–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

3. THẾ NÀO CHẲNG KHỞI VỌNG?

22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 15547)
3. THẾ NÀO CHẲNG KHỞI VỌNG?
Từ một khởi thường phát sinh động vọng, động vọng sinh ra động khởi Tà Niệm. Chẳng khác nào: Nước bị gió liền nổi sóng. Khởi vọng sanh tham muốn, tham muốn sinh tham vọng. Tham vọng thường niệm niệm Bất Chơn, bất chơn tu theo Kiến Dục. Càng Kiến Dục bao nhiêu lại sinh tưởng vọng bấy nhiêu. Nếu các bậc Thiền Tọa khởi vọng theo vọng tưởng thời Chơn Tâm hóa cuồng loạn. Nên chư Tổ mới dụng THANH TỊNH TÂM lập THỂ, cốt điều ngự khởi vọng đảo điên cuồng loạn trở về Chơn Tánh Thể Tánh. Chính Thể Tánh là Bổn Lai của TỰ GIÁC, còn tu Thiền chủ Vi GIÁC, do đó mà tọa thiền không nên Tà Niệm đồng với Khởi Vọng.

Thời xưa chư Tổ thành lập Thiền Tông thật chu đáo tận tường, các Ngài mới THANH TỊNH TÂM đứng nơi Thân Tâm Thể Tánh của các hành giả, cho nên mới dùng Thanh Tịnh Tâm lập Thể thật là tối diệu. Vì sao? Vì Thể Tánh thân tâm của hành giả vốn sẵn Thanh Tịnh Tâm, do vọng khởi, tà niệm mà Thể Tánh thân tâm theo khởi vọng, chấp tà niệm lầm mê điên đảo vọng loạn. Do lẽ ấy chư Tổ mới lập Thanh Tịnh Tâm làm THỂ căn bản tu tập trở về với thể tánh Chơn Như. Ngài lại dụng Trí Tuệ làm ngọn đuốc sáng soi rốt ráo. Những vị Giác Ngộ đối với Phật Đạo cùng tín chúng mục đích đưa tất cả tín chúng thành tựu Tri Kiến Giải Thoát. Vì mục đích của đạo Phật, vì Bổn Nguyện với Chí Nguyện chung nên chi bậc Giác Ngộ dù cho có lập Thiền Tông hay Tịnh Độ Tông hoặc Thiên Thai Tông thảy đều dùng phương thức đề tài đem đến sự kết quả cho tín chúng là Giải Thoát. Vì chí nguyện mục đích trên nên chi các Tổ thành lập TÔNG CHỈ THỂ DỤNG rất liên hệ bảo trì nhau đưa cho tín chúng tu tập đoạt đến quả vị Tri Kiến Giải Thoát.

Nói đến tà niệm thật là vô kể, cần phải tu cho đến CHÁNH NIỆM mới thôi. Tà niệm do đâu mà có? Do lầm mê, khi đang lầm mê thì đang còn khởi vọng đảo điên. Khi Giác Ngộ minh định tường tận không còn lấy một khởi. Một khởi đã không còn thời có đâu phải vọng.

Nên Phật nói: Khi chưa Giác dù có cho là Chánh Niệm chăng vẫn Tà Niệm. Lúc đã Giác dù Tà Niệm vẫn Chánh Niệm. Tà Chánh chăng chỉ có MÊ và NGỘ.

Tập Như Lai Thiền nầy không ngoài đem đến hành giả Tri Kiến Giải Thoát. Tập Như Lai Thiền diễn giải đương thời hạ lai mạt pháp, chính là thời nhân loại đang tương tranh LÝ SỰ, thật lạ lùng khó nghĩ đặng. Vì sao? Vì Thiền thất Chơn Truyền Chư Tổ không còn Bình Bát ấn trao. Đó chính là lẽ dĩ nhiên của thường tình phê chỉ của thời lạc lõng khó tin. Bằng có những bậc đương thời Hạ Lai nhìn đời chê chán, phát tâm tu hành, tu đặng làm đến kết quả mới hay rằng thời nào nó cũng như thế, thời nào Phật Tánh vốn thường còn, Chơn Pháp vốn sẵn có. Do tại nơi tâm mình lạc lõng thờ ơ chưa thiết tha tự tín lầm lẫn chia ra ba thời Chánh Pháp cùng Mạt Pháp, Thượng Lai cùng Hạ Kiếp. Khi mà phát Bồ Đề Tâm tu tập thì lúc đó là Chánh Pháp. Lúc biếng trễ tu hành lạc lõng thân tâm thì lúc đó là lúc Lạc Pháp. Ngày nay tập Như Lai Thiền biên tập diễn giải cũng là một sự sẵn có Như Lai Thiền từ lâu, vì Như Lai Thiền bất diệt.

Đối với Như Lai Thiền hay Chân Lý, bậc biết tu Tự Tín, Tự Giác hiện tại, dụng Công Đức tạo Công Năng, nương theo vạn pháp cốt tỏ pháp, thì thời nào cũng nhận thấy Chân Lý hữu dùng thật tại, không cầu nơi Quá Khứ, chẳng mong chi Vị Lai. Còn tu tập theo lối HOÀI MONG VIỄN TƯỢNG lúc đang còn hoài mong, khi đang mơ ước viễn tượng thời hãy còn tu tập mong chờ. Đến hồi sự Hoài Mong Viễn Tượng thất vọng thì đường tu cũng bị tan theo chiều hướng cố định của mình. Sự hoài mong viễn tượng Phật gọi là VỌNG TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO xa lìa Thể Tánh, tu như thế đến vạn kiếp cũng chẳng đến đâu cả, tu mà biết được Vô Minh nghiệp chướng của mình cổi giải đó mới thật là bậc biết tu. Tập Như Lai Thiền tu nương nơi Chơn Tánh Thể Tánh soi tỏ THIỀN TÁNH kết quả vô cùng. Như Lai Thiền là một MÔN chung gồm SÁU CỬA Thiền Môn nên gọi là NHẤT TÔN NHƯ LAI THIỀN, đầy đủ Hiển Giáo Mật Tôn, Hiển Mật song tu, Ẩn Hiện duy nhất. Như Lai Thiền vẫn có TÔNG CHỈ THỂ DỤNG, các hành giả khi được xem tập Như Lai Thiền cần suy xét mục tiêu Tông Chỉ Thể Dụng. Lúc nhận định được thì tu thiền mới kết quả, bằng chưa nhận định được thì tu chiều hướng hay bị sai. Hành Giả hãy nương theo mục tiêu làm kim chỉ nam. Tập Như Lai Thiền nầy Tông Chỉ Thể Dụng không khác mấy với lập Tông. Có khác chăng là khác nơi ƯNG VÔ TRỤ XỨ lập TÔNG. Ưng Vô Trụ Xứ tức dụng TÂM nương theo Hành Dụng Như Lai cốt tỏ ngộ như sau:

Lấy HÀNH DỤNG NHƯ LAI lập TÔNG

Lấy KHÔNG TRỤ lập CHỈ

Lấy GIÁC lập THỂ

Lấy HÀNH NGUYỆN lập DỤNG