- 1. TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
- 2. VÔ THƯỜNG
- 3. VÔ NGÃ
- 4. NHÂN DUYÊN
- 5. NHÂN DUYÊN SANH
- 6. DUYÊN KHỞI
- 7. KHỞI TÍN
- 8. HẠNH NGUYỆN
- 8. KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH
- 9. PHẨM CÔNG ĐỨC
- 10. PHỔ CHIẾU NHƯ LAI
- 11. PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG
- 12. TỨ ĐẠI GIẢ HỢP Một Lý Mục Giải về Vũ Trụ và Nhân Sinh
- 13. TÂM PHÁP BẤT NHỊ
- 14. PHÁP TÁNH
- 15. CHÁNH TÍN
- 16. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG
- 17. VẠN PHÁP ĐỒNG Y
- 18. CÁC PHÁP
- 19. PHI NHÂN DUYÊN
- 20. CHÁNH BÁO
Nếu đứng vào sự chung gồm để quán xuyến hay dùng Như Lai Pháp bình đẳng tự biết thì tất cả chung gồm ai ai cũng có sẵn một Đức Tin, đức tin không phân biệt tỏ rõ gọi đó là Bất Nhị.
Bằng nói về mỗi một cá tánh Tự Ngã, Nhân Ngã, Bản Ngã thứ lớp tuần tự để phân tách thì chẳng mấy ai hoàn tất được gọi là Chánh Tín. Vì sao? Vì mỗi một NGÃ đang bị trong vòng Thọ Chấp từ nơi Cá Tánh, Tự Ngã, Nhân Ngã, Bản Ngã để mà Tin riêng rẽ thì làm sao trọn Tin vào nơi Chánh Tín?
Cũng như:Thợ bánh làm cho thành một chiếc Bánh, thì phải chung gồm có Bột, Đường, Trứng và Lửa mới trở thành, bằng để riêng bột chỉ gọi là bột chớ chẳng phải là bánh, nếu đường và trứng thì chỉ đường và trứng, chớ chẳng thể nào nói nó là bánh. Đối với Chánh Tín thật hoàn toàn Giác Ngộ từ trên đến dưới, từ trong ra ngoài, hoàn mỹ Chân Thiện mới Chánh Tín, ngoài ra chỉ là bậc nương theo Chánh Tín để tu trì mà vào Chánh Tín.
Đối với Bậc CHÁNH TÍN quán xét thường dùng THA TÂM THÔNG để biết Tâm của chúng sanh thảy đều có một tâm Tin Phật chỉ vì nơi Tin chưa đúng bởi Nghiệp Lậu Trí Tuệ không đồng nên có rất nhiều thứ lớp để mà Tin. Do đó nên chi thường lầm đặt Đức Tin Chánh Tín vào nơi Mê Tín, Cuồng Tín mà có Loạn Tín.
Chánh Tín nó rất cần thiết cho tất cả mọi từng lớp tu tập, từ Thế Gian đến Xuất Thế Gian để tu đúng, đi đúng. Đi đúng với tinh thần, với chủ đích trở thành PHẬT THÁNH TĂNG.
Nói đến niềm TIN TƯỞNG thì ai ai cũng sẵn có, có niềm tin mới có lẽ sống của Nhân Sinh. Nếu không có niềm Tin để tạo thành Đức Tin thì kẻ ấy coi như mất lẽ sống gọi là tuyệt vọng, vì vậy nên chi từ Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới Hoàn Cầu Vũ Trụ bao la chỉ nương theo niềm Tin để tin trên muôn ngàn để mà sống. Dù cho sự Tin nơi Tin không thiết thực chăng cũng giúp cho kẻ đã nuôi cái Tin để mà Tin, cũng như nuôi cái Sống để mà Sống, do đó trên thế giới nầy rất nhiều lối tin khác biệt, nhiều Tôn Giáo lập ra để nuôi Đức Tin tức là nuôi LẼ SỐNG triển vọng ngày mai vậy.
Đối với Đạo Phật, khi còn Đức Thế Tôn tại thế, Ngài mới dùng niềm Tin sẵn có đặng nuôi cho Tăng Chúng trở thành một Đức Tin, Ngài diễn nói Giáo Lý cốt dạy cho tất cả trọn TIN trở thành Chánh Tín đúng với mục tiêu Chánh Giác của Ngài, vì thế nên chi phá những mê chấp điên loạn cuồng tín của các Giới Sanh trở về CHÂN TÍN. Ngài thường nói: “Chúng sanh vì lầm lại nuôi cái lầm của mình thọ chấp trở nên Pháp Giới, Cảnh Giới phải chịu lạc loài nơi Sanh Tử. Nếu chúng sanh đặt một niềm Tin đến Đức Tin đúng với Pháp Môn Tinh Thần nơi TA thì chúng sanh thảy đều Giác Ngộ như TA.”
Qua các đời sau chư TỔ biết đích tỏ rõ mục tiêu tinh thần Phật Đạo cốt yếu chỉ dạy cho tất cả Tín Đồ Đạo Chúng tu đúng Chánh Tín vì chúng sanh cuồng tín, đúng với tinh thần Chánh Giác vì chúng sanh mê lầm đặt niềm tin không đúng nên lẩn quẩn có tin mà chẳng kết quả, bị theo cuồng vọng, theo cái thích muốn của mình để mà tu. Do đó nên phải có một Pháp Môn một Chương Trình TIN VÂNG KÍNH huy hoàng mới mong thành tựu.
Kể trong Tam Tạng Kinh Điển chung qui chỉ dạy cho tất cả từ nơi mê tín cầu Đạo về chốn Chánh Tín thành PHẬT, giảng nói tất cả các đố tật ngăn chấp của sự mê lầm mà chúng sanh đặt nơi tin không đúng để thọ chấp, làm cho con đường Chánh Tín ngăn ngại trí tuệ biệt phân thối chuyển phải xa vời Lý Trí, xa cách đường tu, ngỡ là mình đã Giác Ngộ thành Phật thật là nguy hại.
Lại có nhiều kẻ chỉ vì cuồng tín nơi mình mà thọ ngã cho là Chánh Tín. Vì mê tín của mình cho là chánh tín để chấp nhận do đó mà có LÝ CHƯỚNG đến SỰ CHƯỚNG khó tu.
Nên chi Đức Thế Tôn căn dặn: “Các ông cũng nên ghi nhớ. Trong thời Mạt Pháp chúng sanh căn cơ thấp kém vì thọ ngã, bởi loạn lạc sa đọa trong Lý Trí Bản Ngã nên thường phát sanh Ngạo Mạn Tăng Thượng, chưa Chứng vội chấp nhận sự Tu Chứng của mình, chưa Đắc vội cho mình Sở Đắc, chạy theo cuồng tín sở vọng hơn là tu trì Chánh Tín Bất Nhị, do đó nên thọ chủng tánh vào ba đường Ác nhiều hơn là ĐỨC TIN căn bản Chánh Tín TIN VÂNG làm cho LÝ CHƯỚNG đến SỰ CHƯỚNG khó nhận lãnh lời Di Truyền của Ta để lại. Sau các ông cũng nên thịnh trọng lời nói, thịnh trọng Bảo Pháp phải trao cho đúng với Đức Tin, đúng với sự Tin Vâng của chúng sanh làm cho chúng sanh khỏi đoạn duyên Phật, vì sao vậy? Vì chính họ là NỒI ĐẤT MỎNG phải tùy theo họ để giúp họ được thọ trì Chánh Tín mà Tri Kiến Giải Thoát.”
Nói đến Chánh Tín phần trên, nói về tinh thần Đạo Phật cốt yếu dạy cho Tín Chúng đi vào Đức Tin thọ lãnh BẢO PHÁP mà Giác Ngộ. Cũng chính Phật Đạo ra đời chỉ dạy cho chúng sanh có một CHỮ TIN để toàn giác. Bậc tu hành nên ghi nhớ căn bản, một trọng yếu nhất của Đạo Phật để thành tựu Công Đức Cúng Dường mà chư Phật đã đem đến.
Nói đến các bậc tu hành rất có nhiều bậc Tin Phật, lại rất ít bậc nhận lấy Tự Giác gọi là TỰ TÁNH TỎ TÁNH làm nơi Tin để tin theo lời Phật dạy. Cũng rất hiếm hoi bậc thi hành Hạnh Nguyện cầu Tự Giác, ở nơi Tự giác cầu Chánh Giác hoàn mỹ Tin Phật mà tu. Vì vậy phải tuần tự nghe Giáo Lý phá mê lầm lìa Ngã và Sở Ngã, cùng nương theo các Pháp Môn tu tập. Cứ mỗi Pháp Môn tu như vậy thì trong pháp môn đó đã có sẵn niềm Tin và Đức Tin của bậc Tin, đặng Tu Chứng trong Pháp Môn đó, tu được nhiều Pháp Môn chừng nào tỏ ngộ pháp môn chừng ấy mới rốt ráo trọn Giác Chánh Tín.
Ví như: Bậc tu về Mật Tôn, khi sở đắc Mật Tôn tu chứng Mật Tôn, thì Chánh Giác Mật Tôn chớ chưa phải là Vô Thượng Chánh Giác mà trọn vào Chánh Tín Đức Phật.
Bằng có bậc tu về Hiển Giáo, khi sở đắc Chân Lý của Hiển Giáo, thì Chánh Tín và Chánh Giác của Hiển Giáo chớ chưa hẳn là Vô Thượng Chánh Giác Chánh Tín trọn vẹn.
Nếu có bậc tu về Thiền Tôn, khi sở đắc Thiền Tôn thì Chánh Tín nơi Thiền Tôn hay Chánh Giác của Thiền Tôn chớ chưa được hoàn giác Chánh Giác Vô Thượng.
Cứ như thế nên chi lúc Đức Bổn Sư Ngài toàn giác Vô Thượng chỉ dạy cho Tăng Chúng tu hành, bậc tu Sở Đắc Chánh Giác từng Tông, ngày hôm nay mới có 12 Tông của chư Bồ Tát chỉ dạy lưu lại đến bây giờ. Đối với bậc tu hành hiểu biết nên thịnh trọng chớ vội Thọ Chấp, cho mình là Chánh Giác Vô Thượng để chỉ trích các Tông của các bậc đang tu hoặc Tu Chứng nơi Tông họ.
Còn các bậc sơ khởi phát Bồ Đề Tâm cũng là một bước tu đầu tiên tin Phật đáng kể phải thi hành BI CHÍ DŨNG, GIỚI ĐỊNH TUỆ cùng LỤC BA LA, đó chính là mỗi dụng cụ để lần tu đến nơi Chánh Tín, cũng chính là dụng cụ làm cho các bậc tu hành cổi giải tất cả các nghiệp ngăn chấp, đem lại sự hiểu biết Trí Tuệ và Đạo Hạnh được hoàn mỹ vậy.
So như trên đủ rõ, mỗi một bậc Tu Chứng một Tông, từ phàm phu trở thành Bồ Tát cùng thảy đều đạt đến Chân Lý Giác Ngộ, một Chánh Tín huy hoàng của Bồ Tát trụ chớ chưa hẳn Chánh Giác Vô Thượng của chư Phật, đủ biết là Chánh Tín tận tường hoàn mỹ của chư Phật rất khó nói, khó nghĩ bàn đặng. Vì lẽ ấy nên chư Bồ Tát phải thi hành tu tập nơi Hạnh Nguyện thề đoạt đến Vô Thượng Chánh Giác, các bậc Bồ Tát phải tu từ Tông nầy tu đến Tông khác cho đầy đủ mới thành Phật, gọi là NHẤT SANH BỔN XỨ.
Tập GIÁO LÝ TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT nầy nó nói lên cũng không ngoài khuyên bậc tu chớ vội Thọ Chấp, phải tận tường mục tiêu giải mê chấp, cùng các quan niệm lầm lẫn năng phân để tỏ ngộ những gì cao quý của chư Phật để lại, của chư Bồ Tát đang thi hành nêu lên ngày nay chúng ta hiểu biết để giải thoát sanh tử.
Đối với Chánh Tín chính là một tuyệt đích Tối Thượng nên Phật thường nói: “TIN PHẬT LIỀN THÀNH PHẬT” hoặc “NIỆM MỘT CÂU LIỀN THÀNH PHẬT.” Khi mà Đức Phật đã bước vào Chánh Tín thành Phật khỏi niệm vẫn được thành Phật. Chỉ vì thương chúng sanh nên nói lên làm cho chúng sanh lần Niệm, lần Tin đặng vào Chánh Tín.
Chẳng khác nào người Cha nọ thương con mới bảo con rằng: “Con nên đi học để được làm Quan, đứa con vẫn nuôi một tin tưởng là mình đi học được làm Quan, khi thành tài vẫn đặng làm Quan,” đối với con đường thi hành Chánh Tín thành Phật cũng vậy.
Con đường tu hành đến Chánh Tín chính là một con đường kỳ diệu, đối với bậc đã bước qua chưa vội thọ chấp, kỳ dư kẻ đã chấp hoặc đang chấp thì nào có ngờ mình đã chấp hay đang bị chấp.
Nên chi thời quá khứ có một bậc đến thưa thỉnh cùng Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, con đã từng Tọa Thiền gặp Phật mà cũng đã từng nghe Phật nói. Lại có rất nhiều bậc đã từng mơ tưởng chiêm bao gặp Phật vẫn từng nghe Phật nói, thì có phải chính là đức Phật? Hay không phải Đức Phật? Con đến đây cúi nhờ Đức Chí Tôn giải nỗi thắc mắc cho con nhờ,” thưa thỉnh xong đứng lại một bên.
Lúc bấy giờ Đức Phật mới nói: "Ông cũng nên biết kẻ phàm phu gặp đặng Phật trong mơ tưởng thường tưởng, đồng thời nghe Phật diễn nói, đó chính là Phật, nhưng Phật với phàm phu. Bằng Thinh Văn, Duyên Giác hay Bích Chi hoặc A La Hán trong cơn Tọa Thiền hay những cuộc di chuyển thần thức mà đã gặp Phật diễn nói thời chính là Phật, Phật với bậc Thinh Văn, Duyên Giác, Bích Chi và A La Hán thôi.
Nếu bậc Sơ Trụ đến bậc Bất Thối Bồ Tát trong Chánh Định, trong Tưởng Định mà đặng gặp Phật, được nghe lời Phật diễn nói rành mạch tỉ mỉ, đó cũng chính là Phật, nhưng Phật với Bồ Tát Sơ Trụ Bất Thối thôi. Khi thành Phật gặp Phật mới là PHẬT.”
Theo lời thưa thỉnh trên, đủ hiểu biết từ một niềm Tin đến Đức Tin cùng sự Tin Vâng cấu kết trong công năng tu tập đầy đủ tất cả từng lớp không thiếu sót mới thành tựu đặng Chánh Tín đạt đến Chánh Giác. SỰ TIN nó rất cần đến Công Đức và Trí Tuệ, nó cũng cần thiết từ tinh thần đến vật chất. Vật chất công năng nó tiêu biểu cho tinh thần để thành tựu Đức Tin đến Chánh Tín. Trên con đường tu Phật để Tri Kiến Giải Thoát chẳng phải công dụng Lý Trí không mà đặng đầy đủ, nó cũng không phải cần dùng Công Năng không để tạo thành, đúng ra nó rất cần đến Công Năng và Lý Trí đầy đủ mới thành tựu tu đặng đến kết quả Chánh Tín vậy.
CHÁNH TÍN chính là một pháp tất cả đều phải tu hành trong căn bản thiết thực mà Chư Bồ Tát đang Hạnh Nguyện, Chư PHẬT đã Hạnh Nguyện Diệu Dụng xong. Các chư Tăng cầu báo phải làm để cầu Tri Kiến Giải Thoát./-
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN