- 1. KINH PHÁP CHÍNH LÀ BẢO PHẨM ĐỐI VỚI BẬC BIẾT LÃNH HỘI ĐỂ TU
- 2. MỖI MỘT PHÁP MÔN LÀ MỘT DỤNG CỤ CỨU CHỮA BỆNH MÊ LẦM
- 3. NÊN KIỂM ĐIỂM MỚI GIẢI ĐẶNG BỆNH MÊ LẦM
- 4. LÀM THẾ NÀO TU TÂM ĐỂ GIẢI CUỒNG TÍN?
- 5. TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM NÓI DẠY ĐỂ CHO CHÚNG SANH TỎ TÂM GIÁC NGỘ
- 6. NÓI VỀ BÁT NHÃ
- 7. NÓI VỀ CÁC PHẨM HẠNH
- 8. NÓI VỀ HÀNH THÂM PHÁP GIỚI CỐT TỎ RÕ KHỎI LẦM PHÁP GIỚI
- 9. NÓI VỀ CÔNG NĂNG DO CÔNG ĐỨC TẠO THÀNH
- 10. NÓI VỀ NHẬN ĐỊNH BẬC TU THIỀN VÀ BẬC CHƯA TU THIỀN
- 11. CHÂN LÝ LÀ MÓN ĂN THẬT THỂ
- 12. NÓI VỀ GIỚI ĐỊNH TUỆ NHIẾP ĐỘ THAM SÂN SI
- 13. TỔNG KẾT
TỰ TẠI TÂM nói lên Công Đức tạo Công Năng, nhờ có Công Năng mới có SỨC MẠNH phát triển BI CHÍ DŨNG làm một lợi khí đào sâu các pháp tu tập. Do đó, Bồ Tát không nhàm chán Công Đức Phẩm phát Đại Nguyện, chủ yếu tỏ rõ các pháp không còn lấy một Chấp.
Khi đầy đủ Công Đức, liền đầy đủ Công Năng thi hành Lục Ba La Mật Đa như: Bố Thí, Trì Giới, Tinh Tấn, Nhẫn Nhục, Trí Tuệ, Thiền Định, nương nhờ Lục Ba La Mật Đa mà tâm không còn quái ngại, hướng tất cả Công Đức ấy về với mục tiêu Ba La Mật. Sau thật biết tất cả các pháp hiện hành thảy đều Ba La Mật, do Tự Nguyện nên có Lục Đạo. Lục Đạo là nơi Thọ Chủng của chúng sanh. Vì Đại Bi Đại Chí Thọ Trì nên chư Bồ Tát mới HÓA ĐỘ CHÚNG SANH nơi Lục Đạo, gọi là LỤC ĐỘ.
NÓI VỀ LỤC ĐỘ LỤC BA LA NHIẾP ĐỘ LỤC ĐẠO.
TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM nói pháp tối diệu nầy của chư Bồ Tát thường phụng hành để Hóa Độ Lục Đạo, cứu Chúng Sanh trong ba Cõi sáu Đường như:
– Pháp BỐ THÍ nhiếp độ ĐỊA NGỤC
– Pháp TINH TẤN nhiếp độ SÚC SANH
– Pháp TRÌ GIỚI nhiếp độ NGẠ QUỈ
– Pháp NHẪN NHỤC nhiếp độ A TU LA
– Pháp TRÍ TUỆ nhiếp độ NHÂN
– Pháp THIỀN ĐỊNH nhiếp độ THIÊN, THẦN TIÊN.
Các bậc tu hành phần nhiều đang còn thọ chủng nơi LỤC ĐẠO, lại thêm vào đó rất hiếm hoi bậc thực hành pháp môn Lục Ba La, do lẽ ấy dù hiểu biết bao nhiêu chăng nữa vẫn phải chịu trước vạn pháp diễn hành tạo thành hoàn cảnh của Lục Đạo như: Thường bực tức, thường thèm khát, thường suy tưởng Dục hoặc thích Dục Vọng, hoặc đương nhiên chẳng mong làm điều Ác mà Tâm hay nghĩ việc Ác, thường biếng trễ chán nản, đó chính là Thọ Chủng tập nhiễm Lục Đạo.
Khi bậc tu đang còn Thọ Chủng Tánh hoặc Tập Nhiễm Căn nơi LỤC ĐẠO PHÁP GIỚI, thì dù có sạch sẽ các pháp, không chấp nhận các pháp, hoặc giả am tường nơi Chân Lý, hay Sở Đắc Chân Không, đến thông đạt Tự Tại Vô Ngại chăng nữa thì ỨNG THÂN vẫn phải chịu lấy Chủng Tánh ấy, Căn Nhiễm ấy mà diễn hành đồng ứng nơi Lục Đạo, gọi là Bồ Tát Hóa Độ Lục Đạo. Sau khi thành Phật tùy theo Chủng Tánh Căn mà HIỆN THÂN PHẬT tại nơi chốn sở trú của Lục Đạo ấy.
ĐẠI BI TÂM chỉ vì thương cho những bậc đã hiểu, được biết, nhưng chưa tỏ tường để giải Căn Tánh đang còn Tập Nhiễm Lục Đạo đặng hoàn toàn Ngộ Nhập BÁT ĐẠI NIẾT BÀN, nên chi nơi Bồ Tát Hóa Độ Lục Đạo để nói lên pháp Nhiếp Độ Lục Đạo. Pháp nầy rất có lợi cho các bậc tu hành không còn tập nhiễm Lục Đạo hoàn toàn Chánh Giác. Nó vừa Tự Lợi Tha Lợi, vừa làm một BẢO PHẨM để Bồ Tát Cúng Dường chư Phật mười phương đặng Thọ Ký thành Phật mà rốt ráo BÁT ĐẠI NIẾT BÀN.
Nói đến Bồ Tát hóa độ giới sinh nơi Lục Đạo, Bồ Tát thật biết vì mê lầm thọ chấp trở nên nhiều pháp giới, gọi là trùng trùng pháp giới bởi DUYÊN KHỞI mà có Lại do CĂN KHỞI trở thành an trụ nơi chốn KHỞI CĂN thụ thai sanh trưởng, tùy theo Thọ Chủng Tánh tập nhiễm Căn mà an trụ pháp giới của Lục Đạo. Lúc đã thành hình Thiên Đạo, Nhân Đạo, A Tu La Đạo, Súc Sanh Đạo, Ngạ Quỉ Đạo, Địa Ngục Đạo tùy nơi chủng tánh căn nhiễm đồng hiệp nơi nào thì liền sanh trưởng nơi Đạo đó, do nó như thế nên mới có Lục Đạo. Sự hiện hành của các bậc tu trì dù cho Trí Tuệ Thiền Định sở đắc Chân Lý chăng, nhưng chủng nghiệp kia hãy còn tập khí nơi Lục Đạo, phải thực hành nhiếp độ Lục Ba La Mật Đa, mới thoát khỏi tập khí hoàn toàn giải thoát. Bằng chẳng thực hành nhiếp độ, thì vẫn là Phật Ứng Thân Lục Đạo.
• BỐ THÍ NHIẾP ĐỘ ĐỊA NGỤC
Khi Bồ Tát Hóa Độ phải biết tỏ rõ trong mỗi Pháp Đạo nhiễm hóa Chủng Tánh, nhiễm căn Tập Khí ra sao, ưa thích môn nào, chừng đó mới tùy CĂN, tùy nơi NHIỄM mà hóa độ pháp đạo. Lúc đã biết pháp BỐ THÍ phù hợp nhiếp độ ĐỊA NGỤC liền Nhất Tâm Đại Nguyện BỐ THÍ để nhiếp độ, nên mới thực hành BỐ THÍ, giúp đỡ cho tất cả đang vương mang hoàn cảnh Khổ thoát khỏi nơi lo âu khổ sở, thường đem pháp mà Bố Thí, nói lên những ích lợi của Thiện Căn hóa giải tất cả những điều nghi chấp. Trên thì Cúng Dường chư Phật, dưới nguyện độ Chúng Sanh thoát nơi Địa Ngục. Do lẽ ấy nên không bao giờ lời nói làm cho kẻ nghe phải nghi ngờ sa đọa Địa Ngục hay đoạn duyên Phật.
Bồ Tát thật biết BỐ THÍ PHÁP là một Bảo Phẩm không gì bằng, đưa chúng sanh thoát Trần Lao Địa Ngục mà đặng Chánh Báo Nhân Thiên hoặc thoát khỏi Lục Đạo Giải Thoát, nên Bồ Tát nguyện đem Thân Mạng, Trí Óc để diễn giải cho Chúng Sanh phá mê giải chấp, hoặc bằng cách mở Đạo Tràng chỉ bày tu học, đem ích lợi cho tất cả Chúng Sanh được Phước Điền Chánh Báo. Bồ Tát nguyện như thế nên Bồ Tát đem tài sản Bố Thí, đem thuốc men cung cấp, đem vật thực Bố Thí. Hoặc lập Trai Đàn, xây dựng Chùa Tháp cho Chúng Sanh có nơi khang trang tu hành. Khi Bồ Tát Bố Thí, từ nơi Pháp Thí đến chỗ Tài Thí, còn dùng Vô Úy Thí để cho Tâm Chúng Sanh không sợ, vì Chúng Sanh đặng Thiện Tâm, Ý không sợ vì Chúng Sanh được Ý TRÍ, Khẩu không sợ vì Chúng Sanh DUYÊN KHẨU (gây Nhân Duyên tu hành) Thân không sợ vì THÂN ĐẠO HẠNH. Bồ Tát Bố Thí như thế không bao giờ Bồ Tát khoe khoang kể lể nên gọi là BỐ THÍ BA LA MẬT ĐA hoàn mỹ cứu độ Địa Ngục vậy.
• TRÌ GIỚI NHIẾP ĐỘ NGẠ QUỶ
Khi biết được Bố Thí nhiếp độ Địa Ngục, liền tự suy ngẫm kiểm điểm từ Công Đức đến Công Năng, từ Giới Định Tuệ cho đến ĐỨC TRÍ, hoặc từ nơi Ngôn Hạnh, nơi pháp nào chênh lệch thiếu hay đủ, có đúng với tinh thần Giác Ngộ Bảo Truyền Chư Phật hay không. Lúc bấy giờ mới tùy khả năng tư cách để Bảo Trì Công Đức Quả đặng khỏi vương nơi NGẠ QUỶ LỤC ĐẠO.
Bậc nầy thật biết Chủng Tánh Căn Nhiễm của Ngạ Quỷ thường buông lung, do nơi buông lung mà Ngôn Hạnh bừa bãi, tánh nghĩ không chừng. Vì tánh không chừng nên sự tiêu xài quá lố, lúc keo kiệt quá đổi, lại thích tưng bốc gần kẻ nịnh hót hơn là chơi với bậc huy hoàng. Ngạ Quỷ thường dùng lời nói không chân thật hay điêu ngoa để có nhiều tiền bạc ăn xài thỏa dục. Do Chủng Tánh căn nhiễm trên nếu không đặng sự nhu cầu liền sanh tâm thù ghét, đến lúc mạng chung sa nơi Ngạ Quỷ.
Bậc nhiếp độ NGẠ QUỶ mới trì giới, tự sửa sang Đức Tánh của mình, tự Giới Định Tuệ đặng nhiếp độ chủng tánh buông lung, dùng Ngôn Hạnh trang nghiêm đặng giải trừ bừa bãi không chừng, phát nguyện Thành Thật Tâm cốt giải vọng ngữ điêu thoa, tưng bốc nịnh hót, dụng Trí Tuệ hướng thượng tu Thiền Tọa cốt giải căn nhiễm keo kiệt. Khi bậc nhiếp độ được chủng tánh căn nhiễm thường giúp đỡ cho những kẻ chung quanh mình được sửa đổi, nhờ như thế mà thoát khỏi NGẠ QUỶ CĂN, Trí Tuệ chẳng còn suy nghĩ thèm khát tham vọng, Tâm được Tự Tại không cầu báo, đó chính là TRÌ GIỚI BA LA MẬT ĐA VẬY.
• TINH TẤN NHIẾP ĐỘ SÚC SANH
Chủng Tánh Căn Nhiễm của Pháp Giới Súc Sanh nó rất nhẹ nhàng tinh nhuệ, nó đưa cho tất cả từng lớp Chư Tiên, Chư Thiên trở thành LỤC DỤC THIÊN hiện tại. Nó lại thay đổi pháp Dục vọng rất nhiều thứ lớp. Súc Sanh có một sức mạnh vô biên, Ái Khả đứng nhứt, nó đưa Chúng Sanh mê man trong vòng ước mơ thèm khát đòi hỏi không ngừng nơi Ái Dục. Nó cấu kết đường dây Sanh Tử bằng Ái Nịch. Nó hóa cảm Chúng Sanh nơi Hương Vị làm cái sống. Nó gợi lòng ham muốn nơi sắc hương.
