–“PHẬT ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh vũ trụ. BỒ TÁT có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng.″

4. LÀM THẾ NÀO TU TÂM ĐỂ GIẢI CUỒNG TÍN?

16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 11105)
4. LÀM THẾ NÀO TU TÂM ĐỂ GIẢI CUỒNG TÍN?
Trước tiên, các bậc tu hành phải nhất tâm đem tư tưởng tu cầu thiết tha đến chư Phật mong Quả Bồ Đề Giải Thoát. Lúc bấy giờ mới phát Bồ Đề Tâm Nguyện. Bèn gìn giữ Tâm Nguyện, Tâm lướt qua các chướng ngại của hoàn cảnh thử thách, trong một thời gian Tâm trở thành THÙ THẮNG. Từ bấy giờ mới bước vào con đường tu cầu CHÁNH ĐẠO TÔN CHỈ GIẢI THOÁT. Bằng chưa thành tựu Tâm Thù Thắng thì có tu chăng nữa cũng vẫn đứng trước Lý tu CẦU PHƯỚC hay tu làm LÀNH lánh DỮ thế thôi.

Bậc đã nung chí có công năng tạo Thù Thắng Tâm thực hành lướt qua các hoàn cảnh ngăn trở trên con đường tu mới nhìn thấy đó là: NGHIỆP hay MA NGHIỆP, chận đường bít lối, cản trở không cho mình tu. Khi lướt qua các Chướng Ngại trái tai gai mắt nghịch pháp thường thuyên diễn làm cho bậc tu hành phải nhiều cơn cố gắng giải tỏa, chừng đó mới nhận thấy mình Cổi Giải Tâm. Các chướng đối trái tai gai mắt của các Pháp nó không thực thể, lúc bấy giờ mới nhận thấy Tâm Thù Thắng rất có lợi là tạo thành Công Quả. Bậc tu nương nhờ nơi Thù Thắng mà ít vướng vào tội lỗi, tu đúng với tinh thần TÔN CHỈ Từ Bi Bác Ái, không buộc Tâm, đó chính là TU TÂM.

Sau khi có trình độ khá, nhờ Cổi Giải Tâm, Thù Thắng Tâm với Tự Tánh kiểm điểm soi biết sự lầm nhận từ Cá Tánh đến Trí Tưởng của mình cho mình là PHẢI, khi phần phải đã về mình Tự Nhận, đương nhiên nhìn thấy hành động của những kẻ chung quanh mình đều trái ý với mình, trở thành nghe trái tai, thấy gai mắt chướng đối. Đã chướng đối thì liền có bực tức, nào có ngờ đâu tự nơi mình tạo lầm lẫn mà trái lại cho tất cả kẻ khác lầm lẫn. Đó chính là cuồng mê, khi đang cuồng mê thì nơi Tâm Ý tin Phật vẫn bị vòng cuồng tín.

Lúc bấy giờ Tâm bắt đầu tu nơi thực thể soi giác, mới biết được nơi Tướng sai khác, có kẻ cao người thấp, có kẻ đẹp người xấu, gọi là Tướng Bất Bình Đẳng, nhưng Tánh thì Bình Đẳng giống nhau, ai ai cũng thảy đều có: Tánh nóng, tánh hiền, tánh giận, tánh hờn, tánh vui buồn, v.v... lần lượt soi nơi Tánh mình biết được Tánh người, từ đó thi hành Bình Đẳng Tánh Trí để nhiếp độ Tu Tâm.

Đến khi hiểu biết các Pháp Bình Đẳng nên chi từ Tịnh, Bất Tịnh, Thuận hay Nghịch, Tâm không còn quái ngại ngăn cách chướng đối. Nhờ Tâm không phân biệt nên phá Nghi Chấp Vọng Đảo, từ ấy Tu Tâm trong Lý Sự Đồng Song, Tâm liền suông suốt ít mắc miếu Sở Đắc THANH TỊNH TÂM. Tu trong thời gian Hạnh Nguyện Tự Lợi đến Tha Lợi chính mình được lợi là NHÃN TỊNH, NHĨ TỊNH. Nhờ Nhãn Nhĩ thanh tịnh nên chi trước kia cái NGHE Cố Thủ nó không ngoài THINH PHÁP, cái THẤY Chướng Ngại nó không ngoài SẮC PHÁP. Bởi Cố Thủ nên chi khi nghe không vừa ý liền ngăn cách. Lúc Thấy chưa Hợp Tâm liền Chướng Ngại Dị Phân. Vì lẽ ấy mà Tâm mắc miếu đủ cách, dù cho có cố nhiếp Tâm, kìm hãm Tâm không ích chi mà trái lại Tâm vẫn bị bên trong động vọng, đó chính là bậc chưa biết Tu Tâm để giải Cuồng Tín.

Bậc biết Tu Tâm trở thành Thanh Tịnh đến Nhãn Tịnh, Nhĩ Tịnh và bậc chưa biết tu tâm, đè ép Tâm Tịnh, hai bậc nầy khác nhau xa biệt. Vì sao? Vì bên ép Tâm để Tịnh Tâm tức nhiên Tâm bị Tịnh, Tâm bị Tịnh ấy phải xa lìa tiếng động bên ngoài, gạt bỏ cái Nghe chướng ngại, cái Thấy né sợ động Tâm ngăn cách khó tu đến thành tựu. Bậc nhiếp tâm Nhãn Tịnh, Nhĩ Tịnh đã từng đi trong chướng ngại, ngăn cách để nhiếp độ ngăn cách chướng ngại. Từ nơi bởi Cái Thấy, Cái Nghe Sắc và Thinh Pháp không còn chướng đối cách ngăn giữa hai Tướng kết chung về một Tướng.

Thế nào là Hai Tướng về Một Tướng? Tướng Nghe, Tướng Thấy là hai Tướng đều trả về trở thành TƯỚNG TÂM. Khi Thiện Nam, Thiện Nữ biết được Tu Tâm để giải cuồng tín thì cái Nghe, Thấy không còn là Bị Nghe hoặc Bị Thấy, mà nhận được Nghe, nhận biết Thấy. Đó chính là Chân Tâm Thể Tánh Thanh Tịnh mới đặng như thế.

Nhờ chẳng bị nên không ngăn ngại được Tự Tại dung thông, có dung thông mới nhận lãnh được lời Chân Pháp để Tu Tâm. Khi Tâm vướng mắc ngăn ngại thì tự sanh cách biệt giai cấp, khinh ghét thù hận chê bai đủ điều vạn cách. Lúc Tâm Thông mới nhận được TÔN CHỈ ĐẠO PHẬT rất nên chính xác ở nơi câu Từ Bi Bác Ái Bình Đẳng Chúng Sanh giai hữu PHẬT TÁNH. Phật Tánh mờ lu chỉ tại Tâm cuồng vọng, Tâm hết cuồng vọng thì Phật Tánh Quân Minh. Nếu tất cả chúng sanh Tâm quân minh thì chúng sanh Tâm thành Phật tất cả. Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn! Trên con đường Tu Tâm lướt qua các chướng ngại ngăn cách, học hỏi Giáo Lý, thực hành Hạnh Nguyện Tự Lợi Tha Lợi để thành tựu NHÃN TỊNH, NHĨ TỊNH. Tâm Thanh Tịnh tu thật là khó khăn, nhưng chưa khó. Vì sao? Vì có sẵn mục tiêu, có sẵn Ngự Tâm, có sẵn huân tập Thù Thắng Tâm để mà tu trên một đường lối rõ rệt với Tâm Giác nhận thức được. Đến giai đoạn Chân Phật Tử Sở Đắc CHÂN KHÔNG mới là giai đoạn khó khăn vô kể. Vì sao? Vì CHÂN KHÔNG, từ phát Bồ Đề Tâm tu qua các trở lực say Đạo, mến Đạo, hiểu Đạo, biết Đạo đặng Bất Thối Bồ Đề tu nơi Thể Tánh, dùng Thể Tánh thật tỏ rõ mà thành đạt TRI KIẾN PHẬT, mới Sở Đắc Chân Không Thật Chứng không hai. Khi Thật Chứng Chân Không liền thật biết không hai Tướng. Do mê lầm thường trụ chấp nơi Năng Sở Kiến Tri phải lầm theo vạn pháp, đương sanh khởi theo duyên khởi thọ chấp, đương diệt khởi mơ màng bất tín mà phải Sanh Tử, Tử Sanh vạn pháp. Nhờ thế mà Sở Đắc Chân Không thanh tịnh nhìn khắp Sơn Hà Đại Địa đều chân thật KHÔNG, quán Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới Lục Đạo Chư Thiên đều Chân Không duy nhất. Tâm vô ngại mừng rỡ rỗng rang chẳng còn ngăn ngại lấy một pháp nào chứa đọng. Đó mới gọi là CHÂN KHÔNG THẬT CHỨNG TRI KIẾN PHẬT. Bằng đọc tụng hoặc giả liều lĩnh chấp nhận trong vòng Bị Biết Chân Không, nếu như thế gọi là BỊ KHÔNG thọ chấp.

Bậc Sở Đắc Chân Không đặng Tri kiến Phật phải tu trì Pháp Môn PHẬT TRI KIẾN mới trọn lãnh rốt ráo thành Phật, bằng chưa Thực Hành không bao giờ rốt ráo viên mãn thành Phật đặng. Đó chính là một yếu điểm khó khăn nhất như trên đã nói.

Pháp Môn PHẬT TRI KIẾN có những môn gì? Có hoàn toàn đầy đủ TAM THỪA chung lại một gọi là NHẤT HẠNH PHÁP MÔN. Khi thành tựu hoàn mỹ gọi là NHẤT TÔN PHÁP HẠNH. Nơi Nhất Hạnh Pháp Môn gồm có Tiểu Thừa, Đại Thừa và Nhất Thừa tu trì tu chứng trên Hạnh Nguyện, Lý Sự tương song, Đạo và Phẩm nhiếp độ (Phần Đạo Phẩm sau sẽ giải). Tất cả chư Bồ Tát sau khi Sở Đắc Chân Không nguyện tu trì Hành Thâm Pháp Giới, Bát Nhã Ba La Mật Đa, đồng nguyện Độ Sanh trong mỗi phẩm nguyện mà hoàn toàn Tri Kiến, hoàn toàn Giải Thoát.

Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, các bậc Tu Tâm đứng giữa Thật Chứng Chân Không thì thường hay tự kiểm điểm để thi hành Hạnh Nguyện nhiếp độ mê lầm cho rốt ráo thành Phật. Còn ngoài ra những bậc chưa thật chứng hoặc giả vừa Kiến Tri chưa đem đến nơi sát thật Sở Đắc vội Chủ Thủ thường vấp phải nơi vọng loạn đảo điên mà tự sanh Tà Kiến. Vì vậy nên Phật mới nói: “Mình tự nhận Sở Đắc chưa hẳn là Sở Đắc, đến giai đoạn Sở Đắc thì không nhận cũng vẫn Sở Đắc.”

Đối với bậc Sở Đắc Chân Không thì chẳng nói làm chi, nhưng sự Tu Chứng chia ra rất nhiều thứ bậc khó diễn nói cho đặng. Vì sao? Vì nó chính là một NGÃ BA chia ra rất nhiều ngộ nhận khác nhau, tùy theo Năng Sở Đức Trí mà thành tựu quả vị CHÂN KHÔNG.

Nếu là bậc căn bản Đức Trí Thật Chứng thì bậc này thường suy ngẫm kiểm soát Đạo Hạnh và Đức Trí nơi mình, nương theo Bát Nhã Tâm Kinh lấy Chân Không làm chỗ trú của Bồ Tát. Khi thực hành Hạnh Nguyện gặp phải các pháp hiện hành quá ư chướng đối thời quán Chân Không để Điều Ngự Tâm, trên cung kính ngôi Tam Bảo, dưới Đạo Hạnh Lục Hòa huân tập Đạo Tràng làm nơi Thường Lạc, làm các Phẩm Công Đức Hành Thâm Pháp Giới Tự Lợi Tha Lợi.

Bậc nầy thật biết Pháp Bất Tịnh, con đường Bất Tịnh không chướng ngại, nhưng không bao giờ thi hành dung dưỡng Dục Vọng của Bất Tịnh. Bậc nầy rất biết Nghịch Hành nhưng tùy theo Đốn Ngộ cho kẻ khác thi hành giúp đỡ nhưng không mất Đạo Hạnh uy nghi, từ ngôn ngữ ngạo mạn đến danh từ Tăng Thượng thật biết dùng đúng chỗ thuyết giải chẳng khác Sư Tử Hống làm cho tiêu dẹp Tứ Ma Ngoại Giáo, không một mảy may riêng ý mà thi hành. Vì sao? Vì gìn giữ Bảo Truyền ngôi Tam Bảo như gìn giữ Thân Mạng mình để cho kẻ khác khỏi đoạn duyên Phật, mà chính ra đã thực hành Đạo Hạnh tương song vào con đường NHẤT HẠNH. Do đó thường làm gương cho các bậc tu hành để nhất tâm dâng cúng Bảo Phẩm Báo Ân chư Phật.

Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, CHÂN KHÔNG là pháp chân thật của Không. Chân Không là nơi Tịnh Độ của Bồ Tát. Lúc Bồ Tát mặc áo giáp Chân Không của Như Lai để ra vào Pháp Giới, ra vào các pháp Tự Tại Vô Ngại thành tựu Đại Bi mà thi hành Bát Nhã Ba La Mật Đa vậy.

Theo tinh thần nói trên, các bậc tu Tâm nên nương theo đó mà tu. Chớ vì KHÔNG vô ký mà trụ, chớ vì quan niệm tu Đạo Hạnh thi hành phẩm hạnh độ sanh mà vương nơi thọ chấp, lầm lẫn Đạo Tràng. Bậc biết tu hành, trước cũng như sau duy nhất, gìn giữ trọn Đạo, đó là bậc Đại Trí Bất Thối sẽ kết quả hiện tại đến bờ bên kia vậy.

Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, đối với bậc Sở Đắc Chân Không như trên đã nói, tuy nó có một ngôn ngữ, một văn tự, nhưng nó chia ra làm NGÃ BA, vì sao? Vì có rất nhiều ngộ nhận khác nhau của mỗi một ngã. Nó tùy theo Đức Trí, tùy theo Năng Sở Kiến Tri (theo nhận thấy biết của mình) mà thứ lớp thành tựu lấy quả vị Chân Không. Nên Ngã Ba ấy có BA LỐI như sau:

• LỐI THỨ NHẤT: Bậc nầy vẫn gìn giữ Đạo Hạnh, thường kiểm điểm lấy Đạo Hạnh của mình nơi sai đúng, trên cung kính ngôi Tam Bảo, dưới Lục Hòa Tín Chúng, thật biết các pháp chính là KHÔNG nên thường hay Tịnh Dưỡng Thân Tâm, huân tập thanh tịnh, vì như thế nên nặng về Tịnh, bảo tồn về ĐỨC nhiều hơn TRÍ. Sau khi thành tựu thật chứng TỊNH ĐỘ, còn bậc chưa Sở Đắc Chân Không tự tạo Đức Độ, gìn giữ Thanh Tịnh Tâm, chiêm ngưỡng đức Phật A DI ĐÀ, sau được độ gọi là TỊNH ĐỘ được Độ.

• LỐI THỨ HAI: Lối nầy bậc tu Tâm sau khi Sở Đắc Chân Không, nhìn nhận Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới do các pháp thọ chấp an trụ mà có, vốn nó không từ chứng tri nơi KHÔNG mà Tâm Vô Ngại, nương nơi Vô Ngại mừng rỡ không chấp trụ. Do không chấp trụ mà dừng lại nơi sở chấp KHÔNG. Tâm kia liền phát sanh tự tại, nơi tự tại ấy là tự tại của Tâm phát sanh, chớ chưa phải là Tự Tại Tâm thật chứng.

Tâm tự tại bị phát sanh buông lung phóng đạt, trở lại cho tất cả đang tu tập đạo hạnh hành nguyện là đang lầm mê, cho Đạo Tràng là nơi củng cố không giải thoát, liền bước vào Bất Tịnh Nghịch Hành làm thú vui theo Dục Vọng đảo điên cho thỏa mãn nhu cầu tham vọng, cứ ngỡ mình là Sở Đắc Tối Thượng thành Phật. Vì sao? Vì thật biết các pháp có thì liền có Phật, nên chi mới chấp nhận đơn giản PHẬT là PHÁP, mà PHÁP là PHẬT, chớ chẳng chi là Phật. Nào ngờ bậc nầy vừa Tri Kiến Phật, phải cần tu Pháp Môn PHẬT TRI KIẾN cho thật Giác Ngộ, thật tỏ rõ bá thiên vạn pháp rốt ráo mới thành PHẬT. Như trước đã nói qua do lầm lẫn nơi Chân Không Pháp mà phải lâm vào Ngoại Giáo, thuyết pháp bừa bãi Tăng Thượng, ngạo mạn, tự cho mình hoàn toàn Chánh Giác phải vào TÀ KIẾN CHỦ THỦ.

• LỐI THỨ BA: Bậc nầy cần lấy căn bản ĐỨC TRÍ tương song, bậc nầy Tu Tâm Thực Tánh, vẫn nương theo Đạo Hạnh Hạnh- Nguyện cùng các pháp môn nhận Thấy Biết hoàn mỹ. Huân tập Đạo Tràng để tỏ rõ Lý Sự Chứng Ngộ của từng bậc thường trụ chấp, thường vội chấp nơi năng sở kiến tri Tu Chứng từ hàng Thinh Văn, Duyên Giác đến A La Hán vì sao Thọ Báo Địa Ngục, vì sao Chánh Báo chư Thiên hay Tiên Thần, vì sao diễn hóa trở thành Tam Thiên... Bậc nầy cốt nhiếp thu tất cả các thứ vị của các hàng Chứng Tu để chính mình rốt ráo Thật Chứng.

Bậc thứ ba nầy không bao giờ nhàm chán Hạnh Nguyện độ sanh, vì sao? Vì Hạnh Nguyện độ sanh là món ăn của Bồ Tát, nhờ Hành Thâm Pháp Giới mới đặng thật biết vì cá tánh cố thủ, bản ngã tự thủ, sở ngã cùng ngã đều là nơi lầm lẫn tư riêng nên trở thành mỗi giới cố định, chịu nơi Sanh Tử Luân Hồi của pháp giới, chịu làm chúng sanh thọ nghiệp của mỗi giới. Bậc nầy nương nhờ Hành Thâm Pháp Giới mà nhiếp độ được bá thiên vạn ức pháp giới, rất tỏ rõ từng pháp giới, không còn lầm lẫn nghi ngờ gì tại sao có pháp giới. Tâm nọ liền sở đắc ĐẠI THANH TỊNH. Lại nữa, khi phát tâm Hạnh Nguyện độ sanh, nương nhờ trên con đường Hạnh Nguyện cứu giúp cho mọi người thoát khỏi nỗi đau buồn khốn khổ mà thật biết sự MÊ LẦM chính là khổ nhứt, không có hoàn cảnh nào khổ cho bằng LẦM MÊ.

Do được biết sự mê lầm gây tạo buồn khổ đau thương có hằng hà sa số kiếp như thế mà bậc nầy mới nhất Tâm phát Đại Nguyện chịu lấy cái Khổ cho tất cả nhân loại để duy nhất mỗi một mình mình thay thế cho tất cả trần lao. Nhờ Hạnh Nguyện cởi mở hằng vạn lối lo âu của mỗi người bị lo âu thoát khỏi lo âu. Nhờ Hạnh Nguyện như thế mới Thật Chứng nơi diễn hành của Sanh Tử Luân Hồi quá ư ghê tởm. Từ chư Thiên mà hết phước phải sa Địa Ngục bị hình phạt gông cùm đói khát. Từ một lời nói tổn làm đoạn duyên Phật phải chịu nơi A Tỳ Địa Ngục hằng trăm kiếp, chừng nào kẻ kia phát Bồ Đề Tâm nguyện thì chừng đó lời nói tổn kia mới đặng thoát sanh. Thật biết như thế nên thường khuyên nhiều người hãy phát tâm tu nguyện cốt giải Địa Ngục những kẻ phạm ngôn.

Nhờ Hạnh Nguyện mà thật biết rõ ràng vấn đề tu Tâm đoạt đến Bản Thể Chân Tâm rốt ráo chẳng phải ngồi yên mà Tâm nọ mới đoạt được, cũng không phải tu mới vừa Đắc Pháp Chân Không mà trọn giác Bản Thể đặng. Phải thi hành Hạnh Nguyện cùng với Hành Thâm Pháp Giới nương nhờ hai pháp môn trên phối hợp trở thành pháp môn Bát Nhã. Vì sao? Vì Hạnh Nguyện Hành Thâm Pháp Giới với mục tiêu nhiếp độ Thật Giác, chớ chẳng phải Hạnh Nguyện Hành Thâm mà thọ chấp an trụ nơi Hạnh Nguyện Hành Thâm. Nhờ mục tiêu chánh đáng ấy nên mới thành tựu Bát Nhã Đà La Ni Tạng.

Lúc bấy giờ mới nhận biết thật tỏ rõ các pháp môn phải tu trì không thiếu sót ĐẠO PHẨM, phải nhiếp độ tận tường. Từ Kinh Pháp đến thực hành Hạnh Nguyện phải đầy đủ mới đoạt đến TỔNG TRÌ ĐÀ LA NI TẠNG, mới nhận rõ ràng TÔN CHỈ chư Phật Từ Bi đã nói: “Tứ loài chúng sanh giai hữu Phật Tánh, Vì bởi mê lầm theo VỌNG TÂM mà chịu làm Chúng Sanh Giới, nó là Phật sẽ thành.” Từ nơi lời HỶ XẢ VỊ THA Phật đã nói lên: “Nó không bao giờ có nghịch hành hay bủn sẻn xấu xa, nó chính là Phật, chẳng chịu làm Phật, ưa làm chúng sanh nên phải như thế.”

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN