–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

12. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP Một Lý Mục Giải về Vũ Trụ và Nhân Sinh

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 13810)
12. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP Một Lý Mục Giải về Vũ Trụ và Nhân Sinh
Đạo Phật nói về TỨ ĐẠI GIẢ HỢP để nêu lên sự phân đoán suy ngẫm, cốt tìm hiểu biết đặng một lý trí rộng rãi trí tuệ thông đạt giữa NHÂN SINH VŨ TRỤ liên hệ, giữa con người với quần chúng giữa bậc tu với Tín chúng ở trong Sơn Hà Đại Địa. Khi Nhân Sinh, hoặc bậc tu hành biết đặng quanh mình thảy đều liên kết mật thiết với nhau, thì đương nhiên trong lúc giao cảm gần gũi không có thành kiến, hay cách biệt nhau được tương đồng thông đạt.

Nói đến Sắc Pháp cảnh vật, tư tưởng Tạng Thức, cũng như THÂN đi đôi với TÂM, Bóng không xa Hình là mấy, nên VÔ TRI và HỮU TRI nương tựa nhau như CÁ với NƯỚC, đó chính là lời mở đầu của bài Tứ Đại nầy.

Vũ Trụ Nhân Sinh từ ngàn của ngàn xưa, nhiều bậc tìm biết để giải quyết, có kẻ tách rời để tìm khám xét, có bậc hòa mình trong Vũ Trụ cùng Nhân Sinh được tỏ rõ một phần nào khi bậc đã biết đặng mới nhận thấy Vũ Trụ và Nhân Sinh có một giá trị đáng kể còn chưa biết thì cho nó là một món nợ trầm luân biển khổ.

Vũ Trụ Nhân Sinh, quả Đất với con Người, chỉ có BIẾT cùng CHƯA BIẾT mà phải tốn chẳng biết bao nhiêu công trình khám phá, tốn không biết bao nhiêu công năng tu tập, tốn chẳng biết bao nhiêu Lý Trí tìm tòi, khi kết quả nó vẫn đi đến SIÊU HÌNH VẠN TƯỢNG, không giải quyết được. Khi đã có bậc giải quyết được thì nào ai Tín Nhiệm? Bậc ấy chỉ để lại vài câu trên tảng đá hoặc chép ghi trên kinh bộ là cùng.

Vũ Trụ với Nhân Sinh chỉ có Đạo Phật mới giải quyết được hoàn toàn tuyệt mỹ. Đức Thế Tôn Ngài để lại các Pháp Môn cho Nhân Sinh nương theo đó để tu hành có một ý nghĩa TINH THẦN lẫn VẬT CHẤT đặng tỏ ngộ giải thoát cả Vũ Trụ đồng Nhân Sinh, nhưng mấy ai tu đúng với Tinh thần, làm đúng với Vật Chất Phật đã chỉ, vì sai biệt nên khám phá chẳng được mà lại mê lầm thêm trong Vũ Trụ.

Khi bậc tu hành, một là tu đúng đường lối của Phật đã truyền dạy, hai là đúng với tinh thần cùng giáo môn thì mới thấm nhuần hiểu biết được đường tu Phật có một giá trị tuyệt mỹ vô kể, một nền tảng đặc sắc quyết định khám phá vũ trụ đưa nhân sinh thoát vòng Sanh Diệt. Từ Pháp Môn LỤC HÒA hay TỨ NHIẾP PHÁP hoặc nhiều pháp môn nữa, mỗi một pháp môn như thế nó phải là một dụng cụ để bậc tu có đủ điều kiện TRI KIẾN GIẢI THOÁT làm chủ Vũ Trụ. Chừng ấy bậc tu mới biết giữa vũ trụ và tu hành chung cùng vạn vật nó có liên hệ, chẳng khác nào bà con giòng họ cha mẹ anh em tâm chẳng phân biệt HỮU TRI VÔ TRI biết hoặc không biết đó chính là một kỳ diệu mà bậc Giác Ngộ đã đoạt đến nên nói:

“Nếu Ta cho Vũ Trụ là quan khách, thì Vũ Trụ có quyền cho Ta là khách quan. Bằng Ta biết được Vũ Trụ, thời Vũ Trụ đồng biết Ta, Ta và Vũ Trụ Duy Nhất.”

SAO GỌI LÀ: TỨ ĐẠI GIẢ HỢP?


Tứ Đại là bốn chất lớn hợp thành, bốn chất ấy nó nương nhau để hợp, khi nó hợp phải do nơi Đồng thì nó mới hợp. Cũng như: Bột có chất lỏng hòa vào thì bột kia liền hợp, bằng bột hòa với chất lửa thì bột nọ không hợp mà lại cháy tan. Nên chi bốn chất hợp thành tùy thuận đồng hợp kết nạp nhau được thời liền hóa, đối với bốn đại nó hợp hóa không có lựa chọn, miễn sao đồng hợp thì đồng hóa. Đó chính là ĐẶC TÁNH VŨ TRỤ NHÂN SINH, từ Vật Chất hay Tinh Thần nó cũng vậy, nên chi giữa Nhân Sinh cùng Nhân Sinh hợp nhau về Tinh Thần thì bạn chí thân, hợp nhau về Hình Sắc thì làm vợ chồng đôi lứa. Nó có đặc tánh hợp hóa như thế nên mới có muôn trùng Cảnh và Vật, vạn vạn chúng sanh giới hạn riêng chung. Riêng chung nên có hợp tan, tan hợp, xây đủ hoàn cảnh hợp tan, vì có hợp tan chia rẽ mà Phật dạy tu pháp môn LỤC HÒA, các chư Tăng thường áp dụng. Do nơi không hợp mà Phật phải dạy TỨ NHIẾP PHÁP, Phật trọng yếu cho nó hợp đặng Chư Bồ Tát nó liền Hóa Thân Chư Bồ Tát, cho nó hợp với Chư Phật thì nó liền Hóa Thân Phật, đó chính là sự trọng yếu của Giáo Môn. Nếu tu để mà tu, không hợp thời không bao giờ Hóa nên ghi nhớ.

Khi Tứ Đại hợp thành hình liền hóa ra Núi Sông Cây Cảnh, các loài Thực Vật muôn màu sắc tùy theo sự hóa mà kết nạp, có THÂN, HÌNH, TƯỚNG gọi là TƯỚNG SẮC, bên Tướng Sắc nó có loài ĐỘNG VẬT và THỰC VẬT, loài Động Vật có cả NHÂN SINH.

Tất cả thảy đều nương tựa nuôi nấng nhau trong VŨ TRỤ nhưng chính Nhân Sinh ít để ý, chỉ để ý nhiều nhất là nơi hợp tan Sống Chết đó thôi.

Đứng theo tầm quan sát thì mới biết đặng Vũ Trụ Nhân Sinh có hai khối HỮU TRI và VÔ TRI. Khối Hữu Tri là khối ĐỘNG VẬT, khối VÔ TRI là khối THỰC VẬT cây cảnh đất đá núi sông. Khối Hữu Tri Động vật do Nhân Sinh Đại Diện làm chủ, khối Vô Tri Thực Vật do Vũ Trụ Đại Diện làm chủ. Chung thì Hữu Tri Vô Tri thảy đều có sẵn Tứ Đại hợp thành, nhưng Hữu Tri có thêm hai Đại nữa sẽ nói phần dưới đây.

Thế nào là TỨ ĐẠI hợp thành? Thế nào là LỤC ĐẠI hiểu biết?

Tứ Đại gồm có: ĐẠI ĐỊA (chất đất), THỦY ĐẠI (chất nước), PHONG ĐẠI (chất gió), HỎA ĐẠI (chất lửa), bốn chất trên gọi là Tứ Đại. Còn thêm hai đại nữa là: HƯ KHÔNG ĐẠI, TẠNG THỨC ĐẠI, trở nên LỤC ĐẠI về phần Hữu Tri được hiểu biết nhờ Tạng Thức Hư Không liên tiếp các pháp để mà biết.

Đối với Nhân Sinh hơn Vũ Trụ hai đại Hư Không Tạng Thức thành thử Nhân Sinh được hiểu biết. Nhưng rất tiếc Nhân Sinh không thể nào dùng Tạng Thức để đặng hiểu biết rộng rãi bao la cùng khắp để hơn vũ trụ, lại dùng Ý THỨC cá nhân nên cái biết kia chỉ được biết phần của mình nhỏ bé, vì vậy phải đi học để mà biết, biết đến Siêu Hình hay Thông Thái Học, Triết Học, Triết Lý Khoa Học, Y Học cùng nhiều ngành đặng lần bước dùng ý thức trên một khía cạnh nào chớ chẳng trọn được toàn diện công dụng Tạng Thức.

Trong khi Nhân Sinh đứng nơi Giai Thế suy nghĩ sự hợp tan sanh diệt chính là mối lo ngại nhất, cần phải giải quyết để bảo tồn tinh thần lẫn vật chất nên chi mới dùng ý thức để vượt trên ý thức, gọi là LÝ TRÍ lập thành Triết Học để biết, biết chưa công nhận, phá nơi biết đó đặng biết lần lần tiến bộ, dùng nơi Triết Học có một Lý Giải trở thành phân khối Triết Học là TRIẾT LÝ, cùng nhiều môn phụ thuộc về Lý Trí làm con đường khám phá Vũ Trụ trên mặt Tinh Thần.

Còn bên Vật Chất Thân Mạng thì sưu tầm khảo cứu vũ trụ để mổ xẻ thích ứng giúp đỡ cho nhân loại nên thành lập ra KHOA HỌC, Y HỌC, Y DƯỢC. Con đường Khoa Học của Nhân Sinh rất tiến bộ về nguyên liệu giải quyết được nhiều khả quan đáng kể như: Làm cho các Đất Nước Cây Lá hợp thành thuốc chữa bệnh, lúc nhân sinh suy kém lại tìm được các hành tinh trong trái Đất cùng các Thực Chất đến tinh chất thành Nguyên Tử hay Dưỡng Khí Tử của các nguyên liệu đồng hợp đồng hóa, bất hợp bất hóa, lại có thể làm hợp để Hoá Giải cho bị nhiễm độc hay kết nạp giải ra.

Kể đến nền KHOA HỌC tiến bộ trên ý thức chớ đối với Tạng Thức chưa thấm vào đâu, vì vậy đưa vấn đề hợp tan của Nhân Sinh khi nó đã đến đành chịu.

Hai khối đã nói trên, từ vật chất đến tinh thần tích cực làm việc trong Bổn Phận nghề nghiệp nhưng chưa có cung đốn theo nổi nhu cầu của nhân loại đang lo ngại trên vũ trụ nầy. Do đó có một khối thứ ba ra đời để giải quyết sở cầu, khối ấy gọi là khối TU, khối tu chung gồm tất cả Tinh Thần lẫn Vật Chất. Tinh thần thời khảo cứu TU THIỀN, tu TRIẾT HỌC ZEN, tu THÔNG HỌC, tu ĐẠO PHẬT.

Đứng trên vật chất HÀNH NGUYỆN dụng Công Năng Lý Tu đến đâu sự làm phải đến nơi đó, trong khối tu còn rất nhiều bậc tu, nhiều lối tu tùy theo Chí Nguyện sở cầu để tu. Nhưng mục đích Siêu Thoát đoạt đến thành tựu giải quyết SỐNG CHẾT.

Nhưng trong khối tu thường bị sai lạc lầm tưởng thành thử vẫn bị vướng nơi ý chí của KHOA HỌC và HUYỀN BÍ HỌC. Dù cho bậc đang tu Phật hay đã yên trí mình nhất niệm tu Phật, đành phải sai lạc trong Thần Bí Học để đoạt đến HỌC HUYỀN BÍ nào có hay biết. Nếu có bậc nhắc đến thì bậc tu Phật liền cải chánh, bậc chưa vội cải chánh, bậc biết kiểm điểm thời mới nhìn thấy mình đang bị lầm. Vì sao? Vì Sắc Pháp Tôn Chỉ Tu Niệm có cương đề pháp môn hẳn hòi để tu. Nhưng ngược lại ý thức tư tưởng tu cầu thần quyền theo tư tưởng để tu hơn theo Phật mà tu, do đó phát sinh tư tưởng đề mục tư tưởng tu theo Siêu Hình vạn tướng, mong mỏi sự Huyền Bí để mà học, thì tự hỏi có phải sai lạc đến 99 phần trăm không?

Phần nhiều công dụng nơi tư tưởng của ý thức để tu nên thường Bị Biết, hơn là Tự Biết, khi Tự Biết hoặc Bị Biết nơi công năng Hạnh Nguyện làm căn bản vội chấp nhận ý thức của mình, Phật gọi là BẢN NGÃ, lúc tu hành đem tư tưởng đồng hợp sở thích gọi là Cái Muốn để tu.

Cái muốn nó từng giai đoạn tư tưởng, nó có nhiều thay đổi, bậc tu nương theo nó, để biết tỏ rõ THỂ CÁCH tư tưởng đặng tỏ ngộ cùng làm tài liệu, giúp cho kẻ khác gặp phải tư tưởng vấp váp khó giải, mình liền cổi giải phá mê chấp cho họ rất có lợi. Phật thường nói: “Bậc tu biết con bệnh của mình, đã chữa xong bệnh liền đem cứu chữa cho kẻ khác. Bằng bậc tu sợ tư tưởng nó diễn mãi động loạn Thân Tâm mà cố đè nén tiêu diệt để tu Tịnh thật sai với chủ đích giải thoát, vì sao? Vì chính ĐỘNG ĐỂ GIÁC, hơn là TỊNH để ngăn biệt, cũng như: Thà mở cửa để biết, còn hơn đóng cửa để chịu chưa biết.”

Bậc tu hành hoặc tu Thiền cần nhất Tâm rộng rãi khoát đạt, thì buổi ban đầu chưa hiểu biết nhưng đã có sẵn bản năng tu để giúp mình và cứu người, đó là điểm chính yếu của Chư Bồ Tát Nguyện thì bậc ấy đã có lập căn từ trước chưa tu, gọi là Đại Căn.

Bằng như bậc tu tự hào mình thông minh, xem kinh để khảo cứu hoặc chiêm nghiệm trong khoa học, hình học cùng toán học đặng nghiên cứu mà giác ngộ, thật ra chỉ nung đúc Ý THỨC HỆ dùng tư tưởng của mình để tu theo tư tưởng, trong thời gian tu nơi Bảo Thủ tự cao, nơi Đẳng Bậc Bản Ngã do đó tu trong Cái Biết để Bị Biết xem kinh đặng thuộc kinh loanh quanh không tìm ra lối thoát.

Bậc như vậy nếu tu Thiền liền có một quan niệm mình tu cho giải thoát thì mới độ người bằng chưa giải thoát chẳng bao giờ cứu độ được người, bèn huân tập tư tưởng riêng tư ý thức trong giờ công phu chủ quán thoát trần vượt ngoài quả Đất, khi xong giờ công phu thì gìn giữ Tịnh Pháp đem tư tưởng cấu tạo TƯỚNG PHẬT, nung đúc tư tưởng cho khỏi lạc hướng nơi chiêm ngưỡng niệm niệm Tam Bảo, niệm niệm Cảnh Giới Tây Phương. Trong một thời gian tư tưởng thành tựu y theo sự mong muốn liền phát sanh tu khổ hạnh hoặc đóng Cốc tu tịnh để rút Thần Thức di chuyển hư không để tìm nơi Ý Thức cố tạo, bậc như thế một là Đẳng Bậc SIÊU HÌNH, hai là Đẳng Bậc TINH KHÍ THẦN THỨC trong hàng Định Tưởng Thần Thức.

Hai nữa bậc tu Thiền có một Tâm Chí rộng rãi phát Bồ Đề Tâm nguyện, khi tu Thiền có một quan niệm mong cầu Tri Kiến Giải Thoát, tâm giúp đỡ học hỏi cầu tiến bộ. Trong lúc công phu chẳng dùng tư tưởng để Thấy mà đặng Thấy, không suy nghĩ mà Biết, hoặc giả chẳng mong Nghe, mà được Nghe.

Đó chính là Ý Thức nương theo Tâm Thức di chuyển tháp tùng vào NHƯ TẠNG, nó vượt khỏi Tạng Thức nên chẳng Tưởng mà Thấy, chẳng Cầu mà Biết, chẳng Nghe mà Nghe, đó chính là THỂ TÁNH của NHƯ TẠNG, thể tánh Như Tạng nó có đặc điểm TỰ GIÁC. Nếu các bậc tu hành biết đặng Thể Tánh Tự Giác của Như Tạng thì cứ nương theo phẩm BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA cùng VÔ NGÃ để tu thì chắc chắn giải quyết được Vũ Trụ Nhân Sinh, bằng cố định gọi là Chấp Pháp, đã pháp chấp là pháp Thọ Ngã ý thức, khi Thọ Ngã Ý Thức thì dù có tu cho cách mấy chăng cũng đoạt đến SIÊU HÌNH VẠN TƯỚNG để Chánh Báo nơi Sanh Diệt Luân Hồi Thể Chế vậy.

Phần nhiều các bậc tu hành hay gìn giữ TỊNH PHÁP chớ chưa biết được Pháp Tịnh có những tác dụng gì. Nếu biết được Pháp Tịnh để sử dụng pháp tịnh thật là BẢO PHÁP quý báu vô kể. Pháp Tịnh là một pháp để ĐỘ trong lúc sơ sẩy, nóng giận làm điều xấu xa hay sai lạc bảo thủ kình cãi, lúc ấy dằn tâm xuống dùng Pháp Tịnh độ sai lầm, khi độ sai lầm xong biết cải hối gọi là GIÁC TỊNH, vì chưa biết xử dụng nên các bậc tu Thiền tu sai mà phải bệnh hoạn sinh đủ chứng tật chính là lý do đó.

Hai nữa, bậc tu Thiền tư tưởng cố định gìn giữ Pháp Tịnh sau lâu ngày bị chứng Long Não lười biếng, gặp ngoại cảnh sợ động mà lấy Tịnh phải sa vào nơi Tịnh Biệt để tu hoặc xa Nhân Sinh vào tu nơi cùng cốc. Bậc tu Thiền cần nên biết tu Thiền chủ yếu có Trí Tuệ để phá chấp Mê đặng Giác Ngộ, chớ chẳng phải tu Thiền đặng Tịnh, đi trong pháp Tịnh cố định nó rất có hại. Vì sao? Vì các pháp không viễn thông, nên rất dễ biến chứng vì sức Thiền nó nóng có thể đưa vào Ruột, Gan, Bao Tử, tê liệt tay chân đến Bán Thân bất toại, đến bộ hạ bị di tinh, hượt tinh và nhiều chứng bệnh.

Ba nữa, tu Thiền dùng ấn tưởng để tu như: Thiên Điện, Nhân Điện, Dòng Pháp, Chữ Vạn, Tượng Phật, Vòng Tròn, nương trong ấn tượng lập pháp Tọa Thiền, không phải ý thức tư tưởng mà vẫn bị ấn tượng ý thức tưởng. Khi tu như vậy thì về phần bên ngoài từ ăn đến uống tinh khiết, đi đứng thanh bai, tu hành thanh tịnh một thời gian vẫn theo ý thức thành tựu kết quả, một là nhìn thấy Tiên Thần, hai là gặp Phật vội chấp nhận, không ngờ đã lầm ấn tượng viễn tượng thọ chấp trở thành tu Tiên tu Thần, sau được Phước Báo làm Tiên Thần tùy theo Đức Tánh, tùy theo Trí Tuệ mà thành tựu, nhưng không ngoài ý thức siêu hình trong khoa học Huyền Bí.

Bốn nữa, bậc tu Thiền dứt khoát tư tưởng, không tư tưởng nhưng THÂN TÂM di chuyển như: Tay bắt ấn, Thân cử động xoay chuyển đủ điều, cử động đủ cách, đôi khi miệng phát ra đọc Chú, tay vẽ bùa, làm cho bậc tu chẳng hiểu chi cả, sinh sợ sệt. Đó chính là bậc tu Đức Tính tốt, bằng bậc tu tham vọng mê tín hãy còn nhiều, liền mừng rỡ chấp nhận nơi Thiền Phật chứng hoặc Tiên Thần, Cô Bà chứng tri cùng bậc THIỆN TRI THỨC huyền bí chứng giám dạy dỗ tu hành. Từ ấy cứ tọa thiền để chìm đắm nơi Thiền mà tu, như vậy gọi là Tu nơi Ý Thức tùy thuận sở chấp ý thức biến diễn để tu.

Bậc tu Thiền do nơi thọ chấp trên, nên chi trong Vũ Trụ mới nở sinh nhiều tông Thần Đạo, Thánh Đạo, Phù Thủy Đạo, hay trăm ngàn mối Đạo đã không giải quyết được Vũ Trụ Nhân Sinh lại làm cho các bậc KHOA HỌC TRIẾT HỌC phải phân vân khó giải, đâm tự mình hồ nghi mình mà phải chịu trong vòng mơ hồ ảo tượng.

Bậc tu Thiền nếu biết pháp môn của Phật để tu, thì nhất định giải quyết Vũ Trụ và Nhân Sinh trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới dễ dàng. Bằng chưa biết thì cứ từ quả Đất được sinh cõi Trời rồi từ Trời được sinh cảnh Tiên, từ cảnh Tiên lại sinh cõi Thánh Thần hoặc còn nhiều cõi nữa. Chẳng khác con chim từ cành cây nầy qua cây nọ.

THẾ NÀO GỌI LÀ BIẾT TU THIỀN?

Bậc biết tu Thiền nên nhớ: Thiền chủ yếu phát sinh Trí Tuệ, Trí Tuệ phá mê chấp. Nhưng Đạo Hạnh Đức Tính là căn bản cho bậc tu. Bậc tu có Đạo Đức, có Hỷ Xả bao nhiêu thì mức tu Thiền lên cao bấy nhiêu, không mừng rỡ chấp nhận, trong khi tọa Thiền bị theo biến diễn đủ cảnh rất nguy hại. Bằng thung dung bình dị bao nhiêu thì mức Thiền cao lên bấy nhiêu. Nếu chấp nhận ngỡ mình thành PHẬT THÁNH TIÊN thì mức Thiền liền đứng không tiến lên được, nhiều lúc trở nên Điên Khùng do Đức Hạnh kém chớ không phải do tu Thiền mà bị như thế, đây chính là một yếu tố tu Thiền rất quan hệ nên ghi nhớ.

THIỀN BIẾN DIỄN MÀ BẬC TU THIỀN KHÔNG CHẤP

Khi bậc tu Thiền, đang tọa Thiền nên xả hết tư tưởng lúc tư tưởng sạch, chẳng còn Ý Thức Tạng Thức làm chủ nơi Thân LỤC ĐẠI rỗng rang liền có pháp THẦN ĐẠO liền kế nơi Thân, làm cho Thân đang ngồi diễn ra nhiều tuồng như: Toàn Thân xoay chuyển, đưa tay bắt ấn, hoặc đầu quay ngưỡng lên hay cúi xuống, pháp Thiền nó tùy theo từng bậc, tùy theo Đức Tin, tùy theo Tánh Tình, tùy theo các Đố Tật, tùy theo Nghiệp Lực, đôi bậc nó bắt lạy, bắt bò lết, trăm nghìn cách phiên diễn nó là phụ tá tiêu biểu cho Đức Tánh của bậc tu Thiền, xấu tốt nó đều diễn ra trong lúc công phu.

Nếu bậc biết thời cứ mặc nhiên để nó diễn, khi rảnh giờ công phu bên ngoài đối xử với bạn bè trong các giới thân cận hòa nhã,gặp một vài hoàn cảnh trái ngang nên cổi giải làm cho Thân Khẩu Ý được thư thái, hằng ngày tạo phước đức bao nhiêu thời đêm sau tọa Thiền pháp thiền liền di chuyển lần qua pháp TIÊN ĐẠO để liên kết với Thân, còn pháp Thần Đạo lặng lẽ, đó chính là bậc tu đã nhiếp thâu được pháp Thần Đạo, cũng như nhiếp thâu một cõi Thần vậy. Pháp TIÊN ĐẠO bắt đầu di chuyển trong Thân nhiều lúc nhìn thấy cảnh Tiên trước mặt, mây giăng ngũ sắc hoặc hào quang chiếu sáng, hay tiềm thức bay giữa hư không, đối với pháp Tiên Đạo diễn tuồng cũng tùy theo Đức Tánh, Đức Hạnh và Nghiệp Cảm mà thành kể không hết nỗi.

Lúc bấy giờ bậc tu Thiền chớ nên chấp nhận cứ gìn giữ Đạo Hạnh như trên đã nói, lần lượt pháp Thiền nó cứ diễn, nào là MA ĐẠO, QUỈ ĐẠO, QUÁI ĐẠO, từ tịnh bất tịnh luôn phiên thuyên diễn cho hết tất cả chủng tánh của các loài trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới nầy cốt để cho bậc tu Thiền tỏ rõ, nếu tỏ được Chủng Tánh của một Pháp Thể, một tánh của một cõi thì đã hàng phục được một cảnh giới hay một cõi vào THÂN TÂM, khi đã nhiếp thâu khá nhiều liền sở đắc PHÁP THÂN PHẬT. Lúc bấy giờ mới biết đặng trong Vũ Trụ và Nhân Sinh đều một. Vũ Trụ là Cái Dụng của Nhân Sinh, còn Nhân Sinh là Cái Dụng của NHƯ LAI TẠNG.

Phần tu Thiền trên được gọi là Mật Tôn, Mật Tôn nằm trong NHƯ LAI TẠNG giúp cho bậc tu, từ Hiển Giáo đến Mật Giáo rất hoàn mỹ. Bậc tu Thiền vừa có Mật Tôn, gọi là Thiền Mật song tu. Khi Giác Ngộ biết tỏ rõ các cõi Tiên Thần, khi chưa biết gọi là Huyền Bí, nó chính là con đường minh định một Chân Lý tuyệt đối lúc bấy giờ không còn lấy một nghi liền giải quyết vũ trụ nhân sinh hoàn mỹ.

Đối với Nhân Sinh cùng Vũ Trụ không thể nào tìm phương giải quyết được chỉ trừ Giác Ngộ mới giải được, bằng chưa giác ngộ thì giải quyết bằng cách nào vẫn phải vòng quanh trong LỤC ĐẠI.

Chẳng khác nào kẻ nằm chiêm bao, nói chuyện trong chiêm bao thì làm sao cho đặng? Trừ tỉnh giấc chiêm bao chừng ấy khỏi nói, khỏi giải đương nhiên nó giải./-

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN