- 1. KINH PHÁP CHÍNH LÀ BẢO PHẨM ĐỐI VỚI BẬC BIẾT LÃNH HỘI ĐỂ TU
- 2. MỖI MỘT PHÁP MÔN LÀ MỘT DỤNG CỤ CỨU CHỮA BỆNH MÊ LẦM
- 3. NÊN KIỂM ĐIỂM MỚI GIẢI ĐẶNG BỆNH MÊ LẦM
- 4. LÀM THẾ NÀO TU TÂM ĐỂ GIẢI CUỒNG TÍN?
- 5. TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM NÓI DẠY ĐỂ CHO CHÚNG SANH TỎ TÂM GIÁC NGỘ
- 6. NÓI VỀ BÁT NHÃ
- 7. NÓI VỀ CÁC PHẨM HẠNH
- 8. NÓI VỀ HÀNH THÂM PHÁP GIỚI CỐT TỎ RÕ KHỎI LẦM PHÁP GIỚI
- 9. NÓI VỀ CÔNG NĂNG DO CÔNG ĐỨC TẠO THÀNH
- 10. NÓI VỀ NHẬN ĐỊNH BẬC TU THIỀN VÀ BẬC CHƯA TU THIỀN
- 11. CHÂN LÝ LÀ MÓN ĂN THẬT THỂ
- 12. NÓI VỀ GIỚI ĐỊNH TUỆ NHIẾP ĐỘ THAM SÂN SI
- 13. TỔNG KẾT
Do lầm tự tạo Pháp Giới, do Thọ nghiệp tạo Pháp Giới, do ảo tượng tự tạo Pháp Giới, do tu hành Định Tưởng hoặc Lầm Tưởng lập thành Cảnh Giới, do Thọ Ngã mộng tưởng sở đắc tạo thành các Cõi. Bậc Hành Thâm Pháp Giới thật biết như thế thì mới mong rốt ráo, khỏi lầm nơi Pháp Giới. Phải viễn ly sự điên đảo ấy mới là bậc dùng nơi để cứu cánh lấy NIẾT BÀN.
Khi bậc đã thật hành đứng trước Lý cũng như Sự, tự mình phá Mê giải Chấp, tỏ rõ nơi Mê Chấp của mình, nếu mình bị trong vòng Mê Chấp đương nhiên chính mình đã tạo thành Pháp Giới để mình tự đóng lấy mình. Đó chính bậc đã nhận biết đường lối Hành Thâm để thật rõ Pháp Giới nguy hại, cốt khỏi lầm Pháp Giới thì hết Mê mà Giác Ngộ.
PHÁP GIỚI nó đưa đến cho kẻ mê rất nhiều phương diện, nhưng chung lại chỉ có pháp giới CHÍNH và PHỤ. Pháp Giới CHÍNH ấy là: Tư Thế của một vị Vua phải có rất nhiều pháp giới phụ thuộc diễn cảnh pháp giới của vị vua ấy. Phải làm cùng phải có trách nhiệm trong hành sự của nhà Vua. Như tư thế vị Quan (pháp giới chính) có rất nhiều pháp giới phụ thuộc diễn cảnh của pháp giới (hoàn cảnh) phải làm, phải có trách nhiệm hành sự của vị Quan ấy. Như tư thế làm tên lính là pháp giới chính, phải có nhiều công vụ hoàn cảnh giai cấp tên lính, đó là pháp giới phụ thuộc, tên lính phải lo cho tròn trách nhiệm bổn phận của tên ấy.
TỰ TẠI TÂM nói lên để các bậc Hành Thâm Pháp Giới được tỏ. Pháp Giới CHÍNH là pháp đã Thọ Nghiệp, Pháp Giới PHỤ thuộc tức nhiên vạn pháp diễn hành. Khi diễn hành kẻ mê lầm thọ chấp, quan niệm đúng đặng gìn giữ lấy trở thành Pháp Giới.
Bồ Tát thật biết nơi suy tưởng của mê mờ nó luôn luôn luân chuyển nghĩ suy, Bồ Tát mới nương theo suy tưởng ấy mà tỏ ngộ, còn kẻ lầm mê thường suy tưởng để tìm nơi hiệp ý mà an trụ trở thành Pháp Giới. Khi Bồ Tát cứu độ kẻ lầm mê Thọ Chấp suy tưởng mới giải mê phá chấp, đem cho kẻ kia suy tưởng thung dung qua cơn an trụ, đó chính là Bồ Tát độ pháp giới.
Bậc Hành Thâm Pháp Giới giải mê phá chấp cho kẻ khác thì được, nhưng khi chính mình đang bị suy tưởng lầm mê mà tự giải được mới gọi là Hành Thâm, bằng mình hiệp ý an trụ thọ giới chưa phải là Hành Thâm Pháp Giới. Vì thường vấp phải như thế nên chi Bồ Tát hay dùng Tự Lợi Tha Lợi để thật tỏ rõ khỏi lầm mà mình được lợi.
ĐẠI BI TÂM nói rõ: Có bậc tu hành đã biết nơi suy tưởng chấp nhận trở thành Chấp Pháp tạo nên Pháp Giới, do lẽ ấy nên chi gìn giữ Thanh Tịnh Tâm để khỏi tạo Pháp Giới, nhưng chính ra tạo nơi Pháp Giới Thanh Tịnh mà trở thành Cõi để Chánh Báo các Cõi.
Bồ Tát thật biết tường tận pháp Tịnh chỉ Độ lúc bộc khởi quá nhiều hoặc trong khi nóng giận lầm lỗi. Còn pháp ĐỘNG tỏ biết mới chính thật là PHÁP GIÁC, gọi là TỊNH để ĐỘ, ĐỘNG thì GIÁC.
Nói đến Pháp Giới thật quá kể, nói đến bậc đã bước vào con đường thề nguyện Hành Thâm thì kể qua những yếu điểm, cốt để lại cho các bậc tu làm một bài CẨM NANG HÀNH THÂM. Đối với Hành Thâm Pháp Giới nơi Kinh Hoa Nghiêm kể đến hơn 2.000 trang mà chưa hết, thế mà bậc tu vẫn thường lầm nhận tạo thành Pháp Giới, do bởi chưa sạch THAM VỌNG nên mới trở thành Pháp Giới. Có bậc vì Tự Ngã Bản Ngã mà có Pháp Giới. Có bậc vì Thánh Ngã, Thiên Ngã, Tiên Ngã mà trở thành Pháp Giới. Có bậc vì Thần Thông Chấp, Thần Quyền Thủ, Tu Chứng Trụ mà có Pháp Giới.
Bậc Hành Thâm đã thật biết, do đó nên mới đi trong mục tiêu Hạnh Nguyện nhiếp độ thâm nhập Pháp Giới, nên không bao giờ tự hào hoặc tự nghĩ đến Đại Niết Bàn, hay nghĩ đoạt đến Chân Ngã, hoặc nghĩ rằng kết quả hay chưa kết quả, miễn sao mỗi từng pháp giới thật tỏ rõ là đủ.
Bậc nầy ví sự Hành Thâm Pháp Giới chẳng khác mấy với kẻ chèo thuyền lướt qua khỏi biển Đại Tây Dương, mỗi một con sóng lớn nhỏ lăn tăn đều là Pháp Giới, nếu rơi xuống để nắm bắt con sóng, đương nhiên bị rơi xuống biển. Do biết như thế nên không còn lấy một khởi thành thử Tâm thanh tịnh đưa con thuyền đến bờ, lên đất liền hết sóng. Đối với sạch Tham Vọng tan Pháp Giới cũng thế.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN