sở đắc. Trong kinh Phật khai thị: Cửu Phẫm Liên Hoa vi phụ mẫu, nghĩa: Bậc sở đắc Vô Thượng Đẵng ví như cha mẹ của chúng sanh.
- Trong kinh long Hoa, nhân ngày 30 tháng 9 âm lịch năm 1987, đại lễ Đức Di Lạc Tôn Phật chứng minh, hiện diện đông đủ Tứ chúng Pháp Tạng, Tôi đã trình tỉ mỉ, bài diễn văn đắc đạo, phẩm Vô Thượng Đẵng Chánh Giác.
- Mời vào trang web: Longhoahoithuong.org
* Phần Đức Di Lạc và Long Hoa

36. Làm thế nào Sở Đắc Tự Tánh Pháp Thân? Nói rõ tiến trình tu hành?
* Tự mình thấy chủng tánh mình nơi nghe-thấy-biết vạn pháp thuận nghịch, tịnh bất tịnh tu cho sạch, chẳng thiếu sót một pháp nào, sở đắc Tự Tánh Pháp Thân.
- Tiến trình tu hành duy nhất chỉ Chư Phật diệu dụng bậc tu Tin vâng kính cực điểm, còn phải Tín hạnh nguyện cực điểm, đủ công năng công đức bổng nhiên sở đắc Tự Tánh Pháp Thân.
- Chúng sanh bổn nhiên vốn sẵn có Phật tánh nên chư Phật diệu dụng mới thọ lãnh được. Tự đi không được diệu dụng khó sở đắc lắm. Gặp chư Bồ Tát MHT, Chư Bồ Tát, Đại A la Hán, A la Hán pháp thân cạn sâu, rộng hẹp tùy cấp. Chỉ chư Phật vào chân đế vạn pháp, Pháp Thân tròn đầy.

37. Như Huyễn Văn Huân Văn Tu Kim Cang Tam Muội Pháp Môn?
* Tôi không thuộc kinh nhưng có thể nói: Bậc tu biết vạn pháp như huyễn, dù có khổ cùng cực, có phải hy sinh ngay cả thân mạng cũng không bỏ tu, cũng còn tin Phật chỉ đạo là Kim cang. Tam muội đã giãi thích ở trên.
* Kim Cang Tam Muội: Đi đứng nằm ngồi trong tứ thời đều biết vận chuyễn Tam Muội. Không còn sanh tử.
- Đừng nhầm lẫn Kim Cang Thủ là bậc tu chấp một pháp giới thuộc định nghiệp, chư Phật cũng không cứu độ được. Ví như: Tiên, Thần…tu định tưởng, tu thọ chủng nguyên cứu.

38. Tự Tánh Tỏ Tánh? Tại sao Ngài dạy Duy chỉ Tự Tánh Tỏ Tánh đầy đủ tinh thần bất thối là hơn cả? (Ấn Chỉ 5 bài 40)
* Pháp thuận, pháp Tịnh chúng sanh ưa thích. Cũng do Tánh hiền lành làm chủ. Thánh Hiền.
- Pháp nghịch, pháp bất tịnh, chúng sanh không chịu bài bác cũng do tánh.
- Thuận-nghịch. Tịnh bất tịnh dung thông. Không hiền cũng chẳng ác. Bậc tu làm chủ Tánh. Kim Cang Tạng. Đại Bồ tát.
- Pháp càng khó, càng động loạn, bậc tu vào chân đế cực khó cũng Tự Tánh lướt qua, hóa giải thắng được hoàn cảnh, viên dung không thối chuyễn cầu Chánh Giác. Đó là do bậc tu đặt tinh thần bất thối là hơn cả. Phật Giác.

39. Làm sao sử dụng Vạn Pháp?
* Đang tu nhẫn nhục, nhẫn nhịn, nhẫn nại là Điều ngự vạn pháp. Điều ngự xong, không nhiễm pháp mới sử dụng vạn pháp được.

40. Thế nào là Chơn Tâm Bất Nhị?
* Tánh chính Tâm là một. Chơn Tánh chính Chơn Tâm. Không hai chính Chơn Tâm Bất Nhị.

41. Thế nào là SẠCH DỤNG?
* Khi bậc tu đoạt đến Chánh giác thì mỗi Tánh là một cái dụngï. Diệu dụngTánh cho rốt ráo là Sạch Dụng. 42. Thiền Tánh?
* Tu thiền không còn loạn tưởng đắc Thiền Trí. Bậc tu đạt đến Trí không, dụng được Tánh . Gọi là Thiền Tánh.

43. Phật Thừa? Nói tiến trình tu tập?
* Tiểu Thừa + Đại Thừa = Phật Thừa.
- Tiến trình tu hành: Tiểu Thừa cúng lâïy, cầu xin.
- Đại Thừa Hỹ xã. Cao là Hướng Thượng. Phật Thừa tùy thuận: Không bỏ cũng chẵng lấy.

44. Hàng Bất Thối Bồ Tát?
* Hàng Bồ Tát tu thấu đạt nhất tâmgọi là Bất thối Bồ Tát. Bát Nhả Trí.

45. Thế nào là hàng Ma Ha Tát đã thấu đạt Pháp Tánh?
* Hàng Ma Ha Tát là bậc đã tận thấu Bổn Lai Diện Mục Pháp Tánh của mỗi chúng sanh giới tự nơi mình.

46. Pháp môn Phật Pháp Bất Ly Thế Gian Giác?
* Nghe Thấy Biết là chuyện thế gian, khi tu hành ngộ được Nghe Thấy Biết chính nó cũng là vạn Pháp. Được gọi là phật pháp bất ly thế gian giác.

47. Cõi Trời Sắc Cứu Cánh?
* Cỏi Trời này còn lấy hình Tướng là sắc giới làm chính để tu hành. Gọi là Cõi Trời Sắc Cứu Cánh. 48. Làm sao thấu đạt Bổn Lai Diện Mục Pháp Giới?
* Hạnh nguyện, hành nguyện rốt ráo chúng sanh tánh diễn hành là thấu đạt Bổn lai diện mục Pháp Giới. Pháp của chư Bồ Tát.

49. Nói rõ tiến trình tu tập 3 thân Viên Mãn?
* Tu và hành cho sạch chủng tánh chúng sanh, đắc Pháp Thân.
* Tiếp đến nghiêm túc hạnh cho sở đắc Ứng Thân. Đủ công năng công đức hai thân trên, Chánh báo Thân liền hiện.

50. Tịnh Giác? Giác Tịnh?
* Tu nơi thanh vắng như chùa, cốc, núi rừng, tránh xa thế gian để được tịnh gọi là Tịnh Giác. Còn Mê.
- Tu tại gia, tu chợ, đủ tiếng nói ngang dọc, thuận nghịch gọi là Động, sạch nghiệp thì Giác Tịnh.

51. Thế nào là Bồ Tát chớ làm ra Tướng Phật vì PHẬT KHÔNG TƯỚNG?
* Không Tướng mà Thấy là Tướng Phật. Chư Phật thị hiện viên dung suốt suốt để tận độ Chân Phật Tử. Bồ Tát ưa thích làm ra Tướng Phật, ví như lúc nào cũng đi đứng nằm ngồi trang nghiêm, nói năng từ tốn, để chúng sinh ưa thích, bị thọ giới là Bồ Tát giả.

52. Sơ Thiền? Nhị Thiền? Tam Thiền? Tứ Không Thiền? Chỉ gút 4 chữ nói 4 lối Thiền?
* Trong kinh Ấn Chỉ: Biệt Tôn Vô Thượng Đẵng, Đức Di Lạc Tôn Phật đã có khai thị , tôi chỉ gút
- Sơ Thiền: Triền miên Định.
- Nhị Thiền: Tỏ Thông Tánh. Định.
- Tam Thiền: Nhiếp thu. Định.
- Tứ không Thiền: Đi đứng nằm ngồi Tứ thời viên tịnh, lìa viên tịnh tức lìa Định. Chánh Định. Gút lại bốn chữ bốn cấp đều: Định.
* Bốn lối Thiền duy nhất duy chỉ: Hết loạn Tưởng, viên Dung vạn pháp, gút bốn chữ đều là: Định.

53. Pháp Môn Tối Thượng Chơn Truyền?
* Bồ Tát được Phật diệu dụng sở đắc Vô Thượng Đẵng Chánh Giác. Còn phải được Phật chứng minh, Bồ Tát mới nhập thể. Tương thông Phật lực. Sau tha độ hành dụng, đến diệu dụng mới vào được pháp môn Tối Thượng Chơn Truyền.
* Bồ Tát đắc Vô Thượng Chánh giác mà chưa được Vị Phật chứng minh, vẫn vòng quanh trong lục đạo diễn Hành, chưa có quyền lực nên chưa được Tương Thông Phật lực. Duy nhất chỉ bậc Thừa kế được gọi là Chơn Truyền.

54. Ý nghĩa từng danh hiệu:
- Đức Tịnh Vương Phật
- Đức Vô Thượng Tôn Phật
- Đức Di Lạc Tôn Phật
* Đức Tịnh Vương Phật: Vị Phật quyền lực Tổng Thể Vũ Trụ. Vị Phật nào khi Thành Phật cũng phải chờ Đức Tịnh Vương Phật đến chứng minh cho mới vào Bát Đại Niết Bàn. Như Đức A DI Đà Phật, Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Lạc.
- Tịnh Vương Nhất Tôn là tên Đức Phật Di Lạc hiện kiếp này. Không phải Đức Ngài là Tịnh Vương Phật.
* Kỳ hạ Lai kiếp này Bồ Tát Di Lạc thành Phật, là qủa Vô Thượng Đẵng Chánh Giác. Nên Ngài lấy danh hiệu Vô Thượng Tôn Phật. Cũng là Di Lạc Tôn Phật.
- Phật Vương là vị Phật đào tạo ra được Bồ Tát MHT, Bồ Tát.
- Phật đào tạo ra chúng sanh là Phật của chúng sanh. Phật giả danh. Phật đào tạo ra La Hán là Phật Bích Chi.
- Một hôm, khi Đức Di Lạc Tôn Phật khai thị cho Tổ Bồ Đề Đạt Ma, đang tu trong Pháp Tạng có Tôi hiện diện: Cứ hành thâm Bồ Tát Hạnh, Bồ Tát Nguyện còn có ngày thành Phật. Chớ đóng tướng Bích Chi Phật thuộc định nghiệp, muôn tỷ kiếp không thành Phật.

55. Đẳng Giác? Diệu Giác?
* Bậc đã sở đắc Vô Thượng Đẵng Chánh Giác gọi là Đẵng Giác. Từ hàng Bồ tát trở lên.
* Chính tôi nghe như vầy: kỳ hạ lai này nhiều bậc tu đã gặp được Đức Di Lạc Tôn Phật, tuy chưa giác vẫn được qui chế Bồ Tát Hạnh, Bồ Tát Nguyện.
- Chư Phật đã tận dụng chúng sanh thành tựu Diệu Dụng gọi là Diệu Giác.
- Ngoài Thập Địa, Bồ Tát Ma Ha Tát đang hành thâm thêm hai địa nữa là Thập Nhị Địa: Đẵng Giác Địa và Diệu Giác Địa.

56. Thế nào Ma Ha Tát mới biết Vạn Pháp là cái gì? Ấn Chỉ 5, Bài 28, Cẩm nang giải quyết Vạn Pháp với Chúng Sanh.
* Hàng Ma Ha Tát nương vạn pháp, hành thâm thấu đạt sạch chủng tánh chúng sanh tập khí sanh tử, mới biết vạn pháp vốn sẵn không cấu không tịnh, không tăng không giảm. Khi đủ công đức cúng dường Như lai liền chứng thị Không sanh không diệt.

57. Kiết sử khó giải nhất?
* Nghiệp Thô, nghiệp Thanh, nghiệp Vi tế, nghiệp Kiết sử. Bậc tu nào cũng có 4 loại nghiệp này. Chỉ Chư Phật mới giải nổi nghiệp kiết sử cho Bậc tu có Tình Thức như chư Bồ tát. 58. Hết tập khí sanh tử?
* Tu hành thâm sạch 4 loại Nghiệp trên là giải hết tập khí sanh tử.

59. Thế nào là Tận Độ tất cả Chúng Sanh Tánh thành Phật?
* Tu sạch hết chúng sanh tánh, còn phải hành dụng, diệu dụng tận độ rốt ráo chủng tánh chúng sanh mới Thành Phật.

60. Chìa khóa Tương Thông Phật Lực?
* Đắc Tam Muội, còn phải vận chuyễn được thần thông tam muội. Được Phật hiện tại thị hiện chứng minh, Tương Thông Phật Lực.
- Bồ Tát, Chư Tổ sở đắc Tam Muội: Tương Thông Phật Lực.
- Bồ Tát Thượng Thủ, không chỉ tương Thông Phật Lực mà còn được Như Lai thị hiện chỉ đạo, cứu độ chúng sanh thọ báo, phước báo, chánh báo.

61. Chìa khóa sở đắc các Pháp Tam Muội?
* Đã giải ở câu 12.

62. Giác Mê? Mê Giác?
* Giác chưa Thành Đạo. Qủa chưa đạt gọi là Giác Mê. Mê tu cho Giác gọi là Mê Giác.
- Giác Mê, Mê Giác đều là nguyên thể của Chân Như.

63. Đại Bát Niết Bàn? Bát Đại Niết Bàn? Con đường dẫn đến Tu Chứng?
* Đã giải ở câu 16.
- Con đường dẫn đến Tu Chứng: Đang tu thành tựu chúng sanh tánh Tám Đại đã giãi ở trên, được gọi Đại Bát Niết Bàn.
- Hành dụng, diệu dụng thành Diệu Qủa Chánh Giác, tứ thời đi đứng nằm ngồi viên thanh tịnh, đến Bát Đại Niết bàn.

64. Tại sao Ngài tự cho mình là "Kẻ chăn bò thuê mướn hoặc là người lau tượng"?
* Thời mạt pháp chứng tu, tu chứng,xưng Phật giả dẫy đầy khó phân: Phật Di Lạc phải nhân cách hóa, tự ví mình là kẻ thấp hèn, là người lau tượng,vẫn tu hành Thành Phật được, không cần hiện thân con nhà cao sang như Vua, Chúa. Ngụ ý chúng sanh nào nhứt tâm vẫn tu thành Phật.

65. Thế nào là tứ trí? Phân biệt rành mạch dẫn đến tứ trí?
* Nhân sanh Trí, Tiên Thần Trí, Bồ Tát trí, Phật Trí.
- Nhân sanh Trí còn gọi là chúng sanh trí, có hình tướng, có sắc tướng mới thấy biết.
- Tiên Thần Trí: Sống nhờ Tư Tưởng, công dụng định tưởng làm lẽ sống, thu nhận Tinh Khí Thần để sống lâu. Xa lánh chốn nhân sinh. Dùng uy quyền với thuộc cấp. Thông minh. Cấp nhị thừa tu chứng.
- Bồ Tát Trí: Hạnh nguyện hành thâm pháp giới Chúng sanh trí, Tiên Thần trí để tạo Đại Trí. Tân độ chúng sanh tánh hành dụng thấu đạt Như Lai Tạng.
- Phật Trí: Trí Diệu pháp Liên hoa Phật. Tận thành từng lớp lớp chủng tánh chúng sanh, chủng tánh Tiên Thần, chủng tánh Bồ Tát thọ báo, phước báo, chánh báo.

66. Thế nào lục thông? Phân biệt rành rẽ con đường lục thông?
* Trong Bảo Phẩm Xuất Thế Chơn Kinh Đức Di Lạc Tôn Phật đã có khai thị.
- Duy nhất chỉ có một con đường, bậc tu Phật trực giác Nhất Tâm siêu đẵng mới tỏ thông nghiệp lậu. Gọi là Lậu Tận Thông.
- Từ Lậu Tận Thông hóa sanh tư tưởng thông là Thần Túc Thông, tiếp đến thứ tự Tha Tâm Thông…Lục Thông.
* Tiên, Thần Đạo, Ma Đạo có ngũ thông. Không có Lậu Tận Thông. Còn sanh tử.
* Đức Ngài khai thị: Thời mạt pháp không Thần Thông, cũng chẵng Lục Thông. Chỉ vận chuyễn tam muội, đi trong lữa để cầu Diệu Qủa Bồ Đề là sạch hết sanh tử.

67. Thế nào là Ngũ Nhãn? Con đường dẫn đến Ngũ Nhãn?
* Nhục nhãn: Cái thấy của chúng sanh.
- Thiên nhãn: Cái thấy củaTiên Thần.
- Huệ nhãn: Cái thấy của Bậc tu giác ngộ.
- Pháp nhãn: Thấy vạn pháp đắc Pháp Thân.
- Phật nhãn: Thấy tròn khắp pháp giới chúng sanh.
* Con đường dẫn đến Ngũ nhãn:
- Thấy gì cũng được, nghe gì cũng được, không chống đối, không chướng, không chấp.

68. Tại sao Ngài dạy trong Bảo Phẩm Xuất Thế Chơn Kinh: "Mình tự nhận Sở Đắc chưa hẳn là Sở Đắc, đến giai đoạn Sở Đắc thì không nhận vẫn Sở Đắc" (Phẩm làm thế nào tu tâm để giải cuồng tín).
* Tự nhận sở đắc bị chấp, do thọ bản ngả cũng như chưa sở đắc.
- Đến khi giác ngộ, lìa ngã, không nhận sở đắc vẫn đắc.

69. Thế nào là Đại Giác?
* Bậc tu giác ngộ hành thâm Vô số pháp giác ngộ, đắc Đại ngộ. Cấp A La hán.

70. Làm sao sử dụng Như Lai Tạng xâu chuỗi Vạn Pháp dựa trên gốc thực tiễn chơn lý?
* Duy chỉ quyết tâm sẽ sở đắc pháp Nhất Tâm là biết sử dụng Như Lai Tạng nơi pháp giới vạn Pháp. Đó là chân lý thực tiễn.

71.Vô Sanh Pháp Nhẫn?
* Nhẫn nhục thì không sanh pháp nữa là Vô Sanh Pháp Nhẫn. Khác với Vô Sanh là không còn sanh tử luân hồi.

72. Vô Ngã.
* Không ta. Không bản ngã.
* Bồ tát đi hữu ngã cũng thành vô ngã. Chúng sanh đi vô ngã cũng thành hữu ngã.