Chủng Tánh phát sanh từ nơi SẮC. Đã có Sắc liền có Hoa Mỹ (đẹp), có Hoa Mỹ liền có Luyến Ái, nơi luyến ái sanh Ái Tình, từ ái tình gây Ái Dục. Ái Dục không rời nhau bị Ái Nịch. Mong bảo trì Ái Nịch, Ái Dục, Ái Tình phải tạo Danh Giả. Từ danh giả sống mãi nơi Danh vọng cầu lấy địa vị đặng thỏa mãn nơi căn nhiễm của Súc Sanh.
Chủng Tánh căn thường nhiễm không ngoài SẮC THINH HƯƠNG VỊ trở nên trìu mến hoài mong. Khi từ SẮC thành tựu đến địa vị hoàn mỹ thì chẳng nói làm chi, lúc bị thất bại địa vị sanh lòng buồn khổ, Tâm hay oán, Lòng hay hận, sau lâm chung sa vào Địa Ngục. Khi hương vị hưng vượng thì chẳng nói làm chi, lúc hương vị danh giả mất thì thể diện bị mất, Tâm sanh than van buồn chán lòng tạo nên Địa Ngục trần gian sầu khổ, nếu đến lâm chung vẫn sa vào Địa Ngục.
Bậc nhiếp độ Lục Đạo thật biết tham vọng mong ước mơ hồ huyền ảo đem đến sự thèm khát, thảy đều là thọ chủng nơi Súc Sanh nguy hại. Do lẽ rõ biết như thế nên Tâm mới chuyên chủ Tinh Tấn tu hành không ngừng để thề nguyện Đoạn chủng tánh tập nhiễm, thường nhiễm của Súc Sanh, lìa Dục Vọng, không nhiễm SẮC THINH HƯƠNG VỊ khỏi sa vào Súc Sanh Giới.
TỰ TẠI TÂM vạch rõ trong Lục Đạo chỉ có Súc Sanh Đạo là hơi men của Ngũ Độc, khi đã trót uống lầm Ngũ Độc kẻ bị lầm thời luôn luôn say độc, nhiễm độc, không còn cách chi hơn là thường giải độc. Vì vậy nên Tinh Tấn là pháp môn Giải Độc duy nhất, nhiếp độ Súc Sanh Đạo tu không ngừng nghỉ là TẬN ĐỘ.
Bậc Tận Độ nhiếp độ, bậc nầy có Trí Tuệ căn bản, Trí Tuệ căn bản ấy nó tìm đặng Chơn Tánh để tu. Nơi Chơn Tánh không lìa Thể Tánh. Thể Tánh thường quán sát: Phật Pháp bất ly Thế Gian Giác, có nghĩa là quán Phật Pháp so nơi thế gian đặng Giác Phật Pháp, chớ không phải thế gian là Phật Pháp.
ĐẠI BI TÂM chỉ điểm bậc Bồ Tát Hạnh dụng Tinh Tấn tu nơi Sắc Thinh Hương Vị Xúc Pháp không nhiễm để nhiếp độ Súc Sanh Đạo hoàn toàn Giải Thoát. Hàng Thiên Tiên, Hàng Thinh Văn, Duyên Giác đến A LA Hán, lìa nhiễm Sắc Thinh Hương Vị Xúc Pháp huân tập Thanh Tịnh mà Đắc Quả.
• NHẪN NHỤC NHIẾP ĐỘ A TU LA
Pháp Giới A TU LA ĐẠO là một Pháp Chủng Tánh nóng nảy, căn nhiễm Trung Trực. Lúc phát nóng thường tạo Vô Minh tồi phá Đạo Hạnh Công Đức. Nó chẳng khác nào ngọn lửa đốt vườn Công Quả. Do đó bậc tu đến A La Hán bậc nóng nảy như bưng Ngũ Độc uống vậy. Vì Chủng Tánh nóng ấy mà thường tạo Nghiệp, thường tạo gây gổ thù hận trong Nhân Quả Tử Sanh.
A Tu La Đạo thường tạo Phước Điền, thường phá Phước Điền. Bậc thường tạo Phước Điền nhiều, phá Phước Điền ít, sau khi mạng chung được thành Thần ở Cõi Trời. Bậc tạo Phước Điền ít mà tồi phá nhiều sa nơi Địa Ngục. Bậc vừa tạo lại vừa phá, dư thiếu chút ít, sau khi mạng chung thành Quỉ A Tu La. Bọn Quỉ A Tu La chia ra nhiều Cảnh Giới. Có Cảnh Giới tắm lửa, ẩm thực lửa, sống trong lửa. Có Cảnh Giới ở nơi Nước, sống nơi Nước. Có Cảnh Giới ở nơi Gió, sống trong Gió. Có Cảnh Giới ở nơi Đất, sống nơi Đất, như ở gần chân núi, gốc cây hay bắt bớ kiếm ăn bằng tế lễ như ở Miếu hoặc Ngã Ba vậy.
TỰ TẠI TÂM thật biết rất kỹ càng, chỉ dùng Pháp Hạnh NHẪN NHỤC mới nhiếp độ A TU LA ĐẠO thôi, ngoài ra không có pháp nào chữa trị nhiếp độ đặng. Bởi như thế nên chư Bồ Tát phải dùng nhiếp độ, chư Phật đã dùng, hôm nay các bậc tu đang dùng nhiếp độ nóng nảy của A Tu La cốt dứt Nghiệp Quả thời quá khứ, hiện tại không còn gây tạo nữa. NHẪN NHỤC chính là một Pháp Hạnh quí vô giá, vì sao? Vì NHẪN NHỤC nhiếp độ A TU LA ĐẠO, vừa lại cắt đứt dây Sanh Tử, lại vừa nhiếp Tâm khi bậc tu hành gặp phải những Pháp Giới ngang chướng không làm mất Đạo Hạnh Quả Vị mình. Bậc tu Nhẫn Nhục chính là bậc biết Tịnh Tâm hàng phục được A Tu La Đạo liền Thật Chứng TỊNH ĐỘ hiện tiền chẳng còn lo sa ba đường ác.
ĐẠI BI TÂM nói lên khi các bậc tu hành chưa dùng Pháp Hạnh Nhẫn Nhục để nhiếp độ A Tu La Đạo, thì những bậc nầy thường nổi nóng. Lúc nổi nóng đã Thọ Chủng Tánh A Tu La, Căn đang còn Nhiễm, tu hành Phật Tánh khó bày biện phân minh, thường hay Tự Ngã lâu ngày trở nên Bản Ngã Thọ Chấp, khó rốt ráo thành tựu.
Bậc tu đặng biết A Tu La Chủng Tánh che khuất Phật Tánh, làm cho Phật Tánh lu mờ khó lộ diện, nguy hại như thế nên mới Nhẫn Nhục để nhiếp độ. Khi đã nhiếp độ đặng A Tu La thì Thân Tâm trở thành Dung Thông Thanh Tịnh, Đức Tánh dung hòa thi hành Bình Đẳng Tánh Trí, tỏ rõ các Pháp, thật biết các Pháp đi lại chừng đổi, mỗi Pháp thảy đều có ĐẶC TÁNH, mỗi Pháp Giới đều có NGỘ NHẬN lầm tưởng trở thành LỤC ĐẠO liền Sở Đắc Diệu Quang mà Viên Thông Hoàn Giác.
• TRÍ TUỆ NHIẾP ĐỘ NHÂN
Trong Lục Đạo không có nơi nào thường chấp bằng NHÂN ĐẠO. Do thường chấp trụ như thế nên Tâm nương theo Ý Thức mà phân biệt. Nhân Đạo lại thường phân tách từng Cái Sống để mà sống theo ý thức. Do đó nên mới có từng hệ thống pháp giới giai cấp mỗi mỗi theo Ý Thức Hệ. Cõi Nhân chính là một hệ thống pháp giới trong Lục Đạo không đâu bằng. Do lẽ ấy nên chi càng học hỏi bao nhiêu lại càng thường chấp bảo thủ bấy nhiêu. Bậc học nhiều ý thức trở thành bậc TRÍ THỨC. Bậc trí thức mỗi bậc đều có mỗi hệ thống lý tưởng nơi mình làm lẽ sống. Mỗi một gia đình có mỗi hệ thống riêng nhau đóng thành mỗi khuôn khổ chấp nhứt. Cách đây 2.518 năm Đức Thế Tôn Ngài Thể Hiện đã giải chấp giữa hệ thống Quan Quyền và Dân Nô Lệ. Đó chính là một điểm để nhận thấy Nhân Đạo thường chấp, thường trụ.
Căn bệnh thường chấp, chủng tánh thường nhiễm là một căn bệnh trầm trọng khó giải. Tội Lỗi và Nghiệp nhiều không đáng sợ, nhưng rất đáng sợ căn bệnh thường chấp. Căn bệnh thường chấp nó dễ đưa cho Nhân Sinh đến nơi Chấp Pháp mà Thủ Chấp. Lại nữa, từ nơi Trí Thức nó là một cái khuôn Chủng Nghiệp nơi ý thức, ngoài ý thức nó nhận thấy sai với Lý Trí của nó, do nó như thế nên sanh ra thường NGHI, đã Nghi liền có CHẤP gọi là NGHI CHẤP. Nghi Chấp ấy nó thường đem ra thao diễn Tâm Thức của Nhân Sinh, nó nghi kẻ bên ngoài, rồi chính thân mạng của nó nó lại nghi luôn trở thành điên đảo chấp nghi đồng nghi chấp. Nó nhịn ăn, nhịn mặc, đem tài sản vàng bạc chuyên ròng canh gác gìn giữ bảo vệ chỗ nó đã nghi, nơi nó đã chấp. Vì vậy trở thành tranh giành hơn thua nhau từng quyền lợi đến ý thức nói ra thật vô kể.
TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM chỉ rõ căn bệnh thường chấp, hay nghi của Nhân Sinh loanh quanh không ngoài Ý Thức Hệ, nên phải dùng Trí Tuệ giải nghi, phá chấp, cốt nhiếp độ THẾ NHÂN. Khi bậc đã nhiếp độ Lục Đạo thế nhân được mới độ thoát cho Nhân Sinh, liền đem cho Nhân Sinh có Trí Tuệ căn bản về THIỀN TRÍ, thì Nhân Sinh mới có đầy đủ Trí Tuệ Tri Kiến Giải Thoát. Bằng nhân sinh chưa đặng Thiền Trí vẫn đang mơ màng trong tình trạng ý thức Lý Trí, dù cho có tu pháp môn phá MÊ CHẤP chăng, trong một thời gian nào đó rồi cũng vẫn bị ý thức để chấp MÊ, sanh chứng CHẤP THỦ, vì sao? Vì Trí Tuệ của Trí Thức nó không ngoài ý thức nhiếp thu bị biết, Nhân Sinh thì Chủng Tánh thường nhiễm ý thức từ lâu. Nếu Nhân Sinh có học Khoa nào chăng nữa cũng không ngoài ý thức học.
Ví như: Triết Lý, Triết Học, Khoa Học, Y Học, Hình Học hoặc Toán Học cho đến Siêu Hình Học vẫn theo hệ thống BỊ BIẾT, chưa thoát khỏi vòng cương của Ý Thức. Đến như Triết Học ZEN phải chia ra làm hai khối, một khối đứng hẳn bên Ý Thức dùng Thần Thức nuôi dưỡng Thân. Còn một khối dụng Triết Học cao siêu để đào tạo Thiền Trí nhưng chưa hoàn mỹ, bị lạc hướng nơi Tâm Thức Học. Lấy đâu để chỉ nơi Tâm Thức Học? Lấy đứng nơi tư thế XUẤT HỒN dung dưỡng Thần Thức, nếu như thế thì không hơn kém Siêu Hình, Thần Thức Học.
TỰ TẠI TÂM nói rất chân thành: CHÂN LÝ QUÁ Ư ĐƠN GIẢN. Khi bậc đã sở đắc mới nhận được lời Chân Thành của Tự Tại, chẳng phải tìm cao siêu mới Sở Đắc, càng đơn giản bao nhiêu nhận được mới là bậc Sở Đắc thâm diệu bấy nhiêu. Càng cầu kỳ siêu đẳng cho đó là nơi Sở Đắc của mình, thật ra chẳng Đắc gì cả. Về THIỀN TRÍ biết nhận hay chưa biết nhận mà thôi. Khi bậc biết nhận nương theo Chơn Tánh để tu đến Bất Thối. Lúc chưa biết nhận chạy theo vọng đảo tu hành. Biết nhận ít xa lìa Thể Tánh đặng sát nhận CHÂN. Chưa biết nhận theo tư tưởng Cá Tánh tìm hiểu chủ thủ.
Nhà THIỀN SƯ khi tìm đặng Thiền Trí duy chỉ có mỗi một khởi đầu. Lúc bấy giờ nhìn nơi THÂN TỨ ĐẠI nhận thấy trong THÂN vô số vi trùng, chia ra nhiều giống vi trùng, mỗi một giống chung họp nhau mà sống, không bao giờ giống này lạc nơi kia mà sống được. Như vi trùng máu sống theo máu. Vi trùng mủ sống nơi mủ. Vi trùng nước bọt hoặc đàm đều sống trong thể chất phù hợp đó. Về bản tánh vi trùng mỗi giống thảy đều có phận sự linh động di chuyển của chúng nó, giống nào đều phải theo linh động di chuyển trong thể chất của nó. Chúng nó được có mỗi một cái là đồng nhau linh động, đồng nhau di chuyển chạy đều trong Thân không ngừng trệ, thành thử nuôi dưỡng được Thân. Thân Tứ Đại nhờ nó mà sống. Nó nhờ Thân Tứ Đại được chất dung thông sinh trưởng.
Khi nhà THIỀN SƯ đã nhận chân nơi Thân Tứ Đại bèn đem mỗi một Thân của mình so với triệu triệu nhân sanh, mới nhận thấy chính mình là một con vi trùng đang sống trong vũ trụ đồng với nhân sinh. Sau khi tự nghĩ nếu mình TỰ NGÃ cho mình khôn ngoan, tìm đặng CHÂN lấy mình, chẳng biết nhân sinh đã có một lý lẽ chân chính hơn mình, thì chính mình chưa thấm vào đâu cả. Từ đó mới dùng Thiền Trí để nhiếp độ những điều chưa tỏ đặng tỏ, những chi chưa biết đặng biết, những chi chưa thi hành nay phải thực hành nhiếp độ Ngộ Nhập ngay nơi mình làm của mình nhập. Những gì chưa chu đáo nay hoàn mỹ chu đáo, không còn tu trên ảo vọng xa xuôi để cầu Giác, mà ngay nơi Thật Hành Chánh Giác.
Nhờ nơi nhiếp độ nên bản tánh dung hòa trở thành BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ, sau khi Tánh Trí Bình Đẳng mới dụng Trí Bình Đẳng ấy mà quán soi nhân đạo thật tỏ Chủng Tánh đoạt đến DIỆU QUANG SÁT TRÍ. Nhờ nơi Diệu Quang Sát Trí mà thật biết chúng sanh nó chẳng phải là nhân sinh, mà chính chúng sanh đang ở trong Thân Tứ Đại, gọi là Chúng Sanh Tính. Chúng Sanh Tính ấy chẳng đâu xa lạ, chính nó là các giống vi trùng trong thân mạng. Khi chúng diễn âm trong Thân thì đương nhiên nhà Thiền Sư phát sinh tư tưởng. Tư tưởng có bao nhiêu thì chủng tánh vi trùng đều có bấy nhiêu. Nhà Thiền Sư thực hành thông thái bao nhiêu thời những giống vi trùng khôn ngoan bấy nhiêu. Đến lúc nhà Thiền Sư thành Phật thì các vi trùng trưởng thành Bồ Tát Quốc Độ.
Lại nữa, các giống vi trùng ở trong toàn Thân giống nào cũng phải nhả ra từng chất nhờn nhớt, chất nhờn nhớt ấy nó lần lượt xuống thẳng quả Cật hóa thành giống tinh trùng, tinh trùng chờ khi giao hợp thụ thai đương sanh ra loài người.
Bậc nhiếp độ Nhân phải là bậc có Thiền Trí, nếu dùng bằng Trí Tuệ Trí Thức thì chỉ giúp cho Nhân Đạo tu Phước Thiện thôi. Nhờ Thiền Trí sáng soi THÂN TÂM để phá mê thường chấp mà Trực Giác Sở Đắc TAM MUỘI PHÁP MÔN. Nhiếp độ Nhân để thật tỏ rõ tư tưởng hiện nó đang lầm nhận chính là chẳng phải của nó. Nếu nó muốn biết chân thật thì nó hãy nương theo Vô Ngã mới tỏ ngộ, bằng nó lầm nhận tư tưởng để thường chấp thì không bao giờ nó Chánh Giác.
• THIỀN ĐỊNH NHIẾP ĐỘ THIÊN
Thiền Định là môn nhiếp độ Thiên Đạo cũng đào tạo DIỆU GIÁC VIÊN MINH tỏ rõ ẨN HIỆN Mật và Hiển. Đương thời nhiếp độ Vị Lai tận hưởng rốt ráo Chánh Giác.
CÓ LÀM MỚI THẤU TRẮNG ĐEN
CHƯA LÀM CHỈ NÓI ĐÃ THÈM MÀ CHƠI
TỰ TẠI TÂM nói lên bậc đã đến mức Thiền Định nhiếp độ Thiên, thì bậc nầy đã là MINH SƯ các Cõi cùng Cảnh Giới Chư Thiên Tiên Thần Thánh Đạo du hành cùng khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới mới nhiếp độ, bằng chưa tỏ rõ, tâm đang còn cầu vái van xin thì chưa phải là nhiếp độ, mà đang tu Thiền vậy.
Bậc nhiếp độ các chư Thiên Tiên trong ba cõi phải Sở Đắc CHÂN THIỀN, tỏ rõ Bổn Lai Thể Tánh đồng Viên Thông PHÁP TÁNH. Nhờ tận giác như thế, nên rõ ràng Chánh Báo của các chư Thiên, Tiên, Thần, Thánh mỗi nơi nhiễm hóa thế nào mà trở thành các cõi, cảnh giới. Từ chốn Thọ Ngã thi hành huân tập Tự Ngã để lãnh lấy Thần Thông Tài Phép ra sao thảy đều tỏ rõ, tỉ mỉ tường tận không sai chạy mà nhập Chánh Định Tam Muội nhiếp độ THIÊN.
Khi các Chư Thiên, Chư Tiên đến thưa gởi hỏi han cầu mong chỉ giáo làm thế nào Bảo Trì Cảnh Giới trường cửu? Làm thế nào Thần Thông được vào dòng THÁNH? Vị Chánh Định mỉm cười mới nói:
– "Các Ông cũng nên biết: Dù cho các Ông có tài phép thần thông cao nhất, cũng chưa vào được thần thông của bậc Thánh, vì sao? Vì thần thông tài phép ấy nó không ngoài TUỔI THỌ, nó đã không ngoài Tuổi Thọ thì đương nhiên Thần Thông tài phép không ngoài Pháp Tánh. Đã không ngoài PHÁP TÁNH thì tài phép Thần Thông ấy có cao đến đâu chăng cũng không thể được vào dòng Thánh. Vì sao? Vì Thần Thông Pháp Tánh là Thần Thông bị huân tập nhiếp thâu thành tựu. Vốn của Pháp Tánh thì di chuyển sanh diệt, không phải tự nó mà bởi THỂ TÁNH nó như thế.
Chẳng khác nào một nhà điêu khắc giỏi khéo, lầm đem cây THẠCH THỦY khắc Thần Tượng. Thạch Thủy là Pháp Tánh, còn nơi Hiệp Tan là Thể Tánh của Thạch Thủy, vốn nó như thế, không thể nào hỏi tại sao. Thì làm thế nào Thần Thông Tài Phép của các ông không bị sanh diệt? Vì lẽ Sanh Diệt nên những Thần Thông Tài Phép đó chưa vào dòng Thánh được.
Thần Thông vào bậc THÁNH dụng DIỆU GIÁC MINH làm Thể, dùng THIỀN làm phương tiện đoạt đến TRÍ lập DỤNG. Khi đã có Dụng bằng Thiền Trí mới thực hành nhiếp độ các pháp môn, nương theo pháp môn để tỏ thông vạn pháp về KHÔNG PHÁP.
Lúc về Không Pháp phải tu trì Bát Nhã thực chứng nơi Tam Muội pháp môn gọi là: THẬT TƯỚNG VÔ TƯỚNG TAM MUỘI PHÁP MÔN. Thi hành nơi pháp môn KHÔNG HAI Nhiếp Độ, Dụng Độ, Hành Độ thu nhiếp trở thành Diệu Dụng Hành Dụng rốt ráo Chánh Giác. Khi đã Chánh Giác đương nhiên THỂ DỤNG là MỘT. Chừng đó các pháp Thần Thông đương nhiên tùy thuận Thị Hiện, đó chính là Thần Thông BẬC THÁNH. Bằng chẳng như thế thảy đều là Thần Thông chưa vào Bậc Thánh." Lúc bấy giờ chư Thiên Tiên hoan hỷ vui mừng đảnh lễ lui về các Cảnh Giới, các Cõi.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN