–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

17. PHƯƠNG THỨC THỜI CÁC CHƯ TỔ LẬP THIỀN TÔNG

22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 14672)
17. PHƯƠNG THỨC THỜI CÁC CHƯ TỔ LẬP THIỀN TÔNG
Theo sử chép thứ lớp của các Tổ về Thiền Tông có 28 vị Tổ, còn ngoài ra các bậc Giác Ngộ khác chưa kể được. Thiền Tông vào thời đại Triều thần Vua Chúa chỉ có: Đinh, Lê, Lý, Trần rất thịnh hành. Đến nay vẫn còn như Nhật Bản, Tây Tạng cùng Việt Nam và các nước lẻ tẻ, tuy không thạnh hành gì cho lắm, nhưng vẫn gìn giữ Tông Thiền.

Đứng về tinh thần của Thiền Tông các hành giả phải lập TÍN, HẠNH, NGUYỆN đồng với GIỚI, ĐỊNH, TUỆ là nòng cốt của Thiền Tông. Nếu chưa có hai Bổn Nguyện đó xem như bất thành THIỀN GIẢ.

Còn về nơi Thiền Môn, các Tổ tìm nơi thanh tịnh, khi đã có nơi thanh tịnh khí hậu điều hòa các Tổ mới cho cất từng các Cốc cách nhau 5 thước hoặc 10 thước một cái Cốc. Mỗi Cốc có 1 vị ở để tu Tọa Thiền. Mới ban đầu hành giả vừa nhập môn thì phải tu Niệm Phật trong thời gian 3 tháng, sau Tổ nhận xét Tín, Hạnh, Nguyện nhất định, lúc bấy giờ mới cho làm lễ Nhập Lưu. Bậc đã Nhập Lưu, tùy khả năng tọa thiền nhiều ít, mỗi ngày đêm từ một Thời công phu đến bốn thời công phu Thiền Tọa. Có bậc phải Tọa Thiền Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu, cũng có vị nguyện tọa thiền ở luôn trong Cốc đến khi Giác Thiền mới đứng dậy.

Sau ngài Hư Vân Hòa Thượng mới tùy theo thời cải cách từng cốc nhỏ, xây cất một ngôi Thiền chia ra từng phòng nho nhỏ để mỗi vị hành giả một ngăn gọi là Thiền Đường. Đứng về tinh thần Thiền Tông không khác mấy với chư Tổ, nhưng trên hình thức có phần khác hơn ở nơi thuyết giải nhiều, lại tại trung tâm Thiền Đường có vị trụ trì Thiền Sư chăm sóc, vì thời này cũng là thời các tín tâm hành giả đã bắt đầu công phu bê trễ, nhưng sự cố gắng của Ngài Hư Vân cũng kết quả đáng kể.

Đến thời Hạ Lai lạc pháp năm 1956, Ngài Tịnh Vương chú trọng về môn Thiền Tông, không biết làm thế nào truyền trao môn Thiền kế tiếp cho Tín Chúng thời Lạc Pháp, Ngài có ý định nhưng gặp lúc đương thời không cho phép vì Ngài là một Cư Nhân sinh sống về nghề buôn bán thường tình. Đến năm 1959 Ngài mới viết xong tập DUY NHẤT PHÁP MÔN NHƯ LAI THIỀN, viết xong năm 1961 với ý định phát hành hoặc cho đăng trên mặt báo, nào ngờ Phật Giáo Thống Nhứt phát động đấu tranh giữa thời Ngô Đình Diệm, Ngài lưu lại đồng sửa đổi nhiều mục, khi hoàn tất năm 1964, cho đánh máy là 06 bản cùng với 04 bản làm thành tập.

Tuy nhiên tập Duy Nhất Pháp Môn Như Lai Thiền chưa ra đời đặng, nhưng với tình Đạo Tràng Ngài vẫn giúp đỡ chỉ dạy cho một số tu tập từ năm 1956. Đến năm 1965 theo sự đòi hỏi quyết định Ngài phải thành lập PHÁP TẠNG THIỀN TÔN. Khi quyết định chứng minh xong thì sáng hôm sau đó có một ông lão 72 tuổi đem theo một chú nhỏ 17 tuổi, thỉnh cầu Ngài cho nhập đạo. Ngài trực nhớ Tiền Thân Khai Đạo, Ngài gật đầu chấp thuận cho ông lão cùng chú nhỏ làm lễ nhập Đạo đầu tiên.

Trong thời Pháp Tạng Thiền Tôn, vẫn chỉ dạy chớ chưa có chương trình tổ chức. Đến sau này mới hợp thức hóa lấy danh hiệu “PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM” năm 1971. Thật ra số Tín Đồ đạo chúng rất đông, sự tu hành đơn giản rất kết quả, nhưng cơ sở xây cất THIỀN ĐƯỜNG cùng CHÙA chưa có, phải mượn tạm các nhà của Chân Phật Tử để làm nơi Chỉ Đạo, từ Trung Ương đến các Tỉnh trong miền Nam.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN