- 1. KINH PHÁP CHÍNH LÀ BẢO PHẨM ĐỐI VỚI BẬC BIẾT LÃNH HỘI ĐỂ TU
- 2. MỖI MỘT PHÁP MÔN LÀ MỘT DỤNG CỤ CỨU CHỮA BỆNH MÊ LẦM
- 3. NÊN KIỂM ĐIỂM MỚI GIẢI ĐẶNG BỆNH MÊ LẦM
- 4. LÀM THẾ NÀO TU TÂM ĐỂ GIẢI CUỒNG TÍN?
- 5. TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM NÓI DẠY ĐỂ CHO CHÚNG SANH TỎ TÂM GIÁC NGỘ
- 6. NÓI VỀ BÁT NHÃ
- 7. NÓI VỀ CÁC PHẨM HẠNH
- 8. NÓI VỀ HÀNH THÂM PHÁP GIỚI CỐT TỎ RÕ KHỎI LẦM PHÁP GIỚI
- 9. NÓI VỀ CÔNG NĂNG DO CÔNG ĐỨC TẠO THÀNH
- 10. NÓI VỀ NHẬN ĐỊNH BẬC TU THIỀN VÀ BẬC CHƯA TU THIỀN
- 11. CHÂN LÝ LÀ MÓN ĂN THẬT THỂ
- 12. NÓI VỀ GIỚI ĐỊNH TUỆ NHIẾP ĐỘ THAM SÂN SI
- 13. TỔNG KẾT
Sau khi Ngài CƯU MA LA THẬP dịch kinh KIM CANG quyết chỉ pháp Như Lai cùng Bát Nhã Tâm Kinh hoàn mỹ thảy đều nói Thế Giới Tướng Phần, Thị Danh Thế Giới Giả Tướng đặng các bậc tu đến Chân Tướng rốt ráo tỏ rõ Bát Nhã Trí khỏi thủ chấp Giả Tướng. Nếu có bậc tu chưa vẹn, chưa rốt ráo vội chấp nhận sẽ bị Giả Tưởng Tướng Phần đắm tướng Bồ Tát tức phi Bồ Tát, đó có phải là môn tinh thần siêu thoát của Xuất Thế chăng?
Sự chỉ dạy, lối đón đưa các bậc đang mơ màng viễn ly điên đảo mộng tưởng liền được cứu cánh Niết Bàn, chủ đích lìa 62 kiến chấp nơi Tâm Kinh Bát Nhã tuyệt mỹ. Còn về Lý Chân năng sở kiến tri thủ ngã của các bậc tu lầm lẫn để lìa Tướng Ngã của Kim Cang quá ư tuyệt đích, rất có lợi cho bậc tu đến ngã ba HỮU VÔ để quán sát nầy, đoạt mục tiêu chính sở đắc Chân Không Thực Chứng, làm áo giáp Như Lai thi hành Hạnh Nguyện, nhiếp độ Tứ Nhiếp Pháp, Lục Ba La Mật Đa cùng Hành Thâm Pháp Giới không xa lìa Bi Chí Dũng, Giới Định Tuệ mà thực thi Bát Nhã Ba La Mật Đa hoàn tất Chánh Giác.
Phật Đạo mục đích chính TRI KIẾN GIẢI THOÁT, bậc tu đầu tiên chưa biết thì chẳng nói làm chi, đến lúc đã nhận định được giá trị biết tu rất cần thực hành qua từng Pháp Môn, sau lần mới hiểu mỗi Pháp Môn là mỗi cái dụng cụ cứu chữa từng căn bệnh mê lầm đến hoàn giác xuất thế mà chẳng xuất thế, rốt ráo là xuất thế.
Thời HẠ LAI nầy, có lắm bậc tìm đặng Chơn Tánh để tu, nhưng hiếm hoi bậc tâm Hướng Thượng dụng Trí Đà La Ni để nhìn theo vết chân Bồ Tát đã nguyện, hôm nay bậc tu phải thi hành thực hành nguyện ấy, từ nơi Chơn Tánh chung với Hạnh Nguyện là môn Xuất Thế. Bằng hiểu biết dụng Chơn Tánh suy tưởng phá mê, nhưng chưa thực thi Hạnh Nguyện, hãy còn dung dưỡng tâm trí điêu thoa theo nơi tâm thức dục vọng, chưa hẳn là bậc tu xuất thế, mà là kẻ đang học khôn giữa thế nhân nầy vậy.
Khi các bậc tu nghe đến văn tự hai chữ “XUẤT THẾ” thì tâm trí ngại ngùng ngơ ngẩn phê chỉ, vì sao? Vì quan niệm Hữu Vi Tướng Phần văn tự, hơn là dụng Tâm Giác rõ thông. Đối với Ông LA HẦU LA ngày trước con của Phật, gần Phật mà hãy còn nằm nơi quan niệm như các bậc tu thay, huống chi ai không quyền chỉ trích, đến lúc gặp ông DUY MA nói nơi Phẩm Xuất Gia cũng thế.
Phần nhiều trên sự tu hành đa số nhận định về tướng phần bị biết, rất hiếm bậc công dụng Đà La Ni Trí (Trí Thiền Định) nhận định Giác Tâm Thể Tánh, nên chi thường vọng loạn sai lạc hướng tu. Đối với Đạo Phật lấy Tâm Giác dùng Thể Tánh làm mục đích nhận định, lấy tướng phần làm Phương Tiện chỉ nơi Thể Tánh cốt Giác Nguyên. Chẳng khác vẽ con Chim Én để cho xem, đến khi ra giữa Trời gặp đặng con Chim Én nhận được, đó gọi là Tướng Phần làm PHƯƠNG TIỆN đến THỂ TÁNH GIÁC NGUYÊN.
Vì nơi nhận định sai biệt kia nên chi phải tu lìa Bản Ngã, Kiến Ngã cùng Sở Ngã cốt đem cho bậc tu đến nơi nhận định đúng với tinh thần mục tiêu liền Giác Ngộ, bằng chưa đúng hoặc sai biệt nhiều ít thảy đều gọi nó là Nghiệp Thức Vọng Đảo Điên Loạn cũng thế.
Đứng trước tình trạng khó nhận nầy, nó trở thành Vô Minh làm cho bậc tu hành có gặp đức Phật hay bậc đã từng đoạt Bát Nhã Ba La Mật Đa chăng cũng khó mà nhận định, chỉ trừ ra đầy đủ Công Năng như vị đã gặp mới nhận được mà thôi. Do lẽ ấy, dù cho có sao chăng nữa, đối với đức Phật hay vị đã Giác Ngộ vẫn phải tùy thuận nương theo nhận tưởng của các bậc tu hành, để cứu độ chữa trị, giải mê lầm, làm cho bớt vọng đảo, đưa cho nhận thức đặng TÂM GIÁC lãnh hội được kinh pháp. Đến chừng biết nhận, biết tu thuần thục, lúc bấy giờ mới có thể Phát Danh Chứng Thị.
Đương thời Hạ Lai Mạt Pháp sự tu hành thực chứng thật hiếm, vì sao? Vì thời Thượng Pháp có Giáo Lý, có thi hành để tu, nên có THỰC CHỨNG. Đến thời Trung Pháp có Giáo Lý, có thực hành tương song liền có THỰC CHỨNG. Qua thời Hạ Lai Mạt Pháp có Giáo Lý nhưng kém thi hành, thành thử hiếm hoi Thực Chứng. Kinh Pháp Bất Diệt chỉ nương nhờ Mật Pháp. Nơi Kinh Pháp có thực hành liền có Sở Đắc, chưa thực hành thì Kinh Pháp kia trở thành Lý Thuyết. Tu có chứng tri chăng cũng là chứng tri trên Giả Thuyết Biện Tài, chớ chưa hẳn là THỰC CHỨNG.
Nên chi thời nầy, đối với bậc quyết tâm có thiện chí tu Phật cũng đã khó tìm, còn khó hơn nữa là bậc tu biết nhận, biết lãnh hội Kinh Pháp, khi nhận biết mới nhận thấy lời VÀNG trên những Thời Pháp, có nhiều chữ NGỌC trong mỗi quyển Kinh. Thời Pháp hoặc quyển Kinh thảy đều có một chủ điểm để chỉ dạy căn bản phá mê lầm hay hóa giải từng cơn Thọ Chấp.
Lúc ban đầu bậc tu hành chưa hiểu thì chẳng khác nào đứa trẻ thơ đang lạc lõng bơ vơ chưa hiểu qua Kinh Pháp tí nào, đến chừng giải trừ các Đố Tật xấu xa, giảm bớt Nghiệp qua các Chướng Ngại ngăn cách tự Tâm tỏ lần, bớt căn vọng loạn. Trong thời gian nhờ Công Năng mới biết dụng Tâm Giác nhận được NGHE-THẤY-BIẾT, chừng ấy công nhận Kinh Pháp chính là Bảo Phẩm đối với bậc biết lãnh hội để TU./-
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN