- 1. TẬP DƯỚI SỰ NHẬN ĐỊNH VŨ TRỤ VỚI CON NGƯỜI
- 2. TÓM LƯỢC
- 3. BẢN NĂNG KHẢ NĂNG CON NGƯỜI
- 4. ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI
- 5. DƯỚI MẮT THIỀN SƯ ĐỐI VỚI VŨ TRỤ
- 6. VŨ TRỤ LÀ MỘT KHO TẠNG HÀM CHỨA
- 7. VŨ TRỤ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
- 8. THỂ CHẤT CÙNG TIỂU NGÃ GIẢ TƯỞNG ĐỒNG NHẤT
- 9. TIỂU NGÃ CỦA CÁC ÔNG TRẢI KHẮP VŨ TRỤ
- 10. XUẤT ĐỊNH NHẬP CẢNH TÙY THUẬN THEO TIỂU NGÃ
- 11. THỂ CHẤT TÁNH CHẤT NGUYÊN TINH NHƯ THẾ NÀO?
- 12. BẬC THÁNH TĂNG THOÁT SANH NHƯ THẾ NÀO?
- 13. DƯỚI SỰ NHẬN ĐỊNH CON NGƯỜI VỚI VŨ TRỤ
Tập nầy nói lên mục đích chính của ĐẠO PHẬT, là một Giáo Môn lần đưa con người Khám Phá Vũ Trụ làm chủ Vũ Trụ Bất Diệt.
Hiện tại Thế Giới khám phá Vũ Trụ trên hiện vật, nhưng chưa chắc đã hoàn mỹ bất diệt, vì sao? Vì hiện vật có hoàn mỹ chăng mà Thân Mạng con người chưa hoàn mỹ vẫn gị diệt sanh, chưa đoạt đến đích chính của Thân Mạng.
DI BÚT KÝ trong tập nầy giúp cho con người đặng hoàn mỹ SANH, TỬ, BỆNH, LÃO, KHỔ.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
Ấn Ký
*******
DƯỚI SỰ NHẬN ĐỊNH VŨ TRỤ VỚI CON NGƯỜI
Sự nhận định con người với Vũ Trụ, vấn đề này được nêu ra từ lâu. Khi con người biết nhận thức đến Tinh Thần đồng Vật Chất thảy đều có giá trị, đời sống, lẽ sống không tồn tại, chưa bao giờ thoải mái bền lâu, dù cho có cũng trong chốc lát bay theo ngọn gió cuốn mây bay, đương nhiên con người phải truy tầm những gì trong phút ấy, kéo dài ra cốt đáp ứng lâu bền sự sống, nguyện vọng của con người đón nhận có bấy nhiêu.
Bậc trí có lý tưởng sâu xa, tự vấn đáp biết đặng: TƯ TƯỞNG LỆ THUỘC BẢN THÂN, TINH THẦN NUÔI VẬT CHẤT, nên họ dùng tư tưởng lần biết tỏ thông tiến bộ, dụng tinh thần bồi dưỡng Bản Thân, đó chính bậc trí đã thực hành. Nhưng chưa bao giờ quyết định rõ ràng: VŨ TRỤ VỚI CON NGƯỜI đã sanh ra bao đời kiếp?
Từng lớp sống nơi con người có thể biết, đã có bao nghiêu thành phần người sống, qua bao thế kỷ đổi thay. Đã từng có nhiều hoàn cảnh đem đến cho con người ngang trái, nếp sống, đời sống nơi con người trải qua rất nhiều bị trị, chỉ vì con người vấp phải cái sống tạm trên Trái Đất chuyển xoay, nên hoàn cảnh xoay chuyển, dù sao chăng cũng không ngoài Vũ Trụ.
Nhà Hiền Triết có trí thức nhãn quang, nhìn quả đất vòng quây, xem Vũ Trụ linh động. Còn con người đón đợi trái đất dừng lăn, Vũ Trụ chớ di chuyển, hoàn cảnh chớ xãy ra, việc đời đừng thay đổi, thì thử hỏi con người mong đợi có hợp tình, hợp lý với Vũ Trụ và Trái Đất chăng ? Nếu việc đời dừng trụ đứng yên, hoàn cảnh chẳng thuyên diễn thì chẳng khác nào đêm khuya yên giấc, con người và vũ trụ chết khô, tìm đâu cho ra cái sống, có phải sự hoài mong nơi con người ĐỐI TƯỢNG với Vũ Trụ chăng? Chính nhà Hiền Triết chưa suy nghĩ kịp như thế.
Nói đến kiếp con người đã có từng bao nhiêu thế kỷ, con người với con người. Họ cũng đã sắp xếp thực hiện nhiều tài liệu, chương trình cốt phục vụ nhau, họ đặt thành hy vọng ngày mai đem đến lẽ sống hoàn toàn thoải mái. Do đó mới phát sanh TÔN GIÁO và TRIỀU ĐẠI, ĐẢNG PHÁI đều một mục đích bảo toàn nếp sống cho nhân loài thanh bình thịnh vượng.
Theo triển vọng chủ đích con người: SỐNG HIỆN TẠI, XÂY DỰNG HIỆN TẠI, nên mới vạch con đường chánh cứu giúp con người, chỉ vì quá nhiều tư tưởng mỗi thời có mỗi lập dị riêng, sự đồng tưởng bất đồng tưởng tương tranh thay đổi nên mới có chế độ nầy sang chế độ khác, mãi tiếp diễn làm cho con người cứ trải qua 20 năm có trận thay đổi lớn nhỏ tùy thời, sướng khổ tùy thế, lịch sử chép ghi biết mấy pho đầy đủ.
Con Người đã có sẵn tập quán thói quen, nên chi từ sự ăn uống, nề nếp lối sống, tục quán thảy đều quen thuộc. Nếu đem đặt con người vào hoàn cảnh chi hay khuông khổ chế độ nào sống lâu ngày thời gian tính vẫn quen nền tảng ấy. Nên chi các nhà Tôn Giáo, các Chính Trị Gia, Triều Đại, Đảng Phái mới dùng, mỗi Tôn Giáo có mỗi sắc thái văn tự riêng. Mỗi Triều Đại có mỗi Sắc Phẩm riêng, mỗi Đảng Phái có mỗi hành động cử chỉ riêng để cho con người tập quán quen thuộc dễ trung tín.
Con người thường có tánh kiên sợ lúc ban đầu, nễ khi đã chinh phục đặng. Lúc qua cơn sợ hãi tâm ý hồi tỉnh, nhìn lại đối phương giảm lần sự chinh phục, vấp phải nơi bất chơn thì con người kia phát sanh liều lĩnh, càng đem sự đè ép bao nhiêu lại càng nung nấu cho con người liều bấy nhiêu. Bằng vỗ về quí mến thì con người quay về nơi chinh phục.
Nên chi con người gặp thời thế thay đổi hay cảnh nhà tai biến, trước nhất con người lo sợ, đến hết nơi sợ lại đâm liều duy chỉ con người lo âu sợ sệt có hai lý trí: Một là thay đổi gia cảnh sướng hay khổ, hai là thay đổi chế độ mình Bị Trị hoặc Giải Cứu, gặp Minh Vương hay Quan Tham Ô Nhiễm. Con người lúc nào, thời nào cũng thế, đứng trước Giao Thừa thường hay lo nghĩ, cho nên đối với con người SỐNG LO ÂU, CHẾT SỢ SỆT, đứng trong Vũ Trụ với Con Người chẳng biết về đâu là vậy.
Trên đã nói: TÔN GIÁO giúp TINH THẦN. Nhân Sanh Chánh Trị xây dựng Vật Chất, lời nói ấy con người đa số nhận định được. Nhưng tại sao chưa được hưởng? Tại con người chưa biết giá trị phải làm mới đến, có tìm mới thấy đó chính lời thực tế đối với tinh thần vật chất hai nơi. Khi con người truy tầm về tinh thần toại hưởng thì ít nhất phải có tự tánh giải mê, tự cường nâng tư tưởng, còn về vật chất chính mình phải tăng năng xuất, đứng về hai mặt phải phát triển lấy mới toại hưởng, bằng nương nơi tinh thần cầu vái, dựa theo vật chất chờ mong dịp may mang đến, khó mà kết quả trong kiếp con người.
Hai nữa: Con Người muốn dựng nên hương vị thỏa mãn thân tâm, trước tiên chính mình phải khắc phục mình, bằng cách dẹp Cá Tánh, sử dụng tư tưởng làm kẻ đưa đường, dùng lý trí sáng soi làm ngọn đuốc tâm chí quyết định không lùi trước mọi khó khăn đặng CHÍ DŨNG. Lúc Con Người có đầy đủ Công Năng Chí Dũng thì chắc chắn đoạt đến thành công.
Tinh Thần thoải mái làm thế nào mà có? Muốn có tinh thần thoải mái, tâm ý phải thi hành HỶ XẢ vì Hỷ Xả sáng tạo ĐẠO ĐỨC, đức lớn Quỉ Thần kiên tinh thần vui vẻ thoải mái. Bằng Tâm Ý thắt chặt, lưu tâm mọi sự việc đối với đời, đối với mọi người lúc thớ lỡ va chạm, đối với hoàn cảnh trái ngang, chính mình trói buộc ghét vơ thù hận, liền tự mình mang lấy phiền trách, phiền não, mang lấy tê liệt tinh thần đâm ra buồn đời trách bạn vô ích, nên có câu:
Kẻ chán đời, có nhiều tham vọng.
Sống yêu đời, thắt thẻo non sông.
Người xa đời, lối sống viễn vông.
Đồng chung BIẾT SỐNG viên thông mọi bề.
Sống yêu đời, thắt thẻo non sông.
Người xa đời, lối sống viễn vông.
Đồng chung BIẾT SỐNG viên thông mọi bề.
Đối với Con Người Chí Cả, đoạt đến đích sống thanh cao khoát đạt, có thể mang đích sống ấy cho Quần Chúng ích lợi. Trước tiên phải chinh phục đa số con người được sự tán trợ xây dựng, liền được con người suy tôn vào hàng THÁNH, khi bấy giờ mới có giá trị.
Bậc Thánh nào cũng thế, bậc Vĩ Đại Siêu Nhân nào cũng vậy, đều có tinh thần phục vụ nâng đỡ đời sống của con người có sẵn mục đích tiêu chuẩn rõ ràng, hường dẫn con người thực hành kết quả. Có kết quả nên con người tỏ lòng ÁI KÍNH bậc Thánh, khâm phục Siêu Nhân lẽ dĩ nhiên phải như thế.
Khi đứng vào hàng Thánh, hàng Vĩ Đại không bao giờ lấy mục đích Suy Tôn Cá Nhân, Cá Tánh làm hãnh diện, chỉ nhìn nơi quần chúng mức tiến bộ, mức kết quả đích Lãnh Đạo làm an vui, do đó nên thường sát nơi con người để nâng đỡ từng lớp hợp tình, hợp lý toàn dân Ái Kính Khâm Mạng.
Từ nghìn xưa, đến thế kỷ thứ 20 ngày nay, bậc THÁNH TRIẾT thán phục các hàng THÁNH, các hàng VĨ ĐẠI SIÊU NHÂN, mỗi thời mỗi vị ra đời đều phục vụ tích cực đáng kể, xem việc nước hơn việc nhà, xem Tín Chúng hơn con đẻ, vì Đạo chớ không vì mình, vì Quốc Gia hơn vì riêng tư sung sướng, cho nên chép ghi nhiều tài liệu tỉ mỉ cốt để lại đời sau. Đến bậc thừa kế hướng dẫn y theo GIÁO ĐIỀU, y theo Tôn Chỉ Mục Đích không sai chạy. Nhưng lạ lùng tại sao Tín Chúng, Toàn Dân chán nản? Vì y theo Giáo Điều chớ chưa y nơi tích cực tinh thần hiểu biết linh động khéo léo lần đưa, do đó mà suy thoái.
Nhà Thông Thái nói: “Toàn thể con người khôn trước Triều Đại. Nếu Triều Đại biết con người khôn phải lần theo con người hướng dẫn. Bằng Triều Đại rõ biết trách nhiệm Quốc Gia, có bổn phận gìn giữ an lành cho dân chúng, hơn là trị an dân chúng thì con người mau phát triển đặng Quốc Thái Dân An.”
Trong con người thường hay có tư tưởng học làm người. Nhà Thánh Triết nói:
Học làm người không bao giờ làm người đặng.
Hãy học làm Thánh liền biết làm người.
Bậc Thánh ra đời tùy theo Thời Đại. Vĩ Nhân lộ diện tùy cuộc Thế đổi thay, hai lối tượng trưng cho con người tiến bộ vật chất lẫn tinh thần. Đời con người nơi cái sống rất cần có tinh thần vật chất tương song, không thể sống mỗi một bên gọi là hoàn mỹ.
Nên Lão Tử ra đời chuyên chú về tinh thần, Ngài nung đúc con người hướng thượng, thành lập THIÊN ĐẠO, dụng thuyết VÔ VI giải tỏa kiếp người, đưa về THIÊN GIỚI, gạt lòng tham, giết chí nhỏ nên Ngài nói: “Nếu ta không muốn những gì của ai, thì cần chi phải sang đoạt? Bằng ta không sang đoạt, có ai đến đòi ta.”
Sau đức Khổng Tử ra đời chủ đích dung thông vật chất với tinh thần, chăm đạo làm người, nâng đỡ con người hướng thượng, nên Ngài mới gọi con người có tư tưởng khoát đạt là QUÂN TỬ. Nhà vua được gọi là THIÊN TỬ, con vua là THÁI TỬ, con quan là CÔNG TỬ, Ngài dạy con người biết xét mình, biết trọng người, biết TIÊN TRỊ KỲ GIA, HẬU TRỊ KỲ QUỐC, thời Ngài được nhà vua Sùng Ái, toàn dân Kính Nể, dùng tài liệu nơi Ngài làm nền Văn Hóa trị vì. Ngài sắp đặt Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín bằng sự đối đãi ăn ở với nhau. Văn thi của Ngài đặng ưu tiên nhất bên Đông Phương ứng dụng. Sau nầy cách mạng cải tiến mới cải hóa nhiều để con người theo trào lưu tiến bộ, chừng ấy mới tạm ngưng.
Có thời tại Ấn Độ, thành lập đạo BÀ LA MÔN do ông Krichna sáng tạo, với đích tôn thờ Trời Phạm Thiên (Brahma) cốt gây tạo mê tín thần quyền làm cho dân Ấn Độ thời ấy cuồng tín vô cùng.
Phái nầy chia ra Bốn giai cấp, cung đốn cho một giai cấp cao quí nhất gọi là giai cấp Đại Diện cho Trời Phạm Thiên tối cao, còn giai cấp thứ hai là giai cấp Chiến Sĩ Nhà Quan, đến giai cấp Tỷ Xá (Nhà Buôn) qua giai cấp Hạ Tiện gọi là Ty Tiện hèn yếu làm nô lệ cho tất cả ba giai cấp trên, giai cấp nầy đứng vào hàng dân giả. Các hàng dân giả nô lệ ít đặng gần nhau, họ sợ gần nhau ăn nói thô bỉ mang tội Trời phạt, nên chi họ có quan niệm: “GẶP VỊ THẦN THÁNH HÓA DỄ HƠN GẶP CON NGƯỜI NÔ LỆ.”
Sau nhờ Thái Tử TẤT ĐẠT ĐA (Phật Thích Ca) ra đời tại Ấn Độ, Ngài mục đích Cách Mạng Bản Thân trao giồi tư tưởng, xóa mờ tư tưởng bất công trên xã hội con người với con người, Ngài an bang tư tưởng bị trị hỗn loạn thống khổ, Ngài tranh đấu tất cả những gì xãy ra uy hiếp phản động với tư cách con người, cốt đưa xã hội vào trật tự mới, nếp sống thoải mái an lành. Chính Ngài đã khởi xướng con người đánh đổ tư tưởng thống trị áp bức, đảm phá hóa giải những bàn tay bóp con người vào vòng nô lệ, không hao giọt máu nơi con người, đoạt đến sự nghiệp viên thành, sáng lập ĐẠO PHẬT.
THIÊN CHÚA GIÁO, do đức Chúa Jésus thành lập, Thiên Chúa là Đấng Toàn Thiện, trăm điều nơi Ngài là LÀNH, ngàn sự nơi Ngài đều TỐT. Ngài chính bậc cứu thế, đấng cha lành con người nương tựa. Con người thảy đều CON CƯNG của Chúa, nên chi có câu: “LẠY CHA. CHÚNG CON Ở TRÊN TRỜI,” thể hiện giá trị con người đang đứng trước mặt Chúa. Ngài là đấng Toàn Năng, Ngài có đầy đủ Đức Lực cứu giúp con người, miễn con người TIN MÌNH CHÚA, tin Ba Ngôi Chúa, với phép lạ cứu thế vô cùng huyền diệu.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN