–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

Ấn Chỉ III: DƯỚI SỰ NHẬN ĐỊNH BẤT ĐỒNG

17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 7946)
Ấn Chỉ III: DƯỚI SỰ NHẬN ĐỊNH BẤT ĐỒNG
PHÁP ĐỘ THỜI ĐÔNG ĐỘ

DƯỚI SỰ NHẬN ĐỊNH BẤT ĐỒNG

Bàn về sự nhận định, phần nhiều hay bất đồng tự sanh khắc biệt, do lẽ ấy rất hiếm có sự đồng đặng hóa ra tri kỷ. Tại sao có những sự nhận định thường bất đồng như thế?
– Vì nơi nhận định nó phải tùy thuộc vào trình độ đồng nhau, tùy theo hoàn cảnh tương sanh giai cấp chẳng dị biệt. Nếu như đa số Nhân Sinh thuộc với nhau một trình độ hoặc giả đã từng chung sống nhau một hoàn cảnh tương tự hòa hiệp cùng nhau, liền trưởng thành một khối. Bằng mỗi một con người riêng định tự nhận lấy mình, thì thuộc về nhân cách nhận định.

Bởi duyên như thế Phật Đạo mới phân định thành Bốn Lối nhận định trở thành dị chủng bất đồng.
 – Lối thứ nhất: Nhân Sanh Trí.
 – Lối thứ hai: Tiên Thần Trí.
 – Lối thứ ba: Bồ Tát Trí.
 – Lối thứ tư: Phật Trí.

magnify_hand_2


1. Nhân Sanh Trí. Nương tựa vào Có Tướng, có Hình Sắc mới tăng cường hiểu biết, lại hóa sanh trí tuệ thông minh.

2. Tiên Thần Trí. Thích sống nhịp nhàng tư tưởng, công dụng Định Tưởng, thu nạp Tinh Khí Thần quán xuyến vũ trụ tương sanh sở đắc Trí Đạo.

3. Bồ Tát Trí. Bồ Tát thường phát tâm từ thiểu trí đạt đến Đại trí, nên tự nguyện, tự chính mình cấu tạo lấy Nhân Trí, Thiên Trí, Tiên Thần Trí chung gồm mà phát sanh Đại Trí gọi là Hạnh Nguyện. Từ Hạnh Nguyện củng cố gần gũi các Giới, gọi là Gần Phàm Không Mất Thánh nhiếp thu tận độ (hành thâm pháp giới) đến một mức căn bản hiểu biết linh động, tâm trí tinh hoa, chừng ấy mới gọi là Hành Dụng, giác Diệu Dụng của Chư Phật, thông đạt Như Lai Tạng chứng tri Phật Trí, cho nên:

Tiên Thần dùng Tưởng tương sanh
Nhân sanh có Tướng trưởng thành thông minh
Bồ Tát Hạnh Nguyện trung trinh
Thâm nhập Pháp Giới tự mình viên thông
Phật thời Diệu Dụng song đồng
Tùy căn cơ hóa nói không bến bờ.


4. Phật Trí. Khi bậc đoạt đến Vô Thượng Chánh Giác thành Phật thì từ lời nói, đến cử chỉ thảy đều Diệu Dụng, thảy đều Diệu Pháp Liên Hoa Phật Trí. Bậc này từ nơi Phật Trí quán xuyến tổng trì soi khắp từ hàng Bồ Tát cho đến hàng Nhị Thừa A La Hán, Bích Chi cùng Thinh Văn, Duyên Giác đến Phàm Phu Nhân Thế. Bậc Phật Trí có thể soi từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài vì bậc này thật tỏ rõ tất cả Chủng Tánh Chúng Sanh, Chủng Tánh Bồ Tát nên đắc Phật Quả triệt thấu tất cả từng thứ lớp của các hàng nhận định thọ chấp ra sao, chánh báo thọ báo của nó như thế nào không còn vướng đọng nên hoàn toàn giải thoát.

Nói đến các Nhân Sinh từ dưới soi tỏ lên trên thật khó khăn vô kể, phải nương vào công đức của Như Lai, nhờ công đức ấy mới lần soi tỏ tánh, lần bước giải mê, chớ đương nhiên nhận định chỉ trích bừa bãi gọi là: Phật Làm Phàm Phê. Cho nên Phật nói, Các ông cũng nên biết: Nhân Sinh không thể nào soi biết đặng Tiên Thần Trí, Tiên Thần không thể hiểu đặng các bậc Nhị Thừa A La Hán, Bích Chi, Thinh Văn, Duyên Giác Trí. Hàng Nhị Thừa không thể nào soi hiểu Bồ Tát Trí. Bồ Tát không bao giờ biết đặng chư Phật, phải thi hành hạnh nguyện cầu lấy Chánh Tri thành Phật.

Sự nhận định bất đồng là do trình độ hiểu biết chưa rốt ráo, khi hiểu biết chưa tường tận rốt ráo thường hay thủ chấp. Lúc đã tường tận hiểu biết đến thật tỏ rõ gọi là Giác, bậc Giác thường rõ ràng từng căn cơ, từng trình độ, từng ý mong muốn của con người, của Tiên Thần cùng các hàng tu chứng hoặc chưa đến mức tu chứng nơi Lục Đạo. Bậc Diệu Dụng Phật Trí minh xác tường tận, không khác mấy vị Đại Lương Y thật biết tính dược các món thuốc, lại thật rõ ràng chứng bệnh của các con bệnh mà chữa trị, nên chi bậc này đứng trước Nhân Sanh hay A La Hán đến Tiên Thần bất luận cấp bậc nào trình độ chi vẫn làm cho họ khỏi khắc biệt được vui vẻ an lành đồng đẳng, bậc này lại tùy theo thời cơ tùy thuận tất cả ý chí Chúng Sanh Giới mà Thị Hiện từ cử chỉ đến ngôn ngữ đồng hợp, đồng hóa Chúng Sanh, bậc đã thực hành như thế cử chỉ như vậy đều là Diệu Dụng.

Tất cả sự nhận định bất đồng, chính là một vấn đề khó khăn làm cho hợp hóa. Có thể nói những bậc tu hành chưa sở đắc Bản Thể Tâm rốt ráo tỷ mỉ tường tận, tỷ như thời Đức Phật còn tại thế, Chư Bồ Tát được sự nuôi dưỡng chỉ dạy của Ngài, Chư Bồ Tát vẫn bị lầm lẫn nhận định đúng sai sai đúng, lúc bấy giờ có ngài Duy Ma thị hiện trưởng giả hóa giải chấp mê thì thử hỏi thời này là thời Lạc Pháp mấy ai nhận định đúng đắn?

Vì nơi nhận định bất đồng sai biệt nên bậc Chánh Giác nói ra kẻ mê lầm nào hiểu, cho nên kẻ mê lầm phải tu trì tạo công đức thi hành Lục Ba La Mật có công năng mới lãnh hội đặng lời nói của Phật một phần nào, do lẽ khó nghe, khó hiểu nên chi Phật nói: Chúng Sanh Chưa Bao Giờ Xem Kinh. Lời nói trên như thế, trái lại Chúng Sanh Nhân Trí đã từng đọc tụng thuộc kinh thật vi diệu thay.

Nói đến sự nghe lầm nhận như thời Đức Bồ Đề Đạt Ma từ Tây Tạng sang Trung Quốc gặp vua Lương Võ Đế, nhà vua thì Nhân Trí nên công nhận mình là vua. Còn Tổ thời Phật Trí biết thật rõ nếu nhà vua cầu Đạo. Ngài khai thị sở đắc tùy theo mức độ mà thọ lãnh thành Phật hay Bồ Tát cùng A La Hán chẳng hạn, do hai lối nhận định thành thử bất đồng khác biệt nhau.

Nhà vua mới hỏi: Ông biết tôi là ai chăng?

Tổ trả lời: Không. Làm cho nhà vua chẳng tin Tổ là Phật khi chưa nhận định được thời nơi tưởng niệm chẳng còn, nhưng nhà vua hỏi tiếp: Thưa Ngài tôi xây dựng trên bốn vạn tám ngàn (48.000) Chùa Tháp để cho tất cả Tăng Ni trong nước tu hành có công đức chăng?

Tổ trả lời: Không.

Vua Lương Võ Đế bất bình, Tổ phải ẩn danh quay mặt vào vách chín năm không truyền đạo.

Tại sao Tổ Đạt Ma trả lời không công đức? Vì đối với Nhất Tôn Phật Thừa chính mình phải tu, tự nơi mình tạo công đức mới là Công Đức. Bằng xây cất Chùa Tháp để cho tất cả tu hành, chính mình chưa lấy một ngày tu chưa phải Công Đức, chỉ tu cầu Phước Nhân Thiên nên Tổ trả lời Không.

Sự Diệu Dụng của Chư Phật đối với bậc Sơ Trụ Bồ Tát cũng khó hiểu đặng làm sao hàng Nhị Thừa đến Nhân Trí biết đặng. Nên Đức Bổn Sư thường nhập Chánh Định, Ngài biết tỉ mỉ các hàng Bồ Tát cùng trình độ các Tín Chúng đang suy nghĩ mỗi bậc một lý lẽ, mỗi người nhận định mỗi khác nhau. Có từng người nhận định như thế này cho mình là đúng. Có bậc nhận định như thế nọ cùng thế kia hoặc thế khác, thảy đều đúng đắn với công năng khả năng thứ bậc của họ.

Ngài bèn nói: Các ông nên biết, ngày nay các ông nhận định như thế này là đúng, thì nơi chỗ đúng ấy nó thuộc về ngày nay, chớ chưa phải ngày mai nó đúng. Đến mai kia mốt nọ, nó vẫn đúng nhưng nó đúng với mai kia mốt nọ chớ chưa hẳn đúng hoàn toàn với Chân Giác. Do đó, các ông phải tu tập lần qua rất nhiều giai đoạn, rất lắm bờ ngăn đoạt đến toàn diện rốt ráo Phật Trí nhận định chân thật đúng đắn.

Kể theo câu chuyện dưới đây để biết đặng sự nhận định Phật Trí Chánh Giác, rất khó khăn vô kể, chỉ có đầy đủ công năng tu tập mới nhận định đặng lý thú kỳ diệu, bằng dùng Nhân Trí không thể nào rõ đặng. Có vị Thiền Sư tu đoạt Chánh Giác Phật Trí quan sát trùm khắp biết tỏ rõ, nhận định đúng đắn các hàng tu chứng thứ lớp, Thiền Sư tự nghĩ thật khó khăn làm thể nào cho họ nhận định đúng đắn đồng nhau cốt hóa giải lầm lẫn nơi họ làm cho họ đặng Chánh Giác.

Khi bấy giờ Thiền Sư thường tĩnh tọa an lành các pháp làm nơi an dưỡng quốc chờ ngày nhập Bát Đại Niết Bàn vì thật biết thời này chưa phải là thời hóa độ nhiều. Vì Sao? Vì chúng sanh đang sinh sống gặp phải thời an lành thích hợp, nên khó tu, khó có bậc phát tâm tu cầu Giải Thoát, chờ đến thời Đông Độ chúng sanh nhiều ý nghĩ, nhiều tham vọng nghiệp cấu vạn pháp linh động Hành Dụng Như Lai chuyển mình, mới có thể hóa sanh đồng độ, vì duyên trên nên Thiền Sư tận dụng hư không an dưỡng quốc.

Một hôm có vị văn hào đã từng nghiên cứu kinh điển thành thật thiết tha tu tập tìm tòi Chân Lý đến bái kiến Thiền Sư thưa gởi: Kính thưa Thiền Sư, mong Thiền Sư chỉ dạy Đến Rõ, Biết Rõ Chân Giác Chánh Giác thưa gởi xong đứng lại một bên. Thiền Sư mỉm cười đáp: Ông cứ tu cứ tìm, bây giờ Ta nói ông liền chửi Ta. Nói xong Thiền Sư tĩnh tọa, vị văn hào ra về, đến 20 năm về sau, nhà văn hào tu tĩnh tọa vừa nâng chung trà liền đánh rơi, tiếng khua chung trà Trực Giác. Nhà văn hào đứng lên quay mặt về phía Thiền Sư đảnh lễ, thật vi diệu, thực khó nhận, nếu nhận được Trực Giác thời chẳng có chi bằng.

“...Ông cứ tu, cứ tìm, bây giờ Ta nói ông liền chửi Ta...”

Đương Thời Hạ Lai Mạt Pháp nầy:

Tất cả nhân sinh tứ loài lạc lối tu hành, thất chân truyền bảo pháp, làm cho chưa biết nhận định đường lối để tu, cho nên tu theo nhu cầu ý muốn đem lý trí Nhân Sinh khảo cứu với bộ óc Nhân Trí huyễn hóa, thêm vào đó sự ước mơ thèm khát, càng mong tìm con đường Tri Kiến Giải Thoát bao nhiêu càng thọ ngã bấy nhiêu, chỉ vì thời Cấu Tạo phát sanh tư tưởng quá nhiều trở thành Lý Chướng, Sự Chướng. Do đó, mà ưa thích tu học những pháp môn nào Không Tu Mà Chứng, chưa thực hành, chẳng thực tu mà mong mỏi thâm nhập vi diệu Chánh Giác, hiếm bậc lần nơi Chơn Tánh để tu, có bậc tu nơi chơn tánh lại chưa tu Tận Giác. Kể từ hàng Phật Tử đến các nhà tu Tiên thảy đều bị vướng víu sống nơi kỳ ảo mộng mị sưu tầm, chưa mấy bậc đã từng nương vào Diệu Dụng, Hành Dụng cốt thâm nhập Pháp Giới. Vì vậy cho nên đem lời Chánh Giác Phật dạy đặt trong vọng đảo Nhân Sanh Trí mong mỏi Phật ra đời theo lòng ham muốn.

Đức Bổn Sư, Ngài đã tường tận thời Mạt Pháp chúng sanh dự đoán bằng Nhục Nhãn Nhân Trí, xem kinh chấp tự, nương tựa theo cuồng vọng mê tín, do như thế mà căn cơ thấp kém, không khác nào Nồi Đất Mỏng, nên Ngài nói:

Y kinh diễn nghĩa, tam thế phật oan
Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.


Hai câu trên, Ngài ấn chỉ lời kinh chính lời Chánh Giác không thể dùng hai tướng văn tự mà hiểu đặng, duy chỉ Tự Giác Giác Tha mới nhận định được mà thôi, hoặc Hạnh Nguyện Hành Dụng mà thọ lãnh. Vì nó như thế nên chi đọc tụng thuộc kinh liền bị biết khó lãnh hội Phật Trí.

Đức Phật Ngài khéo thuyết đạo, Ngài tinh vi đưa cho chúng sanh cùng Tín Chúng tri đạo. Ngài thương tứ loài không khác người mẹ thương con vừa mới thoát thai ba tháng. Ngài phân tách tu Tự Giác cùng với tu Bị Giác. Ngài nói nếu các ông tu bị giác dù cho các ông có thành Phật chăng nữa cũng thành Phật với Định Tưởng Tướng Phật mà thành. Ngài chỉ nói trên mặt quyển kinh với nhan đề là Đại Phương Tiện Phật Báo Ân Kinh. Có nghĩa là tu đến Phật Trí Chánh Giác mới là Phật. Bằng tu thuộc kinh sau thành Phật chăng nữa vẫn là Đại Phương Tiện Phật Báo Ân Kinh, thật là lời Diệu Dụng quá ư tỷ mỉ, quá vi diệu của đấng Chí Tôn lo nghĩ chúng sanh từng tỷ mỉ.

Khó khăn thay: Nhân Sanh lạc pháp lầm lẫn chân truyền do kẻ kỳ ảo háo danh dục lợi dụng lý trí nhân sanh phổ truyền Đạo Phật, bằng tư cách ngồi yên dự đoán, chớ chẳng thành thật cùng thiết tha cầu đạo, giải mê phá chấp, lìa Ngã cốt đoạt đến Phật Trí.

Ta còn nhớ: Thời Đức Bổn Sư thành Phật. Danh hiệu Ngài BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. Tứ chúng Tin Vâng với tư cách Đức Thầy, chớ chưa hẳn Tin Vâng với bậc Tối Thượng Chánh Giác Sư Bổn nên Phật nói: Các ông tin Ta làm bậc Tôn Sư, nếu Ta thực chất là vị Tôn Sư của các ông, thời các ông liền Tri Kiến Giải Thoát. Vì sao? Vì trong thân của các ông có đến hàng ngàn hàng vạn, đồng với hàng trăm ông Tôn Sư, do lẽ ấy ngăn cản các ông nên nơi Tin Vâng chưa hẳn Nhất Tâm đảnh lễ thành Phật. Lời dạy của Đức Bổn Sư đủ cho Tín Chúng hiểu thời Chánh Pháp có Phật vẫn còn như thế. Tứ Chúng thời ấy vẫn nhận định sai biệt, nhận định trên hình sắc Thái Tử Tất Đạt Đa hoặc tập quán chủ quán là Thầy như thói thường ngày nay vậy.

Nhược bằng đương thời Hạ Lai Lạc Pháp nầy: Tâm chí tất cả thảy đều tu cầu Tri Kiến, tu cầu Giải Thoát, nếu ai va chạm đến cá nhân cá tánh liền bất mãn bỏ tu, hai nữa có hy vọng thời Mạt Pháp Phật ra đời. Di Lạc Tôn Phật hiện thế, trên hình thức Long Hoa Khai Đạo. Từ nơi tâm chí cá nhân cá tánh kia làm sao nhận định được, cho nên nếu có trường hợp nào gặp đặng Ngài hay đang ở tại Long Hoa tu tập thì làm sao nhận định đặng Ngài? Khi nhận định chưa đặng thì Đức Tin yếu kém, Đức Tin kém thời công năng cũng sa sút, làm thế nào nhận lãnh thấy biết đặng? Khi chưa thấy biết Nhất Tôn được, thời chưa bao giờ Giác Ngộ.

Dưới sự nhận định bất đồng của Nhân Sanh Trí đối với Chư Phật chẳng biết bao công trình Diệu Dụng, cứ chúng sanh đa bệnh bao nhiêu thì Phật phải đa dụng bấy nhiêu, chừng nào chúng sanh hết bệnh thì Phật mới hết dụng. Do nó như thế nên chư Phật hiện thế gánh chịu chẳng biết bao nhiêu chua chát đắng cay từng giây từng phút. Nhất là thời kỳ Mạt Pháp Hạ Lai này nếu Đức Đại Lực Tôn Phật thị hiện thời chưa có bút mực nào kể cho hết đặng sự gánh chịu cho Nhân Loài Tứ Chúng. Chỉ vì Phật Tử lạc lõng đảo điên hư vọng mới có như thế.

Hiện nay các Phật Tử cùng bậc tín tâm hãy nhận định lý chân trên hai trường hợp có Đức Tôn Phật đã Hạ Sanh nhưng đang còn ẨN như sau:

– Trường hợp thứ nhất: Ngài xuất gia làm vị Hòa Thượng, làm vị Đại Đức hay Thượng Tọa.

– Trường hợp thư hai: Ngài là Cư Sĩ tại gia có vợ có con cùng Tứ Chúng.

Nếu Ngài xuất gia Hòa Thượng, Đại Đức hay Thượng Tọa đương thời này Ngài vẫn có Bổn Đạo Tín Đồ từng lớp từng trình độ hiểu biết khác nhau, từ tâm lý hẹp hòi đến rộng rãi khoát đạt. Nhưng vấn đề phê phán chỉ trích của Nhân Sinh Trí vẫn còn, Ngài cũng bị chỉ trích như: Ngài thế này hay thế nọ hoặc thế kia, cùng thế khác, làm như thế phải như thế, Đạo Chúng mong sao Ngài từ lối ăn đến mức ở, từ sự Diệu Dụng nơi Ngài buộc Ngài phải làm y theo lý trí của Nhân Sanh Trí, mới bằng lòng tán thán, nếu trái ý với ý thức đương sanh nghi ngờ mê chấp. Rất hiếm bậc Tin Vâng từng theo lời chỉ dạy cốt lìa Ngã, Ngã Sở để tu trì chuyên đạt đến Chân Trí Phật Trí. Đứng trước trường hợp diễn cảnh mà Đức Ngài đã chịu biết bao cay đắng chát chua, chỉ vì nhận định chưa đồng nên mới có những điểm như vậy.

Bằng Ngài thể hiện Cư Sĩ Đồng Hóa Nhân Sinh vẫn có vợ, có con đồng với có Tín Đồ Đạo Chúng. Khi bấy giờ Tín Đồ Đạo Chúng có từng lớp người, có từng trình độ nơi hiểu biết khác nhau, nơi tâm ý chẳng đồng, có kẻ hẹp hòi, có bậc rộng rãi khoát đạt mà vấn đề phê phán chỉ trích của Nhân Sinh Trí cũng không ít, có thể nói: Ngài làm như thế này, hay thế nọ hoặc thế kia và thế khác phải làm như thế, cùng như thế, lại có phần chỉ trích phê phán còn hơn thế nữa, nào là lối ăn, mức ở, mỗi mỗi phải chịu trong mọi hình thức chê khen phỉnh báng. Về phần Ngài: Từ Diệu Dụng đưa Nhân Loại đến nơi chốn Đạo Đời Hợp Nhất khó nói khó giải, duy chỉ có Ngài biết thôi. Nhưng buộc lòng Ngài phải hứng chịu sự ràng buộc của Nhân Sinh Tứ Loài, chỉ lý trí của tất cả Nhân Sinh nó như thế.

Ngoài Đạo Chúng Tín Đồ còn về Con và Vợ. Con thì tự trách Cha sự đòi hỏi khờ dại, nơi mộng tưởng đua tranh nên thường nói: Cha tôi phải lo cho chúng tôi như thế này, như thế nọ hay thế kia, thật ra khó diễn tả hết, ai là kẻ đã từng sống giữa thời Hạ Lai mới thông cảm nổi, bằng thanh bình thịnh vượng chưa nhận định được thời Mạt Pháp Con Đối Với Cha, Vợ Đối Với Chồng. Về phần vợ thì lại nặng vào gia đình, do lẽ ấy nên Ngài phải qua rất nhiều trở lực quá đáng, phải chịu những gì khi bà vợ nổi lôi phong bối diễn.

Ngoài gia cảnh còn có Thế Nhân viễn ảo mộng tưởng, sự nhận định Phật Đạo khắc biệt, nên thường xảy ra các Tôn Giáo cạnh tranh, các lối tu mâu thuẫn phê bình chỉ trích nhau quá kể, chính thật Phật Nơi Tự Tánh Không Tu, lại tu trong mộng tưởng đảo điên của thời lạc pháp. Chỉ vì Ngã, Ngã Sở mà có như thế.

Đối với ba đời Phật cùng các chư Phật đến mỗi một vị Phật hiện thế, lời nói như Ngài là duy nhất không hai, nhưng có ba phương thức khác nhau sự kết quả chu toàn nó sẽ về một. Thế nào gọi là: Ba phương thức khác nhau? Thứ nhất lời Ấn Chứng Phật nói. Thứ hai phương tiện Phật nói. Thứ ba tùy thuận Phật nói.

• Khi ấn chỉ lời nói nơi Ngài như thế này: Các ông cũng nên biết. Ta là Phật đã thành, Các ông là Phật sẽ thành Chư Bồ Tát đến Đại Bồ Tát thảy đều công nhận, lời Phật nói quá đúng, khi Bồ Tát tu trì mới đoạt thấu nên nói:

Có tu mới có thành,
Chưa tu vẫn chưa thành,
Bổn lai vốn rành rành
Nhân sinh đều Phật Tánh.


Phật ấn chỉ dưới sự mê lầm của chúng sanh, Đui Điếc Ngọng Câm Ngài nói: Các ông cũng nên biết, đời nầy đến thời sau: Nếu các ông gặp Bồ Tát ra đời, hoặc Phật Hiện Thế kẻ đui liền đặng sáng. Người điếc đặng nghe. Ngọng câm biết nói. Bậc tê liệt biết đi. Ngài chỉ cho Nhân Loài thảy đều Câm Điếc Ngọng Đui Tê Liệt. Nếu không đui thời tại sao chưa nhìn thấy Phật. Chẳng điếc tai sao chưa nghe đặng lời Phật thuyết. Không câm vì sao chẳng thuyết pháp, bằng chẳng tê liệt tại sao trí tuệ chẳng suốt thông, nhập Chánh Định du hành vạn triệu cõi. Lời trên chân thật trực giác, còn Nhân Sanh Trí dùng vọng tưởng mong đợi Phật ra đời, Bồ Tát thị hiện chữa các con bệnh Đui Điếc Ngọng Câm, Tê Liệt theo lý trí hoài mong Nhân Loại tự đặt Đức Phật cùng Bồ Tát không hơn không kém với một vị Phù Thủy vậy. Đó chính lời Phật nói, ý chí phàm nghe bất đồng nó như thế.

• Lúc dùng phương tiện Ngài nói: Ngài đã nhìn vào vọng tưởng điên đảo của Chúng Sanh, nhìn nơi tham vọng mong ước của các bậc Tín Tâm. Nếu để nó như thế nó vẫn thành như thế, nó phải sinh vào các cõi Tiên Thần, do lẽ ấy Phật mới phương tiện nói các cảnh giới và các cõi Tiên Thần đến Tịnh Độ cùng Quốc Độ Phật Quốc. Làm cho tất cả phấn khởi phát tâm tu cầu đến quả vị Phật Trí Giải Thoát.

• Phật lại tùy thuận mà nói: Sự tùy thuận nơi Ngài không làm tổn thương Đạo Phật, chẳng làm mất Công Quả của các bậc đang tu, không phương hại đến Công Đức. Nếu có bậc xuất gia vào hàng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di tu trì thời gian lâu mau chẳng hạn, có Trí Tuệ hoặc giả chưa có Trí Tuệ đầy đủ. Nhưng tánh tình lung lạc, đạo hạnh khó gìn giữ phạm nhiều giới luật, làm cho tất cả Tứ Chúng phê chỉ rất nhiều, lúc bấy giờ Phật tùy thuận nói: Các ông chớ nên nói đến bậc này hoặc bậc kia cùng bậc nọ. Những bậc ấy thảy đều tu trì nơi Hạnh Nguyện. Có bậc hiện thân tu trì nguyện độ Súc Sanh, có bậc tu hành nguyện độ Ngạ Quỷ, có bậc tu trì nguyện độ Địa Ngục, có bậc tu hành nguyện làm Quỷ Dạ Xoa làm Càng Cát nên chỉ có những hạnh như thế làm như vậy. Đó chính lời Thiện Xảo mà Phật nói đến hậu quả vẫn y như thế. Qua thời nầy các tín tâm tu hành phá chấp hay dùng lối này để tu lối bất tịnh, tu theo sự Kiến Dục, chỉ vì Nhân Trí tham vọng mơ màng trên lý thuyết mà nó phải như thế.

Đối với Chư Phật ba thời (Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai) cùng các Đức Phật nếu có Vị Phật Hiện Thể chứng minh tận độ chúng sanh, thời vị ấy trước tiên phải tùy theo thời như: Thời Thượng Kiếp, Trung Kiếp, Hạ Kiếp của chúng sanh mà Thị Hiện, lại tùy theo căn cơ lòng hoài vọng mà Hành Dụng đến khi chúng sanh nhận chân ít nhiều mới Diệu Dụng cốt hóa độ chúng sanh Tri Kiến Giải Thoát.

Về Phật Trí nơi Phật, lại thường soi khắp ba thời hóa giải thành một. Là quán xuyến quá khứ Chư Phật đã thi hành, hôm nay Đức Phật phải làm, đồng chỉ dạy chư Bồ Tát rõ để làm. Lại diễn giải trong thời hiện tại tỏ rõ, hóa giải các ngăn chấp ngăn ngại để lướt qua từng lớp lớp nghi chấp, trí tuệ tăng trưởng tỏ tánh Trực Giác. Ngài tùy theo thứ lớp công dụng Đốn Tiệm tương song, làm cho tất cả Tứ Chúng hợp căn cơ, hợp trí tuệ đạo hạnh đoạt đến Phật Trí.

Lại vạch rõ cho Tứ Chúng nhận chân, tu như thế nào Chánh Báo, tu như thế nào Thọ Báo, Ngài dặn dò tỷ mỉ lưu lại đời Vị Lai để các bậc tu hành đời sau khỏi sai lạc trở thành Tam Tạng Kinh Điển ngày nay.

Phật lại Ấn Chứng Thọ Ký cho Vị Đại Bồ Tát Nhứt Sanh Bổn Xứ thành Phật để hoàn toàn Ba Thời Đồng Nhất, toàn diện rốt ráo Như Như gọi là Không Hai Tướng. Phật thường nói: Phật Diệu Dụng duy chỉ có Phật mới biết Phật mà thôi, cho nên giai đoạn Phật chỉ dạy cho Tứ Chúng Phật Diệu Dụng ba phương thức diễn nói, để cho Nhân Sanh nhận định đặng, chính ra Phật chỉ Ấn Quyết một phương thức khai thị, chớ chẳng có ba phương chi cả. Phật Trí soi khắp trong ba thời hóa giải duy nhất, mỗi một thời thọ ký chớ không có ba thời như trên đã nói.

Nên chi khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, ấn chứng thọ ký Di Lạc Tôn Phật thành Phật, lúc bấy giờ nơi hội trường tất cả thảy đều nhận định hai tướng nhận định ba thời (Quá Khứ, Vị Lai, Hiện Tại) Đức Di Lạc thành Phật. Liền sau khi đó Đức Duy Ma Cật, Ngài là một vị Cổ Phật, thật biết sự nhận định sai lầm của Tứ Chúng hội trường làm mất lời vàng của Đức Chí Tôn nên chi Ngài hỏi Bồ Tát Di Lạc: –Ngài Di Lạc! Đức Thế Tôn thọ ký cho Ngài một đời sẽ được quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thành Phật, đó là đời nào Ngài đặng thọ ký? Nếu đời quá khứ chăng? Đời vị lai chăng? Đời hiện tại chăng?

Quá khứ thì quá khứ đã qua, bằng vị lai thời vị lai chưa đến còn hiện tại thì hiện tại không dừng, chính lời hỏi của Duy Ma, chỉ vào Ba Thời Đồng Nhất thọ ký Không Hai Tướng, ba phương thức lời của Phật thảy đều Khai Thị Chứng Tri Phật Trí.

Dưới sự nhận định bất đồng có từ ngàn xưa chớ chẳng phải thời Mạt Pháp nầy mới có, từ Nhân Sanh trí cho đến Phật Trí vốn sẵn nơi Mê và Ngộ, khi mà trí mê mong làm thế nào đoạt đến ngộ trí cũng chưa đặng. Đến lúc ngộ trí muốn trở thành trí mê cũng chưa xong, duy chỉ có tu hành vượt qua tất cả Trí Giới đoạt đến Giác Chân rốt ráo thành Phật mới đặng mà thôi.

Kinh điển đang còn ghi bút:

Thiên môn đâu suất tọa
Hạ lai vô thượng tôn.


Đức Bổn Sư thọ ký Đức Di Lạc Tôn Phật thời Đương Lai Hạ Sanh. Dưới cây Long Thọ đoạt Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, khai hội LONG HOA nhiếp độ các Tiên Thần tận độ Chúng Sanh thành Phật có Kinh Sấm lại nói:

Thất Sơn bảy ngọn núi dài,
Chừng nào vang nổ Vương Đài khai hoa.


Từ nơi kinh điển lời vàng của Đức Phật, từ các Sấm Kinh dụng tưởng tương sanh phối hợp làm cho tất cả cố công tu hành chờ ngày Khai Hội. Thật cao quý thay! Thật đáng quý mến thay! Các Phật Tử quyết tâm cầu đạo hao công tốn của chẳng biết bao nhiêu. Nhưng đáng tiếc thay! Cầu đạo tự nơi đáy lòng mãi dùng Nhân Sanh Trí mãi dụng lối hoài mong Hai Tướng tu cầu. Nếu tu hành cầu Đạo Chánh Giác thì phải tìm Chơn Tánh để tu qua các chướng đối tâm không quái ngại sở đắc Nhãn Tịnh Nhĩ Thông mới nhìn thấy Đức Di Lạc Hiện Thế tại Việt Nam nầy.

Vì sao? Vì Việt Nam là giống Tiên Rồng hoa Đàm nở tại Việt Nam gọi là Long Hoa Nhất Tướng đầy đủ các bậc tu Tiên, tu Thần, tu Thánh, tu Phật vốn ở trong một nước Việt Nam tạo thành LONG HOA TẬN ĐỘ. Khi nghe đặng lời nói chân thật này không hai tướng khuyên các bậc tu hành hãy hóa giải nghi chấp, dùng Tự Tánh Chơn Tánh nhận định mới tỏ rõ lời nói bất nhị, chớ vì nghe lời nói nầy mà phát sinh bộc khởi Tự Ngã xem như lời nói biện luận mà chướng đối thời rất phí một kiếp Hạ Lai khó gặp, khi có chướng đối ngăn ngại chưa phải tự ngã của các ông chướng đối ngăn ngại mà là tu trì chưa đầy đủ khả năng nghe được, đôi lúc nghe được lại vướng vấp loài Ma Ba Tuần làm cho khó gặp.

Khi nhận định đặng Việt Nam tiêu biểu cho Tiên Rồng, Hoa Đàm nở tại Việt Nam, Phật ra đời nơi đất Việt gọi là: VIỆT NAM LONG HOA NHẤT TƯỚNG trên dãy đất có đầy đủ Tôn Giáo, đầy đủ các bậc tu hành thứ lớp không thiếu sót, hội tề trang nghiêm quốc độ, thì không còn lấy một nghi, duy chỉ chính mình tự trách lấy mình chưa trọn Tin nên chưa Tròn Giác.

Còn nhận định về cây Long Thọ đồng với Đức Phật Tôn Di Lạc đều một tướng không khác mấy với Việt Nam Long Hoa vậy. Bằng nhận định Hai Tướng có cây Long Thọ có Tướng Tôn Phật Di Lạc, không lẽ cây Long Thọ đem đến cho Ngài Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác hay sao? Còn phần Ngài lại ấn chỉ cây Long thọ Chánh Giác hay sao? Phật Đạo thì duy nhất Chân Tôn trực giác không hai tướng mà Giác, đó chính là lời Chân Truyền Nhất Tôn vậy.

Trích theo bài Pháp Độ Thời Đông Độ Ấn Chỉ I thì:

Thế Nhân cầu đạo chân thành
Long Hoa nào rõ trở thành đảo điên
Thân phàm Long Thọ vẹn tuyền
Còn Tâm Óc Trí của Tiên Thánh Thần.
Giác toàn chính thật là thân
Tại sao chưa tỉnh phân vân nổi gì?
Tìm đâu nhìn thẳng bài thi
Lời Ta đã nói những gì Phật Tôn

Nhận định về Kinh Sấm để nói: Kinh Sấm lối nhận định thường hấp thụ NHỊ NGUYÊN, sống nơi tương đối lý-tưởng thường-tưởng định-tưởng nên có rất nhiều lý đoán hợp thành tương sanh chấp nhận. Sống như thế, không khác nào sống trên khói thuốc lá, khi khói thuốc bốc lên, kẻ chưa biết thì chạy theo khói mà lý đoán, bậc kiến thức biết tìm lẽ sống thực thể nguyên lý vững vàng thì bậc này nương theo khói thuốc, tìm đến tận gốc thực thể điếu thuốc đồng với lửa của thuốc. Đối với Nhị Nguyên tương đối định tưởng và lý đoán chấp nhận gọi là Sống Điên Đảo chưa thực thể.

Vì Sao Kinh Sấm Phát Sinh. Nhận Định In Tuồng Thực?

Khi Kinh Sấm phát sinh, chính do lòng chân thành biểu lộ, đương nhiên chân tâm sinh vạn pháp chân như. Vạn Pháp ấy gốc Tâm Sanh, đã sanh pháp liền có Phật chứng, Phật chứng đó chính là Phật của Pháp, chớ chưa phải là Phật Trí Nhất Tôn Chánh Giác.

Theo Kinh Sấm, lòng chân thành Nhân Chứng lúc có bậc tin vào kinh pháp, chân thành với kinh pháp liền đồng với chân như quần chúng mà phát hiện in tuồng thật với bậc chân thành chớ chưa thực với kẻ bất chân thành nên mới có câu: Linh Tự Ngã Bất Linh Tự Ngã, Cảnh và Tình hợp với bậc Tình và Cảnh chớ chưa hợp với người Vô Tình diễn cảnh đó chính là lời chân thật nhận định in tuồng thật của Kinh Sấm. Nếu gọi là đúng với tinh thần của Kinh Sấm chớ chẳng đúng với Phật Trí. Phật Trí theo lời bảo truyền của Đức Phật Không Hai, nên chi nhận định như sau:

"LONG HOA TẬN ĐỘ: Nhận định Đồng Nước Hội Tề.

DI LẠC TÔN PHẬT: Nhận định Đồng Thể Tương Sanh.

THẤT SƠN KHAI DIỄN: Nhận định

NHẤT CẢNH HỎA KHAI.”

Đứng phương tiện nhận định Thất Sơn thì Đức Bổn Sư Ngài Hiện Thể tại Ấn Độ, còn Thất Sơn tại Cam Bốt cùng Việt Nam tỉnh Châu Đốc, do như thế Phật chẳng ấn truyền khó mang ra nhận định. Nhưng đứng về LONG HOA TẬN ĐỘ đến cây Long thọ Di Lạc, đồng thể thì đương nhiên liên hệ với Thể Hiện. Khi Hiện Thể một nơi nào hoặc một nước nào lấy nơi đó nhận định. Trái lại đặt trường hợp Thất Sơn, chính phải để bối cảnh diễn cảnh chung quanh Đức Di Lạc, gọi là Nhất Cảnh Hỏa Khai. Có nghĩa hoàn cảnh thuận nghịch trước sau trên dưới trong ngoài thảy đều Pháp Độ Thời Đông Độ. Đức Ngài chịu lấy cứu độ Chúng Sanh Tứ Loài gọi là Đại Lực Tôn Phật.

Có hai trường hợp Nhất Cảnh Hỏa Khai như: Pháp Độ nơi Ngài Xuất Gia, hoặc Tận Độ nơi Ngài Cư Sĩ Tại Gia. Hai trường hợp trên tuy khác nhưng diễn cảnh đều như nhau: Ngài Xuất Gia liền có sáu Ông Đạo và Bà Chủ Chùa. Bằng Cư Sĩ Tại Gia vẫn có Sáu Con Một Vợ đồng có Tứ Chúng như nhau.

Sáu ông đạo hay sáu con tiêu biểu Lục Đạo. Mỗi Ông Đạo, cùng mỗi người con thảy đều mỗi ông mỗi tánh khác nhau, đến cử chỉ mỗi mỗi khác nhau hành động đều chẳng giống nhau, do lẽ ấy mới gọi là Sáu Đạo. Lúc nào hợp nhau đem câu chuyện Đi, Đứng, Nằm, Ngồi nơi Ngài bàn tán, có khi đến nhà bà chủ chùa hoặc Mẹ mà nói. Ngài thật biết như thế, Ngài thường nói Sáu Ông là Sáu Đạo diễn hành chớ nên chấp nê gì chúng.

Từ nơi Nhân Trí bất đồng với Phật Trí, từ cử chỉ tu tập của hàng Nhị Thừa cùng Nhất Tôn khắc biệt, nên chi càng khuyên giải bao nhiêu thì sáu Ông Đạo chung với Bà Chủ Chùa hiệp nhất. Bà vợ với sáu con một con đường phê chỉ trách móc đủ đường, đủ lối. Khi nghe Ngài là Phật, khó tin càng thêm tăng cường càng thêm diễn hành đủ thứ lớp. Ngài chưa biết nói hơn, vì nhận định bất đồng, nên mới phát sinh phê chỉ, mới có những chuyện rối rắm. Đối với hàng tín chúng có bậc nhận định đặng còn có bậc vẫn mơ màng khó hiểu Diệu Dụng Đức Ngài giữa thời Hạ Lai Tận Độ, nên Ngài mới làm bài thi nói lên đối với Ngài có hai trách nhiệm.

 – Một là CHỈNH TRANG PHẬT ĐẠO
 – Hai là TẬN ĐỘ HẠ LAI.

Thời này TA đến chỉnh trang,
Thị Hiện Cư Nhân: Chỉ. Ấn. Hoàn(1)
Xây dựng Đạo Đời hoàn tất pháp,
Chỉ tiêu trọn giác khỏi lầm than.

Phật ra đời có hai lối DỤNG,
Một lối KHÔNG, không dụng Thế Gian,
Xuất ly vạn lối vén màn,
Tâm không nhiễm trước, giác hoàn sáng soi.

Phật ra đời có hai lối DỤNG,
Lối thứ hai có dụng Nhân Gian,
CÓ trăm nơi. CÓ vạn lối nhịp nhàng
Tâm không nhiễm trước, giác hoàn Chân Nguyên.


Phần thì diễn hóa bên trong, phần mặt ngoài lại vào thời Hạ Lai Lạc Kiếp quá ư khó khăn đối với sự việc, cứ mỗi một gia đình bất ổn, hay một ngôi chùa sự sự việc, xảy ra mất thanh bình liền bị nhà nước đưa vào những vùng cấm địa, do đó Ngài và Tứ Chúng lặng yên, chỉ trông cậy đến Đại Lực Hóa Giải, Ngài thật biết nhưng chưa bao giờ nói.

Tứ chúng thường về thân cận bên Ngài, khi Ngài ngồi êm lặng, lúc Ngài hóa giải chấp mê. Ngài chỉ dạy không thiếu sót, ngặt vì trí tuệ và trình độ chưa nhận lãnh được hết. Ngài xem Tứ chúng không khác mấy đoàn con. Ngài thường nói: Tôi vui khi các ông thọ lãnh Bảo Pháp, Tôi thích lúc các ông hóa giải mê lầm vì thế nên Tôi có bài thi:

...Thiện chân tử là nguồn an ủi
Pháp Tạng nầy chung buổi ấm êm
Miễn sao dưới mái gương thiềm
Chung vui toàn giác nỗi niềm tôi mong

Nghe lời Ngài nói, xem đến tình thi Tứ chúng ái kính vô cùng không có bút mực nào kể nổi:

Có một hôm, Ngài ngồi thư thả
Chúng dâng trà, Ngài tả thi thơ.
Anh em Đạo Chúng chực chờ
Ngài cười vui vẻ, lặng lờ trao thi.
Chúng Tôi muốn nói những gì…
Ngài liền giải đáp bài thi vang rền.
Sáu ông đạo, sáu con tên
Có thêm bà vợ, vang rền Thất Sơn.
Khi bấy giờ Tứ Chúng đứng lên
Đọc tuyên sáu đạo, sáu tên, thi rằng:
KHÁNH tận Nhân Sinh chẳng nói năng
TƯỜNG chưa Minh Đạt, nổi lôi phong.
ÂN thường Vân Lệ rơi tơi tả
OANH luyện trùng dương, khắp Tứ Phương.
XOA diệu cảnh tình, chiều nắng dịu
THU MINH Vương Đế trổ an bang.
HIẾN thân Tam Thế, Tiên Thần chứng
Dâng quả KIM LÊ, Pháp BẢO ĐÀN.

Tứ chúng đọc tụng thi xong đồng đãnh lễ ra về. Tôi còn nhớ Đức Ngài thường diễn cảnh, từ nơi tánh này qua tánh khác mà mãi luôn luôn Ngài nói đó chính là Diệu Dụng Phật Tánh, tôi thắc mắc nghi ngờ càng nghi ngờ thêm lên mãi, chỉ vì tôi tu trì vẹt phá vô minh phơi bày Phật Tánh, tôi tin Phật Tánh là một tánh toàn Thiện, toàn thuận, nếu hơi nghịch tôi quá ư khó chịu. Có một hôm, tôi đến đãnh lễ Ngài bày tỏ những điều tôi chưa nhận định đặng, Ngài mỉm cười nói: Ông hãy nghe Ta nói, rất có lợi từ đời này cho đến đời sau nhận định thế nào là Phật Tánh.

Phật Tánh chung gồm tổng quát tất cả tánh nơi Chúng Sanh Tánh đang thọ chấp, không phân biệt Tốt Xấu, Thiện Ác, Tịnh cùng Bất Tịnh gọi là Phật Tánh Nhất Tôn.

Phật Tánh không khác mấy với kho tạng hàm chứa tất cả bảo châu đủ màu sắc, đủ hình thức, đủ các yến sáng đen trắng vàng đỏ. Từ kho Tạng vung tung lên trời trải khắp Như Lai, kẻ chưa tỏ lấy một hạt châu đến vài hạt châu theo ý mình muốn, cho đó là bảo châu. Còn ngoài ra chẳng phải là bảo châu, kẻ nhận như thế kẻ ấy là Chúng Sanh Tánh, còn bậc nhiếp thu bá thiên vạn tánh, vô lượng vô biên Tánh chung gồm Vô Thượng Vô Đẳng Tánh Chánh Giác Phật Trí. Vì sao? Vì tất cả thảy đều là bảo châu đâu có khác! Tánh nó vốn Như Tánh phát sanh ra từng lớp lang, từng giai đoạn trở về vốn Tánh Như Như có gì lạ đâu mà ông phải phân biệt đến dị biệt tánh này cùng tánh khác.

Tôi nghe vô cùng mừng rỡ, tôi liền đãnh lễ xưng tán Đức Ngài đã ban cho tôi bảo châu vô tận. Lúc bay giờ, Ngài nhìn tôi Ngài nói: Ta đến thời Hạ Lai Tận Độ sự mê lầm Chúng Sanh đưa về Phật Tánh Chánh Giác. Nếu bậc nào nghe Ta, tin Ta đừng nhìn Ta bằng phương thức này hoặc phương thức nọ liền đặng Tri Kiến Giải Thoát. Bằng cứ mãi nhìn, mãi nghi chấp thì đến Ba Trăm Năm Chục Năm sau, Ta mới Thị Hiện để chứng minh Tận Độ. Ngài nói xong Ngài tuyên đọc:

Chừng nào trái đất rẽ đôi.
Hai hàng Thiên Giới ta ngồi chứng minh.

Tôi nhớ lại những diễn cảnh trước Ngài, những mê lầm Tứ Chúng trong đó có tôi nữa, làm cho Ngài phải chịu chẳng biết bao nhiêu lời giải, chịu biết bao chỉ vì Nghiệp Chủng Chúng Sanh Tánh mà ra. Tôi băn khoăn, về đến nhà với tấm lòng man mác.

ẤN TRUYỀN, TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN.

Di Như Đại Bồ Tát
ghi phần giải từ Ấn Chỉ III
của Đức Tịnh Vương Nhất Tôn
ban hành ngày 20 tháng 4 năm Mậu Ngọ
(06.06.1978)

(1) Chỉ: Trực Chỉ
 Ấn: Ấn Chứng Vũ Trụ Nhân Sinh
 Hoàn: Giác Hoàn, hoàn tất Ba đời Phật hiện thân.