–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

2. VÔ THƯỜNG

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 15640)
2. VÔ THƯỜNG
VÔ THƯỜNG tức không thường, bởi nó linh động di chuyển luân hồi vần xoay từng giai đoạn chẳng ngừng, khi có lúc không, khi còn lúc mất. Pháp Vô Thường là một pháp phân biệt từng căn cơ từng hồi từng lúc, dưới ngã tánh tương sanh hợp hóa THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG trong Vô Thường pháp vậy.

VÔ THƯỜNG bao trùm tất cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, Vũ Trụ Nhân Sinh, muôn loài vạn vật phải hứng chịu qui chế Vô Thường theo luật NHÂN QUẢ không sai chạy.

Nói đến pháp VÔ THƯỜNG, mới nghe vội cho nó là một pháp nhỏ bé đơn giản, nhưng đem nó ra để áp dụng tu tập đến chốn THƯỜNG CÒN đắc pháp THƯỜNG CHÂN thời nó chính là một pháp mà chư BỒ TÁT phải tu qua đến 80.000 kiếp thành PHẬT xong mới rốt ráo chân tướng của nó vậy.

THỂ TÁNH của VÔ THƯỜNG PHÁP, nó chẳng khác nào chiếc đèn TRỐNG QUÂN ta thường treo trong dịp Trung Thu, nó di chuyển cũng bởi thể tánh của đèn. Vì lầm mê bước vào công nhận SẮC PHÁP hình ảnh nơi đèn bị Sắc Pháp xoay chuyển vần xoay mà tất cả Tam Thiên Vũ Trụ phải chịu chung cảnh diễn tuồng của nó, chập chờn từng cảnh từng lúc thay đổi, đổi thay nên vướng mắc không làm sao tỏ nỗi.

Bậc Giác Ngộ nhìn các Sắc Pháp diễn hành không mắc miếu. Cũng như ta đứng nhìn chiếc đèn Trống Quân không sợ sệt. Bậc Thường Chân biết được Thể Tánh của Sắc Pháp thường xoay chiều di chuyển không quái ngại được tự tại. Như ta đứng bên ngoài thấy chiếc đèn Trống Quân đang chạy là THƯỜNG. Ta không nên ngạc nhiên hỏi tại sao chiếc đèn Trống Quân hình ảnh của nó phải chạy như thế. Cũng như bậc Giác Ngộ không nghi ngờ các Sắc Pháp diễn hành nào đâu có mắc, như ta không vướng mắc hình ảnh chiếc đèn thì ta nhìn đèn làm thú vị.

Một lý giải của pháp VÔ THƯỜNG mắc miếu khi tu hành cốt tìm đến THƯỜNG CHÂN đoạt THƯỜNG CÒN không sai khác như trên đã diễn nói.

Đối với Đức Thế Tôn Ngài nhận thấy Chúng Sanh lầm mê bởi Sắc Pháp, ưa chuộng nắm bắt tranh giành vì Tướng Pháp Danh Giả vòng quanh trở thành Nghiệp, Ngài nói: “Tất cả các pháp đều huyển hóa không thực. Chớ chạy theo diễn tuồng nơi nó tác tạo vướng mắc phải trôi dạt theo Sanh Tử Luân Hồi.”

Hiện diện tất cả lầm chịu trong Vô Thường pháp, vô thường nó có thể đưa cho tất cả trong các hoàn cảnh thích hợp hay không thích hợp. Từ lời nói đến việc làm giao cấn Vui Buồn Sướng Khổ muôn hình vạn bóng. Bậc tu hành mong mỏi thành tựu theo sở nguyện của mình, thì trước tiên nên CỔI GIẢI TÂM chủ quán tấm tuồng chiêm bao thuyên diễn, khi tâm nhẹ nhàng thoải mái thời nên sửa các ĐỐ TẬT ganh ghét hơn thua, đó chính là đường tu. Bằng chẳng như vậy dù có tu đến vạn kiếp cũng không bao giờ kết quả. Vì sao? Vì tu cốt áp dụng chữa bệnh lầm lẫn mắc miếu, nếu chẳng áp dụng chữa bệnh lầm mắc đâu phải là tu.

VÔ THƯỜNG Thể Tánh của nó dưới mắt của bậc TRÍ nhìn thấy từ Vũ Trụ đến Nhân Thân (thân người), từ câu chuyện đến sự làm tất cả không ngoài bốn pháp: THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG. Khi vũ trụ thành hình, lúc đã có hình thực (Trụ), khi bắt đầu hư nát (Hoại), lúc vỡ đổ tan (Không). Đối với Nhân Thân cũng không khác Vũ Trụ. Lúc cha mẹ mới sanh, khi khôn lớn, đến tuổi già, sau ngày chết, đó chính là một qui chế của SẮC PHÁP cuồng xoay bởi lầm mê vướng vào phải chịu. Cho nên những bậc Đại Trí quyết định thoát khỏi vòng Vô Thường nên tu tập, khi đã Giác Ngộ cũng phải nương theo Vô Thường nhưng Tâm Ý thường còn để nguyện độ cho tất cả được thoát khỏi Vô Thường bèn đem hết phương cách của mình đã tu đặng dạy cho kẻ chưa tu, chưa hiểu sau được tu, được hiểu biết như họ. Đó gọi là Tự Lợi Tha Lợi, có nghĩa là mở trói cho mình xong, mình mở trói cho người.

Chư Bồ Tát thường nói: “Không có gì là KHỔ, chỉ lầm mê bị vướng mắc trong VÔ THƯỜNG PHÁP là Khổ.” Chẳng có chi làm cho ta sung sướng khi ta biết được ĐẶC TÁNH của Vô Thường nhìn nó bằng cặp mắt lạc quan. Lúc lầm bị nó chuyển xoay khi Giác Ngộ nhờ nó mà ta thông đạt PHÁP GIỚI đến chốn THƯỜNG CÒN BẤT DIỆT.

Kẻ lầm mê cầu năm nầy, sang năm khác cho có DIỄM PHÚC LẠC AN. Bậc ĐẠI TRÍ biết năm nầy tháng nọ, ngày nay bữa mai đều phiên diễn một thứ lớp, miễn tạo Đạo Đức Trí Tuệ tăng trưởng đó chính là DIỄM PHÚC LẠC AN.

Do vậy bậc Trí không sợ, tâm tự tại thư thái. Kẻ lầm cầu ngoại cảnh SẮC PHÁP làm vui buồn sướng khổ. Bậc Trí tu cầu bên trong phá mê chấp ngăn ngại làm đích THƯỜNG-LẠC-NGÃ-TỊNH, bậc biết tu cầu bên trong đó chính là bậc TÌM ĐƯỢC CHƠN TÁNH mà tu. Bậc tìm đặng Chơn Tánh để tu ưa nghe GIÁO LÝ, thích giải mê lầm nương theo vết chân của BỒ TÁT HẠNH, tâm chí Hướng Thượng, không vì lề lối sống trên đời làm quan hệ, chỉ lấy CHÂN THIỆN MỸ hoàn lai làm đích.

VÔ THƯỜNG PHÁP là một pháp ĐỘC TÔN Qui Chế, khi đã vướng vào thì phải bị trị chớ chẳng phải để thoát sanh. Nên Bồ Tát Văn Thù Ngài nói: “Chính các ông là Phật, chẳng chịu làm Phật, ưa buộc trói trong vô thường phải làm chúng sanh nơi qui chế.”

VÔ THƯỜNG PHÁP chẳng khác mấy với kẻ đầu quân phải dưới quyền Bỉnh Trị của vị Nguyên Soái. Chẳng hơn kém với qui chế MA VƯƠNG. Trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới các Cảnh Giới Tiên Thần cùng với Ba Cõi Sáu Đường thảy đều một Qui Chế ĐỘC TÔN của Vô Thường Pháp. Nếu biết được tất cả THƯỜNG CÓ QUI CHẾ: Thì bậc tu không lạ gì sự vướng mắc của lầm mê thường chịu qui chế, đó cũng là đến ngưỡng CHÂN THƯỜNG. Vì sao? Vì biết nó thường diễn.

Cũng như: TA BIẾT TA LẦM MÊ, thời gian ta khỏi lầm mê. Như ta biết ta có tánh nóng thì ngày nọ ta khỏi tánh nóng. Sợ ta không tu, chớ chẳng sợ tu mà chẳng đến. Sợ chẳng tìm hiểu GIÁO LÝ, chớ chẳng sợ ta không nhận thức được, đó chính là lời của THÁNH TĂNG thường nói vậy.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN