- 1. TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
- 2. VÔ THƯỜNG
- 3. VÔ NGÃ
- 4. NHÂN DUYÊN
- 5. NHÂN DUYÊN SANH
- 6. DUYÊN KHỞI
- 7. KHỞI TÍN
- 8. HẠNH NGUYỆN
- 8. KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH
- 9. PHẨM CÔNG ĐỨC
- 10. PHỔ CHIẾU NHƯ LAI
- 11. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
- 12. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP Một Lý Mục Giải về Vũ Trụ và Nhân Sinh
- 13. TÂM PHÁP BẤT NHỊ
- 14. PHÁP TÁNH
- 15. CHÁNH TÍN
- 16. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG
- 17. VẠN PHÁP ĐỒNG Y
- 18. CÁC PHÁP
- 19. PHI NHÂN DUYÊN
- 20. CHÁNH BÁO
Bậc Đại Nhân Duyên khi chưa tu vẫn nằm trong Duyên Nghiệp của Ái Nịch Ái Dục. Đến lúc tu hành họ có năng lực cầu tiến bộ, họ cố gắng chịu đựng mọi hoàn cảnh thử thách, Tâm Ý siêng tu không ngừng. Họ xóa bỏ những nghiệp chi làm cho họ ngăn cách trên đường tu để đặng nhứt tâm hiểu biết mà Phá Chấp. Họ kiên dũng lướt qua các nghịch pháp làm cho nghiệp không thể nào xâm chiếm đặng đường tu hành của họ, như vậy gọi là ĐẠI NHÂN DUYÊN.
Còn Tiểu Nhân Duyên khi chưa tu vẫn nằm trong Duyên Nghiệp của Ái Nịch Ái Dục không khác Đại Nhân Duyên, đến lúc tu hành họ biếng trễ ít đặt nặng vấn đề tu Phật giải thoát. Dù có tin chăng họ vẫn cầu phước để vun nguồn Ái Nịch Ái Dục họ ít khi dùng năng lực để lướt qua mọi hoàn cảnh thử thách. Tất cả sự tu hành họ cho là phụ thuộc còn Ái Nịch bao bọc vợ con tài sản. Duyên Nghiệp là chính Phước ban cho họ vậy, khi đụng tới Ái Nịch thì họ bỏ tu.
PHẬT nói: “Họ là Nồi Đất Mỏng, chớ đụng vào mà họ bị vỡ. Đời sau các Ông hãy khéo tay nâng chìu, chớ làm cho họ Đoạn Duyên.”
PHẬT thường nói bậc Đại Nhân Duyên là bậc đã gieo trồng Nhân Duyên đầy đủ không thiếu sót, từ Hiền Kiếp cũng đã gặp Công Đức cúng dường, hôm nay sự tu hành đặng thù thắng, Tâm sẵn rỗng rang ít hay chấp nhất. Vì chẳng Năng Chấp mà đặng TỰ TẠI và VÔ NGẠI nên đặng trọn ĐẠI BI. Các Duyên Nghiệp dù có chăng cũng chẳng làm chi họ, vì vậy mà lướt qua Nghiệp Chướng nhẹ nhàng vào BIỂN CẢ ĐẠI GIÁC.
Còn Tiểu Nhân Duyên tuy chưa đặng sự đầy đủ như Đại Nhân Duyên, nên cố gắng tu tập bắt chước theo Đại Nhân Duyên mà đến. Không rụt rè cố chấp, đánh đổi những gì làm trở ngại Đạo Tràng thâm tâm ham muốn. Cứ như thế một thời gian tiêu giảm các CHƯỚNG đồng với Đại Nhân Duyên không khác mấy.
Nếu như bậc Đại và Tiểu đồng gặp đặng Thiện Tri Thức chỉ bày sự tu tập thì đặng vào con đường Bình Đẳng không còn phân biệt Đại và Tiểu. Vì sao? Vì Đồng Duyên nên được sự cứu cánh tuyệt mỹ khó mà nghĩ bàn. Nhưng cần nhứt chớ nên BIẾNG TRỄ hãy TIN VÂNG KÍNH theo sự chỉ bày của Thiện Tri Thức. Sự TIN VÂNG ấy nó làm cho LÝ không chướng thì đặng SỰ không chướng mà thành tựu, bằng chẳng TIN VÂNG thì LÝ chướng SỰ liền chướng, tức là chẳng làm thì đâu có đặng.
Pháp Nhân Duyên là một pháp mà chư Bồ Tát thảy đều nương theo đó để Độ Sinh, nó cũng là mục tiêu trong Bồ Tát Hạnh, chính là một ngõ để đón chúng sanh vào TRI KIẾN, chớ làm cho nó ĐOẠN. Nếu chẳng có Nhân Duyên thì dù cho có Phật hiện tiền cũng không thể nào ĐỘ đặng, vì sao? Vì:
PHẬT bất hóa độ VÔ DUYÊN
PHẬT bất hóa độ ĐỊNH NGHIỆP
So như vậy đủ biết Nhân Duyên rất cần cho sự TU CHỨNG kẻ tu đoạn duyên khó mà Tri Kiến Giải Thoát, dù có gặp Phật cũng không giúp nổi vậy, duy có trường hợp sa vào Địa Ngục gặp đức Địa Tạng cứu thoát mà thôi. Đoạn duyên chính là ĐỊNH NGHIỆP.
Nơi Định Nghiệp nó tùy nơi thời gian và không gian của kẻ chấp nhận, đến khi nó cũng tùy DUYÊN KHỞI tự gieo NHÂN mà kết thành DUYÊN, lần lượt trên Nhân Duyên đến trọn vẫn đặng TRI KIẾN GIẢI THOÁT.
Nó do các Lý Chướng cùng Sự Chướng mà bị chấp ĐOẠN thành thử cản ngăn chướng ngại gọi là MA TÁNH hay MA CHƯỚNG để trôi theo đường SANH TỬ.
Nếu bậc tu hành lập NHÂN DUYÊN PHÁP làm một nấc thang cho nó đặng liên tục cầu tiến bộ không ngừng thì đặng TỰ TẠI VÔ NGẠI và HOÀN TOÀN GIẢI THOÁT, không còn Tập Khí Sanh Tử, đặng VIÊN GIÁC NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG.
ĐỨC THẾ TÔN nói:
– “NHƯ LAI không Đến, không Đi, không Sanh, chẳng Đoạn Dị Diệt, Vô Thủy Vô chung. CHÚNG SANH có Đến, có Đi, có Đoạn Dị Diệt và Có Thủy Có Chung, nên có Nhân Duyên để nương vào Nhân Duyên đặng CÔNG ĐỨC cúng dường Như Lai mà TRÒN DUYÊN vậy.”
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN