- 1. KINH PHÁP CHÍNH LÀ BẢO PHẨM ĐỐI VỚI BẬC BIẾT LÃNH HỘI ĐỂ TU
- 2. MỖI MỘT PHÁP MÔN LÀ MỘT DỤNG CỤ CỨU CHỮA BỆNH MÊ LẦM
- 3. NÊN KIỂM ĐIỂM MỚI GIẢI ĐẶNG BỆNH MÊ LẦM
- 4. LÀM THẾ NÀO TU TÂM ĐỂ GIẢI CUỒNG TÍN?
- 5. TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM NÓI DẠY ĐỂ CHO CHÚNG SANH TỎ TÂM GIÁC NGỘ
- 6. NÓI VỀ BÁT NHÃ
- 7. NÓI VỀ CÁC PHẨM HẠNH
- 8. NÓI VỀ HÀNH THÂM PHÁP GIỚI CỐT TỎ RÕ KHỎI LẦM PHÁP GIỚI
- 9. NÓI VỀ CÔNG NĂNG DO CÔNG ĐỨC TẠO THÀNH
- 10. NÓI VỀ NHẬN ĐỊNH BẬC TU THIỀN VÀ BẬC CHƯA TU THIỀN
- 11. CHÂN LÝ LÀ MÓN ĂN THẬT THỂ
- 12. NÓI VỀ GIỚI ĐỊNH TUỆ NHIẾP ĐỘ THAM SÂN SI
- 13. TỔNG KẾT
Đến lúc biết Nghe, biết Nhận để mà tu, thời nghe nhận được nhưng kém THẬT HÀNH để Ngộ Nhập. Thêm nơi tập quán xem thường mà chỉ tìm những thời pháp cao siêu học hỏi, ngoài ra nơi Kinh Pháp chỉ rõ, nói rõ yếu tố tu tập đến rốt ráo thì chưa thi hành, cũng chưa lưu ý đến. Do lẽ ấy thiếu căn bản Ngộ Nhận, đã thiếu Ngộ Nhận thời vẫn thiếu NGỘ NHẬP.
Đối với Chân Lý không có pháp nào là pháp cao, cũng không có pháp nào là pháp thấp cả, duy nhứt Thật Hành Ngộ Nhập là cao quý.
Khi đức Thế Tôn còn Thể Hiện, có bậc đến thưa hỏi: "Bạch Thế Tôn, nơi đây là Thế Gian hay Cõi Phật? Nơi đây là Nhân Thế hay Niết Bàn?" Lúc bấy giờ đức Thế Tôn Ngài nói: "Ở đây cũng Thế Gian cũng Cõi Phật. Ở đây cũng Nhân Thế cũng Niết Bàn."
Bậc nọ mới thưa: "Bạch Thế Tôn, con nương nhờ Ngài nói quyết định." Đức Thế Tôn Ngài nói: "TA làm sao nói quyết định. Nếu TA nói quyết định đây là Niết Bàn hay Cõi Phật, mà Ông chưa thi hành tu tập đúng với tinh thần, đoạt đến mục đích thì lời TA nói Vọng Ngữ sao? Bằng TA nói đây là Nhân Thế hoặc Thế Gian, Ông thực hành tu đúng thì lời TA nói sai biệt, Ông nghĩ thế nào? "Bạch Thế Tôn: "Đúng nó như thế." Đức Thế Tôn Ngài nói tiếp: "Ông cũng nên biết, những điều Ông thưa hỏi nó không Thực Thể. Do nó không Thực Thể nên TA phải nói phân hai rằng: Nó cũng như thế, mà nó không phải như thế."
Lúc bấy giờ bậc nọ thưa thỉnh: "Bạch Thế Tôn, xin Ngài thương chúng con đời nầy hay đời sau Ngài chỉ dạy nơi THỰC THỂ để tu thoát khỏi Sanh Tử." Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn Ngài nói: "MÔN TU ĐỂ MÀ ĐẾN nên thưa hỏi. MÔN ĐẾN ĐỂ KHỎI TU, chớ nên thưa hỏi." Thế nào là Môn Tu để đến? BI CHÍ DŨNG, GIỚI ĐỊNH TUỆ, đó chính là pháp môn chính yếu nên hỏi TU mà ĐẾN.
Đối với Bi Chí Dũng, Giới Định Tuệ kinh pháp đã từng nói, từng nhắc nhở ích lợi để tu. Thật ra vì thói quen xem thường, nơi xem thường bởi vì lòng Tham Vọng tràn ngập nên ưa học hỏi những pháp nào ĐẾN ĐỂ CHƯA TU. Còn TU đặng ĐẾN thì thờ ơ xem thường, coi đó là nhỏ nhen thường pháp. Vì vậy nên rất hiếm bậc Tinh Tiến thật hành sâu đậm Thật Chứng.
CHÂN LÝ LÀ MÓN ĂN THẬT THỂ đối với bậc đã từng lãnh hội Giáo Lý Thật Hành tương song, từ nơi Say Đạo, Mến Đạo, Hiểu Đạo đồng Tự Tánh Tỏ Tánh biết Đạo mới công nhận Chân Lý là món ăn Thật Thể không gì bằng.
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn. Đối với LÝ SỰ tu trì đem đến nơi Hiểu Biết rất Bình Đẳng, rất hiệu quả vi diệu. Tùy theo Công Năng Chân Thành Cầu Đạo. Tùy nơi xem thường tu lấy lệ có tu. Tùy theo Tham Dâm ô dục mà thọ lãnh các Pháp. Tùy theo Nương Tựa Căn, Háo Danh Căn, Thần Quyền Căn, Thọ Ngã Căn mà lãnh hội đồng ứng in nhau không sai khác.
Nếu có bậc thật hành Nhất Tâm áp dụng BI CHÍ DŨNG để tu, khi Bi Chí Dũng thành tựu thật vô kể nơi Chân Lý Đạo Pháp. Khi Thiện Nam hoặc Thiện Nữ duy nhất dụng mỗi một chữ "BI" làm mục tiêu, thi hành về CHÍ DŨNG làm phẩm Trợ Đạo.
Thiện Nam, Thiện Nữ nên biết. Thiện Nam, Thiện Nữ nhìn thấy trước bối cảnh của nhân sinh chật vật nơi SANH, TỬ, BỆNH, LÃO, KHỔ gặp nhiều sự khó khăn đói khát, Thiện Nam, Thiện Nữ chỉ thi hành chữ BI giúp đỡ, nếu gặp phải trở ngại thì dụng CHÍ DŨNG để thành tựu mục tiêu giúp đỡ của mình. Cứ như thế tùy thuận cứu giúp, tùy khả năng cứu trợ, từ lời nói giúp đỡ đến tiền bạc cứu trợ, qua từng Nhân Lực Tài Chánh Ngôn Ngữ thảy đều giúp đỡ không ngoài chữ BI. Lúc cứu giúp xong có trường hợp biết ơn, hoặc giả chẳng biết ơn sanh lòng oán giận thì chớ nên phiền trách, đó chính là dụng BI CHÍ DŨNG BA LA MẬT vậy.
Trong thời gian thật hành BI CHÍ DŨNG như thế thì Thiện Nam Thiện Nữ vừa tu trì QUÁN THẾ ÂM HẠNH mà lại được quán xuyến tất cả mê lầm nhân sinh chịu báo khổ sở trước tấm tuồng Sanh, Tử, Bệnh, Lão, Khổ. Sau thành tựu Đại Bi Trí Tuệ sáng soi cùng khắp tỏ rõ Nghiệp Chủng Chúng Sanh, Đại Chí lướt qua các Pháp Giới. Đại Dũng Điều Ngự Trượng Phu mà Giác Ngộ. Đó có phải CHÂN LÝ cần THẬT HÀNH mới NGỘ NHẬP chăng?
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN